Các Biện Pháp An Ninh - Phòng Thủ Vùng Duyên Hải‌‌

có thể một loạt làm xong, nên chia làm 3 năm mà làm. Lại lấy năm dựng xưởng mà bắt đầu khoa, cứ 3 năm một khoa tiểu tu, 6 năm một khoa đại tu; sau đại tu lại tiểu tu, sau tiểu tu lại đại tu, hết vòng lại bắt đầu; đều cứ ngày bắt đầu dựng mà ứng cấp số tiền, tiểu tu thì 3 phần 10, đại tu thì 5 phần 10. Ở trong ấy có thuyền hiệu Ba lãng và thuyền Hải đạo lớn, gặp khi sai phái thì phải dỡ xưởng mới hạ được thuyền xuống bến, đến khi thuyền về lại làm xưởng lại, nếu không phải năm đại tu, tiểu tu thì cấp cho 1 phần 10 tiền. Đến như các hiệu thuyền Đại trung bảo cùng thuyền bọc đồng làm xưởng ở dưới nước thì không thể nhất khái theo lệ ấy, xưởng to cấp tiền 70 quan, xưởng nhỏ 40 quan, hằng năm sửa chữa cấp cho 1 phần 10” [66, tr.650].

Đối với ngạch thuyền quân ở Kinh kỳ, để bảo vệ tàu thuyền trước những hư tổn do nắng mưa gây ra, giảm thiểu những thiệt hại có thể phòng ngừa và tăng cường công tác bảo vệ, nhà Nguyễn cho xây dựng các xưởng cất giữ tàu thuyền, đồng thời tăng cường lực lượng canh giữ: “Thuyền là vật cần dùng trong việc quân, việc nước, nếu chỉ giao cho thuỷ quân canh giữ, lỡ xảy việc gì sơ suất lại bắt tội họ thì cũng vô

ích. Vậy bộ ngươi1 [bộ Binh] nên hội bàn với bộ Công, phàm các thuyền lớn nhỏ đều

nên vát cả thuỷ binh lẫn bộ binh, một số độ bao nhiêu đó, để canh giữ; hoặc ở trong 6 huyện thuộc Thừa Thiên, chọn những nhà dân gần chỗ đỗ thuyền, dựng xưởng, cho trọng binh đóng giữ. Rồi Kinh doãn, Đề đốc hoặc Chánh phó vệ uý thay phiên nhau trông nom coi sóc, để làm cái kế lâu dài. Vả lại, Kinh đô nước ta đã nhiều sông, lại gần cửa biển, nếu đặt trọng binh canh giữ thuyền, một là để coi trọng của công, hai là để bảo vệ Kinh kỳ, chẳng cũng là hay ư?” (tháng 11 năm 1834) [68, tr.482].

Bên cạnh tàu thuyền, Nhà nước cũng quan tâm tới việc phòng bị về binh khí vì “binh khí là vật cần dùng về vũ bị” [53, tr.406]. Do đó, việc kiểm tra, tu sửa, chế tạo được tiến hành thường xuyên theo định kỳ 5 năm 1 lần và được giám sát chặt chẽ: “đến kỳ hạn mà vật dụng về hỏa khí và súng nhỏ, súng lớn vốn có, hỏng gãy là bao nhiêu phải tâu lên rò ràng để tư giao cho quan Vũ khố sửa chữa. Nếu trong thời hạn mà hỏng gãy và ngoài thời hạn mà mất mát, vỡ tan đi, thì viên đại thần cai quản phải cứ thực kiểm duyệt tâu lên. Tức thì đem Chánh, Phó Vệ úy, Quản cơ chuyên trách cho đến binh đinh cầm giữ giao tất cả cho bộ phân biệt nhẹ, nặng, xét theo luật


1 Chỉ Dụ được Minh Mạng ban hành cho bộ Binh khi nhà vua xử tội những thủy quân được giao nhiệm vụ canh giữ tàu thuyền nhưng thuyền hiệu chữ “Bình” số 19 vẫn bị cháy vào tháng 11 năm 1834.

nghị xử. Nếu viên đại thần cai quản che đậy cho thuộc viên không tâu rò lên, tới khi tra xét, tất đem viên đại thần ấy giao cho bộ nghị xử” [54, tr.406].

