Xác Định Giá Thuê, Các Điều Khoản Trong Hợp Đồng Thuê Môi Trường Rừng Và Ký Kết Hợp Đồng Thuê Môi Trường Rừng Tại Các Vqg Nghiên Cứu


hợp đồng với 02 đơn vị là Công ty công nghệ Việt Mỹ và Công ty cổ phần đầu tư và du lịch Bình Minh. Sau khi ký hợp đồng các đơn vị này đã tiến hành đầu tư và hoạt động kinh doanh DLST trong phân khu phục hồi sinh thái của Vườn. Các đơn vị khác do chưa được phê duyệt phương án chi tiết nên chưa có các công trình đầu tư hạ tầng trong Vườn mà chủ yếu sử dụng cảnh quan thiên nhiên để hấp dẫn khách du lịch tại các điểm du lịch của đơn vị.

VQG Bến En thực hiện chính sách cho thuê môi trường khi cơ sở pháp lý đã hoàn thiện hơn và có nhiều kinh nghiệm từ các đơn vị đã thực hiện thí điểm nên đối tượng cho thuê đã được quy định chặt chẽ hơn so với VQG Ba Vì. VQG Bến En xác định đối tượng là các cơ quan Nhà nước, các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức và cá nhân nước ngoài có hoạt động liên quan đến cung ứng, sử dụng và chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng, đều có thể tham gia thuê môi trường rừng để phát triển DLST. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại VQG Bến En mới chỉ thu hút được 1 đơn vị tham gia, đó là Công ty cổ phần phát triển dự án Hà Nội. Công ty dự định thuê môi trường rừng của Vườn với mục đích kinh doanh DLST bao gồm việc xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho du lịch; triển khai các dịch vụ vui chơi, giải trí;…nhằm thu hút khách du lịch.

VQG Tam Đảo, mặc dù mới xin chủ trương cho thuê môi trường rừng và được sự chấp thuận của Bộ NN&PTNT, nhưng Vườn đã nhận được công văn đề nghị xin thuê môi trường rừng của 03 đơn vị. Trong đó, Công ty cổ phần Trường Giang Tam Đảo xin thuê 48 ha đất rừng tại khu vực thung lũng Chắt Dậu - suối Bạc với thời gian 50 năm. Vườn đã đề nghị Bộ NN&PTNT và Tổng cục Lâm nghiệp xem xét và đồng ý cho 03 tổ chức được lập đề án xin thuê môi trường rừng và trình Bộ phê duyệt nhưng chưa được chấp thuận do những tranh chấp về đất đai cũng như những thông tin về các đơn vị này không rõ ràng.

3.4.3. Xác định giá thuê, các điều khoản trong hợp đồng thuê môi trường rừng và ký kết hợp đồng thuê môi trường rừng tại các VQG nghiên cứu

a) Xác định giá thuê môi trường rừng


Xác định giá thuê là một yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến việc đưa ra quyết định thuê và cho thuê, đặc biệt môi trường rừng là yếu tố trừu tượng, giá trị của nó là giá trị sử dụng gián tiếp, thực chất là thuê dịch vụ môi trường rừng nên đây là một khó khăn rất lớn đến việc triển khai chính sách cho thuê môi trường rừng tại các VQG nghiên cứu.

Để xác định giá thuê môi trường rừng, Giám đốc VQG Ba Vì đã ban hành Quyết định số 66/QĐ-VQG-KHKT ngày 25/06/2008 về việc thành lập Ban xây dựng phương án tính giá thuê môi trường rừng đặc dụng để kinh doanh DLST kết hợp BV&PTR.

Cơ sở pháp lý tính giá: Áp dụng thông tư 65/2008/TTLB-BNN-BTC ngày 26/5/2008 của Bộ NN&PTNT và Bộ Tài chính về hướng dẫn thực hiện Nghị định số 48/2007/NĐ-CP ngày 28/3/2007 của Chính Phủ về nguyên tắc và phương pháp xác định giá các loại rừng.

Đối tượng được lựa chọn để xác định giá thuê môi trường rừng: Ban xây dựng phương án tính giá thuê đã khảo sát 4 đơn vị trong tổng số 6 đơn vị đang thuê môi trường rừng là khu du lịch Khoang xanh Suối tiên, Khu Thiên Sơn - Suối Ngà, Khu du lịch Ao Vua, Khu du lịch Thác Đa.

Nguồn thông tin và số liệu sử dụng để tính giá gồm:

+ Số liệu báo cáo của Chi cục thuế huyện Ba Vì về hoạt động kinh doanh du lịch của các đơn vị từ năm 2005-2007.

+ Số liệu, hồ sơ kiểm tra nghiệm thu của VQG Ba Vì về các hoạt động trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng của các doanh nghiệp.

+ Số liệu kê khai tài chính của các doanh nghiệp về hoạt động kinh doanh DLST trong 3 năm 2005-2007.

Bảng 3.3. Tổng hợp kết quả tính giá thuê môi trường rừng tại VQG Ba Vì


TT

Đơn vị thuê

Diện tích thuê (ha)

Giá cho thuê (đ/ha/năm)

1

KDL Khoang Xanh – Suối Tiên

112,2

691.947

2

KDL Thiên Sơn – Suối Ngà

252

570.921

3

KDL Thác Đa

71

377.856

4

KDL Ao Vua

107,5

632.477

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 233 trang tài liệu này.

Chính sách cho thuê môi trường rừng tại các vườn quốc gia ở khu vực phía bắc Việt Nam – nghiên cứu tại Vườn Quốc gia Ba Vì, Tam Đảo, Bến En - 13

Nguồn: VQG Ba Vì

Dựa trên giá thực tế đã xác định tại 4 điểm khảo sát, Ban xây dựng phương án tính giá thuê sử dụng phương pháp so sánh để tính giá của 2 khu du lịch còn lại với giá


thuê là 200.000 đ/ha. Như vậy, tại thời điểm năm 2008 giá bình quân thuê môi trường rừng của 01 ha rừng để kinh doanh cảnh quan, du lịch tại VQG Ba Vì là

409.408 đồng. Dựa trên cơ sở giá thuê đã xác định, Bộ NN&PTNT ra quyết định về giá thuê môi trường rừng tại VQG Ba Vì. Tuy nhiên, phương án giá được đưa ra rất chậm, năm 2002 bắt đầu thực hiện thí điểm cho thuê nhưng đến năm 2008 VQG Ba Vì mới xác định được giá thuê môi trường rừng.

VQG Bến En đã xác định được vai trò của việc xác định giá thuê môi trường rừng, vì vậy ngay sau khi có Quyết định của UBND tỉnh về việc cho phép thực hiện cho thuê môi trường rừng kết hợp kinh doanh DLST thì Vườn đã tiến hành xác định giá thuê. Diện tích rừng mà Vườn dự kiến cho thuê là khu vực chưa tiến hành các hoạt động kinh doanh DLST nên phương pháp thu nhập không thể áp dụng được vì vậy VQG Bến En sử dụng phương pháp so sánh để xác định giá cho thuê môi trường rừng. Đơn vị được chọn làm đối chứng so sánh là VQG Ba Vì. Để có cơ sở cho việc xác định giá cho thuê môi trường rừng tại VQG Bến En được xem xét trên hai khía cạnh: (1) So sánh đặc trưng cảnh quan của VQG Ba Vì và VQG Bến En dựa trên các tiêu chí xác định (9 tiêu chí); (2) Xem xét mức độ trượt giá từ năm 2009 đến năm 2010 để có sự điều chỉnh giá cho phù hợp với thời điểm xác định giá. Theo thống kê mức độ trượt giá năm 2009 là 7%, mức độ trượt giá 3 tháng đầu năm 2010 là 7,79%. Như vậy, tính đến thời điểm định giá thì mức độ trượt giá là 14,79%. Do đó, giá cho thuê môi trường rừng của 01 ha rừng để kinh doanh cảnh quan du lịch tại VQG Bến En được xác định như sau:

409.408 x 1,29 x 114,79% = 606.247 đồng/ha/năm

VQG Tam Đảo đang trong giai đoạn xin chủ trương và chờ sự đồng ý của Bộ NN&PTNT nên chưa tiến hành xác định giá thuê môi trường rừng. Tuy nhiên, để triển khai thực hiện chính sách cho thuê môi trường rừng đòi hỏi VQG Tam Đảo cần nghiên cứu các chính sách và lựa chọn phương pháp thích hợp để xác định giá thuê, đây là cơ sở để được phê duyệt đề án.

Tuy nhiên việc xác định giá thuê môi trường rừng đang áp dụng tại các VQG nghiên cứu còn một số tồn tại như sau:


+ Sử dụng các phương pháp được hướng dẫn trong Nghị định số 48/2007/NĐ-CP ngày 28/3/2007 của Chính Phủ về nguyên tắc và phương pháp xác định giá các loại rừng chưa thật sự phù hợp.

+ Giá thuê được xác định chậm hơn so với thời hạn thuê (năm 2008 mới xác định được giá thuê môi trường rừng cho từng Công ty và vị trí thuê).

+ Sử dụng phương pháp so sánh tại VQG Bến En chưa phù hợp vì các VQG không có nhiều điều kiện tương đồng và các hệ số điều chỉnh được đưa ra chưa có cơ sở.

b) Trình tự, thủ tục thực hiện chính sách cho thuê môi trường rừng tại VQG nghiên cứu

VQG Ba Vì là đơn vị đầu tiên được giao thực hiện thí điểm Đề án cho thuê môi trường rừng kinh doanh DLST. VQG Ba Vì đã thực hiện nhiều công việc, với nhiều thủ tục khác nhau như: Xây dựng tờ trình lên UBND tỉnh Hà Tây (cũ), Bộ NN&PTNT; Bộ NN&PTNT và UBND tỉnh đồng ý sẽ xây dựng tờ trình lên Thủ tướng Chính Phủ. Sau 2 tháng, Thủ tướng Chính phủ đã cho phép thực hiện Đề án thí điểm và giao Bộ NN&PTNT phê duyệt Đề án. Sau khi được Bộ NN&PTNT phê duyệt Đề án, VQG Ba Vì cùng với các đơn vị được thuê xây dựng các phương án chi tiết hoạt động DLST của doanh nghiệp. Trong quá trình thực hiện, VQG Ba Vì chịu trách nhiệm quản lý và hướng dẫn các hoạt động DLST của các đơn vị thuê môi trường rừng. Để quản lý và hướng dẫn thực hiện, Giám đốc VQG Ba Vì đã thành lập Trung tâm dịch vụ DLST và giáo dục môi trường để quản lý và hướng dẫn thực hiện các hoạt động DLST của các đơn vị này. Bên cạnh đó, Giám đốc VQG Ba Vì đã ban hành Quyết định số 37/QĐ-VBV-KL ngày 30/3/2011 về Ban hành quy định tạm thời về thuê môi trường rừng đặc dụng để phát triển DLST kết hợp BV&PTR tại VQG Ba Vì. Trong đó đã xác định nguyên tắc cho thuê môi trường rừng và các quy định cụ thể áp dụng riêng đối với VQG Ba Vì.

Hồ sơ đề nghị thuê môi trường rừng được quy định gồm: (1) Đơn của đơn vị đề nghị thuê môi trường rừng; (2) Phương án kinh doanh (có hướng dẫn các nội dung cụ thể của phương án); (3) Cam kết tổ chức thực hiện đầu tư, kinh doanh; (4) Tài liệu minh chứng năng lực tài chính, trình độ quản lý và đăng ký kinh doanh. Tuy


nhiên, nếu là tổ chức, cá nhân nhận khoán bảo vệ rừng thì phải có xác nhận của cán bộ quản lý địa bàn, trạm trưởng trạm kiểm lâm về quá trình nhân khoán. Nếu là tổ chức, cá nhân không phải là hộ nhận khoán thì phải có mục thanh toán chi phí hợp lý cho người nhận khoán trong phương án kinh doanh.

Trình tự thực hiện thuê môi trường rừng được quy định tại VQG Ba Vì: (1) Đơn vị nhận thuê nộp hồ sơ thuê môi trường rừng (trong đó có Phương án kinh doanh DLST được phê duyệt); (2) VQG Ba Vì làm văn bản trình Tổng cục Lâm nghiệp cho phép lập đề án thuê môi trường rừng của đơn vị thuê khi đáp ứng yêu cầu theo quy định; (3) VQG Ba Vì cùng đơn vị thuê xác định diện tích ngoài thực địa, hướng dẫn xây dựng đề án, báo cáo tác động môi trường theo đúng quy định.

(4) VQG Ba Vì lập văn bản trình Tổng cục Lâm nghiệp phê duyệt đề án thuê môi trường rừng; (5) Sau khi đề án được phê duyệt, đơn vị thuê thực hiện ký quỹ tại Ngân hàng; (6) Đủ thủ tục, VQG Ba Vì và các đơn vị thuê ký hợp đồng, tổ chức giao diện tích, hiện trạng rừng và các tài sản khác ngoài thực địa.

Về cơ bản trình tự và thủ tục thực hiện chính sách cho thuê môi trường rừng tại VQG Ba Vì tương đối hợp lý, đảm bảo tính pháp lý. Tuy nhiên, qua quá nhiều bước và nhiều tờ trình sẽ làm cho thời gian chuẩn bị và thủ tục quá nhiều gây tâm lý không tốt cho những người thực hiện.

VQG Bến En có quy trình thực hiện đơn giản hơn so với VQG Ba Vì, bao gồm các bước như sau: (1) Đơn vị nhận thuê môi trường rừng làm Đơn xin thuê môi trường rừng và kèm theo phương án thuê, báo cáo đánh giá tác động môi trường; (2) Ban quản lý VQG làm tờ trình xin chủ trương của UBND tỉnh Thanh Hóa và Bộ NN&PTNT; (3) Sau khi được sự đồng ý của UBND tỉnh và Bộ NN&PTNT thì Ban quản lý VQG Bến En lập Đề án cho thuê môi trường rừng (theo các quy định hiện hành) và trình UBND tỉnh Thanh Hóa để ra Quyết định; (4) Sau khi có quyết định, đơn vị ký hợp đồng với bên thuê theo Đề án đã được phê duyệt.

Do VQG Bến En trực thuộc tỉnh quản lý nên Chủ tịch UBND tỉnh ra Quyết định cho phép thực hiện, tuy nhiên thủ tục quan trọng nhất trong việc thực hiện chính sách cho thuê môi trường rừng đó là VQG phải xây dựng được Đề án cho


thuê kèm theo quy hoạch cho thuê môi trường rừng, bản quy hoạch phải phù hợp với quy định hiện hành và quy hoạch phát triển của VQG. Đối với các đơn vị thuê phải xây dựng được Phương án cho thuê môi trường rừng. Bản Đề án, quy hoạch và phương án phải được xem xét và đánh giá cẩn thận để đảm bảo tính khả thi và không trái với các quy định quản lý VQG hiện hành. Định kỳ các phương án kinh doanh được đánh giá kết hợp với đánh giá tác động môi trường để quyết định tiếp tục hay tạm dừng hợp đồng thuê môi trường rừng.

c) Các quy định trong thực hiện chính sách thuê môi trường rừng tại VQG nghiên cứu

VQG Ba Vì đã đưa ra các quy định trong việc thực hiện chính sách cho thuê môi trường rừng rất chi tiết, cụ thể là: (1) Diện tích cho thuê môi trường rừng được thực hiện tại phân khu phục hồi sinh thái, giáp ranh với các khu du lịch trên đất do địa phương quản lý nhằm tạo không gian cảnh quan cho khách thăm quan du lịch, tìm hiểu thiên nhiên; (2) Các doanh nghiệp phải có đề án thuê môi trường được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Trong đó phải có cam kết thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường, không có những tác động xấu đến môi trường, không gây ồn hoặc sử dụng các hoá chất độc hại đến môi trường; (3) Tất cả các diện tích cho thuê môi trường phải được đo đạc diện tích; (4) Thực hiện kiểm kê đánh giá đúng và thống kê đầy đủ về hiện trạng rừng và đất rừng; (5) Các đơn vị thuê phải lập hồ sơ quy hoạch sử dụng đất tại khu vực được thuê. Thiết kế quy hoạch chi tiết mặt bằng xây dựng khu vực được thuê. Tất cả diện tích rừng, đất rừng trong diện tích được thuê phải được lập phương án xây dựng, bảo vệ và phát triển rừng; (6) Các công trình xây dựng phải tuân thủ quy định của Nhà nước đối với diện tích cho thuê môi trường rừng đặc dụng. Các công trình xây dựng không nhiều, không có công trình xây dựng mà tầm cao quá 3 tầng (12m) trong rừng. Nên tập trung ở phân khu hành chính – dịch vụ; (7) Bên thuê được sử dụng môi trường rừng đặc dụng để kết hợp hoạt động DLST và luôn tuân thủ nội dung quy hoạch của Vườn; (8) Vườn được thực hiện kiểm tra giám sát và thực hiện theo đúng nội dung kỹ thuật về bảo vệ, trồng rừng và xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng theo hợp đồng đã ký; (9) Kinh


phí được tính theo lô, tuỳ từng vị trí để xác định diện tích thuê và giá thuê; (10) Ưu tiên những diện tích mà các hộ gia đình đã nhận khoán bảo vệ rừng với Vườn trước đây, nay được vườn chấp thuận chuyển sang hình thức cho thuê.

Các quy định trong thực hiện chính sách cho thuê môi trường rừng tại VQG Bến En dựa trên kinh nghiệm của VQG Ba Vì nên đầy đủ hơn, bao gồm: (1) các hoạt động kinh doanh phải dựa vào thiên nhiên, thúc đẩy công tác bảo tồn và các hoạt động bảo vệ rừng; (2) Các đơn vị thuê phải thu hút cộng đồng địa phương tham gia hoạt động du lịch, kết hợp giữa bảo tồn và tôn tạo các giá trị văn hóa bản địa để tạo ra khu du lịch độc đáo hấp dẫn du khách; (3) Các đơn vị thuê phải tuân thủ nghiêm ngặt những quy định quản lý bảo vệ của VQG và quản lý Nhà nước của chính quyền địa phương; (4) Các đơn vị thuê phải chủ động bảo vệ và tôn tạo các giá trị tự nhiên và văn hóa trong khu vực, góp phần cải thiện cuộc sống, nâng cao sự hiểu biết lẫn nhau giữa du khách và cộng đồng dân cư địa phương, không làm ô nhiễm môi trường rừng, đất và nước, không được phá vỡ cảnh quan; (5) Các hoạt động DLST phải được triển khai theo đúng các quy định của Luật Đất đai năm 2003, Luật Đầu tư năm 2005, các nguyên tắc trong quy chế quản lý các hoạt động DLST tại các VQG của Bộ NN&PTNT và các quy định khác có liên quan.

Tóm lại, các quy định của VQG Ba Vì xây dựng đã đảm bảo được yêu cầu gắn khai thác môi trường rừng với BV&PTR, đảm bảo phù hợp với quy định chung. Tuy nhiên, các quy định đưa ra còn chưa đầy đủ, như thiếu quy định về thu hút cộng đồng, bảo vệ các giá trị văn hoá bản địa, nguyên tắc về tổ chức hoạt động DLST. VQG Bến En đã xây dựng các quy định đầy đủ hơn và đảm bảo sự gắn kết giữa bảo tồn với khai thác dịch vụ DLST. Tuy nhiên, các quy định này cần phải chi tiết và nên có các tiêu chí cụ thể để đảm bảo thuận lợi cho công tác kiểm tra, giám sát. Nội dung tổ chức quản lý bảo vệ và xây dựng rừng, các biện pháp tác động đến rừng, biện pháp quản lý bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy, mức đầu tư lâm sinh được trình bày chi tiết và đầy đủ, đảm bảo đúng quy định mà VQG Ba Vì đưa ra. Tuy nhiên, nội dung tổ chức hoạt động DLST còn trình bày tương đối sơ sài trong Phương án cho thuê môi trường rừng, như chưa đề cập đến sức chứa tối đa là bao


nhiêu trong khu vực thuê, cam kết sử dụng lao động địa phương, đóng góp phát triển kinh tế xã hội tại địa phương như thế nào ?... Đánh giá tác động môi trường của hoạt động DLST cần rõ ràng, các phương án bảo vệ môi trường, bảo vệ tài nguyên và đa dạng sinh học. Đây là những vấn đề quan trọng nhưng chưa được thể hiện rõ ràng trong Phương án được phê duyệt.

d) Các điều khoản trong hợp đồng cho thuê môi trường rừng

Để triển khai thuê môi trường rừng tại VQG Ba Vì, hai đơn vị phải xây dựng và có những thoả thuận thể hiện qua Hợp đồng thuê môi trường rừng. Do đặc thù của đối tượng thuê nên trong hợp đồng là phải có những quy định để đảm bảo chức năng chính là bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, cảnh quan tự nhiên. Hiện nay, mới có VQG Ba Vì đã ký hợp đồng với các đơn vị thuê. Nội dung hợp đồng bao gồm:

- Diện tích cho thuê môi trường rừng:

Diện tích cho thuê được xác định cụ thể cho từng đối tượng căn cứ vào năng lực của đơn vị và vị trí thuê. Cơ sở xác định hạn mức diện tích tại VQG Ba Vì: (1) Diện tích được thuê môi trường rừng sẽ căn cứ vào từng địa điểm cụ thể trên cơ sở quỹ đất, nguyện vọng của chủ doanh nghiệp và sự cân đối chung của Vườn... để vừa đảm bảo mục tiêu bảo tồn, vừa đáp ứng được yêu cầu của hoạt động DLST; (2) Diện tích cho thuê phải đảm bảo có diện tích phù hợp để đáp ứng các yêu cầu về kinh doanh DLST.

Trong hợp đồng khẳng định việc cho thuê môi trường rừng nhưng không làm mất quyền sở hữu của Nhà nước đối với tài nguyên rừng và tài nguyên nằm dưới lòng đất. Tức là các đơn vị nhận thuê không được phép tác động đến rừng và các tài nguyên trong lòng đất, mà còn phải góp phần bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng.

- Thời hạn cho thuê môi trường rừng:

Thời hạn cho thuê phù hợp với thời gian thuê đất và thời gian thực hiện dự án nhưng không quá 50 năm, sau mỗi chu kỳ 5 năm, cơ quan chủ quản sẽ xem xét quyết định tiếp tục hợp đồng hay không dựa trên kết quả đánh giá tác động môi trường và việc chấp hành các nguyên tắc đã được thỏa thuận. VQG Ba Vì quy định trước thời hạn hết hợp đồng 6 tháng nếu có nhu cầu thuê tiếp thì bên đi thuê sẽ làm đơn xin thuê. Nếu bên đi thuê bị chia tách, sát nhập hoặc chuyển nhượng tài sản cho tổ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/12/2022