Công Tác Kiểm Tra, Giám Sát Tình Hình Thực Hiện Hợp Đồng Thuê Môi Trường Rừng Tại Vqg Nghiên Cứu


chức, cá nhân khác thì pháp nhân mới phải tuân thủ theo Phương án đã được duyệt và ký lại hợp đồng. Thời hạn thuê là thời hạn còn lại của Hợp đồng trước, bên đi thuê phải chịu mọi chi phí phát sinh khi chuyển giao hợp đồng. Trong quy định thời hạn, VQG Ba Vì đã xác định được thời hạn cho thuê, thời hạn đánh giá và cơ sở ký tiếp hợp đồng đối với các doanh nghiệp nhận thuê môi trường rừng. Đây là vấn đề rất quan trọng do thời hạn cho thuê quy định dài và tương đối nhạy cảm vì gắn liền thuê môi trường rừng với thuê đất.

- Địa điểm cho thuê môi trường rừng:

Để triển khai chính sách cho thuê môi trường rừng, VQG Ba Vì đã thực hiện quy hoạch chi tiết trong Vườn, trong đó có cả quy hoạch địa điểm cho thuê môi trường rừng để đảm bảo hấp dẫn các đơn vị thuê, vừa không gây ảnh hưởng đến chức năng bảo tồn. Địa điểm cho thuê môi trường rừng được VQG Ba Vì quy định thực hiện ở phân khu phục hồi sinh thái, giáp ranh với các khu du lịch trên đất do địa phương quản lý nhằm tạo không gian cảnh quan cho khách tham quan du lịch, tìm hiểu thiên nhiên. Các địa điểm thuê môi trường rừng được quy định là phải đúng vị trí, đúng diện tích được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy hoạch đã được duyệt. Địa điểm cho thuê môi trường kinh doanh DLST có thể là:

+ Các danh thắng có giá trị văn hóa, lịch sử, có khu hệ thực vật rừng, động vật rừng hoang dã phong phú, đa dạng.

+ Khu vực có hệ sinh thái có khả năng phục vụ một số lượng khách tham quan nhất định, không ảnh hưởng đến chức năng bảo tồn, không tồn tại những mối đe dọa đối với văn hóa bản địa, an toàn cho du khách, không ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, trật tự xã hội.

- Xác định mức độ tác động môi trường:

VQG Ba Vì quy định các doanh nghiệp phải có đề án thuê môi trường rừng được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Trong đó phải có cam kết thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường, không có những tác động xấu đến môi trường, không gây ồn hoặc sử dụng các hoá chất độc hại đến môi trường. Mức tác động không quá 15% tổng diện tích được thuê, diện tích được phép chuyển đổi không quá 3% (từ cốt 400


trở xuống). Các công trình xây dựng không nhiều, không có công trình xây dựng mà tầm cao quá 3 tầng (12m) trong rừng, nên tập trung ở phân khu hành chính - dịch vụ.

- Giá cả và phương thức thanh toán:

Giá cả trong hợp đồng được quy định theo giá do cơ quan Nhà nước phê duyệt. Nếu có thay đổi chính sách thì hai bên sẽ thực hiện theo đúng chế độ, chính sách Nhà nước đã ban hành. Kinh phí thuê được tính theo từng vị trí theo diện tích thuê và giá thuê. Phương thức thanh toán có thể chọn nhiều hình thức như thanh toán 1 năm/lần vào quý I hàng năm hoặc 1 lần cho cả thời hạn hợp đồng. Việc thanh toán trước sẽ được giảm giá thuê.

- Giải quyết các tài sản có liên quan:

Trong hợp đồng thuê môi trường rừng quy định toàn bộ diện tích rừng và các tài nguyên rừng khác trên diện tích thuê thuộc tài sản Nhà nước. Các tài sản do bên đi thuê đầu tư sẽ thuộc sở hữu của bên đi thuê, việc xử lý các tài sản này do các bên thỏa thuận phù hợp với quy định của pháp luật. Tranh chấp giữa hai bên trong quá trình thực hiện hợp đồng trước hết được giải quyết bằng thương lượng, trường hợp không thương lượng được sẽ giải quyết theo quy định của pháp luật.

- Quyền lợi, nghĩa vụ của mỗi bên:

Trong Hợp đồng thuê môi trường rừng giữa VQG Ba Vì với các đơn vị thuê môi trường rừng đã xác định được quyền lợi, nghĩa vụ của mỗi bên liên quan như sau:

+ Đối với bên cho thuê (VQG Ba Vì)

Đảm bảo quyền quản lý, sử dụng môi trường rừng theo phương án đã duyệt cho bên đi thuê, không chuyển giao quyền quản lý, sử dụng môi trường rừng ở diện tích này cho tổ chức, cá nhân khác khi chưa được bên đi thuê chấp nhận. Xác định đúng diện tích, vị trí ranh giới đất cho thuê, khu được tác động để hoạt động DLST, xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng phục vụ DLST trên bản đồ và thực địa. Đánh giá hiện trạng tài nguyên rừng: mật độ, trữ lượng, cơ cấu cây trồng và các công trình trên diện tích đất. Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp thuê môi trường rừng thực hiện các hoạt động kinh doanh DLST tại khu vực thuê. Kiểm tra, đôn đốc bên đi thuê thực hiện hợp đồng đảm bảo đúng quy định của Luật đất đai, Luật


BV&PTR, Quy chế quản lý rừng đặc dụng và phương án đã được duyệt. Hướng dẫn các biện pháp kỹ thuật về quản lý, BV&PTR cho bên đi thuê và tư vấn giáo dục môi trường sinh thái.

+ Đối với đơn vị nhận thuê môi trường rừng

Được sử dụng toàn bộ diện tích tự nhiên đã được thuê để tạo môi trường sinh thái phục vụ mục đích kinh doanh dịch vụ của mình theo đúng phương án sử dụng môi trường rừng đặc dụng để phát triển DLST kết hợp BV&PTR đã được Bộ NN&PTNT phê duyệt và các điều khoản ghi tại hợp đồng. Tạo không gian cảnh quan cho khách DLST thưởng ngoạn và khám phá thiên nhiên, du lịch mạo hiểm, vui chơi giải trí gắn với bảo vệ rừng. Được thiết lập hệ thống dịch vụ phù hợp với điều kiện địa hình, đất đai ở mỗi điểm được thuê môi trường để đầu tư xây dựng theo thiết kế được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Chịu sự kiểm tra của bên cho thuê và thực hiện đúng nội dung kỹ thuật bảo vệ rừng, trồng rừng, xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng, đóng cột mốc, làm biển báo đã được bên cho thuê hướng dẫn. Được sử dụng 3% tổng diện tích thuê môi trường rừng để xây dựng các công trình kiến trúc, cơ sở hạ tầng, điểm dừng chân. Được thừa kế và chuyển nhượng thực hiện hợp đồng khi có đủ các điều kiện theo đúng quy định của pháp luật và sự chấp nhận pháp nhân mới của bên cho thuê. Tạo thêm việc làm, góp phần cải thiện thu nhập cho người dân địa phương. Các doanh nghiệp thuê môi trường cùng với Nhà nước bỏ vốn đầu tư thiết lập các khu rừng phục vụ DLST trong diện tích được thuê, đảm bảo phát triển và bảo tồn bền vững khu rừng của Vườn.

Tóm lại, VQG Ba vì đã xác định được các tiêu chí cơ bản trong hợp đồng thuê môi trường rừng, nhưng các tiêu chí này mới mang tính chất định tính vì vậy khi tiến hành triển khai chính sách cho thuê môi trường rừng còn gặp nhiều vướng mắc và có thể xảy ra những tiêu cực gây ảnh hưởng đến kết quả hoạt động thuê môi trường rừng của Vườn. Bên cạnh đó, các quy định về giải quyết các tài sản có liên quan còn chung chung, chưa có những quy định cụ thể nên trong thực tế triển khai ban quản lý VQG Ba Vì chưa có sở sở để đánh giá tài sản và xử lý các tài sản trong quá trình thực hiện chính sách cho thuê môi trường rừng.


e) Kết quả ký kết hợp đồng giữa VQG với các đơn vị thuê môi trường rừng

Từ khi thực hiện chính sách cho thuê môi trường rừng vào năm 2002, VQG Ba Vì đã lựa chọn được 6 đơn vị đủ điều kiện nhận thuê môi trường rừng và đã xác định ranh giới tại thực địa cho cả 6 Công ty. Tuy nhiên, đến nay VQG Ba Vì mới ký được hợp đồng với 2 đơn vị là Công ty công nghệ Việt Mỹ và Công ty cổ phần đầu tư và du lịch Bình Minh. Một nguyên nhân trong việc chậm ký hợp đồng giữa VQG với các Công ty du lịch là do các ràng buộc trong hợp đồng chưa chặt chẽ, chưa có sự phối hợp giữa VQG với chính quyền địa phương, chưa đánh giá chính xác các tiềm lực về tài chính của các Công ty nhận thuê,...

Sau khi ký hợp đồng, các đơn vị đã đầu tư BV&PTR trên diện tích được thuê, triển khai hoạt động kinh doanh DLST, không thay đổi mục đích sử dụng, không xâm hại đến tài nguyên rừng, .... Đặc biệt, nhận thức của các Công ty du lịch về giá trị cảnh quan của rừng trong kinh doanh DLST đã thay đổi rất rõ rệt vì nó ảnh hưởng rất lớn đến việc đạt được mục tiêu kinh doanh của Công ty. Trong những năm vừa qua, các Công ty nhận thuê môi trường rừng đã tự bỏ vốn đầu tư để trồng rừng trên diện tích đất trống được thuê, chăm sóc, bảo vệ rừng, tăng thêm độ che phủ của rừng, góp phần bảo vệ an ninh môi trường sinh thái, bảo tồn nguồn gen và tính đa dạng sinh học của VQG Ba Vì, tạo môi trường cảnh quan phục vụ hoạt động DLST. Ngoài ra, hàng năm các khu du lịch còn chi một khoản tiền kinh phí thường xuyên để duy trì đội chuyên trách quản lý bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng, xây dựng cột mốc để bảo vệ tài nguyên rừng trong khu vực đã được thuê.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, các Công ty du lịch đã thực hiện theo các cam kết trong Hợp đồng như diện tích trồng, bảo tồn tài nguyên và cảnh quan, diện tích xây dựng cơ sở hạ tầng. Công ty thuê môi trường rừng đã dành một phần diện tích để xây dựng đường mòn, trạm nghỉ chân,...các công trình phục vụ du lịch đều được xây dựng tại khu vực đất trống.



3.4.4. Công tác kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện hợp đồng thuê môi trường rừng tại VQG nghiên cứu

VQG Ba Vì đã giao cho Kiểm lâm Vườn là đơn vị trực tiếp kiểm tra tình hình thực hiện hợp đồng thuê môi trường rừng tại các đơn vị đã ký hợp đồng với Vườn. Nội dung kiểm tra bao gồm:

+ Kiểm tra thực hiện theo nội dung quy hoạch của Vườn: Bên thuê được sử dụng môi trường rừng đặc dụng để kết hợp hoạt động DLST và phải tuân thủ nội dung quy hoạch của Vườn. Khi các đơn vị tiến hành xây dựng các công trình hay các hoạt động trong phạm vi Vườn đều phải xin ý kiến và được đồng ý mới được thực hiện.

+ Kiểm tra việc đảm bảo nội dung kỹ thuật về bảo vệ rừng, trồng rừng và xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng theo hợp đồng đã ký. Nhằm kiểm soát hoạt động của các công ty thuê môi trường rừng tác động đến tài nguyên rừng, Ban quản lý Vườn đã giao cho Hạt kiểm lâm là đơn vị chịu trách nhiệm giám sát và tham gia trực tiếp vào công tác cho thuê môi trường rừng, đồng thời có văn bản báo cáo hàng năm về tình hình hoạt động thuê môi trường rừng trên địa bàn. Hàng năm, Kiểm lâm phải có văn bản báo cáo về tình hình hoạt động thuê môi trường rừng trên địa bàn, khi có vấn đề phát sinh phải báo cáo ngay với lãnh đạo Vườn để có hướng giải quyết.

Tuy nhiên, các công ty nhận thuê môi trường rừng hoạt động DLST mới mang tính tự phát nên đòi hỏi Vườn phải thường xuyên tổ chức, đánh giá kết quả thực hiện và hoạch định ranh giới rõ ràng cho từng doanh nghiệp, để vừa đáp ứng được mục tiêu bảo tồn, vừa đảm bảo được phát triển DLST và góp phần phát triển KTXH của địa phương.

3.4.5. Kết quả thực hiện chính sách cho thuê môi trường rừng tại VQG Ba Vì, Tam Đảo, Bến En

3.4.5.1. VQG Ba Vì

a) Số lượng đơn vị thuê môi trường rừng tại VQG Ba Vì

Sau khi được phê duyệt Đề án thí điểm, VQG Ba Vì đã đồng ý cho 6 đơn vị được thí điểm thuê môi trường rừng trên chính diện tích được giao khoán bảo vệ rừng trước đây, thực tế VQG Ba Vì mới ký hợp đồng được với 2 Công ty.



Bảng 3.4. Số lượng đơn vị được phép thuê môi trường rừng tại VQG Ba Vì


TT

Đơn vị

Địa điểm thuê

Nội dung kinh doanh

Năng lực

1

Công ty cổ phần Du lịch Ao Vua

Thôn Bát, xã Tản Lĩnh, huyện Ba Vì; quản lý khu du lịch Ao Vua

Nghỉ ngơi, vui chơi, khám phá thiên nhiên, leo núi, thăm quan các di tích lịch sử văn hóa…

- Số phòng nghỉ: 86 phòng.

- Khu vui chơi: 2 bể bơi, 1 vườn chim, 1 vườn thú.

2

Công ty Du lịch thương mại Cường Thịnh

Trụ sở 135 phường Sơn Lộc, thị xã Sơn Tây; quản lý khu vực Hồ Tiên Sa

Nghỉ ngơi, vui chơi giải trí (đua thuyền, câu cá, lướt ván, cầu trượt…) và khám phá thiên nhiên, leo núi.

- Số phòng nghỉ: 60 phòng.

- Khu vui chơi: khu công viên nước 3000m2; xây dựng 1 hồ chứa với diện tích mặt hồ 20 ha

3

Công ty cổ phần Xây dựng và Du lịch Bình Minh

Xã Thanh Mỹ, thị xã Sơn Tây, quản lý khu du lịch Thiên Sơn - suối Ngà

Nghỉ ngơi, vui chơi giải trí, leo núi, khám phá thiên nhiên, tìm hiểu bản sắc văn hóa các dân tộc

- Số phòng nghỉ: 20 phòng.

- Có 1 khu vui chơi giải trí như hồ nước, bể bơi, đường quanh khu du lịch…

4

Công ty

Công nghệ Việt - Mỹ

Xã Vân Hòa, huyện Ba Vì, quản lý KDL Thác Đa

Nghỉ ngơi và vui chơi giải trí, khám phá thiên nhiên môi trường, tìm hiểu bản sắc văn hóa các dân tộc; phục vụ hội thảo khoa học

- Số phòng nghỉ: 35 phòng.

- Có 01 bể bơi, 2 sân khấu, cầu trượt, chợ và trung tâm thương mại, khu thể thao…

5

Công ty Du lịch Khoang Xanh - Suối Tiên

Xóm Châu, thôn Khoang Xanh, xã Vân Hòa, huyện Ba Vì, đang quản lý khu du lịch Khoang Xanh -

Suối Tiên

Nghỉ ngơi và vui chơi giải trí, leo núi, tham quan các di tích và khám phá thiên nhiên môi trường, tìm hiểu bản sắc văn

hóa các dân tộc

- Công ty có 50 phòng nghỉ.

- Đã xây dựng được các khu vui chơi giải trí như công viên nước 2 khu gồm leo núi, tắm suối, du thuyền, trượt nước…

6

Công ty Du lịch Suối Mơ

Xóm Quýt, xã Yên Bài, huyện Ba Vì, quản lý khu du lịch Suối Mơ

Nghỉ ngơi, vui chơi giải trí, leo núi, và khám phá thiên nhiên, tìm hiểu bản sắc văn hóa các dân tộc trên địa bàn…

- Công ty có 8 nhà nghỉ

- Có 1 khuôn viên 3.000m2, đang mở mới 1 công viên nước và 1 nhà quản lý bảo vệ.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 233 trang tài liệu này.

Chính sách cho thuê môi trường rừng tại các vườn quốc gia ở khu vực phía bắc Việt Nam – nghiên cứu tại Vườn Quốc gia Ba Vì, Tam Đảo, Bến En - 14

Nguồn: Số liệu tổng hợp

Trong 6 công ty đang thuê môi trường rừng kinh doanh DLST thì có 2 đơn vị thực hiện tốt hoạt động kinh doanh là Công ty cổ phần du lịch Ao Vua và Công ty du lịch Khoang xanh - Suối Tiên. Khách đến 2 khu du lịch này tương đối đông, có thời điểm còn vượt quá sức chứa tại khu du lịch. Công ty du lịch thương mại Cường Thịnh


và Công ty cổ phần xây dựng và du lịch Bình Minh, Công ty du lịch Việt Mỹ mới đang trong giai đoạn đầu tư xây dựng cơ bản, chưa có nhiều cơ sở vật chất kỹ thuật để thực hiện hoạt động kinh doanh nên số lượng khách đến với khu du lịch còn ít. Đặc biệt, Công ty du lịch thương mại Cường Thịnh có diện tích thuê chủ yếu là rừng trồng nên ảnh hưởng đến việc thu hút khách du lịch. Bên cạnh đó, tại khu vực thuê của Công ty Cường Thịnh thường xuyên xảy ra tranh chấp đất đai nên Công ty gặp rất nhiều khó khăn trong việc thực hiện nhiệm vụ BV&PTR. Công ty Du lịch Suối Mơ là Công ty có cơ sở vật chất phục vụ du lịch chưa có nhiều trong khi đó diện tích đất chưa có rừng là rất lớn (142,1ha) nên đây là công ty hoạt động kinh doanh kém nhất.

b) Diện tích và vị trí cho thuê môi trường rừng tại VQG Ba Vì

Tổng diện tích mà các khu DLST nhận thuê môi trường rừng tại VQG Ba Vì là 743,4 ha, gồm cả rừng tự nhiên, rừng trồng và đất chưa có rừng. Tuy nhiên, tại khu vực cho thuê chủ yếu là rừng trồng và đất trống chiếm trên 70% tổng diện tích cho thuê. Với diện tích đất trống các đơn vị thuê phải bỏ kinh phí để trồng rừng, bên cạnh chi phí bảo vệ rừng. Do vị trí thuê khác nhau, nên cơ cấu diện tích đất đai này có sự thay đổi theo từng vị trí. Vị trí thuê và cơ cấu đất đai khác nhau là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của các Công ty du lịch.

Bảng 3.5: Bảng tổng hợp diện tích cho các doanh nghiệp thuê môi trường rừng tại VQG Ba Vì

TT

Tên đơn vị

Tổng diện tích tự nhiên (ha)

Chia ra (ha)

Rừngtựnhiên

Rừng trồng

Đất trống

1

KDL Thác Đa

71,0

45,1

20,1

5,8

2

KDL Thiên Sơn-Suối Ngà

252

91,7

108,4

51,9

3

KDL Ao Vua

107,5

0,0

107,5

0,0

4

KDL Khoang Xanh-Suối Tiên

111,2

52,6

35,2

23,4

5

KDL Suối Mơ

147,4

0,0

5,3

142,1

6

KDL Hồ Tiên Sa

54,3

0,0

54,3

0,0

Tổng

743,4

189,4

330,8

223,2

Tỷ trọng

100

25,48

44,50

30,02

Nguồn: [34]

c) Doanh thu từ hoạt động DLST tại VQG Ba Vì

Chính sách cho thuê môi trường rừng đã góp phần tạo nguồn thu cho VQG và cả các thành phần ngoài quốc doanh thông qua nguồn thu từ hoạt động DLST. Đối


với VQG ngoài nguồn thu trực tiếp từ tổ chức hoạt động kinh doanh DLST còn có thêm nguồn thu từ hoạt động cho thuê môi trường rừng do các đơn vị nhận thuê môi trường rừng nộp hàng năm. Nguồn thu từ hoạt động cho thuê môi trường rừng mới bắt đầu có từ năm 2008 (sau 6 năm thực hiện) do chưa xác định được giá thuê môi trường rừng. Doanh thu từ hoạt động cho thuê môi trường rừng được xác định căn cứ vào diện tích thuê và đơn giá thuê được Bộ NN&PTNT phê duyệt. Năm 2008 số thu thực tế thấp hơn rất nhiều so với dự toán, từ năm 2009 do hoạt động kinh doanh của các đơn vị nhận thuê đạt kết quả tốt và do nhận thức được vai trò của môi trường rừng đối với hoạt động kinh doanh du lịch của mình nên các Công ty nhận thuê đã thanh toán đầy đủ kinh phí thuê môi trường rừng với VQG nên doanh thu từ cho thuê môi trường rừng tại VQG Ba Vì có xu hướng tăng lên.

Đơn vị tính: Triệu đồng


Hình 3 6 Doanh thu từ hoạt động cho thuê môi trường rừng tại VQG Ba Vì Nguồn 1

Hình 3.6. Doanh thu từ hoạt động cho thuê môi trường rừng tại VQG Ba Vì

Nguồn: [46]

Năm 2008, Vườn có nguồn thu từ việc cho thuê 743,4 ha rừng thuộc phân khu phục hồi sinh thái là 304,09 triệu đồng/năm (giá trị tuyệt đối còn phụ thuộc vào hệ số thay đổi giá tiêu dùng CPI do nhà nước công bố hàng năm). Tổng số tiền Vườn thu được sau 4 năm (năm 2008 - 2011) từ hoạt động cho thuê môi trường rừng là 1.582 triệu đồng. Việc tăng nguồn thu đã giúp Vườn cải thiện đời sống CBCNV và giảm kinh phí đầu tư của Nhà nước. Tuy nhiên, nguồn thu từ cho thuê môi trường rừng còn chiếm tỷ trọng nhất nhỏ, không tương xứng với tiềm năng của Vườn.

Bên cạnh đó, nhờ chính sách cho thuê môi trường rừng đã góp phần tăng doanh thu cho các Công ty du lịch tại khu vực. Doanh thu từ DLST của các đơn vị thuê môi

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/12/2022