Tăng Cường Phòng Bị Đối Với Người Tây Dương Trước Nguy Cơ Xâm Lược (1847-1858)

những nguy cơ độc lập, chủ quyền của đất nước từ phía người Âu. Không những thế, sự bành trướng của phương Tây ở phương Đông thời kỳ này, nhất là sau khi Hồng Mao (nước Anh) chiếm Tân Gia Ba vào năm 1819, và việc các giáo sĩ Pháp đẩy mạnh truyền giáo càng khiến Gia Long lo ngại. Về hình thức, Nhà nước tiến hành các chính sách mang tính ngoại giao mềm mỏng song trên thực tế vị vua này đã bắt đầu và từng bước tìm cách thoát dần ảnh hưởng của người Pháp, cũng như có những mưu tính lâu dài cho sự ngăn chặn nguy cơ từ người phương Tây.

Đến triều Minh Mạng, sự bành trướng của các nước phương Tây ở phương Đông ngày càng trắng trợn. Trong bối cảnh đó, Minh Mạng thực hiện những chính sách hạn chế quyền lợi và hoạt động thông thương của người Tây dương. Đó là việc quy định thuyền Tây dương chỉ được vào buôn bán ở 1 cửa biển duy nhất, cửa biển

Đà Nẵng1, với điều kiện tuân theo pháp luật của Đại Nam. Người Tây dương tuyệt

đối không được rời thuyền lên bờ đi lại buôn bán, không được lập phố buôn. Nhà nước coi đó là những việc làm “chu đáo” để “ngăn lấp từ khi mới chớm ra, đề phòng từ khi còn nhỏ mọn” [69, tr.829]. Ngay cả những người Tây dương theo thuyền nước Thanh đến buôn bán cũng không được tự do lên bờ đi lại như người Thanh mà phải ở lại thuyền cho đến khi thuyền nhổ neo.

Dưới triều Nguyễn, trong gần hết quãng thời gian cai trị của mình, ở khía cạnh nào đó, Minh Mạng là vị vua đầu tiên có những động thái và biện pháp công khai để


1 Đà NẵNG VốN Là CửA BIểN đượC TRIềU đìNH TâY SơN CHú TRọNG Về PHòNG THủ, NHưNG Bị THẤT BạI TRướC SứC TẤN CôNG CủA QUâN độI NGUYễN ÁNH DO CáC TướNG NGUYễN VăN KHIêM Và OLIVER CHỉ HUY VàO NăM 1797. BởI VậY TRONG NHữNG NăM đầU TRIềU NGUYễN, CửA BIểN Đà NẵNG đượC CáC VUA GIA LONG Và MINH MạNG TăNG CườNG đồN LũY Và LựC LượNG PHòNG THủ. SáCH ĐạI NAM NHẤT THốNG CHí CHO BIếT: “TẤN BIểN Đà NẵNG: ở địA GIớI HAI HUYệN DIêN PHướC Và HòA VANG, Là CHỗ HAI DòNG SôNG CẩM Lệ Và VĩNH ĐIệN, CửA LạCH RộNG 105 TRượNG THủY TRIềU LêN SâU 5 THướC 5 TẤC. ĐầU đờI GIA LONG đặT MộT VIêN THủ NGữ, MộT VIêN HIệP THủ Và 17 NGườI THủ BINH; NăM MINH MạNG THứ 9 [1828] CẤP CHO NGựA TRạM, NăM THứ 17 (1836) đặT VọNG LâU ở TẤN Sở, CẤP CHO KíNH THIêN Lí để XEM XéT NGOàI BIểN” [73, TR.435].

THEO Đỗ BANG THì “Đà NẵNG GIữ Vị TRí CHIếN LượC CủA đẤT NướC Mà TRựC TIếP Là KINH đô HUế NêN TRIềU NGUYễN Có Sự đầU Tư đặC BIệT Về PHòNG THủ TạI CửA BIểN NàY Từ SớM THàNH MộT Hệ THốNG PHòNG THủ LIêN HOàN, QUY Mô KIêN Cố Từ đỉNH đèO HảI VâN đếN PHíA NAM CHâN đèO, BáN đảO SơN TRà Và DọC THEO HAI BêN Bờ SôNG HàN đI SâU VàO NộI địA Và MộT Số đIểM XUNG YếU TRONG THàNH PHố Đà NẵNG HIệN NAY” [8, TR.54].

khép dần cánh cửa thông thương đường biển của đất nước, nhất là đối với thuyền buôn Tây dương. Tuy nhiên, đến năm cuối đời, Minh Mạng đã có sự thay đổi trong tư duy và cách nhìn nhận về việc tìm giải pháp ứng phó với người Tây dương và nguy cơ xâm lược từ phía họ.

Năm 1839, sau khi cho đóng nhiều tàu viễn dương, vua Minh Mạng cử 3 chiếc tàu đi sang các thuộc địa của Hà Lan, Anh, Pháp ở Đông Nam Á, Nam Á để mua bán và xem xét tình hình thực tế nơi đây. Triều đình cũng cử Trần Viết Xương và Tôn Thất Thường phụ trách đoàn sứ đi Tây cùng hai thông ngôn tiếng Pháp và Anh sang châu Âu để mua hàng [64, tr.304]. Mua hàng chỉ là danh nghĩa, thực chất của chuyến đi là để “xem xét tình hình phát triển công nghệ và chủ động đặt quan hệ hợp tác thương mại, ngoại giao với hai nước Pháp và Anh” [8, tr.40]. Nhận thức về quan hệ ngoại thương với phương Tây của Minh Mạng lúc này đã có những chuyển

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 265 trang tài liệu này.

biến bất ngờ. Từ chỗ không chấp nhận quan hệ buôn bán chính thức1 và quyết tâm

đóng dần cánh cửa trước thương nhân phương Tây thì nay với trải nghiệm của gần hết quãng đời trị vì, vị vua này đã chủ động tìm cách đặt quan hệ hợp tác thương mại và cũng nhận ra rằng “đóng cửa” không thể ngăn cấm được thuyền buôn phương Tây đến Đại Nam. Khi đã không thể ngăn cấm được thì giải pháp tốt hơn nên là chủ động cử các đoàn thuyền sang các nước phương Tây để giao thương và kết hợp với học hỏi những thành tựu phát triển của công nghệ2. Quan điểm này

Chính sách an ninh ­phòng thủ biển của nhà Nguyễn ở nửa đầu thế kỷ XIX 1802 - 1858 - 16

được Minh Mạng khẳng định khi phủ nhận lời tâu xin “đóng cửa” đối với thuyền buôn phương Tây của Kiêm quản viện đô sát Vũ Đức Khuê: “Nếu bảo là thuyền công bất tất phái đi, để cho dứt thuyền họ không đến nữa, thì ta dẫu không đi, chắc đâu là thuyền họ không đến ư? Đã không thể chắc là thuyền họ không đến, thì ta lại sợ gì mà không đi” (tháng 10 năm 1840) [69, tr.829]. Tuy nhiên, kết quả cuối cùng của chuyến công cán sang Pháp, Anh không đạt được như mong muốn3 và khi đoàn

sứ thần trở về nước thì vua Minh Mạng đã qua đời.



1 TứC QUAN Hệ BUôN BÁN Từ PHíA HAI NHà NướC.

2 TRONG THờI GIAN TRị Vì CủA MINH MạNG, HOạT độNG Cử CÁC PHÁI đOàN VượT BIểN SANG CÁC NướC, TRONG đó Có HOạT độNG TRAO đổI, BUôN BÁN, đã TồN TạI Từ đầU TRIềU NHưNG địA đIểM đếN MớI CHủ YếU Là CÁC NướC PHươNG ĐôNG.

3 THÁNG 11 NăM 1840, Sứ đOàN đếN PHÁP NHưNG DO ÁP LựC CủA HộI TRUYềN GIÁO NêN VUA LOUIS PHILLIPE Từ CHốI CUộC đóN TIếP. KHI đó, Dư LUậN ở PHÁP PHảN đốI

Năm 1839, nước Hồng Mao1 lấy cớ từ chính sách ức thương của nhà Thanh, phát động cuộc chiến tranh thuốc phiện. Bằng “sức mạnh công nghiệp và các khẩu trọng pháo”, cuối cùng các nước phương Tây đã “mở toang cánh cửa” Trung Hoa giữa thế kỷ XIX. Dấu mốc chiến tranh thuốc phiện chấn động khu vực trên đất Trung Hoa (1839-1842) trở thành bài học đắt giá cho nhà Nguyễn mà vị vua Nguyễn chịu tác động trực tiếp đầu tiên chính là Minh Mạng.

Với tư cách là một nền văn minh sớm và lớn, một trong những cái nôi đầu tiên của văn minh nhân loại, tự bản thân văn minh Trung Hoa có một sức lan toả, ảnh hưởng mạnh mẽ, liên tục và lâu dài ở châu Á, trong đó Việt Nam là một trong những nước chịu ảnh hưởng sâu sắc nhất. Cuộc chiến tranh thuốc phiện 1839-1842 là kết quả của cuộc tiếp xúc Đông - Tây, của sự va chạm, đụng độ quyết liệt giữa các nền văn minh (văn minh phương Tây và văn minh phương Đông) ở nửa đầu thế kỷ XIX. Cùng với sự thất bại của phong trào cải cách ở Trung Quốc sau đó, chiến tranh thuốc phiện đã làm sụp đổ thế giới Trung Hoa về mô hình chính trị. Thế nhưng, ngay trong “giờ phút cáo chung”, Trung Hoa vẫn kịp để lại cho các nước bài


KịCH LIệT đOàN Sứ VIệT NAM Vì CHO Là TRIềU đìNH HUế đANG GIếT đạO, CHÁNH Sứ CHưA PHảI Là QUAN HàM NHị PHẩM (TRầN VIếT XươNG CHỉ Là LụC PHẩM) LạI KHôNG Có QUốC THư, QUốC Kỳ... ĐOàN Sứ THầN ĐạI NAM CHỉ đượC QUAN THượNG THư TIếP,

đượC đI THăM MộT Số Cơ XưởNG CôNG NGHệ Và BINH KHí. Vì E Sợ KHôNG đượC AN TOàN NêN đOàN Sứ THầN NHà NGUYễN XUốNG TàU SANG NướC ANH để TIếP TụC CHUYếN CôNG CÁN ở PHươNG TâY [8, TR.40].

1 TứC NướC ANH CÁT LợI, HAY NướC ANH NGàY NAY.

TUY NHIêN, TRONG Sự KIệN đượC ĐạI NAM THựC LụC CHéP VàO NăM 1803 THì NướC HồNG MAO TRONG TRườNG HợP NàY LạI Là NướC HOA Kỳ (Mỹ) Mà KHôNG PHảI NướC ANH: “HồNG MAO SAI Sứ đếN HIếN PHươNG VậT, DâNG BIểU XIN LậP PHố BUôN ở TRà

SơN DINH QUảNG NAM. Vua nói rằng: “Hải cương là nơi quan yếu, sao lại cho người ngoài được”. Không cho. Sai trả vật lại Mà bảo về” [65, tr.546].

Theo lý giải của Đỗ BANG TRONG Hệ THốNG PHòNG THủ MIềN TRUNG DướI TRIềU NGUYễN thì sự kiện này xảy ra vào tháng 5 Âm lịch, tương ứng với sự kiện TàU FAME CủA HOA Kỳ DO JEREMIAH BRIGGS CHỉ HUY đếN Đà NẵNG MUốN đặT QUAN Hệ CHíNH THứC VớI TRIềU đìNH HUế NHưNG KHôNG đượC VUA GIA LONG TIếP đóN. Sự KIệN TàU

FAME đếN VIệT NAM từ ngày 21-5 đến 10-6-1803 đã được Robert Hopkins Miller công bố trong The United States and Vietnam 1787-1941 (Robert Hopkins Miller, The United States and Vietnam 1787-1941, National Defence Press. Washinton DC, 1990, tr.3-4). Trên cơ sở phân tích đó, Đỗ Bang đã chú giải Hồng Mao trong sự kiện năm 1803 là Hoa Kỳ mà không phải Anh và cho rằng “bấy lâu giới nghiên cứu Việt Nam cho rằng Hồng Mao là nước Anh là không chính xác” [8, tr.36].

học lịch sử đắt giá về việc giải quyết mối quan hệ giữa độc lập dân tộc và áp lực của văn minh phương Tây, bài học về cách thức giải quyết những thách thức độc lập, chủ quyền từ phía biển, trong đó có bài học về “đóng cửa” đất nước trước phương Tây của nhà Thanh. Đây cũng là lúc sau bao năm nằm trong “thế giới Hoa hoá” mỗi nước có thời cơ để tự lựa chọn cho mình con đường đi riêng ngoài “thế giới Trung Hoa”. Sự thức tỉnh với cái nhìn hướng biển của Minh Mạng vào những năm cuối cuộc đời phải chăng cũng chính là sự thức tỉnh và sự khẳng định con đường đi riêng ngoài con đường Trung Hoa, nhất là về vấn đề đóng cửađất nước từ phía biển, của vị vua tài giỏi và bản lĩnh này. Chỉ tiếc rằng ông đã qua đời khi ước vọng đó còn chưa thành hiện thực! Và cũng tiếc rằng, trong bối cảnh các nước phương Tây ngày càng có nhiều hành động quân sự tráo trợn trên vùng biển Đại Nam những năm cuối thập niên 40 của thế kỷ XIX, triều vua kế vị đã không tiếp nối được những chuyển biến về mặt nhận thức cuối triều Minh Mạng mà quay trở lại chính sách “đóng cửa” trước phương Tây.

Những năm đầu triều Thiệu Trị, Nhà nước có nhiều cố gắng trong việc thể hiện “thiện chí” với người phương Tây để giảm thiểu những xung đột. Năm 1843 nghe tin giáo sĩ Pháp bị giam tại Huế, thiếu tá Favin Lvêque chỉ huy tàu chiến Pháp Héroine dù không có quốc thư nhưng vẫn đến Đà Nẵng đề nghị xin tha cho các giáo sĩ. Kết quả cuối cùng là cả 5 giáo sĩ đều được thả [8, tr.40]. Đến năm 1845, Giám mục Lefèvre bị kết án tử hình đang bị giam tại Huế viết thư cho thuyền trưởng Percival của tàu Costitution (Hoa Kỳ). Percival chuyển lá thư đó đến tay vị chỉ huy trưởng của hạm đội Pháp là Cécille. Cécille viết thư đề nghị triều đình Huế xin tha cũng được Thiệu Trị chấp nhận.

Dù đã có những cố gắng và nhân nhượng đó nhưng một loạt sự kiện gây hấn ngày càng tráo trợn của thuyền Tây phương vào những năm cuối triều Thiệu Trị đã khiến cho triều đình quyết tâm đóng hoàn toàn cánh cửa đất nước trước thương nhân phương Tây để bảo vệ nền độc lập và ngôi vị vương triều. Những sự kiện này đã được thể hiện rò qua ghi chép của Đại Nam thực lục trong khoảng thời gian này.

Trước hết là sự kiện tháng 1 năm 1847, một chiếc thuyền Tây dương gồm 16 người đến đậu tại phận biển tỉnh Khánh Hoà. Thự án sát Nguyễn Hàm Ninh mới đến nhận chức nơi đây đã tự ý gọi họ lên bờ và cho một thanh đoản kiếm. Sau đó, Nguyễn Hàm Ninh lại cùng Thự phó vệ uý Vũ Thành, Tri huyện huyện Vĩnh Xương

là Hoàng Minh dẫn hơn 20 biền binh xuống thuyền Tây dương. Tất cả đều bị người Tây dương trói lại, đòi tiền bạc và “làm khổ nhục”. Nguyễn Hàm Ninh nhảy xuống biển tự tử nhưng được người Tây dương cứu sống để yêu sách, sau hơn 10 ngày yêu sách không được mới thả cho về. Thuyền Tây dương lại “giương buồm mà đi” [70, tr.963]. Sự việc này đã khiến Thiệu Trị rất tức giận vì Nguyễn Hàm Ninh đã làm tổn hại quốc thể.

Đến tháng 2 năm đó, hai chiếc thuyền quân của Phật Lan Tây (Pháp) đến đậu ở cửa biển Đà Nẵng, 6 đạo trưởng của thuyền “ngang nhiên” đeo chữ thập đi lại ở cửa biển. Quan tỉnh Quảng Nam xét thấy thái độ kiêu ngạo của họ đã “phi tấu” sự việc lên vua Thiệu Trị. Thế nhưng sau đó, “bọn Tây dương lại càng rông càn, ngày thường lên bờ, đi lại chỗ làng xóm. Những người nước ta vẫn theo tả đạo, phần nhiều đi lại nom dòm, thông tin tức kín. Những thuyền quân đi tuần biển bị chúng bắt giữ lại ở cửa biển. Có 5 chiếc thuyền bọc đồng ở Kinh phái đi Nam (Kim Ưng, Phấn Bằng, Linh Phượng, Thọ Hạc, Vân Bằng) chưa ra biển, còn đậu lại ở vụng Trà Sơn cùng đối diện với thuyền Tây dương, cũng bị chúng sấn đến cướp lấy buồm thuyền và dây buộc thuyền” [70, tr.975].

Đến tháng 3 năm 1847, thuyền Tây dương bắn vỡ đắm 5 chiếc thuyền đồng “ở Kinh chạy đến ngoài biển”1 gây thiệt hại rất nhiều về người, tàu thuyền và binh khí. Trước những hành động ngông cuồng đó, Thiệu Trị đã xuống Dụ cho các địa phương: “Nước Phật Lan Tây mọi rợ, ngông cuồng, tội không đáng khoan xá, nếu

chúng lại đến không cứ là thuyền buôn hay thuyền quân, các phận cửa biển nơi sở tại lập tức phải đuổi đi, không được cho chúng bỏ neo” (tháng 4 năm 1847) [70, tr.1003].

Đó là sự khởi đầu cho một chính sách “bế quan toả cảng” đầy thủ cựu dưới triều Tự Đức. Tự Đức không chỉ đóng cửa với thuyền buôn phương Tây mà ngay cả hoạt động ngoại thương Nhà nước sôi động của triều Minh Mạng và Thiệu Trị trước đó cũng bị ngưng trệ. Qua đó cho thấy sự bành trướng của các nước phương Tây, tư tưởng Nho giáo thủ cựu của bộ phận vua quan nhà Nguyễn đã làm nên chính sách

1 TRONG LầN đÁNH BẤT NGờ NàY CủA PHÁP, LãNH BINH NGUYễN ĐứC CHUNG, HIệP QUảN Lí ĐIểN Bị CHếT TRậN, BIềN BINH CHếT HơN 40 NGườI, Bị THươNG HơN 90 NGườI,104 NGườI MẤT TíCH. SúNG Và KHí GIớI CHìM đắM RẤT NHIềU (10 Cỗ SúNG CHU Y BằNG GANG, 3 Cỗ SúNG CHẤN HảI BằNG GANG, 15 Cỗ SúNG QUÁ SơN BằNG đồNG, CÁC KHí GIớI CHìM MẤT RẤT NHIềU). NGàY HôM SAU THUYềN TâY DươNG GIươNG BUồM CHạY đI Mà “KHôNG Có MộT NGườI NàO đUổI THEO!” [70, TR.984].

khép cửa từng bước và cuối cùng là đóng hẳn cánh cửa đất nước trước phương Tây như một biện pháp thu mình phòng thủ của vua quan nhà Nguyễn.

3.4. Tăng cường phòng bị đối với người Tây dương trước nguy cơ xâm lược (1847-1858)

Khi thời bình, hoạt động đảm bảo an ninh - phòng thủ biển chủ yếu tập trung vào việc duy trì sự yên ổn, hòa bình và sự phòng bị cho những lúc hữu sự. Đến thời chiến, hoạt động quốc phòng được tập trung và đẩy lên vị trí hàng đầu với những hoạt động quân sự. Công tác chuẩn bị thời bình như xây dựng thủy quân, tấn bảo, pháo đài, thuyền bè, vũ khí,nếu được thực hiện tốt sẽ là một bước chuẩn bị quan trọng, vững chắc cho thời chiến.

Năm 1847 đánh dấu sự thay đổi trong thái độ và hành động của người Tây dương (nhất là người Pháp) và của triều đình Huế trong khoảng thời gian từ năm 1802 - 1858. Động thái quân sự của cả hai bên đều trở nên quyết liệt, báo hiệu nguy cơ của một cuộc chiến tranh đang được châm ngòi. Đến thời điểm này, người Pháp bộc lộ mưu đồ xâm chiếm Đại Nam bằng một loạt hành động quân sự quấy rối công khai trên vùng biển Đại Nam. Những hành động đó vừa là sự thăm dò phản ứng và thực lực nhà Nguyễn vừa là sự gây rối để tạo ra cái cớ hợp thức của chiến tranh. Về phía Đại Nam, chính sách an ninh - quốc phòng biển lúc này đã nghiêng hẳn về quốc phòng và chuyển từ thời bình sang thời kỳ báo động của nguy cơ chiến tranh. Pháp nổ súng vào cảng Đà Nẵng năm 1858 chính thức tuyên bố cuộc chiến tranh xâm lược Đại Nam là kết quả trực tiếp, kết quả bề nổi của một chuỗi những sự kiện căng thẳng mà Pháp chủ định gây hấn từ năm 1847 nhưng gặp phải chính sách phòng thủ biển “cứng rắn” của nhà Nguyễn. Chính vì vậy, sự kiện gây hấn của người Tây dương năm 1847 có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo nên sự chuyển biến của chính sách an ninh - phòng thủ biển từ năm 1802 đến năm 1858. Với lý do đó, luận văn chọn dấu mốc 1847 như là dấu mốc đánh dấu sự tăng cường công tác phòng thủ quân sự trước nguy cơ chiến sự.

Vào đầu năm 1847, trước động thái của các nước phương Tây, nhà Nguyễn tăng cường thắt chặt phòng thủ dọc cửa biển cả nước. Theo Thiệu Trị, việc tăng cường phòng thủ các cửa biển là vì “nếu bọn Nhung Địch1 quả sinh bụng dạ gì, thì



1 CÁC NướC PHươNG TâY.

tỉnh Gia Định và Hải Phòng cũng là chỗ quan yếu, không riêng Đà Nẵng mà thôi!” (tháng 3 năm 1847) [70, tr.985]. Tuy nhiên, trong số các cửa biển quan trọng, cửa biển Đà Nẵng vẫn là cứ điểm trọng yếu nhất.

Thứ nhất, Nhà nước tăng cường lực lượng đảm trách phòng thủ vùng cửa biển bằng cách đặt thêm các chức quan quan trọng trấn thủ nơi cửa biển.

Trước năm 1847, theo quan chế, hai tỉnh Quảng Nam - Quảng Ngãi chỉ được đặt một chức Tuần phủ kiêm lĩnh Bố chính. Đến tháng 2 năm 1847, bị động đối phó với tình huống gây hấn bất ngờ tại cửa biển Đà Nẵng của hai chiếc quân thuyền Pháp, Thiệu Trị phong Nguyễn Bá Nghi chức Quyền lĩnh Bố chính tỉnh Quảng Nam, Nguyễn Nghĩa Thịnh Quyền lĩnh Phó lãnh binh tỉnh Quảng Nam, Mai Điền bổ thụ Phó vệ uý vệ Nhị Hữu bảo Hữu quân, Phạm Dũng thăng thụ Thành thủ uý và làm Hiệp quản vệ Nhị Hữu bảo Hữu quân. Tất cả cùng theo theo Mai Công Ngôn lập tức đến đóng ở cửa biển Đà Nẵng để phòng thủ. Vũ Khoa được thăng thụ Thành thủ uý sung Hiệp quản vệ Cẩm y, cùng với Phó vệ uý Ngô Khánh theo Nguyễn Bá Nghi lập tức đến tỉnh Quảng Nam để phòng thủ (tháng 2 năm 1847) [70, tr.975-976].

Đến tháng 3 năm 1847, cũng do tình thế phức tạp và căng thẳng sau sự kiện tàu Tây Dương bắn chìm 5 thuyền chiến của nhà Nguyễn, Thiệu Trị cho “[bỏ] bớt chức danh Tuần phủ, đổi đặt chức Tổng đốc Nam - Ngãi, chức Bố chính Quảng Nam đều một viên. Phàm những công việc về biên cương và mặt biển thì Tổng đốc hội đồng với Bố chính, Lãnh binh hết lòng trù tính mà làm; còn tập tấu thì chuyển dùng ấn quan phòng Tổng đốc, các viên Bố chính, Lãnh binh đều ký tên ở bên dưới Tổng đốc. Còn tất cả các việc trong tỉnh đều chiếu theo lễ cũ thi hành” [66, tr.989]. Theo Chỉ Dụ đó, Mai Công Ngôn được phong giữ chức Tổng đốc Nam - Ngãi, Đào Trí Phú phong Bố chính Quảng Nam, Mai Điền phong hàm Lãnh binh tỉnh Quảng Nam để “quản chiếu thành đài quân Thuỷ sư và công việc đồn cửa Đà Nẵng” [70, tr.989]. Dưới triều Tự Đức, chức quan Khâm phái trấn dương được giao cho Đào Trí Phú, Mai Công Ngôn quản trách, chuyên lo việc giao thiệp và phòng bị trước người Tây dương [71, tr.485].

Theo lệ cũ, tỉnh Quảng Nam chỉ được đặt một viên Lãnh binh và một viên Phó lãnh binh (Phó lãnh binh trú phòng ở tỉnh thành, Lãnh binh trú phòng ở cửa biển Đà Nẵng). Đến tháng 3 năm 1847, vì “việc ở cửa biển rất nhiều” nên nhà Nguyễn cho đặt thêm một Lãnh binh Thủy sư Quảng Nam “chuyên coi công việc ở thành An

Hải, và pháo đài Phòng Hải” [66, tr.998]. Chức Lãnh binh trước kia vẫn được giữ nguyên và có chức phận “chuyên coi công việc ở thành Điện Hải, pháo đài Định Hải và cửa biển Đà Nẵng” [70, tr.998].

Thứ hai, Nhà nước tăng cường lực lượng quân binh bố phòng cửa biển.

Tháng 2 năm 1847, ngay khi nhận được tin cấp báo thuyền Pháp gây hấn ở cửa biển Đà Nẵng, Thiệu Trị đã xuống Dụ cho Đô thống Hữu quân Mai Công Ngôn, Tham tri bộ Hộ Đào Trí Phú đem biền binh 3 vệ Vũ Lâm, Hổ Oai, Hùng Nhuệ đến ngay cửa biển, “từ Tuần phủ trở xuống đều phải nghe lệnh điều khiển của Mai Công Ngôn” [70, tr. 975-976].

Dưới triều Tự Đức, ngay sau khi lên ngôi, Tự Đức đã cho thực hiện chính sách luân phiên thay đổi lực lượng canh giữ tấn phận Đà Nẵng theo định kỳ 6 tháng, giúp tránh tình trạng mệt mỏi, không đảm bảo được yêu cầu canh phòng vì công việc vất vả nơi cửa biển: “Tấn Đà Nẵng lệ trước phái lấy 50 lính pháo thủ ở vệ Hộ Vệ, Cảnh Tất doanh Thần Cơ cùng 40 lính pháo thủ thuộc tỉnh; định làm 6 tháng 1 lần thay đổi và lấy tháng 5 và tháng 11 làm kỳ thay phiên” (năm 1848) [53, tr.666]. Bên cạnh đó, Nhà nước cũng không ngừng bổ sung quân số cho cửa biển ở Thừa Thiên và Đà Nẵng. Ví như năm 1856, Tự Đức cho phái thêm “một viên Hiệp quản dinh Thần cơ và 50 tên biền binh, 10 tên pháo thủ đến ngay thành Trấn Hải, hiệp cùng quan quân phái đi trước để nghiêm thêm việc phòng bị” [71, tr.467].

Để động viên quân lính tập trung sức lực và tinh thần cho việc phòng thủ, Nhà nước đã thực hiện nhiều chính sách nhằm khích lệ tinh thần quân sĩ. Tháng 4 năm 1847, Thiệu Trị xuống Dụ cho lực lượng xây dựng 7 đồn Trấn Dương ở Quảng Nam: “từ Lãnh binh, Quản vệ, Quản cơ đến phủ huyện và biền binh, ai phải đóng lâu để làm việc, đều thưởng trước một tháng lương bằng tiền” [70, tr.1002]. Đến triều Tự Đức, Nhà nước “tha thuế thân, thuế đầu quan cho các phu lệ thuộc ở cửa biển Đà Nẵng tỉnh Quảng Nam (vì ở ven biển không có ruộng đất, lại đài đệ bận nhiều, cũng như phu trạm không khác gì). Các cửa biển nào có những phu tương tự như thế, rồi cũng tha cho cả” (tháng 3, năm 1848) [71, tr.61].

Thứ ba, Nhà nước tăng cường trang bị vũ khí, xây dựng và củng cố các cơ sở bố phòng cửa biển.

Tháng 2 năm 1847, cùng với việc đặt thêm các chức quan quan trọng trấn thủ cửa biển Đà Nẵng và phái thêm quân binh bố phòng cửa biển nơi đây, Thiệu Trị gấp

Xem tất cả 265 trang.

Ngày đăng: 23/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí