Cơ Sở Hoàn Thiện Chính Sách Cho Thuê Môi Trường Rừng Tại Các Vqg Khu Vực Phía Bắc Việt Nam


tại các VQG. Vai trò này dựa trên cơ sở có sự thống nhất của nhiều cấp đó là Nhà nước (đại diện là Bộ NN&PTNT), cấp chính quyền địa phương, VQG và cộng đồng dân cư địa phương.

+ Bộ NN&PTNT: Thực tế cho thấy, Bộ NN&PTNT đã có chủ trương và đề nghị Chính phủ cho phép thực hiện chính sách cho thuê môi trường kinh doanh DLST tại các VQG, sau 5 năm đã có đánh giá về đề án thí điểm. Tuy nhiên, với vai trò là đại diện cho Nhà nước quản lý rừng đặc dụng, Bộ NN&PTNT cần xây dựng các chiến lược, kế hoạch và các chính sách thích hợp để giúp triển khai trên quy mô lớn hơn. Mặc dù, Bộ NN&PTNT đã có những sửa đổi như quy chế quản lý rừng đặc dụng, chính sách khuyến khích đầu tư vào rừng đặc dụng, đang tiếp tục nghiên cứu để hoàn thiện chính sách xác định giá rừng... Tuy nhiên, để thực hiện đòi hỏi phải nghiên cứu để có một chính sách riêng cho hoạt động thuê môi trường rừng....

+ Cấp chính quyền địa phương: Các cấp chính quyền địa phương rất quan trọng và là 1 thành phần tham gia vào việc thực hiện chính sách cho thuê môi trường rừng cho nên nếu không có sự đồng thuận và sự hỗ trợ của các cấp chính quyền địa phương sẽ là một khó khăn lớn trong quá trình thực hiện. Một số địa phương đã xây dựng quy chế thuê môi trường rừng, quy chế quản lý các hoạt động DLST, quy chế khuyến khích đầu tư vào các khu DLST tại VQG đóng trên địa bàn địa phương. Đặc biệt, chính quyền địa phương đang quản lý vùng đệm – địa điểm thuê để xây dựng các công trình phục vụ du lịch và là ranh giới ngoài để hỗ trợ cho công tác bảo tồn nhưng lại chưa đảm bảo thực hiện đúng chức năng của vùng đệm như: cho phép các công ty du lịch xây dựng quá nhiều công trình, không có các biện pháp hạn chế sự tác động từ bên ngoài vào khu bảo tồn,... Chính sách quản lý vùng đệm phải đảm bảo tạo vành đai bảo vệ và nguồn thu nhập cho nhân dân địa phương nhưng cũng cần chú ý đến việc phát triển du lịch để tạo việc làm, tăng thu nhập cho nhân dân địa phương, giảm áp lực vào VQG.

+ Ban quản lý VQG: Là thành phần tham gia trực tiếp vào quá trình triển khai thực hiện chính sách cho thuê môi trường rừng, đối với VQG cần phải thực hiện công tác quy hoạch, phải nhận thức đúng về mục tiêu của chính sách cho thuê


môi trường rừng từ Giám đốc đến từng thành viên trong Vườn, phải tư vấn, lựa chọn, giám sát các đơn vị thuê môi trường để đảm bảo đạt được mục tiêu của chính sách. Do tính chất đặc thù riêng của từng Vườn, nên các Vườn cần xây dựng quy chế riêng đảm bảo đúng quy định đưa ra ở cấp cao hơn và phù hợp với từng Vườn.

+ Cộng đồng dân cư: Cộng đồng dân cư được coi là thành phần quan trọng khi thực hiện chính sách cho thuê môi trường rừng vì họ là người tham gia trực tiếp vào nhiều hoạt động của các công ty du lịch và tham gia gián tiếp với tư cách là người cung cấp dịch vụ như: cung cấp hàng hoá địa phương, hướng dẫn du khách. Cộng đồng vừa là người có tri thức về việc sử dụng tài nguyên, họ am hiểu về khu vực nên họ sẽ là những hướng dẫn viên cho các công ty du lịch, cho khách du lịch.... Bên cạnh đó, với nhận thức đúng sẽ hạn chế sự tác động của công đồng dân cư đối với tài nguyên rừng và môi trường. Tuy nhiên, cộng đồng địa phương thường đang ít có cơ hội tham gia vào quá trình ra quyết định trong khi chính họ lại là đối tượng bị ảnh hưởng bởi quyết định đó.

Kinh nghiệm thực tế cho thấy, khi không có sự phối hợp tốt giữa các bên liên quan là yếu tố chính cản trở quá trình thực hiện chính sách cho thuê môi trường rừng. VQG Tam Đảo rất khó khai thác dịch vụ môi trường rừng kinh doanh DLST khi không có chủ trương thu phí vào Vườn của địa phương, các hoạt động du lịch cũng như các khu du lịch đều do địa phương quản lý.

- Chưa thực hiện tốt công tác chuẩn bị, chưa đảm bảo các điều kiện cần thiết để triển khai trong thực tiễn: Chính sách cho thuê môi trường rừng được thực hiện thí điểm tại VQG Ba Vì từ năm 2002 nhưng hiện nay mới ký hợp đồng được với 2 đơn vị, còn các VQG khác đang bắt đầu thực hiện hoặc đang trong kế hoạch. Tuy nhiên, để hoạt động cho thuê môi trường rừng kinh doanh DLST đạt hiệu quả cao, hài hòa hai lợi ích - bảo tồn và phát triển, các VQG cần làm tốt công tác chuẩn bị như: thực hiện công tác quy hoạch tổng thể, quy hoạch du lịch, phân chia ranh giới, đào tạo cán bộ quản lý hoạt động thuê môi trường rừng, xây dựng các phương án cụ thể và có sự đánh giá để vừa bảo đảm đạt được mục tiêu đề ra, vừa tạo điều kiện tốt cho phát triển du lịch, góp phần giảm sức ép đến nguồn tài nguyên.


- Giá thuê và sử dụng kinh phí thuê chưa hợp lý: Giá thuê môi trường rừng đang được xác định theo Nghị định số 48/2007/NĐ-CP về nguyên tắc và phương pháp xác định giá các loại rừng. Tuy nhiên, Nghị định này chưa phù hợp khi xác định giá thuê dịch vụ môi trường rừng. Những quy định về sử dụng kinh phí thuê môi trường rừng chưa rõ ràng, năm 2012 mới có Quyết định số 24/2012/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ra ngày 1/6/2012 về chính sách đầu tư phát triển rừng đặc dụng giai đoạn 2011 - 2020 và có nhiều tháo gỡ cho việc sử dụng kinh phí cho thuê môi trường rừng. Vấn đề hiện này là cần nghiên cứu để xác định giá thuê dịch vụ môi trường rừng, có khung giá cho từng loại dịch vụ, có những quy định chặt chẽ trong việc thanh toán tiền thuê để tạo động lực cho các VQG trong quá trình thực hiện.

3.5.2.2. Nguyên nhân của những tác động chưa tích cực

a) Nguyên nhân về phía chính sách

- Chưa có khung pháp lý riêng điều chỉnh các hoạt động cho thuê môi trường rừng tại các VQG: Việc triển khai hoạt động này tại các VQG còn gặp rất nhiều khó khăn do thiếu khung pháp lý riêng. Mặc dù, đã có một số chính sách liên quan đến thuê môi trường rừng nhưng đang tản mạn ở nhiều văn bản pháp luật khác nhau. Một số văn bản mới mang tính chất tạm thời, một số hướng dẫn mang tính chất đơn lẻ để áp dụng cho từng VQG nên rất khó áp dụng chung trong phạm vi cả nước.

- Nhiều văn bản chậm, không đúng tiến độ để triển khai: Chủ trương cho thuê môi trường rừng kinh doanh DLST có từ năm 2002, nhưng đến năm 2007, Bộ NN&PTNT mới ban hành Quyết định số 104/2007/QĐ-BNN ngày 27 tháng 12 năm 2007 về Quy chế quản lý các hoạt động DLST tại các VQG và Khu bảo tồn thiên nhiên. Năm 2007, ban hành Nghị định 48/2007/NĐ-CP về nguyên tắc và phương pháp xác định giá các loại rừng trong đó có rừng đặc dụng. Năm 2012 mới có Quyết định của Chính phủ về chính sách đầu tư phát triển rừng đặc dụng giai đoạn 2011-2020, trong đó đề cập đến việc sử dụng kinh phí cho thuê môi trường rừng tại các VQG.

Tại các VQG đang thực hiện cho thuê môi trường rừng như VQG Ba Vì mặc dù đã thực hiện từ năm 2002 nhưng các văn bản pháp luật và quy định liên quan đều ra đời sau khi đã thực hiện. Năm 2008, Hội đồng định giá thuê môi trường rừng mới


được thành lập và xác định được giá thuê cho các đơn vị theo từng vị trí thuê. Năm 2011, Giám đốc VQG Ba Vì ban hành Quyết định tạm thời về thuê môi trường rừng để phát triển DLST kết hợp BV&PTR tại VQG Ba Vì (Quyết định số 37/QĐ-VBV- KL ngày 30 tháng 3 năm 2011). Sau khi có Quyết định về thuê môi trường đã giúp cho việc triển khai chính sách tại VQG Ba Vì rõ ràng và thuận lợi hơn rất nhiều mặc dù đây mới chỉ là quyết định tạm thời.

- Chưa có đầy đủ những văn bản hướng dẫn, chưa có những tiêu chí cụ thể để đảm bảo những ràng buộc cần thiết giữa người thuê và người cho thuê: Ở Việt Nam đang còn thiếu những văn bản hướng dẫn thực hiện chính sách cho thuê môi trường rừng tại các VQG. Do chưa có đầy đủ các quy định cũng như các quy trình hướng dẫn thực hiện nên các nhà quản lý VQG rất khó khăn trong thực hiện, xuất hiện nhiều vấn đề phải giải quyết như: "Nếu doanh nghiệp không tiếp tục đầu tư mà chuyển nhượng lại khu du lịch thì ai đứng ra xác nhận? Cơ quan nào có thẩm quyền cho thuê môi trường rừng, chính quyền địa phương, Bộ NN&PTNT hay VQG?" (Giám đốc VQG Tam Đảo). Còn một số ý kiến khác cũng được đưa ra như: Giá thuê môi trường cần ổn định, phải quy định mức bồi thường cho các doanh nghiệp đầu tư hạ tầng khi Nhà nước thu hồi đất, phải quy định cụ thể tỷ lệ sử dụng đất lâm nghiệp để xây dựng cơ sở hạ tầng, tỷ lệ phần trăm cho phép bị tác động (tiếng ồn, khói, bụi, rác thải…) do du khách gây ra,... (VQG Ba Vì). Với nhiều câu hỏi đặt ra chứng tỏ vấn đề pháp lý đang không rõ ràng, nếu thực hiện thì rất dễ xảy ra tranh chấp, khó khăn trong thực hiện. Một số vấn đề còn chưa rõ ràng và bất cập như trình tự, thủ tục, thẩm quyền cho thuê, xử lý vi phạm, thu hồi, hay còn thiếu cơ sở pháp lý để xử lý các trường hợp tranh chấp, những vấn đề này cần sớm được hoàn thiện.

b) Nguyên nhân do tổ chức thực hiện chính sách

Trong tổ chức thực hiện chính sách cũng xuất hiện một số nguyên nhân gây ra những tác động chưa tích cực, cụ thể như sau:

- Chưa có những cán bộ được đào tạo bài bản để quản lý các hoạt động cho thuê môi trường rừng cũng như giám sát được các hoạt động này. Các cán bộ tham gia quản lý và giám sát các đơn vị thuê môi trường rừng chỉ làm công tác kiêm


nhiệm nên cũng chưa có nhiều tư vấn cho các đơn vị thuê, việc kiểm tra giám sát không được thường xuyên, chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc hướng dẫn các đơn vị thuê xây dựng các phương án thuê,...

- Hợp đồng thuê môi trường rừng chưa chặt chẽ: những điều khoản và các ràng buộc của hợp đồng do các VQG ký với doanh nghiệp kinh doanh hoạt động du lịch còn chưa chặt chẽ. Xét duyệt các đơn vị thuê được thực hiện tại VQG Ba Vì bắt đầu từ năm 2002 và xét được 6 đơn vị nhưng đến nay mới ký hợp đồng được với 2 đơn vị. Tuy nhiên, do chưa ký kết hợp đồng thuê môi trường rừng nên các đơn vị này không được tác động lên phần diện tích rừng nằm trong khu phục hồi sinh thái của Vườn. Do đó, chưa tận dụng được khoảng không gian du lịch và xây dựng thêm cơ sở hạ tầng để mở rộng sức chứa cho khu du lịch, cũng như thu hút thêm du khách đến thăm nhờ các loại hình du lịch phong phú, đa dạng.



Chương 4

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH CHO THUÊ MÔI TRƯỜNG RỪNG TẠI VƯỜN QUỐC GIA

KHU VỰC PHÍA BẮC VIỆT NAM


4.1. Cơ sở hoàn thiện chính sách cho thuê môi trường rừng tại các VQG khu vực phía Bắc Việt Nam

4.1.1. Chủ trương của Đảng và Nhà nước ảnh hưởng tới việc hoàn thiện chính sách cho thuê môi trường rừng tại VQG

* Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam

Chiến lược phát triển Lâm nghiệp được coi là chính sách khung về phát triển Lâm nghiệp ở Việt Nam hiện nay. Trong chiến lược phát triển Lâm nghiệp giai đoạn 2006-2020 đã đánh giá những tồn tại của ngành lâm nghiệp là: “Tăng trưởng của ngành lâm nghiệp thấp, chưa bền vững, năng suất, lợi nhuận thấp, sức cạnh tranh kém, chưa khai thác tổng hợp tiềm năng tài nguyên rừng, nhất là lâm sản ngoài gỗ và các dịch vụ môi trường sinh thái”. Với đánh giá đó nên quan điểm phát triển trong ngành Lâm nghiệp trong giai đoạn tiếp theo là phát triển lâm nghiệp đồng bộ gồm quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng hợp lý tài nguyên, từ trồng rừng, cải tạo rừng và làm giàu rừng đến khai thác chế biến lâm sản, dịch vụ môi trường, DLST...; Phát triển lâm nghiệp để có đóng góp đáng kể vào tăng trưởng kinh tế, xoá đói giảm nghèo và bảo vệ môi trường; Quản lý, sử dụng và phát triển rừng bền vững là nền tảng cho phát triển lâm nghiệp; Phát triển lâm nghiệp phải trên cơ sở đẩy nhanh và làm sâu sắc hơn chủ trương xã hội hóa nghề rừng, thu hút các nguồn lực đầu tư cho BV&PTR. Đây được coi là những định hướng rất quan trọng trong xây dựng và hoàn thiện chính sách cho thuê môi trường rừng ở Việt Nam, trong đó có liên quan rất lớn đến đối tượng rừng đặc dụng.

Theo dự báo của Chiến lược Phát triển Lâm nghiệp, đến năm 2020, tổng giá trị dịch vụ môi trường rừng có thể đạt tới 2 tỷ USD (Bảng 4.1). Đây là cơ hội và triển vọng tốt cho ngành Lâm nghiệp tăng nguồn thu từ dịch vụ môi trường rừng.


Mặc dù những dự báo trong Chiến lược còn rất khiêm tốn, nhưng đã thể hiện được định hướng của Nhà nước, của Ngành đối với việc khai thác các giá trị dịch vụ môi trường rừng, trong đó có đóng góp của DLST.

Bảng 4.1. Dự báo giá trị dịch vụ môi trường (triệu USD)


Loại dịch vụ

Năm 2015

Năm 2020

1. Cơ chế phát triển sạch

0

800

2. Phòng hộ đầu nguồn, ven biển, đô thị

300

800

3. Du lịch sinh thái rừng

200

400

Tổng cộng

500

2.000

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 233 trang tài liệu này.

Chính sách cho thuê môi trường rừng tại các vườn quốc gia ở khu vực phía bắc Việt Nam – nghiên cứu tại Vườn Quốc gia Ba Vì, Tam Đảo, Bến En - 17

Nguồn: [38]

Hình thức thực hiện khai thác giá trị dịch vụ môi trường rừng được đề cập rất đa dạng, gồm: tự tổ chức cung cấp dịch vụ, liên doanh liên kết và cho thuê môi trường rừng để phát triển DLST [39].

* Chiến lược phát triển, khai thác rừng đặc dụng

Hệ thống rừng đặc dụng của Việt Nam đã được hình thành và phát triển trong 50 năm qua. Hiện nay, tổng diện tích đất rừng đặc dụng đạt trên 2,2 triệu ha với 164 khu, trong đó có 30 VQG. Hệ thống rừng đặc dụng được đánh giá hoàn toàn đáp ứng được mục tiêu của Chiến lược phát triển lâm nghiệp giai đoạn 2006- 2020. Các khu rừng đặc dụng đã và đang được khai thác có hiệu quả hơn, phát huy tốt vai trò bảo tồn thiên nhiên, phòng hộ môi trường, nghỉ dưỡng, DLST và góp phần phát triển bền vững đất nước [6]. Thời gian vừa qua Nhà nước đã có một số chính sách đầu tư quan trọng cho công tác quản lý, bảo vệ rừng đặc dụng, khai thác các giá trị dịch vụ môi trường rừng thông qua các chủ trương cho thuê môi trường rừng và phát triển DLST nhằm tạo thêm nguồn thu, bù đắp chi phí, tăng thu nhập cho lực lượng quản lý, bảo vệ rừng. Về mặt chiến lược được xác định là phải tăng dần các nguồn thu này để giảm áp lực vào ngân sách Nhà nước, nâng cao mức độ lợi dụng các lợi thế của rừng và giá trị dịch vụ môi trường rừng.

Để khuyến khích sự tham gia của các thành phần ngoài quốc doanh, Nhà nước có nhiều ưu đãi cho các đối tượng tham gia kinh doanh dịch vụ và đầu tư vào rừng đặc dụng như: ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp theo Nghị định số 69/2008/NĐ-CP của Chính phủ, trong đó, các dự án đầu tư phát triển rừng đặc dụng


theo quy hoạch đã được duyệt sẽ được hưởng mức ưu đãi cao nhất theo quy định hiện hành của Nhà nước.

* Luật bảo vệ và phát triển rừng 2004

Luật BV&PTR do Quốc hội ban hành ngày 03/12/2004 là văn bản có hiệu lực pháp lý cao nhất quy định khung pháp lý về thuê rừng, thuê môi trường rừng như đối tượng được thuê; loại rừng được thuê, thời gian, hạn mức cho thuê; quyền hưởng lợi đối với từng đối tượng được thuê,...Trong Luật BV&PTR đã ghi rõ: “Rừng đặc dụng được sử dụng chủ yếu để bảo tồn thiên nhiên, mẫu chuẩn hệ sinh thái rừng của quốc gia, nguồn gen sinh vật rừng; nghiên cứu khoa học; bảo vệ di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh; phục vụ nghỉ ngơi, du lịch, kết hợp với phòng hộ, góp phần bảo vệ môi trường”. Vì vậy, cần bổ sung vào Luật những quy định liên quan đến cho phép VQG thực hiện cho thuê môi trường rừng với những ràng buộc nhất định.

* Luật đa dạng sinh học năm 2008

Luật đa dạng sinh học do Quốc hội ban hành ngày 13/11/2008 là khung pháp lý liên quan đến công tác bảo tồn tại các VQG, trong Luật đã đưa ra khái niệm về khu bảo tồn, chính sách của Nhà nước về bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học, quản lý Nhà nước về đa dạng sinh học,... Liên quan đến chính sách cho thuê môi trường rừng cũng có một số quy định có liên quan như: Cấm xây dựng công trình, nhà ở trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, cấm chuyển đổi mục đích sử dụng đất trong khu bảo tồn; Quy định về thành lập và quản lý khu bảo tồn quy định: Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập khu bảo tồn cấp quốc gia, UBND cấp tỉnh quyết định thành lập khu bảo tồn cấp tỉnh sau khi có ý kiến UBND các cấp và cộng đồng dân cư sinh sống hợp pháp trong khu vực dự kiến thành lập; Về quy chế quản lý khu bảo tồn do Thủ tướng Chính phủ ban hành; Về tổ chức quản lý khu bảo tồn quy định: Bộ, cơ quan ngang bộ, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức quản lý khu bảo tồn theo sự phân công, phân cấp của Chính phủ; Ban quản lý khu bảo tồn được giao trực tiếp quản lý khu bảo tồn gắn với quyền hạn và trách nhiệm quy định cụ thể, trong đó có quy định cho phép ban quản lý khu bảo tồn được phép kinh doanh,

Xem tất cả 233 trang.

Ngày đăng: 03/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí