lục, tháng 12 năm 1836, với lý do “phần biển tỉnh Khánh Hoà rộng và xa, lại nhiều hòn và đảo. Quân cướp biển và bọn buôn lậu thường ẩn núp ở đó. Ở vùng Nha Trang có một quả núi, phía trước là đầm sâu, người và thuyền tụ tập đông đúc”, quan tỉnh Khánh Hòa tâu xin xây pháo đài Ninh Hải “ở đỉnh núi”, “đặt đại bác, phái lính đóng giữ” và được Minh Mạng phê chuẩn. Với vị trí đó, Ninh Hải “có thể khống chế cả 3 mặt Đông, Nam, Bắc” của phận biển Khánh Hòa. Trung tâm pháo đài rộng 10 trượng, thân dày 1 trượng 2 thước. Bên trong pháo đài cao 3 thước 2 tấc, trên rộng 1 thước 5 tấc, dưới rộng 1 thước 8 tấc; bên ngoài cao 6 thước 3 tấc, trên rộng 2 thước 1 tấc, dưới rộng 2 thước 7 tấc. Cửa pháo đài cao 8 thước 3 tấc, trung tâm cao 5 thước 4 tấc, rộng 4 thước 1 tấc [68, tr.1060].
- Pháo đài Hổ Ki
Pháo đài Hổ Ki được xây dựng năm 1826, tại cửa biển Thi Nại, tỉnh Bình Định. Pháo đài có chu vi 27 trượng, được mở một cửa, có một kì đài và 12 lỗ súng. Phía sau pháo đài nhà Nguyễn cho đắp luỹ trên gò Vũng Tàu dài 3 trượng với 4 lỗ súng và đắp luỹ trên gò Kinh Đẻ, dài 3 trượng với 5 lỗ súng. Đến năm 1865, Tự Đức mới lần đầu tiên cho tu sửa lại pháo đài.
Cửa biển là vị trí đắc địa để đặt các cơ sở bố phòng tấn, bảo, sở và pháo đài. Đó là bởi vị trí này thuận lợi cho việc bố phòng và nhanh chóng triển khai các hoạt động tuần tra, cứu trợ khi có sự cố bất ngờ trên biển. Đây cũng đồng thời là địa điểm lý tưởng để kiểm soát các hoạt động ra vào đất liền từ phía biển, thu thuế thuyền buôn, thuyền đánh cá. Bên cạnh đó, do đặc điểm kiến tạo địa chất, dọc ven biển nước ta có nhiều dãy núi chạy thẳng ra biển như dãy Trường Sơn ở miền Trung, cánh cung Đông Triều ở phía đông của vùng Đông Bắc hay những ngọn núi cư ngụ trên các đảo, thậm chí nhiều đảo chỉ là những hòn nổi sừng sững gác giữa biển khơi. Đặt cơ
sở bố phòng trên những địa thế cao của các ngọn núi này sẽ tạo nên tính hiệu quả trong khả năng quan sát và cấp báo tin tức1. Tuy nhiên điều đó không mấy hiệu quả cho hoạt động thu thuế thuyền buôn, thuyền đánh cá trên biển. Dưới triều Nguyễn, Nhà nước đã biết nắm bắt cả 2 lợi thế địa hình cửa biển và núi cao nhằm phục vụ đắc
1 Bằng các tín hiệu cấp báo như đốt lửa báo hiệu trên các đỉnh núi, việc truyền tin tức sẽ nhanh hơn so với việc chạy ngựa trạm. Các đài phong hỏa được xây dựng dưới triều Nguyễn cũng không ngoài mục đích đó. Tuy nhiên, biện pháp này không loại trừ khả năng sai số do những sự cố đốt lửa không mang tính truyền tin như hỏa hoạn hay đốt củi.
lực công tác an ninh - phòng thủ biển. Tuy nhiên, các tấn, bảo, pháo đài quy mô, kiên cố phần lớn án ngữ tại các cửa biển bởi vai trò và những hữu ích của nó.
Việc lợi dụng dãy núi cao trông ra biển để đặt cơ sở phòng thủ đã có bài học kinh nghiệm nhất định từ thời các vua Trần khi mà sự kiện vua Trần Nhân Tông tu ẩn trên núi Yên Tử (thuộc cánh cung Đông Triều) được đánh giá thực tế là để “để mắt” đến vùng biển Đông Bắc. Cửa Hải Vân (Hải Vân quan) được xây dựng trên đỉnh Hải Vân, phủ Thừa Thiên (thuộc dãy Trường Sơn) là một ví dụ tiêu biểu cho
thành công của nhà Nguyễn trong biện pháp đặt cơ sở bố phòng biển trên vùng địa thế núi cao1.
Có thể bạn quan tâm!
- Chính sách an ninh phòng thủ biển của nhà Nguyễn ở nửa đầu thế kỷ XIX 1802 - 1858 - 10
- Các Biện Pháp An Ninh - Phòng Thủ Vùng Duyên Hải
- Xây Dựng Và Tu Sửa Các Công Trình Phòng Thủ Cửa Biển
- Nhiệm Vụ Của Các Lực Lượng Bố Phòng Cửa Biển
- Thu Thuế Thuyền Buôn Và Kiểm Soát Các Hoạt Động Của Tàu Thuyền Nước Ngoài
- Tăng Cường Phòng Bị Đối Với Người Tây Dương Trước Nguy Cơ Xâm Lược (1847-1858)
Xem toàn bộ 265 trang tài liệu này.
Cửa Hải Vân được xây dựng năm 1826, ở phía Đông - Nam huyện Phú Lộc, phủ Thừa Thiên, là một điểm xung yếu để bảo vệ kinh đô Huế. Theo ghi chép trong Đại Nam thực lục, năm đầu tiên dưới triều Tự Đức, Nhà nước cho “đắp thêm pháo đài ở cửa ải Hải Vân” (tháng 3 năm 1848) [71, tr.93].
Cửa Hải Vân “phía trước và phía sau đều xây một cửa, trên cửa trước đề ba chữ “Hải Vân Quan”, trên cửa phía sau đề 6 chữ “Thiên hạ đệ nhất hùng quan”. Cửa trước, chiều cao và chiều dài đều 15 thước, ngang 17 thước 5 tấc. Cửa sau cao 15 thước, dài 11 thước, ngang 18 thước 1 tấc. Các cửa tò vò đều cao 10 thước 8 tấc, ngang 8 thước 1 tấc. Bên phải và trái cửa quan “xếp đá làm tường, trước sau tiếp nhau” [72, tr.198]. Khi mới xây dựng (năm 1826) Minh Mạng cho “đặt một viên phòng thủ uý đóng lâu, biền binh thì hàng tháng thay đổi”. Đến năm 1836, hai viên Phòng thủ uý “mỗi tháng thay đổi một lần”, biền binh thì “15 ngày đổi”; “lại cấp cho thiên lý kính để xem ngoài biển, phàm thuyền nước ngoài vào cửa biển Đà Nẵng thì phải báo trước cho cửa quan này” [72, tr.198]. Cũng trong năm 1836, cửa Hải Vân được khắc tượng vào Dụ đỉnh khi triều đình cho đúc cửu đỉnh đặt tại Kinh thành và là nơi định ranh giới giữa phủ Thừa Thiên với tỉnh Quảng Nam: “cửa quan trở về Bắc thuộc quản hạt phủ Thừa Thiên, ngoài cửa quan trở về phía Nam thuộc quản hạt tỉnh Quảng Nam” [72, tr.199]. Về vai trò phòng thủ, cửa Hải Vân là “tiền
1 Bên cạnh đó, một số b¶o trong TrÊn D-¬ng thÊt b¶o còng đ-îc bố trÝ trên nh÷ng ngän nói cao cđa b¸n đ¶o S¬n Trµ (§µ N½ng). B¶O THø NHẤT TạI Má DIÒU CHU VI 23 TR-îNG, CAO 4 TH-íC; B¶O THø HAI ë HßN C« CHU VI 41 TR-îNG, CAO 4 TH-íC 3 TẤC; HAI B¶O THø BA Vµ THø T- ë PHÝA T©Y CH©N NóI S¬N TRµ CHU VI 8 TR-îNG, CAO 2 TH-íC 7 TẤC.
N¨m 1847, sau sù cố qu©n Ph¸p b¾n ch×m 5 thuyÒn chiÒn tại §µ N½ng, vua ThiÖu TrÞ cho x©y thêm tÊt c¶ lµ 7 b¶o đÒu có đÆt sóng đại b¸c đÓ phßng ngù, gäi lµ TrÊn D-¬ng thÊt b¶o [73, tr.433].
đồn kiên cố về phía Nam của Kinh thành Huế; nơi ứng phó giữa Kinh đô Huế và chiến trường Đà Nẵng khi chiến cuộc xảy ra” [8, tr.68]
Tuy ngự trên núi cao nhưng pháo đài Hải Vân không cô độc một mình trong nhiệm vụ an ninh - quốc phòng biển1. Dưới chân núi, tấn Hải Vân2 án ngữ cửa biển để “xét hỏi hành khách và tuần phòng ngoài biển” [72, tr.209]. Trên đỉnh núi, pháo đài Hải Vân sừng sững “nhìn ngắm” mặt biển để phòng thủ từ xa. Cùng với đó là sự yểm trợ của đồn Chân Sảng, pháo đài Định Hải, tấn Cu Đê, pháo đài Hỏa Phong3 tạo nên một thế phòng thủ liên hoàn của hệ thống phòng thủ Hải Vân, bảo vệ vững chắc phía Bắc biển Đà Nẵng và phía Nam kinh đô Huế. Trận thế bố phòng vững chắc đó được xây dựng trên cơ sở kết hợp và phát huy tối đa những lợi thế của tự nhiên. Tính hiệu quả nhất định của hệ thống phòng thủ này đã được minh chứng qua chiến tích “đánh cầm chân và làm vô hiệu hóa quân Pháp khi chúng mở cuộc tấn công nhằm phá thủng tuyến phòng thủ Đà Nẵng để ra chiếm kinh đô Huế trong các trận đánh do Thiếu
tướng Le Page chỉ huy vào ngày 18-11-1859” (Lưu Trang, Phố cảng Đà Nẵng (từ 1802 đến 1860), Nxb.Đà Nẵng, 2005, tr.227; dẫn theo [8, tr.68]).
Dưới triều Nguyễn, so với các tấn, bảo thì số lượng pháo đài chỉ giới hạn ở con số nhỏ. Địa điểm đặt các tấn, bảo, sở, pháo đài được suy tính kỹ lưỡng để đạt mục đích phát huy cao nhất hiệu quả canh phòng4 nhưng không vì thế mà bị cô lập. Phần lớn các tấn, bảo, pháo đài được bố trí sao cho có sự tương trợ lẫn nhau mà như lời tâu của các quan Bắc Thành thì đó là “cùng làm môi và răng giữ gìn nhau” [66,
1 Pháo đài Hải Vân không chỉ làm nhiệm vụ phòng thủ miền biển mà cả canh phòng miền núi, kiểm soát người qua lại, trấn áp các hoạt động quấy nhiễu vùng rừng núi.
2 Đại Nam nhất thống chí cho biết: tấn Hải Vân ở phía Đông Nam huyện Phú Lộc (phủ Thừa Thiên), nơi “cửa biển rộng 27 trượng, thuỷ triều lên 6 thước 5 tấc, thuỷ triều xuống sâu 4 thước 5 tấc, phía Nam là chân núi Hải Vân, phía Bắc là bãi cát An Cư, có đặt thủ sở, xét hỏi hành khách và tuần phòng ngoài biển” [72, 209].
3 Dưới chân núi Hải Vân về phía Nam, có đồn Chân Sảng, nối tiếp là pháo đài Định Hải; phía Nam pháo đài Định Hải là tấn Cu Đê “có đặt quan Thủ ngự và thủ dân để tuần phòng ngoài biển” [73, tr.435]. Từ HảI VâN đếN Đà NẵNG Có 7 TRạM THôNG TIN CẤP BáO.
PHíA BắC Là PHáO đàI PHONG HỏA ở đảO SơN TRà CòN GọI Là đảO NGự HảI (THUộC THừA THIêN, đốI DIệN MũI CHâN MâY) đượC XâY DựNG NăM 1840 Có NHIệM Vụ đốT LửA KHI THẤY TàU CủA địCH XUẤT HIệN [8, TR.67].
4 Đối với các tấn, bảo, bên cạnh mục đích canh phòng, mục đích kinh tế (thu thuế thuyền buôn, thuyền đánh cá) cũng được cân nhắc.
tr.890]. Việc đặt pháo đài Phòng Hải theo như lời tâu của Hữu Tham tri Nguyễn Công Trứ là để cùng với pháo đài Định Hải hỗ trợ lẫn nhau: “Bãi Diên Chũy ở vũng Trà Sơn, 4 mặt đều rộng, đối với pháo đài Định Hải cũng là một địa thế hiểm yếu, nay xin lập pháo đài ở đấy để giúp đỡ lẫn nhau” [62, tr.275].
Bên cạnh đó, vị trí của một số pháo đài phòng thủ biển còn được đặt trong bài toán khoảng cách với các đồn trạm nơi rừng núi gần đó để tạo nên “thế ỷ giốc”1, hình thành hàng rào bảo vệ cho cả phía biển và đất liền. Việc xây đắp đồn Chiêm Khê tại thôn Thuận An (Hà Tiên) dưới triều Thiệu Trị cũng là để “phái quân đến đóng giữ, để chặn đường thổ phỉ qua lại và để làm thế ỷ giốc với pháo đài Kim Dữ” (tháng 7 năm 1841) [70, tr.200].
Ở Bắc thành, cửa Liêu (Nam Định) là cửa biển quan trọng cho thuyền buôn người Thanh qua lại buôn bán song lời tâu của Trịnh Quang Khanh (Tổng đốc Định - An) xin đặt pháo đài canh đã không được Thiệu Trị phê chuẩn: “Các cửa biển Liêu, Lác và Ba Lạt cách tỉnh thành rất gần, xin đặt 5 pháo đài ở mạn Đông và mạn Tây sông Liêu, mạn Đông sông Lác và sông Lạt, mạn Tây sông Lạt, để vững mạnh bờ còi nơi biên giới” (tháng 5 năm 1841). Nguyên nhân là vì: “Cương giới về hải phận của bản triều rộng, dài, những chỗ xung yếu ở nơi ven biển đều đặt pháo đài để nghiêm việc phòng giữ. Duy có khoảng giữ hai đồn canh Liêu và Lác, thì đã có bảo Bình Hải và tấn Ba Lạt cũng có biền binh đóng giữ, cũng đủ phòng bị, hà tất phải lo xa. Việc ấy hiện nay chưa cần, đợi sau phái khám, sẽ xuống Chỉ cho làm” [70, tr.170].
Cùng với quá trình biển lùi, đồn Bình Hải và Ba Lạt2 (tỉnh Nam Định) đến
những năm đầu triều Thiệu Trị đã trở nên cách cửa biển “hơi xa”. Tuy nhiên, việc
1 “Thế ỷ giốc” là thuật ngữ quân sự thời cổ xưa, nói về một phép dùng binh của các vị tướng, trong đó 2 cánh quân hoặc hai cứ điểm quân sự được đóng tựa vào nhau để hỗ trợ lẫn nhau.
2 Đồn Bình Hải ở cửa Liêu, địa phận xã Quần Liêu, huyện Đại An, tỉnh Nam Định [74, tr.400].
Đồn “đối ngạn với đồn Liêu Lác” [66, tr.890]. Trước năm 1829 gọi là đồn Bồng Hải, được đặt từ thời Gia Long. NăM 1829, MINH MạNG CHO đặT TêN Là đồN BồNG HảI [66, TR.890].
ĐồN BA LạT ở CửA BIểN BA LạT, địA PHậN Xã YêN HồI, HUYệN GIAO THủY, TỉNH NAM ĐịNH [67, TR.401], đượC đặT DướI TRIềU GIA LONG (ĐạI NAM THựC LụC CHéP Về Sự KIệN
THủ NGự CửA BIểN BA LạT Là Vũ ĐứC CáT đượC THưởNG Vì GóP CôNG TRONG VIệC BắT TướNG GIặC CủA “đảNG GIặC ở SơN NAM Hạ” VàO NăM 1808, DướI TRIềU GIA LONG [65,
TR.721]. Điều này chứng tỏ đồn Ba Lạt đã được đặt dưới triều Gia Long).
xin di dời 2 đồn đến địa điểm mới gần cửa biển hơn để “tiện việc phòng thủ” như theo lời tâu của Tổng đốc Phan Bá Đạt cũng phải sau nhiều lần nghị bàn giữa bộ Binh và bộ Công mới được thực hiện: Tháng 7 năm 1843, “Tổng đốc Phan Bá Đạt tâu nói: “Hai đồn cách cửa biển hơi xa, xin dời đặt đến chỗ gần cho tiện việc phòng thủ”. Vua cho rằng việc khó tính cách bức được, nên lại sai khoa đạo đến khám lại, rồi giao hai bộ Binh, Công hội nghị. Hai bộ đều xin y như lời Đạt nói, bấy giờ mới sai dời đồn Bình Hải đến chỗ gần cửa sông thuộc xã Quần Liêu, bên đông bên tây đặt thêm 2 đồn nhỏ; đồn Ba Lạt dời đến thôn Thượng xã An Tứ. Phái quân ở tỉnh đến đóng giữ (đồn Bình Hải 200 biền binh; đồn Ba Lạt 300 biền binh), lại sức cho văn vò trong tỉnh hoặc viên quản đồn mộ lính sung vào” (tháng 7, năm 1843) [70, tr.626]. Điều này cho thấy, dưới triều Thiệu Trị, dựa trên thành tựu về cơ sở bố phòng của các triều vua trước đó, Thiệu Trị có sự tu sửa nhất định cho phù hợp với những thay đổi của hoàn cảnh mới.
Đối với đài trấn hải ở các cửa biển quan trọng, Nhà nước đã ra những lệ định chặt chẽ và quy củ nhằm xây dựng pháo đài thành những phên dậu bảo vệ vững chắc nơi cửa biển. Với quy mô lớn và kiên cố hơn tấn, bảo, các pháo đài cũng có số lượng quân đóng giữ đông hơn. Ví như đài Trấn Hải trấn giữ cửa biển trọng yếu nơi Kinh kỳ, lực lượng quan quân đóng giữ phải được lựa chọn kỹ lưỡng và luân phiên thay đổi theo tháng (mỗi tháng 1 lần), giúp đảm bảo hiệu quả canh phòng, tránh tình trạng quân sĩ quá mệt mỏi vì phải làm việc liên tục trong thời gian dài. Số lượng Tấn thủ cũng thay đổi nhiều ít theo mức độ “bận rộn” của công việc. Theo lệ định tháng 7 năm 1813, từ ngày 1 tháng 4 đến cuối tháng 7, thuyền buôn, thuyền vận tải công của Nhà nước, thuyền cướp biển hoạt động mạnh nên số lượng quan quân đóng giữ được tăng cường. Mỗi tháng, tổng số quan quân đóng giữ là 310 người, bao gồm 250 quân Thị trung, Thị nội, Thần sách, 50 người các đội Trung hầu, Chấn uy, 10 người các đội Nội hầu, Tiểu sai. Từ ngày mồng 1 tháng 8 đến cuối tháng 3 năm sau, công việc ít hơn, mỗi tháng, tổng cộng cũng chỉ 105 người, bao gồm 80 quân Thị trung, Thị nội, Thần sách, 20 người các đội Trung hầu, Chấn uy, 5 người các đội Nội hầu, Tiểu sai, cộng 105 người [65, tr.870]. Bên cạnh đó, công việc tu bổ, sửa chữa di dời các pháo đài đến những nơi thích hợp hơn để đảm bảo sự vững chắc nơi cửa biển cũng được các triều vua Nguyễn hết sức quan tâm.
3.3. Xây dựng lực lượng bố phòng cửa biển
3.3.1. Quan chế và sự trang bị vũ khí của lực lượng bố phòng cửa biển
Lực lượng quan chế bố phòng cửa biển chủ yếu là Tấn thủ, Thủ ngự, Thủ úy, Phòng thủ úy, Thành thủ úy, trong đó Tấn thủ là lực lượng phổ biến trong việc coi giữ tấn, bảo còn Thành thủ úy hiện diện nhiều hơn tại các pháo đài. Tấn thủ, Thủ ngự trước năm 1847 được “chiếu bổ” từ Cai đội, Suất đội với phẩm hàm quy định, trong đó Tấn thủ trật Tòng Tứ phẩm, Thủ ngự trật Chánh Lục phẩm. Đến năm 1847, Thiệu Trị “chuẩn cho đổi lại”, Phòng thủ úy trật Chánh Ngũ phẩm, Tấn thủ trật Tòng Ngũ phẩm và “phàm các tấn ở đầu nguồn, cửa biển, chuẩn cho đặt chức danh Phòng thủ úy hoặc Tấn thủ”, còn “chức danh Thủ ngự đặt trước kia (…) thì bỏ đi” [54, tr.79- 80]. Theo quan điểm của Tự Đức, “Phòng thủ úy, Tấn thủ ở các đầu nguồn, cửa biển đều là quan chức nhỏ” (năm 1850) [54, tr.80]. Tuy nhiên, với những phẩm hàm bổ nhiệm này thì Phòng thủ úy, Tấn thủ không phải là những chức quan quá nhỏ. Ở những nơi xung yếu, các chức quan này sẽ do bộ Binh tuyển bổ, còn ở các tấn nhỏ sẽ do các Thượng ty địa phương tâu xin sung bổ (năm 1850) [54, tr.80].
Riêng chức Phòng thủ úy được Đại Nam thực lục nhắc đến như một chức quan thưởng thụ cho Tấn thủ tại tấn, bảo cửa biển khi lập công. Tấn thủ Trần Bá Mao dưới triều Tự Đức có công giết giặc biển, giữ được thuyền buôn ở cửa biển tỉnh Khánh Hòa nên được thưởng hàm Phòng thủ úy đồn cửa biển Cam Ranh: “Thuyền giặc biển ăn cướp thuyền buôn ở cửa biển Cam Ranh, tỉnh Khánh Hoà. Tấn thủ là Trần Bá Mao họp đem dân phục giết giặc giữ được thuyền buôn. Việc ấy đến tai vua, vua cho là đánh giặc có công, chuẩn cho thưởng thụ Phòng thủ uý đồn ấy” (năm 1857) [71, tr.486].
Một đặc điểm khá nổi bật trong chính sách tuyển chọn thủ ngự canh giữ cửa biển dưới các triều vua Nguyễn là chú trọng ở sự dạn dày kinh nghiệm. Theo lệ định năm 1815 dưới triều Gia Long, những nơi cửa biển còn khuyết chức Thủ ngự sẽ được Nhà nước bổ sung bằng Suất đội các vệ còn thừa ra mà đã 60 tuổi trở lên [54, tr.634]. Điều này đồng nghĩa với việc hiệu quả canh giữ cửa biển của các Tấn thủ cũng là một vấn đề cần bàn luận. Ở vào độ tuổi 60, dẫu có trải qua nhiều năm kinh nghiệm nhưng với công việc vất vả của chức Thủ ngự khi phải làm việc nơi sóng gió biển khơi thì những Thủ ngự này liệu có đảm đương tốt trọng trách của một Tấn thủ? Vậy mà lệ định đã tồn tại một cách lâu dài, trải suốt từ triều Gia Long đến năm cuối cùng trong thời gian trị vì của vua Minh Mạng (năm 1840). Trong năm này Minh Mạng mới nhận thức được hạn chế của lệ định và quyết định sửa đổi: “Trước đây,
Thủ ngự các hạt, cứ chọn các Suất đội các vệ ra, người nào tuổi già sức yếu thì sung bổ. Đó là triều đình nghĩ thương bọn họ giúp việc đã lâu, có chút công lao nên mới liệu nơi cho đến giữ việc, không nỡ ruồng bỏ mà thôi. Nhưng Thủ ngự cũng có trách nhiệm tuần phòng, nếu già yếu quá làm sao làm được việc. Nay chuẩn cho các Thượng ty đến xét rò các viên Thủ ngự thuộc hạt mình, ai tuổi già mà sức lực còn mạnh, vẫn để cho giữ chức; còn người nào già yếu không làm nổi việc, thì trích ra tâu xin cho về hưu, chớ để kẻ hèn kém vẫn làm mãi như ngựa mến tầu, có khi nhỡ việc” [69, tr.769].
Tuy nhiên, đến triều Thiệu Trị ta vẫn bắt gặp quan điểm: “Thủ ngự ở đầu nguồn cửa biển các hạt hiện để khuyết, cần người sung bổ. Nay xin ban sắc cho các thống quản đại viên đều phải chọn lấy Suất đội thuộc tiêu, người nào tuổi và sức già dặn mà hơi thông sự lý, có thể làm nổi chức Thủ ngự, thì tuyển mỗi vệ 1 người, đợi lệnh giao sát hạch, để chuẩn bị bổ đi các nơi ấy” (năm 1846) [54, tr.635].
Có lẽ chính tính cách duy tình, trọng tình cảm này của người Việt là một trong những nguyên nhân hạn chế hiệu quả của chính sách an ninh - phòng thủ biển dưới triều Nguyễn.
Theo lệ định dưới triều Nguyễn, số lượng và phẩm hàm của Tấn thủ phụ thuộc vào mức độ trọng yếu của cửa biển đóng giữ và “mức độ bận rộn” của công việc nơi đây. Ví như năm 1832, Minh Mạng đã ra lệ định về “hai hạng khuyết nơi nhiều việc và nơi ít việc cho người đóng ở tấn và ở thủ thuộc các địa phương” [67, tr.423]. Theo quy định, “phàm nơi nào nhiều thuyền bè ra vào hoặc tuần phòng bắt giặc cướp là nơi công việc nhiều, nơi nào công việc đơn giản gọi là nơi ít việc”. Khi đó, “chỗ nhiều việc thì đổi đặt Bát cửu phẩm thư lại, mà bỏ chức Hiệp thủ; nơi ít việc thì do quan địa phương lựa chọn Lý trưởng sở tại, hay người mẫn cán trong làng, do tỉnh cấp cho văn bằng, lệ thuộc viên Thủ ngự làm việc” [67, tr.423]. Đối với những cửa biển có khối lượng công việc nhiều, “đặc biệt bận rộn” như cửa biển nơi Kinh thành, cửa biển Đà Nẵng thì lực lượng này sẽ được bổ sung đông hơn (xin xem phụ lục Bảng 3.1: Quản viên tấn, đồn, bảo, pháo đài).
Trong công tác đầu tư cho bố phòng cửa biển, lực lượng phòng thủ được cấp binh khí để canh phòng. Tuy nhiên, vũ khí trang bị thì thô sơ và hạn chế về số lượng trong khi canh giữ cửa biển là công việc vất vả và nhiều hiểm nguy. Điều này đã
kéo theo những hạn chế về hiệu quả phòng thủ. Đó cũng là hạn chế chung của thực trạng quân bị dưới triều Nguyễn.
Bên cạnh đó, số lượng các cửa biển được cấp phát binh khí cũng bị giới hạn. Nhà Nguyễn dựa vào mức độ quan trọng của các cửa biển để định mức phân cấp do đó số lượng vũ khí cấp phát thay đổi theo tầm mức quan trọng của cửa biển. Những cửa biển nhà Nguyễn đánh giá không mấy quan trọng thì không nằm trong chế độ quân cấp, dù chỉ là những vũ khí thô sơ. Bên cạnh đó, các pháo đài vì đã có lính phòng thủ nên dù là nơi xung yếu cũng không thuộc vào lệ định. Tuy nhiên, ngay cả với những cửa biển trọng yếu, số lượng vũ khí cũng không nhiều. Theo lệ định năm 1836, Nhà nước chỉ cấp phát cho các tấn, bảo xung yếu 5 - 7 hoặc 10 cây súng điểu sang để giúp việc phòng bị [54, tr.340]. Năm 1839, số lượng vũ khí được bổ sung nhiều hơn song không đáng kể: “tấn nào nằm trên địa phận quan yếu ở cửa bể, nếu trước chỉ cấp 5, 7 cây điểu sang thì nên cấp thêm đủ 10 cây, hoặc 20 cây. Nơi nào tương đối trọng yếu trước đã cấp 5,7 cây, nên cấp đủ 10 cây, hoặc 8, 9 cây. Còn nơi không phải quan yếu, trước không chuẩn cấp, nay cấp cho mỗi tấn 5 cây” [54, tr.341] (xin xem phụ lục Bảng 3.2: Số lượng súng bắc cơ điểu sang cấp cho tấn, bảo cửa biển theo lệ định năm 1839).
Đối với pháo đài, để việc quan sát các loại thuyền trên biển được chuẩn xác, giúp hiệu lệnh treo cờ, bắn súng truyền tin không bị nhầm lẫn, triều đình đã cấp phát cho các đài trấn hải kính thiên lý vì đây là loại kính có khả năng “nhìn ngắm” xa và rò. Tuy nhiên, số lượng được phân cấp cũng rất hạn chế. Những địa điểm được cấp kính thiên lý bao gồm các tỉnh lớn và quan trọng (nhất là các tỉnh biên giới phía Bắc và phía Nam) cùng những nơi trọng yếu miền biển như cửa biển Thuận An, cửa ải Hải Vân, cửa biển Đà Nẵng. Đó là vì cửa Thuận An là cửa ngò bảo vệ Kinh kỳ, cửa ải Hải Vân là nơi “đặt đồn phòng thủ để trông các thuyền ở ngoài biển” còn cửa biển Đà Nẵng là nơi tàu thuyền phương Tây ra vào trong khi đường biển lại “mông mênh, sương mù mờ mịt, về màu thuyền, kiểu buồm đối với người nhìn ngắm, cũng có khi không khỏi sức mắt có thể thấy được” [54, tr.596- 600].
Vì được đánh giá là vật “rất cần cho việc dùng binh” nên việc giữ gìn, bảo dưỡng và học tập các phép quan sát bằng kính thiên lý được Nhà nước quan tâm. Những người được lựa chọn để đảm trách công việc “nhìn ngắm” kính thiên lý,