Doanh Thu Từ Dlst Của Vqg Ba Vì Và Các Đơn Vị Thuê Môi Trường Rừng


trường rừng có xu hướng tăng lên qua các năm, đặc biệt có những khu du lịch có doanh thu tăng rất mạnh như khu du lịch Ao Vua, khu du lịch Thiên Sơn – Suối Ngà.

Đơn vị tính: Triệu đồng


Hình 3 7 Tổng doanh thu của các khu du lịch tại VQG Ba Vì Nguồn 45 Doanh thu từ 1

Hình 3.7. Tổng doanh thu của các khu du lịch tại VQG Ba Vì

Nguồn: [45]

Doanh thu từ hoạt động DLST tăng thể hiện sự đầu tư đang phát huy hiệu quả. So với VQG Ba Vì, các công ty hoạt động DLST chuyên nghiệp hơn và mức đầu tư cho DLST cũng rất cao. Tuy nhiên, nếu so sánh thu nhập của VQG Ba Vì và các công ty du lịch tăng không đều nhau, kinh phí thuê mà các Công ty du lịch trả cho VQG Ba Vì tăng rất ít nhưng doanh thu từ du lịch của các Công ty tăng rất mạnh. Kết quả này thể hiện, sự đầu tư, tính chuyên nghiệp là yếu tố quan trọng để góp phần tăng doanh thu và cơ sở tính giá thuê môi trường rừng đang áp dụng tại VQG Ba Vì chưa chính xác.

Đơn vị tính: Triệu đồng

Hình 3 8 Doanh thu từ DLST của VQG Ba Vì và các đơn vị thuê môi trường rừng 2.

Hình 3.8. Doanh thu từ DLST của VQG Ba Vì và các đơn vị thuê môi trường rừng

Nguồn: [45]

Xét cơ cấu nguồn thu của các Công ty du lịch cho thấy, nguồn thu từ bán vé thắng cảnh chiếm tỷ trọng tương đối cao, ngoài ra các Công ty đã kết hợp với nguồn thu từ các dịch vụ như ăn uống, nghỉ ngơi cho khách du lịch. Để tăng doanh thu, các


Công ty du lịch cần quan tâm đến bảo tồn tài nguyên rừng, tạo ra nhiều dịch vụ và có những điều kiện phục vụ tốt nhất để thu hút nhiều khách du lịch.

Đơn vị tính: %


Hình 3 9 Cơ cấu nguồn thu của KDL Thiên Sơn Suối Ngà và KDL Thác Đa Nguồn 3

Hình 3.9. Cơ cấu nguồn thu của KDL Thiên Sơn - Suối Ngà và KDL Thác Đa

Nguồn: [45]

Để tăng doanh thu đòi hỏi các đơn vị kinh doanh tăng cường đầu tư, đa dạng hoá dịch vụ, phát triển nhiều sản phẩm du lịch để hấp dẫn khách du lịch. Nếu so với các công ty du lịch thì nguồn kinh phí đầu tư của Vườn cho DLST rất hạn chế, đang phụ thuộc quá nhiều vào Nhà nước, nguồn thu từ dịch vụ môi trường chiếm tỷ trọng nhỏ, chưa thu hút được các thành phần ngoài quốc doanh đầu tư, liên doanh liên kết. Các VQG cần đẩy mạnh hoạt động cho thuê môi trường rừng để thu hút sự đầu tư của các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh nhất là khu vực tư nhân.

d) Kết quả BV&PTR của các đơn vị nhận thuê môi trường rừng tại VQG Ba Vì

Hoạt động BV&PTR là một nội dung bắt buộc trong hợp đồng thuê môi trường rừng giữa VQG Ba Vì và các công ty du lịch. Bên cạnh đó, các Công ty du lịch cũng nhận thức được rằng bảo vệ và phát triển nguồn tài nguyên rừng là một yếu tố quan trọng đối với hoạt động kinh doanh DLST và tạo sự hấp dẫn đối với du khách nên trong thời gian vừa qua các Công ty du lịch đã đầu tư một lượng kinh phí lớn cho công tác BV&PTR. Sau 8 năm (từ năm 2003 - 2011) thực hiện chính sách cho thuê môi trường rừng thì diện tích có rừng tại khu vực đã tăng 40,2%. Tổng diện tích bị chuyển đổi mục đích sử dụng để làm đường mòn, điểm nghỉ ngơi dừng chân là 16,2 ha. Diện tích chuyển đổi phù hợp với quy định về mức độ tác động vào rừng và đảm bảo đúng quy hoạch và phương án đã được phê duyệt (Bảng 3.6). Vị trí thực hiện


chuyển đổi mục đích sử dụng được quy hoạch cẩn thận nên không gây ảnh hưởng đến công tác bảo tồn tại đây.

Bảng 3.6: Diễn biến tài nguyên rừng sau khi thuê môi trường tại VQG Ba Vì

Đơn vị tính: ha



TT


Tên đơn vị

Tổng DT

tự nhiên

Thời điểm năm 2002

Thời điểm 2011

Rừng tự nhiên


Rừng trồng


Đất trống

Rừng tự nhiên


Rừng trồng

Đất XD

hạ tầng


Đất trống

1

KDL Thác Đa

71

45,1

20,1

5,8

45,1

23,8

2,1

0

2

KDL Thiên Sơn-

Suối Ngà

252

91,7

108,4

51,9

91,7

148,7

11,6

0

3

KDL Ao Vua

107,5

0

107,5

0

0

107,5

0

0

4

KDL Khoang Xanh-

Suối Tiên

111,2

52,6

35,2

23,4

52,6

58,6

0

0

5

KDL Suối Mơ

147,4

0

5,3

142,1

0

145,2

2,5

0

6

KDL Hồ Tiên Sa

54,3

0

54,3

0

0

54,3

0

0


Tổng

743,4

189,4

330,8

223,2

189,4

538,1

16,2

0


Tỷ trọng

100

25,48

44,50

30,02

25,48

72,38

2,18

0,00

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 233 trang tài liệu này.

Chính sách cho thuê môi trường rừng tại các vườn quốc gia ở khu vực phía bắc Việt Nam – nghiên cứu tại Vườn Quốc gia Ba Vì, Tam Đảo, Bến En - 15

Nguồn: [46]

Công tác phát triển rừng được các đơn vị nhận thuê quan tâm, diện tích đất trống đã được các đơn vị thuê trồng bổ sung từ kinh phí của đơn vị. Cơ cấu đầu tư phát triển rừng tại VQG Ba Vì như sau: (1) Các công ty nhận thuê môi trường rừng tự bỏ vốn trồng mới và nuôi dưỡng rừng (trồng mới được 51,6 ha, nuôi dưỡng, trồng bổ sung và xúc tiến tái sinh tự nhiên thành rừng tự nhiên 119,7 ha; (2) Nhà nước đầu tư cho đơn vị có nhiều đất trống là 33 ha (KDL Suối Mơ).

Hoạt động bảo vệ rừng tại VQG Ba Vì được giao cho Kiểm lâm Vườn kết hợp với lực lượng bảo vệ không chuyên trách là các tổ, đội của 16 xã vùng đệm do phó chủ tịch UBND các xã làm tổ trưởng thực hiện. Tuy nhiên, do địa bàn rộng, lực lượng kiểm lâm mỏng nên khó kiểm soát được hết tình hình xâm hại đến tài nguyên rừng tại khu vực. Tại nơi cho thuê môi trường rừng, ngoài lực lượng kiểm lâm của Vườn, các đơn vị được thuê môi trường rừng đều bố trí lực lượng bảo vệ địa phận rừng được thuê riêng. Tình hình bảo vệ rừng tại nơi cho thuê môi trường rừng và nơi không cho thuê môi trường rừng đã có sự khác nhau rất rõ, ở sườn Tây núi Ba Vì cho


đến cốt 900 - nơi không có chủ trương cho thuê môi trường rừng - hiện tượng chặt phá rừng xảy ra nghiêm trọng, nay đã xuất hiện nhiều khoảnh rừng bị tàn phá. Bên cạnh đó, các công ty nhận thuê môi trường rừng còn xây dựng hệ thống cột mốc, bao gồm: mốc các lô, mốc các khu như: khu tác động hoạt động DLST, khu bảo vệ nghiêm ngặt, khu được sử dụng xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ DLST. Công tác bảo vệ rừng tại các khu vực cho thuê được thực hiện rất tốt nên tại các khu vực này từ nhiều năm nay đã hoàn toàn loại bỏ được hiện tượng chặt phá rừng trái phép.

Ngoài bảo vệ để tránh sự tác động của con người, thì hoạt động phòng cháy chữa cháy cũng được các Công ty du lịch quan tâm đúng mức. Các công ty phối hợp với lực lượng phòng cháy chữa cháy của Vườn và lực lượng địa phương để xây dựng nhiều công trình phòng cháy chữa cháy như: xây dựng mới và duy tu hàng chục km đường băng cản lửa,... Hàng năm, tại các đơn vị nhận thuê môi trường rừng cũng đầu tư hàng trăm triệu đồng để thực hiện công tác bảo vệ, phòng cháy chữa cháy. Theo bảng số liệu tập hợp được (Bảng 3.7), tổng chi phí bảo vệ rừng hàng năm của các đơn vị nhận thuê môi trường rừng tại VQG Ba Vì là 690 triệu đồng dùng để duy trì đội chuyên trách quản lý bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy.

Bảng 3.7. Mức đầu tư bảo vệ rừng của các đơn vị thuê môi trường rừng năm 2010

ĐVT: 1000 đồng


TT

Tên đơn vị

Chi phí nhân công

Chi phí thiết bị

Tổng tiền

1

KDL Ao Vua

80.000

35.000

115.000

2

KDL Khoang Xanh-Suối Tiên

88.000

25.471

113.471

3

KDL Suối Mơ

96.000

24.200

120.200

4

KDL Thác Đa

80.000

30.574

110.574

5

KDL Thiên Sơn-Suối Ngà

120.000

50.400

170.400

6

KDL Hồ Tiên Sa

48.000

12.468

60.468

Tổng cộng

512.000

178.113

690.113

Nguồn: [46] Vì vậy, hoạt động BV&PTR của các đơn vị nhận thuê môi trường rừng đã góp phần duy trì và phát triển nguồn tài nguyên rừng tốt hơn, ngoài ra còn giúp giảm sự đầu tư của Nhà nước đối với khu rừng đặc dụng. Khi rừng được bảo vệ tốt hơn, diện tích rừng tăng lên sẽ góp phần hấp dẫn khách du lịch đến với Vườn và các khu du


lịch. Vì vậy, chính sách "thuê môi trường rừng làm DLST" là hướng giải quyết tích cực để bảo vệ tài nguyên rừng và tăng khả năng khai thác dịch vụ DLST.

e) Kết quả thu hút khách du lịch tại tại VQG Ba Vì

Sau khi thực hiện chính sách cho thuê môi trường rừng tại VQG Ba Vì cho thấy, số lượng khách đến với VQG tăng lên rất nhiều. Nguyên nhân là do các Công ty du lịch do thực hiện công việc chuyên nghiệp hơn và đặc biệt là các công ty có tiềm lực tài chính để đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, tạo ra nhiều cảnh quan nhân tạo đẹp, đầu tư cải tạo rừng nên số lượng khách đến với các Công ty này có xu hướng tăng lên qua các năm (Hình 3.10). Qua 2 năm cho thấy, số lượng khách đến với các khu du lịch có xu hướng tăng lên và có những công ty có mức tăng rất lớn như KDL Ao Vua và KDL Thiên Sơn - Suối Ngà (Hình 3.11).

Đơn vị tính: Lượt khách



Hình 3.10. Tình hình thu hút khách du lịch tại VQG Ba Vì

Hình 3.11. Tình hình thu hút khách du lịch tại các đơn vị nhận thuê môi trường rừng tại VQG Ba Vì

Nguồn: [46]

Trong các đơn vị nhận thuê môi trường rừng tại VQG Ba Vì, chỉ có KDL Ao Vua và KDL Khoang Xanh thu hút được lượng khách nhiều nhất, còn các KDL khác lượng khách đến không nhiều, đặc biệt là KDL Thác Đa và Hồ Tiên Sa. Điều đó cho thấy, việc thu hút khách đến các khu du lịch này phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó vị trí thuê, khả năng tài chính và kinh nghiệm của chủ doanh nghiệp là hết sức quan trọng.

f) Kết quả tạo việc làm và thu nhập cho người dân địa phương tại VQG Ba Vì

Chính sách cho thuê môi trường rừng tại VQG Ba Vì đã góp phần tạo việc làm cho 1576 người dân địa phương với thu nhập tương đối ổn định, bao gồm 490 người lao động trong biên chế thường xuyên của các khu DLST với thu nhập bình


quân 1.200.000-1.500.000 đồng/người/tháng; 305 người lao động hợp đồng công việc không thường xuyên có thu nhập từ 1.500.000-2.000.000 đồng/người/tháng; 781 người làm dịch vụ (chụp ảnh, bán đồ, lưu niệm, hàng hóa và dịch vụ ăn uống...) có thu nhập bình quân 600.000-800.000 đồng/người/tháng [46]. Bên cạnh đó, chính sách cho thuê môi trường rừng còn tạo hàng nghìn cơ hội việc làm gián tiếp cho người dân địa phương như bán hàng, hướng dẫn du lịch, dịch vụ ăn uống,.... giúp người dân tăng thu nhập, giảm thiểu sức ép lên môi trường rừng.

g) Thực trạng sử dụng kinh phí cho thuê môi trường rừng tại VQG Ba Vì

Tổng số tiền thu được từ hoạt thuê môi trường rừng từ năm 2008 - 2011 là 1.582 triệu đồng. Trong những năm qua VQG Ba Vì đã dùng cho những mục đích như sau:

- Sửa chữa văn phòng làm việc, đã hoàn thiện hồ sơ nghiệm thu thanh toán và hoàn thành việc cải tạo sân vườn để tạo sự đồng bộ, hài hòa trong khuôn viên, trụ sở làm việc.

- Lắp mái che chống nắng Trạm kiểm lâm Phú Khánh, xây dựng nhà để xe trong sân văn phòng hạt kiểm lâm, lắp mới đường dây điện trạm kiểm lâm Vân Hòa.

- Tổ chức tuyên truyền giáo dục cho nhân dân (kể cả trẻ em) ý thức phòng cháy rừng cũng như trách nhiệm của người dân khi phát hiện đám cháy. Tuyên truyền gián tiếp bằng bảng tam giác cấm lửa, pa nô, áp pích, tờ rơi. Đóng các biển cảnh báo, chỉ dẫn tại các trọng điểm cháy nơi có các tuyến đường mà người dân qua lại nhiều. Trong năm 2012 Vườn có dự định dùng kinh phí cho thuê vào những việc:

- Xây dựng, nâng cấp các công trình PCCCR, đầu tư phương tiện, trang thiết bị máy móc công cụ phục vụ công tác PCCCR; xây dựng hệ thống bảng cấp dự báo cháy rừng.

- Đầu tư cho vườn ươm phong phú về giống cây và chất lượng cây.

- Hỗ trợ tổ chức tuyên truyền giáo dục cho nhân dân ý thức bảo vệ rừng.

- Nâng cấp các tuyến đường từ UBND xã đến các thôn các xã thuộc VQG

- Xây thêm hệ thống cột mốc bao gồm cột mốc các lô, cột mốc các khu, đường ranh giới giữa các đơn vị nhận thuê và khoán rừng để quản lý chặt chẽ tài nguyên rừng.

Với kinh phí từ hoạt động cho thuê môi trường rừng mặc dù không nhiều nhưng cũng đã giúp VQG có thêm kinh phí phục vụ cho công tác bảo tồn và duy trì các hoạt động của VQG. Tuy nhiên, do chưa có văn bản hướng dẫn sử dụng nên


cũng ảnh hưởng đến việc quản lý sử dụng nguồn kinh phí này tại VQG. Đến năm 2012 mới có Quyết định 24/2012/QĐ-TTg của Chính phủ về Chính sách đầu tư phát triển rừng đặc dụng giai đoạn 2011 – 2020, với những quy định mới và sự rõ ràng trong quản lý sử dụng kinh phí sẽ là động lực cho các VQG thực hiện khai thác các giá trị dịch vụ môi trường rừng.

h) Tình hình phối hợp giữa các bên liên quan trong quá trình thực hiện chính sách cho thuê môi trường rừng tại VQG Ba Vì

Sự phối hợp của các bên liên quan trong thực hiện chính sách cho thuê môi trường rừng dựa trên cơ sở quan điểm: VQG Ba Vì tham gia quản lý và hướng dẫn các hoạt động DLST của các đơn vị thuê môi trường rừng; UBND huyện Ba Vì, các xã có các điểm DLST thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với các hoạt động kinh tế, xã hội, kỹ thuật có tác động đến rừng; Các hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn được tham gia vào các hoạt động dịch vụ tại các khu du lịch. Quan điểm này đã được thể hiện trong quá trình thực hiện chính sách cho thuê môi trường rừng tại VQG Ba Vì.

* Các bên liên quan trong thực hiện chính sách cho thuê môi trường rừng tại VQG Ba Vì

- UBND tỉnh Hà Tây (nay là Hà Nội): UBND tỉnh là cơ quan quản lý đất đai và quản lý các doanh nghiệp kinh doanh trên địa bàn tỉnh: Xem xét, cấp giấy phép kinh doanh cho các doanh nghiệp; Thỏa thuận với Bộ NN&PTNT về việc phê duyệt đề án của các doanh nghiệp xin thuê môi trường rừng đặc dụng để phát triển DLST.

- UBND huyện Ba Vì: UBND huyện Ba Vì thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với các hoạt động kinh tế xã hội, kỹ thuật có tác động đến rừng; quản lý đất đai và các hoạt động dịch vụ du lịch như quản lý hoạt động của các doanh nghiệp du lịch, quản lý tài chính như ban hành quy định về giá vé, phí, thu thuế, hướng dẫn các đơn vị thuê môi trường rừng tổ chức thu hút lao động tại chỗ, hỗ trợ phát triển ngành nghề thủ công, khuyến khích phục hồi, phát triển các hoạt động văn hóa, đảm bảo an ninh trật tự và kiểm tra tình hình thực hiện đề án, phương án được phê duyệt của Vườn và các đơn vị thuê môi trường..... Kiểm tra, đôn đốc các


doanh nghiệp, các xã có điểm du lịch và VQG Ba Vì để kinh doanh du lịch đạt hiệu quả và thực hiện đúng pháp luật.

- UBND các xã có điểm du lịch: UBND xã đã trực tiếp giám sát các hoạt động du lịch trên địa bàn, kịp thời ngăn chặn các hoạt động tiêu cực của doanh nghiệp, du khách. Tạo điều kiện thuận lợi cho người dân địa phương tham gia vào các hoạt động du lịch như cung cấp thực phẩm, bán đồ lưu niệm tại khu du lịch. Giáo dục cho nhân dân ý thức bảo vệ tài nguyên môi trường, phòng chống cháy rừng, bảo vệ truyền thống văn hóa dân tộc.

- VQG Ba Vì: Là đơn vị được giao trực tiếp quản lý rừng trong phạm vi ranh giới của Vườn. Nhiệm vụ của Vườn là quản lý chặt chẽ phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, không để xảy ra các hoạt động tiêu cực đến hệ sinh thái rừng trong phân khu. Đối với phần diện tích cho thuê, khoán để phát triển DLST Vườn trực tiếp quản lý theo Đề án được duyệt và giám sát quá trình thực hiện của các đơn vị. Bên cạnh đó, Vườn cử cán bộ kỹ thuật giúp đỡ các doanh nghiệp trong công tác quản lý bảo vệ rừng, trồng rừng và thực hiện các giải pháp kỹ thuật lâm sinh. Sử dụng hợp lý, có hiệu quả nguồn thu từ dịch vụ môi trường rừng để đầu tư cho các hoạt động QLBVR, phục hồi vốn rừng, xây dựng cơ sở hạ tầng và nâng cao thu nhập cho CBCNV trong Vườn. Liên hệ chặt chẽ với UBND huyện, chính quyền các xã có các điểm DLST trong công tác quản lý, chỉ đạo và tuyên truyền vận động nhân dân ý thức bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường, phát triển ngành nghề, tạo sản phẩm hàng hóa phục vụ khách du lịch.

- Các chủ doanh nghiệp: Các đơn vị nhận thuê môi trường rừng thực hiện các hoạt động theo phương án được phê duyệt: Tuân thủ luật pháp của Nhà nước, chấp hành những quy định của chính quyền địa phương và VQG Ba Vì; Bảo vệ, tôn tạo cảnh quan môi trường, giữ gìn các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, thực hiện DLST theo hướng phát triển bền vững; Quản lý, bảo vệ toàn bộ diện tích rừng và đất rừng được thuê, khoán, tổ chức trồng rừng trên diện tích chưa có rừng; Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với Nhà nước, địa phương và VQG; Thực hiện đầy đủ những nội dung về hoạt động DLST và giáo dục hướng nghiệp cho du khách; Góp phần tích cực vào việc xây dựng cơ sở hạ tầng, tôn tạo các di tích văn hóa- lịch sử, các công trình

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/12/2022