Ở các địa phương, “súng và khí giới thuộc tỉnh hạt đều phải thường xuyên mài gạt, sửa sang cho được sáng sủa. Viên đạn cần lựa cho hợp với nòng súng, thuốc đạn cũng phải khô ráo, mãnh liệt, khiến cho được thích dụng, để cho có sự phòng bị nghiêm ngặt. Đấy là việc cốt yếu quan hệ về binh chính. Cần nên lưu ý. Nếu coi là việc thừa, vô vị, bất thường, vô ích, trẫm phái người đến xem xét, hễ có việc gì không chu đáo, thì lỗi nặng khó chối” [54, tr.406].

Ngay cả “các phủ huyện và các đồn, bảo, đài ở biển, trạm xá nguyên đã đặt súng lớn và cấp phát binh khí, xét xem chỗ nào tiện gần tức thì đó phái viên ở tỉnh tuần tra, chỗ nào xa thì cho phép giao cho viên quan về bên văn ở huyện, châu cũng cứ mỗi tháng đi tuần tra 1 lần” [54, tr.407].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 265 trang tài liệu này.

Địa bàn và đồng hồ cát của Tây dương cũng là những dụng cụ đi biển hiệu quả, được cấp phát cho thủy quân Kinh sư để tăng hiệu lực đường biển. Tháng 4 năm 1838 Minh Mạng xuống Dụ cho bộ Công: “Việc lớn của thuỷ sư thuyền bè là quan hệ, trong đó xem kim phân biệt hướng, đo nước, xem giờ rất là sự cần về đi thuyền, trước đã cấp cho 4 cái địa bàn, 6 cái đồng hồ cát, 50 cái thước đo nước của nước Tây để giúp cho việc học tập, thế mà gần đây các biền binh1 phái đi và người

lái thuyền phần nhiều không rò, toàn vì bọn thống quản ngày thường không để ý dạy bảo nên mới thế, nay phát thêm cho 6 chiếc địa bàn, 4 chiếc đồng hồ cát phương Tây” [69, 325-326]. Ngay sau đó, tháng 5 năm 1838, trong đợt cấp phát thêm đồng hồ cát định giờ cho Kinh và các tỉnh, thuỷ sư Kinh kỳ “trước cấp 10 chiếc” nay được cấp “thêm 10 chiếc” và Minh Mạng cũng “sắc cho thuỷ sư Kinh kỳ, phàm các hiệu thuyền lớn phái đi việc công và các hiệu thuyền tuần biển đều được mang theo cho biết thì giờ” [69, tr.336].

Chính sách an ninh ­phòng thủ biển của nhà Nguyễn ở nửa đầu thế kỷ XIX 1802 - 1858 - 11

Sau tất cả những biện pháp huấn luyện và sự trang bị đó, năm 1837 Minh Mạng ban ChỉD: “Phàm phái thuyền binh ra khơi tuần phòng bắt giặc, các viên Thống quản ấy phải gia tâm kén chọn, quân lính cần được mạnh khỏe tất cả. Thủy binh cốt được những người biết cầm chèo nhanh chóng quen thạo buồm dây. Bộ binh pháo thủ cốt được thành thạo. Khi đi, bộ Binh phái người đi trước đến tấn Thuận An để làm việc

1 Quân lính được phái đi trong những chuyến công cán của Nhà nước, có nhiệm vụ đảm bảo an toàn cho đoàn công cán.

kiểm soát các khoản về trang bị kể ở trên và súng lớn, thuốc đạn, khí giới, tiền lương gạo, phàm tất cả các đồ để đánh nhau ở dưới nước và đánh hỏa công, cùng đem theo kính thiên lý, phải đầy đủ. Lúc trở về cũng chiếu lệ kiểm tra lại” [54, tr.408].

* Thao diễn thủy quân cũng là một biện pháp hiệu quả để xây dựng đội thủy quân tinh nhuệ

Khi việc huấn luyện và trang bị đã có sự chuẩn bị chu đáo, nhà Nguyễn tổ chức lễ thao diễn thủy quân vào đầu mùa xuân hàng năm. Lệ định này nằm trong lệ tổng duyệt quân đội (gồm tổng duyệt thủy binh, bộ binh, tượng binh) được đặt ra ngay sau khi Gia Long lên ngôi và được các triều vua nối tiếp thực hiện [54, tr.360].

Thao diễn thủy quân nói riêng, quân đội nói chung vào thời khắc đầu xuân là hoạt động quân sự quan trọng bởi đây là một cách để nhà Nguyễn thể hiện và khẳng định sức mạnh vương quyền, sức mạnh của đất nước. Hoạt động này cũng là sự tổng kiểm duyệt sức mạnh tinh nhuệ của quân đội sau một năm luyện tập. Với ý nghĩa đó, hoạt động thao diễn được Nhà nước chuẩn bị chu đáo, kỹ lưỡng: “Hàng năm lấy ngày khai ấn, bói xem hướng bầy đàn xuất binh và các việc đẩy thuyền, đặt súng” (năm 1803) [54, tr.361].

Trong các cuộc đại duyệt thủy quân hàng năm, vua Nguyễn đều đích thân ngự giá, giám sát duyệt quân, ban bảo hiệu lệnh xuất binh: “Đến ngày xuất binh, rước vua thân ngự đeo bao ban bảo hiệu lệnh” [54, tr.361]. Thậm chí có những năm, Thái hậu cũng đích thân ngự tổng duyệt. Điều đó chứng tỏ sự quan tâm và cũng là sự kiểm soát sát sao của triều đình đối với việc quân bị. Sự có mặt của vua và Thái hậu còn là sự động viên, khích lệ tinh thần quân sĩ, làm tăng sự tự ý thức về trách nhiệm luyện tập trong kỳ đại duyệt hàng năm và trong suốt quá trình luyện tập. Do đó, sự tổng duyệt này cũng là một biện pháp để huấn luyện thủy quân khá hữu hiệu dưới triều Nguyễn.

Đối với thủy binh các tỉnh, việc luyện tập thường ngày do địa phương trực tiếp giám sát và thực hiện tại các tỉnh nhưng vào ngày đầu xuân, thủy quân được đưa về thao diễn tại Kinh thành hoặc triều đình phái chức trách đến trực tiếp hướng dẫn, chỉ đạo, giám sát. Nhờ hoạt động thao diễn mà Nhà nước đã nhiều lần kịp thời đánh giá đúng thực trạng chất lượng thủy quân, tìm ra giải pháp khắc phục yếu kém. Ví như tình trạng thủy quân các tỉnh Nam Định, Hải Dương tuy “đều là vùng biển rất xung yếu” nhưng “thủy sư hai hạt ấy từ trước đến nay thao diễn chưa thành thạo” (năm 1837) [54, tr.397]. Đó là vì “Hải Dương, Đông Nam liền biển, đường sông chằng chịt dùng thuyền đi lại không thể ít được. Trước đã định ngạch thuyền là 15

cái, mà cơ binh tỉnh ấy, ngày thường lại không tập bơi chèo” [67, tr.93]. Biện pháp được nhà Nguyễn đặt ra để khắc phục thực trạng là “nên phái ra 2 suất đội, 10 biền binh ở trong các vệ Thủy sư tại Kinh kỳ đi thú ở Nam Định và 1 Suất đội, 50 biền binh đi thú ở Hải Dương (). Tất cả đều do quan tỉnh sở tại tùy việc sai phái và chỉ bảo thủy sư thuộc hạt thường xuyên thao diễn để ngày càng thông thạo thêm. Gặp khi có phái đi tuần tiễu, vận chuyển tức thì sai bọn ấy sung làm người cầm lái, cho được quen tay, mỗi năm thay đổi 1 lần” (năm 1837) [54, tr.397].

Tuy là một hoạt động có ý nghĩa quan trọng song nhà Nguyễn luôn cố gắng tìm giải pháp để hài hòa mối quan hệ giữa hoạt động thao diễn đầu xuân với việc ổn định sản xuất. Năm 1838, khi thấy “các tên cơ Thiện thủy mới dồn ở tỉnh Nghệ An, đều là dân chài. Nếu bắt họp hết để thao diễn, sợ chưa tiện cho việc làm ăn”, Minh Mạng đã đổi thành lệ định “hàng năm thao diễn chia theo kỳ 4 tháng giữa mùa, mỗi kỳ trích bắt 1 nửa về tỉnh, một nửa ở quê quán làm ăn, để được thay đổi thao diễn” [54, tr.372].

Số lượng binh lính tham gia thao diễn thủy quân tại Kinh thành khá lớn. Năm 1802, lực lượng tham gia thao diễn thủy binh gồm hơn 20.840 người với 304 thuyền chiến (xin xem phụ lục Bảng 2.3. Đại duyệt thủy quân năm 1802). Năm 1851, 38 thuyền chiến tham gia thao diễn cùng sự có mặt của 10 Quản vệ, 78 Suất đội, 2.443 biền binh ngồi thuyền thao diễn trên sông Hương [54, tr.373]. Nét đặc biệt trong lực lượng thao diễn Thủy sư dưới triều Minh Mạng là sự có mặt cả người Thanh và người Lữ tống (Phi Luật Tân - Phillippin) khi Nhà nước quy định: “chọn bổ vệ Thị nội, Thịnh vũ cơ Ngũ thủy, người Thanh, người Kinh, người Lữ tống thuộc Vũ khố Tuần hải đô doanh, kết hợp với dân thủy thủ theo 7 chiếc thuyền thao diễn, biền binh dân số cộng hơn 400 viên. Chuẩn cho cấp lương tháng, chuyên tâm thao diễn. Đến mồng 1 tháng 9 phân ban, mồng 1 tháng 12 họp kết nạp lại” (năm 1825) [54, tr.394].

Nhà nước tuy đã có nhiều cố gắng và đạt được những kết quả nhất định trong việc huấn luyện thủy quân song chất lượng huấn luyện thường yếu kém hơn các binh chủng khác: “() binh chế triều ta, đánh trận bằng voi, đánh trận trên bộ, đều đã am hiểu, duy đánh trận ở dưới nước, vẫn chưa tập quen” (tháng 3 năm 1838) [65, tr.318]. Thậm chí, nguyên tắc cơ bản trong việc tuyển lính là chất lượng thể lực cũng không được đảm bảo và dường như nhà Nguyễn chưa thật thành công trong nhiệm vụ nuôi dưỡng sức mạnh thủy quân như đã đề ra: “gần đây sai các đại thần

thao diễn các hạng bộ binh, đều được khoẻ mạnh, am hiểu cả, duy có thuỷ binh vẫn chưa được tinh luyện mười phần, trong đó lại nhiều người gầy yếu” [69, tr.291- 292]. Năm 1839, việc thao diễn thủy quân phải hoãn lại vì biền binh thủy sư diễn bắn súng điểu sang không hiệu quả và Minh Mạng phải cho “lập riêng trường bia do các viên Đề đốc, Hiệp lý chỉ bảo diễn tập, khiến được thông thạo, đợi đến năm sau cùng bộ Binh cùng thao diễn một thể” [54, tr.385].

Theo đánh giá của Minh Mạng thì nguyên nhân của tình trạng yếu kém và không đảm bảo về chất lượng là do sự tuyển chọn sơ suất mà việc huấn luyện cũng chưa tinh thạo: “nguyên do ấy cũng tại địa phương quen đem những người nghèo yếu thay thế vào, không những lỗi ở cai quản không biết huấn luyện nên thông dụ cho ở Kinh và các tỉnh ngoài, từ nay phàm các thuỷ binh, chèo lái thuyền trái phép, hàng ngũ không được chỉnh tề, thì là huấn luyện không đầy đủ, trách ở Quản suất, còn như không được khoẻ mạnh, phần nhiều là người gầy yếu, là chọn cấp không tinh, tức trách ở quan địa phương, đều xét bởi đâu, phân biệt trị tội" [69, tr.291- 292]. Nếu xét căn nguyên gốc rễ thì tất cả là vì “hạng vò quan xấu xa và chức dịch sâu mọt” (năm 1835) [68, tr.710]. Trong khi Nhà nước “nuôi quân, chưa từng coi nhẹ mà dùng phí sức lực” [68, tr.711] thì “bọn Thống lãnh, cai quản ngày thường, ít biết thể theo ý Trẫm [Minh Mạng], vỗ về gây nuôi quân sĩ! Những Suất đội, Đội trưởng cho đến Tri bạ, Thư lại, gián hoặc có một vài kẻ hư hỏng, quen thói bắt chước nhau, thông đồng làm bậy: hoặc nhân việc công, bắt đóng góp, có ít bảo nhiều, hoặc lấy tư tình, đưa biếu xén riêng, nói là nhu phí. Phàm các món chi tiêu trong vệ, cơ, đội hết thảy đều lấy ở quân lính: bổ bán, đóng góp không đủ thì khấu trừ vào tiền và lương; khấu trừ không đủ thì bắt vay nợ! Những người có lưng sức, nhân đó bỏ của riêng ra bao biện, rồi bắt ép quân lính chịu nợ, tính ngày lấy lãi. () Những lính mới nhập ngũ tuy trước không từng dự việc vay mượn, nhưng chung quy cũng chẳng khỏi liên luỵ. Thậm chí có người được tiền thưởng cũng bị khấu trừ vì chuyện bày vẽ khoản nọ khoản kia, cuối cùng quân lính vẫn không bao giờ được hoàn toàn đội ơn huệ thực sự! Thế mà những kẻ mọt già tham nhũng hãy còn tìm nhiều cách bóp nặn, chỉ mong béo mình, chẳng nghĩ hại người!

Lại có kẻ bắt lính theo hắn để sai khiến, tự cho nghỉ việc để lấy tiền riêng; gặp có công việc sai phái, thì sai người tại ngũ làm thay. Mối tệ không thể kể hết! Thế mà bọn Thống lãnh lơ mơ, dường chẳng nghe biết tí gì! Mặc cho bọn chúng bưng bít

lừa gạt. Phần nhiều quân lính lại đụt như tượng gỗ chẳng dám nói gì! Có người tại ngũ suốt cả năm mà không từng được lĩnh đồng tiền, đấu thóc nào để chi dùng, lại thêm cái luỵ đeo nợ và cái phiền phải làm việc tư (cho quan trên)! Người nào nhà hơi khá còn đến hao mòn sản nghiệp, thì người túng thiếu chịu sao nổi được? Dẫu muốn yên tâm ở trong hàng ngũ cũng có được đâu! Bởi thế, người đã luyện tập, chẳng khỏi trốn đi; người mới vào lính, không thể tập luyện cho tinh thục được. Vì những duyên do ấy, không thể không một phen sửa đổi lại để trừ bỏ thói xấu ấy đi” [68, tr.710-711].

Chất lượng thuyền bè, vũ khí không đảm bảo cũng một phần do sự tất trách của quan thi hành công vụ: “Nước ta, gỗ tốt biết nhường nào, vật liệu phong phú biết nhường nào! Thế mà, những thuyền đóng ra so với thuyền Tây dương tuy có dài, to hơn nhưng chất nhẹ nhàng và sức chở nặng thì còn chưa bằng! Tóm lại, chỉ bởi những người thừa hành cố ý phao phí, có nhiều điều chưa được thích hợp, thường thường cái nên nhỏ lại làm to, cái nên nhẹ lại làm nặng. Thí dụ như: dây

thừng nên dùng tròn 1 tấc1, lại dùng đến 2 tấc; vật liệu bằng gỗ đáng dùng 1 thước,

lại dùng đến 2 thước; đinh sắt nên dùng ít, lại dùng thêm nhiều, không những phí công tốn của, mà thân thuyền quá nặng, chở không được mấy, lại khó đi nhanh, thực là vô ích mà có hại! Buộc phải một phen dụ lại cho rò” (Chỉ Dụ của vua Minh Mạng cho Nội các vào tháng 10 năm 1835) [68, tr.786-787].

2.3. Tiểu kết

Chính sách an ninh - phòng thủ biển là mối quan tâm thường trực và được trực tiếp ban hành bởi các vua Nguyễn. Các chính sách này cũng được đặt dưới sự hội bàn, định xét của các cơ quan quyền lực cao nhất trong bộ máy tổ chức Nhà nước như bộ Binh, bộ Công, bộ Hộ. Một hệ thống cơ quan quản lý an ninh - phòng thủ biển được hình thành từ trung ương đến địa phương đã giúp cho sự vận hành chính sách được thống nhất, quy củ và chặt chẽ.

Bên cạnh các cơ quan quản lý và lực lượng quan chế (các quan chức) chuyên trách, lực lượng quân chế (thủy quân) đảm trách an ninh - phòng thủ biển là lực lượng cốt cán và đắc lực thực thi chính sách. Để đảm bảo hiệu quả và tăng cường sức mạnh thủy quân, nhà Nguyễn đã kết hợp một cách sáng tạo và có tính thực tế giữa các



1 Ý nói đường kính 1 tấc ta.

phương pháp huấn luyện thủy quân truyền thống với những tiến bộ kỹ thuật quân sự phương Tây hiện đại. Nhờ có những biện pháp huấn luyện toàn diện mà thủy quân nhà Nguyễn đã trở thành một lực lượng vận tải đường biển và tuần biển đắc lực, đảm bảo sự an toàn cho những tuyến hải vận. Một cách khách quan, chính sách xây dựng thủy quân của nhà Nguyễn đã có những điểm tiến bộ so với nhiều triều đại trước đó, nhất là về sự quy củ, tính hệ thống, chính quy và yếu tố hiện đại trong tổ chức. Qua thực tế hoạt động, thủy quân nhà Nguyễn đã khẳng định được những bước trưởng thành và ưu điểm nhất định.

Tuy nhiên, phải nhìn nhận rằng nhà Nguyễn chưa thật sự xây dựng được lực lượng thủy quân mạnh mẽ, tinh nhuệ như chính mục tiêu mà nhà Nguyễn đặt ra. Hải quân nhà Nguyễn vẫn mang đặc điểm chung của hải quân phong kiến Việt Nam: hải quân đồng thời là thủy quân, vừa hoạt động trên biển, vừa hoạt động trên sông và thủy quân chưa tách hẳn thành một lực lượng chuyên biệt, vừa chiến đấu dưới nước vừa hoạt động trên cạn. Mặc dù đã hoàn thành khá tốt nhiệm vụ đảm bảo an toàn cho sự vận hành đường biển song so với hải quân phương Tây thì hải quân Nguyễn còn nhiều hạn chế, yếu kém về các mặt, từ thể lực đến phương pháp tác chiến và trang bị kỹ thuật. Những yếu kém đó càng làm tăng thêm thách thức khi hải quân Nguyễn phải đối đầu với những chiến hạm phương Tây hiện đại và cũng bộc lỗ những kẽ hở nguy hiểm trong tuyến phòng thủ biển.

Chương 3: CÁC BIỆN PHÁP AN NINH - PHÒNG THỦ VÙNG DUYÊN HẢI‌‌


3.1. Vai trò của an ninh - phòng thủ vùng duyên hải đối với nền độc lập và an ninh quốc gia

Đối với các quốc gia ven biển và hải đảo, biển là một cánh cửa đưa đất nước hướng ra thế giới, song cũng đặt ra nhiều thách thức, nguy cơ, nhất là độc lập, chủ quyền. An ninh - phòng thủ biển không chỉ có ý nghĩa quan trọng trong bình ổn xã hội mà còn quan hệ trực tiếp đến quốc phòng, chính trị và ngoại giao. Cán cân “an ninh” và “quốc phòng” biển trong chính sách không phải luôn ở mức cân bằng với mọi hoàn cảnh, thời bình và thời chiến. Khi nội chiến hoặc nguy cơ bị xâm lược đến

gần, chính sách an ninh - phòng thủ biển được tập trung vào các hoạt động quân sự, quốc phòng. Lúc thời bình, các hoạt động làm yên miền biển1 lại là yêu cầu của an ninh - phòng thủ.

Vùng duyên hải là vùng lãnh thổ tiếp giáp giữa biển và đất liền trong phạm vi chịu sự tác động của các yếu tố biển như nước biển, gió biển, bão biển. Vì là vùng đệm chuyển tiếp giữa biển và đất liền nên những tiếp xúc, xâm phạm đầu tiên từ phía biển vào đất liền cũng chính là những tiếp xúc, xâm phạm ở vùng duyên hải2.

Dọc theo chiều dài duyên hải của cả nước, phòng thủ tại các cửa biển được coi là những trọng điểm vì đó là cửa ngò để vào sâu đất liền bằng đường thuỷ. Bảo vệ cửa biển cũng chính là bảo vệ không cho sự xâm nhập của các lực lượng từ phía biển và kiểm soát những hoạt động ra biển từ đất liền. Có thể nói, phòng thủ cửa biển là yết hầu của tuyến phòng thủ ven biển.

Tuy nhiên, do sự tác động của nhiều yếu tố như đặc điểm địa mạo địa chất (độ nông sâu, rộng hẹp của các cửa biển), vị trí địa lý (gần Kinh đô, hoặc là cửa ngò của các trung tâm kinh tế) và ý nghĩa lịch sử mà vai trò của mỗi cửa biển được nhà Nguyễn nhìn nhận theo những cách khác nhau. Dưới triều Nguyễn, dọc theo lãnh


1 NHư CáC HOạT độNG CHốNG BUôN LậU đườNG BIểN, DẹP YêN CướP BIểN, KIểM SOáT THUYềN Bè RA VàO CửA BIểN, đảM BảO Sự YêN ổN CủA THUYềN VậN TảI Và NHữNG HOạT độNG CHUẩN Bị SẵN SàNG PHòNG KHI CHIếN Sự (NộI CHIếN, NGOạI XâM).

2 Dấu ấn đầu tiên của cuộc tiếp xúc Đông - Tây ở Việt Nam thế kỷ XVI được đánh dấu bằng

những bước chân đầu tiên của các giáo sĩ phương Tây ở vùng ven biển Nam Định, trên đất các xã Quần Anh, Trà Lũ, Nam Cường.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/06/2022