Nhiệm Vụ Của Các Lực Lượng Bố Phòng Cửa Biển

quan sát miền hải cương phải là người “tinh anh thông thuộc”. Do đó, khi có sai sót trong nhiệm vụ thì trách nhiệm không chỉ thuộc về người “nhìn ngắm” mà viên Quản vệ cũng phải bị phạt: “Cửa ải Hải Vân có đặt đồn phòng thủ để trông các thuyền ở ngoài biển. Từ nay về sau người phái đến thay ban, cho do viên Cai quản chọn lấy người nhìn ngắm kính thiên lý thông thạo đi thay ban phòng thủ. Không được dùng những người hèn kém cũng phái đi, nếu có sai lầm, thì ngoài tên biền binh ấy lập tức phải trị tội nặng, mà viên cai Quản vệ đội ấy phải ủy không đúng người, cũng giao cho bộ (Binh) nghị xử, không tha” [54, tr.596-597].

3.3.2. Nhiệm vụ của các lực lượng bố phòng cửa biển

Nhiệm vụ của Tấn thủ bố phòng cửa biển hết sức nặng nề, nhất là trong hoàn cảnh vũ khí trang bị thô sơ mà trọng trách đảm bảo an ninh, trật tự nơi cửa biển và trên mặt biển đều đặt lên vai. Các Tấn thủ có trách nhiệm kiểm soát sự lưu thông của tàu thuyền nơi cửa biển; thu thuế thuyền buôn, thuyền đánh bắt hải sản; hộ dẫn thuyền công và thuyền vận tải vật hạng công; cứu tuất thuyền bè gặp nạn trên biển; cùng với lực lượng thủy quân tuần tra cửa biển, mặt biển nhằm tiêu diệt cướp biển, kiểm soát các hoạt động trên biển để làm yên miền biển.

3.3.2.1. Kiểm soát tàu thuyền ra vào cửa biển

* Tấn thủ có trách nhiệm kiểm tra giấy tờ thông hành của tàu thuyền ra vào cửa biển.

Đó là kiểm tra bài thuyền do quan tỉnh cấp đối với thuyền buôn [56, tr.511], thuyền đánh cá, thuyền vận tải vật hạng công của Nhà nước; kiểm tra “sắc thư”, “văn bằng” thông hành đường biển của thuyền công cán nước ngoài do nha Thương bạc cấp. Bên cạnh đó, Tấn thủ cũng phối hợp với quan địa phương trong việc “chiếu văn bằng” mà kiểm tra hàng cấm và kiểm kê số người đáp theo thuyền buôn vào cửa biển buôn bán. Lệ định đối với thuyền buôn Hà Tiên và Xiêm La vào tháng 7 năm 1809 là một trong số đó. Những thuyền buôn này khi ra biển lại được “kiểm đúng số, cấp văn bằng cho về”, nếu “có chở kèm người bản quốc, không kể trai gái già trẻ” đều bị bắt giữ trị tội” [65, tr.762].

Tất cả các loại thuyền bè muốn lưu thông buôn bán, đánh cá, vận tải vật hạng công hoặc công cán đường biển thì phải có bài thuyền; riêng thuyền công cán nước ngoài phải có “sắc thư”, “văn bằng” của nha Thương bạc. Khi đó, bài thuyền chính là giấy thông hành trong nước, xác định sự tồn tại hợp pháp của thuyền và quyền sở

hữu của chủ thuyền. Các đồn cửa biển có nhiệm vụ tra xét bài thuyền mỗi khi thuyền ra vào. Ngay từ năm 1807, Gia Long đã quy định: tất cả các thuyền của Tào, thuyền công, thuyền tư vượt biển và thuyền đánh cá từ 5 thước trở lên đều phải làm thẻ thuyền [56, tr.499].

Về thủ tục làm bài thuyền, hàng năm cứ đến tháng 10 mùa đông, các doanh trấn sai người đến Kinh lĩnh bài thuyền về phát cho chủ thuyền. Sau khi quan doanh trấn cử người đi đo kích thước thuyền1, chủ thuyền làm 2 bản đơn nộp lên quan. Trong đơn phải ghi rò “quán chỉ”, chức tước (hoặc họ tên) chủ thuyền, lý do làm đơn, chức vụ, họ tên người đo thuyền, kích thước thuyền (chiều dài, chiều rộng, chiều cao). Sau đó, căn cứ vào đơn của chủ thuyền để ghi vào giấy bài thuyền (theo

mẫu có sẵn) các nội dung còn để trống: chức tước quan dinh trấn, họ tên quán chỉ chủ thuyền, tên người đo thuyền, kích thước thuyền, khối lượng được phép chuyên chở, ghi niên hiệu rồi đóng ấn kiềm của quan dinh trấn. Năm 1832 và 1834, nhà Nguyễn bổ sung thêm việc đóng ấn quan phòng ở mặt sau của giấy bài thuyền trước khi đóng ấn của quan địa phương ở dưới niên hiệu. Những tỉnh có Tổng đốc, Tuần phủ thì đóng ấn tổng đốc quan phòng, ấn tuần phủ quan phòng. Tỉnh không đặt (hoặc khuyết) chức Tổng đốc, Tuần phủ thì bài thuyền do ty Phiên, ty Niết phát cho chủ thuyền. Việc thu thuế vẫn do ty Phiên đảm trách [56, tr.500].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 265 trang tài liệu này.

Khi hoàn tất, một tờ bài thuyền được giao cho chủ thuyền. Hai bản đơn của chủ thuyền, một bản lưu tại trấn, một bản đến tháng 12 trong năm, quan dinh trấn sai người đưa đơn cùng với sổ thuyền vào Kinh nộp quan Trưởng đà chuyển tâu lên vua. Tháng 10 mùa đông năm sau, quan doanh trấn làm tờ tâu, kê khai rò số bài thuyền năm trước nhận về trấn, số bài thuyền đã cấp cho các hạng thuyền, số bài thuyền còn lại, rồi cử người đến Kinh dâng nộp. Nếu bài thuyền năm trước lĩnh về còn ít thì làm đơn lĩnh thêm để cấp phát tiếp [56, tr.499-500].

Đối với thuyền mới đóng hoặc mua lại, hoặc thuyền cũ sửa chữa đều phải được đo thuyền để cấp bài thuyền mới. Thuyền bị mục nát hay đắm mất, chủ thuyền làm đơn trình bày với quan dinh trấn và nộp trả bài thuyền. Những thuyền bị đắm, mất bài thuyền, chủ thuyền được miễn, không phải nộp lại bài thuyền. Trường hợp chủ thuyền đến dinh trấn khác làm ăn mà chưa kịp lĩnh bài thuyền ở nguyên quán

Chính sách an ninh ­phòng thủ biển của nhà Nguyễn ở nửa đầu thế kỷ XIX 1802 - 1858 - 14



1 Dùng thước đồng Nhà nước đo đúng theo cách thức quy định.

thì quan dinh trấn sở tại cho chủ thuyền làm đơn để tạm lĩnh, trong năm vẫn theo lệ đi vận tải hoặc nộp thuế miễn vận tải. Sau đó, quan dinh trấn làm sổ tâu kê khai số thuyền, số trọng tải của công, số chuyên tiền, số tiền thuế rồi nộp lên quan Trưởng đà; đến năm sau cho chủ thuyền về nguyên quán. Những chủ thuyền giao thuyền cho người khác trông coi, phải ghi rò họ tên, tuổi, quê quán người coi giữ vào bài thuyền. Trong đó, nếu chủ thuyền là quan chức mà đổi cho người khác ngồi coi thì lấy giấy cho thay người, giữ để trình báo; còn chủ thuyền là quân dân mượn người coi thuyền thì làm đơn trình lên quan dinh trấn, cho phê chữ “trình chiểu” để thông hành (lệ định năm 1810) [56, tr.500].

Sau khi đã cấp phát bài thuyền, quan dinh trấn truyền cho người canh đồn các cửa biển khám xét bài thuyền của thuyền ra vào để phòng gian dối. Khi các Tấn thủ khám xét thấy người làm giả bài thuyền hoặc cho người khác mượn sẽ theo lệ định mà tâu lên. Những người gian dối này sẽ bị xử “tử tội” (tội chết), của cải trong thuyền bị tịch thu, một nửa sung công, một nửa thưởng cho người tố giác. Những người giả mạo tên để lĩnh bài thuyền cũng bị trị tội theo luật nhưng được “cải chính” bài thuyền (sửa chữa lại bài thuyền cho đúng).

Theo quy định năm 1837, những thuyền đã ghi tên vào sổ sách (như thuyền đại dịch, thuyền chinh), quan địa phương phải yêu cầu chủ thuyền cùng các chức dịch tỉnh mình làm giấy cam kết. Nếu họ có tên trong sổ sách thì được lĩnh bài thuyền, nếu giả mạo, quan địa phương “chiểu luật trị tội, sức cho cải chính”. Khi người giả mạo là người từ tỉnh khác đến sẽ bị giao cho quan sở tại xét xử. Tuy nhiên, nếu họ đã tự thú (tại tỉnh mình hoặc tỉnh khác) thì đều được tha tội và được “cải chính” bài thuyền. Những thuyền trước đây do phụ nữ goá chồng đứng ra làm chủ để lĩnh bài thuyền thì nay cấp bài thuyền mới cho “gia trưởng chồng” hay con trai có xã dân bảo lãnh, bài thuyền cũ bị huỷ bỏ. Khi các công việc tra xét hoàn tất, quan địa phương làm thành sách nộp tại ty Tào chính để lưu chiểu, đến kỳ sửa ngạch thuyền thì đem ra tra xét trong dân. Khi tra xét phát hiện ra làm trái lệ định trên thì chủ thuyền phải phạt 100 trượng, đóng gông 1 tháng, thuyền bị sung công, lý dịch cũng bị phạt 100 trượng và bị “bài dịch” (mất chức (?)), chủ thuyền cùng lý dịch chia nhau nộp 30 quan tiền để thưởng cho người tố giác, phủ huyện hạt ấy cũng phải xử theo luật “không biết xét ra” [56, tr.501].

Về lệ làm sổ thuyền, sau khi đã cấp phát bài thuyền, quan sở tại phải làm sổ để chuyển vào Kinh dâng vua. Năm 1807, Nhà nước qui định làm 2 bản sổ Giáp, Ất, nộp cho quan Trường đà chuyển tâu lên vua. Đến năm 1810, lệ định được sửa đổi, tháng 10 hàng năm, quan doanh trấn phải làm sổ tâu về các thuyền gồm 3 bản Giáp, Ất, Bính. Trong 3 bản ấy chỉ có bản Giáp, bản Ất là đóng ấn đồng của doanh trấn ở phía dưới niên hiệu và đóng kiềm vào chỗ 2 tờ giáp nhau. Sau đó cả 3 bản đều chuyển quan Trưởng đà để xin đóng ấn vàng của vua, bản Giáp sẽ được giao quan bộ Hộ giữ, bản Ất giao quan Trưởng đà, bản Bính chuyển về quan dinh trấn [56, tr.502].

Nội dung sổ thuyền ghi chép tất cả những thông tin về thuyền ở địa phương như số lượng thuyền, kích thước, chủ thuyền, số hiệu bài thuyền, số thuyền đi vận tải, số thuyền đóng thuế đi buôn cùng số tiền thuế [56, tr.502-503].

Theo lệ định năm 1839, dựa vào địa vị xã hội cũng như địa điểm sinh sống, cư trú của đối tượng được cấp giấy thông hành cửa biển, Nhà nước cũng quy định cụ thể mức thẩm quyền của các cơ quan và chức quan có quyền cấp giấy thông hành, những nhóm đối tượng được cấp giấy thông hành và cả chức phận của những cơ quan, chức quan thực thi nhiệm vụ tra xét giấy thông hành nơi cửa biển.

Về việc cấp giấy thông hành, các quan trước khi cấp giấy thông hành đường biển đều phải tra xét kỹ lưỡng những thông tin khai báo của người xin cấp giấy và phải chịu trách nhiệm về giấy phép mình cấp (cấp đúng người, đúng việc theo quy định). Quyền hạn gắn chặt với trách nhiệm, để tránh việc lợi dụng quyền hạn mà làm việc bừa bãi, triều đình quy định rò giấy thông hành phải đóng dấu riêng của quan cấp phép, không được đóng dấu ấn triện của Nhà nước; phải ghi rò trong giấy thông hành số người được phép qua cửa biển. Quy định này chỉ kiểm soát số lượng người vào cửa biển bằng số lượng người đã ra cửa biển trước đó hoặc sẽ ra cửa biển sau đó của cùng 1 giấy thông hành, nhưng lại có thể là những chủ thể khác nhau. Đây là kẽ hở để những kẻ gian manh có thể lợi dụng ra vào cửa biển bất hợp pháp [56, tr.420].

Chủ thuyền muốn đóng thuyền mới hạng lớn phải theo lệ trình báo quan sở tại xét thực mới được đóng thuyền. Người đi buôn đến tỉnh khác muốn đóng thuyền hạng vừa, trước hết phải bẩm báo với quan tỉnh mình để xin được đến tỉnh khác đóng thuyền (chủ thuyền phải nêu rò tên tỉnh muốn đến), sau khi được tổng lý nhận thực và quan tỉnh phê duyệt thì đến trình quan tỉnh nơi đóng thuyền. Khi thuyền đã

đóng xong, quan địa phương sai người khám đạc theo lệ, cấp tạm giấy phép để lưu thông và báo cho quan tỉnh nơi nguyên quán của chủ thuyền, đợi khi chủ thuyền đưa thuyền về mới cấp bài thuyền. Còn những thuyền buôn đến tỉnh khác chỉ sửa chữa ít nhiều thì không phải theo lệ trình báo [56, tr.499-501].

Nhà nước cũng quy định nghiêm ngặt trách nhiệm của người canh giữ cửa biển và trực tiếp kiểm xét giấy thông hành. Đó là nhiệm vụ phải “kiểm điểm cho kỹ lưỡng. Nếu thấy người nào không có văn bằng và trong bằng kê số người ít mà khi đi số người nhiều thì lập tức bắt giải đến quan Thượng ty ở nơi ấy để tra xét. Nếu đồng tình cố ý dung túng, đến nỗi kẻ gian đi thoát được, khi bị tố giác ra thì liền lấy tội của kẻ phạm pháp ấy mà trị tội. Nếu đòi hỏi hối lộ mà tìm ra tang vật nhiều thì theo mức nặng mà xử đoán. Còn như số người hiện tại so với văn bằng phù hợp, không có gì đáng nghi, thì viên dịch ở cửa ải đồn biển nên tự ghi lại để lưu trữ, rồi lập tức cho đi, không được bắt phải sao nộp. Nếu cố ý làm khó dễ, đòi hỏi tiền bạc, của cải, khi việc phát giác ra thì đều xét theo mức nặng, nhẹ mà trị tội. Từ nay có cửa ải, đồn biển nào xảy ra tình tệ gì, thì trừ viên dịch nơi ấy đều bị theo từng khoảng mà xét xử ra, mà quan Thượng ty sở tại không biết dạy bảo đe răn cũng bị giao cho bộ bàn xử” [56, tr.422].

Đối với thuyền vận tải vật hạng công và thuyền công cán của Nhà nước, trách nhiệm của các Tấn thủ càng nặng nề hơn.

Theo quy định, để chuẩn bị cho kỳ vận tải hàng năm, công tác đôn đốc thuyền bè được chuẩn bị chu đáo. Các hạng thuyền phải đi vận tải trong năm của hai tào Nam, Bắc do ty Tào chính đem họ tên chủ thuyền cùng khối lượng lương công phải tải báo cho các địa phương. Quan địa phương lại báo cho viên quan trông coi cửa biển. Quan trông coi cửa biển có nhiệm vụ xét hỏi từng thuyền phải đi vận tải của địa phương mình, đồng thời xét hỏi cả những thuyền phải đi vận tải của các địa phương khác đang buôn bán ở cửa biển hạt mình. Mục đích của việc xét hỏi là để tìm ra những thuyền nào phải đi tải hiện còn ở địa phương, những thuyền phải đi tải nhưng đang đi làm ăn nơi khác để báo cho quan tỉnh tâu báo lên ty Tào chính. Thuyền phải vận tải ở các tỉnh miền Nam mà đi buôn ở miền Bắc hoặc thuyền phải vận tải ở miền Bắc mà đang đi buôn ở miền Nam thì báo cho về nguyên quán để kịp thời gian vận tải. Những thuyền trốn vận tải, ra ngoại quốc buôn lậu, hiện không có mặt tại cửa biển, quan địa phương nguyên quán phải tra xét để trừng trị. Nếu người

coi cửa biển tra xét không kỹ, không phát hiện ra thuyền còn đậu ở cửa biển hoặc biết mà không báo thì bị trị tội [56, tr.505-506].

Khi thuyền vận tải các tỉnh chở đến Kinh thành, bắt đầu vào cửa biển Thuận An, tấn thủ cửa biển phải làm 2 bản thân văn (tờ tâu) giao cho 2 ty Hộ vệ, Cảnh tất đưa về Kinh, một bản dâng lên vua, một bản lưu chiểu ở nha Tào chính. Người lãnh quản những thuyền đi hộ tải (thuyền hiệu 2 cột buồm, thuyền Ô, thuyền Lê) và thuyền Nam, Bắc tào thì mỗi chuyến làm 2 bản thân văn giao đến bộ Công, Tào chính phòng khi cần hỏi đến. Thuyền đại dịch, miễn dịch của Nam, Bắc tào hàng năm đi vận chở do nha môn Tào chính đề đạt nhưng bản thân văn chỉ lưu chiểu ở bộ Công. Trường hợp có thuyền công (thuyền ở Kinh) phái đi vận tải cùng các thuyền trên thì do bộ Công đề đạt, khi đó bản thân văn về tào thuyền, cùng thuyền đại dịch, miễn dịch lại do nha môn Tào chính lưu giữ (quy định năm 1835) [55, tr.484-485]. Năm 1849, Tự Đức quy định rò hơn nội dung bản kê khai, gồm ghi chép về khối lượng vận tải, thuyền vận tải (loại thuyền, trọng tải từng thuyền) [56, tr.485].

Năm 1839, nhận thấy “của cải thường là việc quan trọng, mà tin tức đường biển cũng nên cho vua biết sớm” trong khi trước đó “ngày ra cửa vượt biển, hoặc do lệ đi thường tâu lên, hoặc chỉ tư bộ, thì phần nhiều chậm trễ” nên Minh Mạng đặt lại lệ định: “Những thuyền kinh phái, tỉnh phái đi chở vật hạng: thuyền lớn như thuyền nhiều dây bọc đồng, cùng các thuyền chữ “Bình” chữ “Định”, hiệu “An”, hiệu “Tĩnh”, từ 3 chiếc trở lên. Thuyền hạng nhì như các thuyền Hải Vân Điện Hải từ 5 chiếc trở lên. Thuyền nhỏ như thuyền Chu, thuyền Ô, thuyền Lê và các đoàn tào thuyền, dịch thuyền từ 10 chiếc trở lên, thì đều do các tỉnh ấy cùng các cửa biển Cần Giờ, Đà Nẵng nên tâu riêng, đều phải đem ngày giờ các thuyền ấy ra cửa biển, lập tức làm tờ tâu cho ngựa trạm phát đưa vào tâu cho tin tức được nhanh chóng. Còn số thuyền đi ít, không nhiều như số thuyền kê trên, thì cho làm việc như thường” [56, tr.485]. Thậm chí năm 1848, dưới triều Tự Đức, “các thuyền vận tải việc xong dời ra bến khác để đợi thuận gió, cùng ngày nào ra cửa biển vượt biên, đều phải tư bộ, do lệ tối khẩn phát đi, để phòng xét hỏi, bất tất phải làm tập tâu” [56, tr.485]. Như vậy, nhìn chung việc tâu báo nhằm kiểm soát hoạt động tàu thuyền đều xuất phát từ các cửa biển với chức phận của Tấn thủ bởi đây là địa điểm giám sát trực tiếp nhất.

Khi thuyền công ra vào cửa biển (thuyền vận tải vật hạng của Nhà nước, thuyền công cán ra nước ngoài, thuyền tuần tra mặt biển), người trông coi cửa biển đều phải phái người và thuyền đến hộ dẫn.

Tháng 6 năm 1837, Minh Mạng xuống Dụ cho bộ Công về việc thưởng, phạt người hộ dẫn: “khi thuyền công ra vào cửa biển, người trông coi cửa biển đều có phái người và thuyền đi hộ dẫn, cũng có khó nhọc một chút, chính phải chước định lệ thưởng để khuyến khích. Nay chuẩn cho bắt đầu tự năm nay, cửa biển Thuận An thì do Kinh doãn, hằng năm cứ tháng 6 và tháng 12 làm danh sách tâu lên mỗi kỳ một lần, còn các cửa biển Cần Giờ, Cửa Liêu, Đà Nẵng, sông Gianh, Thi Nại, Biện Sơn thì do quan tỉnh đến cuối năm tâu lên một lần, cứ các người trông coi canh giữ cửa biển, ai là người xuất lực hộ dẫn thuyền công được ổn thỏa, có sự thực rò ràng, đều nói rò ở trong tờ tâu, đợi Chỉ khen thưởng. Còn người nào lười biếng chậm trễ, làm nhỡ việc thì không phải hạn đến cuối năm, cho lâm thời tùy việc, chỉ tên hặc tội để trừng trị” [69, tr.107]

* Tấn thủ có trách nhiệm báo hiệu các hoạt động ra vào cửa biển của thuyền bè bằng các tín hiệu: hiệu cờ, hiệu súng, hiệu đề.

Trong quân chế, ngay từ triều Gia Long, Nhà nước đã ra lệ định về hiệu cờ, hiệu súng, hiệu đề trên các đài đồn biển không chỉ nhằm mục đích hướng dẫn thuyền bè đi biển được yên ổn mà còn để trấn yên miền biển1, giúp các lực lượng bố phòng nhận biết hiện trạng vùng cửa biển và cũng tỏ rò uy thế của triều đình2 [54, tr.587]. Những quy định về hiệu cờ, hiệu súng, hiệu đề tập trung chủ yếu ở các pháo đài trọng yếu như Trấn Hải, Phòng Hải, Điện Hải. Đối với hiệu cờ, Nhà nước ra lệ


1 VÝ nh- “khi thuyÒn c«ng s¾p söa vµo cöa biÓn ThuËn An, nÒu gÆp sãng giã kh«ng tiÖn vµo bÒn, th× ®µi TrÊn H¶i dù tr-íc kÐo cê ®á vµ b¾n 2 ph¸t sóng, khiÒn cho thuyÒn Êy nghe biÒt, tïy tiÖn ®i th¼ng” (lÖ ®Þnh n¨m 1819) [54, tr.587] trong khi ®iÒu kiÖn sãng n-íc æn tháa th× b¾n 3 tiÒng sóng.

§èi víi c¸c thuyÒn bu«n ngo¹i quèc, Minh M¹ng cho ph¸c ra “b¶n vÏ hiÖu cê c¸c n-íc ngoµi chia cho cöa biÓn ThuËn An, cöa biÓn §µ N½ng vµ cöa ¶i H¶i V©n mçi n¬i ®Òu 1 bøc”, giao cho viªn quan ë cöa biÓn vµ cöa ¶i nhËn gi÷ ®Ó “nÒu cã thuyÒn n-íc ngoµi ®Òn ®Ëu ë cöa biÓn, th× lËp tøc ®èi chiÒu hiÖu cê ë thuyÒn vµ hiÖu cê ë trong b¶n vÏ, xem lµ hiÖu cê cđa n-íc nµo, råi kÓ râ vµo trong tê t©u, l¹i vÏ riªng h×nh cê cđa thuyÒn Êy vµo mét miÒng giÊy nép lªn bé ®Ò phßng khi chiÒu nghiÖm” (n¨m 1836) [54, tr.591].

2 Minh Mạng khẳng định rò trong Chỉ Dụ năm 1823 về mục đích của việc treo cờ là để “trông vào cho oai” [54, tr.587].

định chặt chẽ về ý nghĩa truyền tin dựa vào màu sắc của cờ như màu vàng mang tính lễ nghi, trang nghiêm, màu đỏ thể hiện sự vui mừng chào đón,... Về hiệu súng, căn cứ vào tiếng súng lớn, súng nhỏ và số tiếng súng phát ra mà phân biệt các loại thuyền (thuyền công do Nhà nước phái đi vận tải vật hạng, thuyền công cán phái ra nước ngoài, thuyền buôn ngoại quốc và thuyền của giặc biển)1.

Nhà nước cũng đặt ra những quy định nghiêm ngặt đối với biền binh và các viên quan chuyên trách công việc treo cờ, bắn súng. Năm 1830, Minh Mạng ra lệ định: “Về viên quan coi giữ đài Trấn Hải từ nay, phàm trên đài có những khoản nên treo cờ bắn súng, thì viên quan coi giữ ấy phải lưu tâm trông nom. Nếu vẫn đặt mình ra ngoài công việc, đến nỗi khi gặp việc có sự nhầm lẫn, thì ngoài những biền binh chuyên làm việc ấy đều phải trị tội đích đáng không kể, mà viên quan coi giữ cũng bị xử tội” [54, tr.589]. Dù đã có những Chỉ Dụ răn đe, trừng phạt nghiêm khắc nhưng vẫn có những sai phạm từ những viên quan chuyên trách và những vi phạm đó đều bị xử phạt nghiêm khắc, nhất là đối với hiệu lệnh cờ chào và súng chào khi thuyền buôn phương Tây đến: “lần này thuyền buôn Tây Dương đến cửa biển Đà Nẵng, họ bắn súng chào mừng chỉ là súng Trường, thế mà 2 thành An Hải và Điện Hải lại không biết cân nhắc nên chăng, lại dùng súng áo đỏ bắn đáp lại, đến nỗi tiếng súng lớn nhỏ không ngang nhau, thực là không đúng. Vậy viên chuyên quản hai thành ấy cho phạt một tháng lương, từ nay về sau các thuyền nước ngoài tới hải phận ấy, nếu

không bắn súng lớn2, chỉ dùng súng điểu thương bắn chào mừng, cũng không cần

trách lắm, chỉ là ở trên thành không cần bắn súng đáp lại” (năm 1835) [54, tr.590].


1 Theo lệ định năm 1830 đối với đài thành Trấn Hải, các loại thuyền nhỏ chở được số lượng ít như thuyền Ô, thuyền Lê (thường dùng để chở biền binh hộ dẫn các đoàn thuyền vận tải có số lượng lớn) thì trấn đài chỉ treo cờ vàng mà không cần bắn súng, còn các thuyền lớn như thuyền bọc đồng, thuyền lớn 2 cột buồm đi việc công như vận tải, tuần biển dù là đi với số lượng nhiều hay ít thì trên đài treo cờ vàng và cũng chỉ bắn 3 tiếng súng lớn thôi. Đối với thuyền lớn đi việc công ra nước ngoài trở về dù là đoàn thuyền nhiều hay ít, trên đài lập tức treo cờ đỏ chúc mừng lên trên cờ vàng và bắn 3 tiếng súng lớn. Các hạng thuyền đi việc công về việc tuần tra bắt giặc ở các địa phương, hoặc đi vận tải của kho ở Gia Định, Bắc Thành, về đến ngoài cửa biển, thì trên đài treo cờ đỏ chào mừng và bắn 3 tiếng súng lớn”. Đối với “các hạng thuyền sai đi việc công ở trong Kinh và ngoài các tỉnh sắp sửa đến ngoài cửa biển, nếu gặp sóng gió không tiện vào cửa biển, thì trên đài lập tức treo cờ vuông màu lam, khiến cho các thuyền ấy biết trước, tùy tiện đi thẳng, cho khỏi trở ngại, về lệ treo cờ đỏ, bắn 2 tiếng súng từ trước kia thì cho đình chỉ” [54, tr.588-589].

2 Nguyên văn là “đại pháo”

Xem tất cả 265 trang.

Ngày đăng: 23/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí