Xây Dựng Và Tu Sửa Các Công Trình Phòng Thủ Cửa Biển

thổ quốc gia, những cửa biển trọng yếu đều được các vua Nguyễn đánh giá, lý giải hợp lý và sâu sắc.

Theo sự định lượng của Minh Mạng, cửa biển quan trọng nhất đối với vương triều là cửa Tư Dung1 (Tư Hiền) và cửa Thuận An (cửa Eo) ở Thừa Thiên. Trước hết là vì, Tư Dung và Thuận An là hai cửa ngò ra biển duy nhất của Kinh đô Huế, là cửa biển quan trọng trấn giữ Kinh thành. Ý nghĩa địa tự nhiên đã quy định vị thế về

kinh tế, quốc phòng của các cửa biển. Bên cạnh đó, ý nghĩa lịch sử càng củng cố vững chắc vị thế của Tư Dung. Cùng với thời gian, ý nghĩa về kinh tế có thể mất đi theo những biến đổi của tự nhiên, của xã hội, song vai trò lịch sử dường như có sức trường tồn dai dẳng. Cửa biển Tư Dung ngay cả khi bị bồi lấp do sự thay đổi của dòng chảy, chức năng kinh tế không còn nhưng vẫn là cửa biển quan trọng.

Cửa Tư Dung gắn với vận mệnh nhà Nguyễn trong suốt chiều dài lịch sử, từ thời chúa Nguyễn gây dựng cơ nghiệp. Chẳng vậy mà trong các buổi nghị triều, vua Nguyễn không ngừng truyền dạy cho quan đại thần hiểu rò vị thế quan yếu của Tư Dung. Ví như năm 1825, Minh Mạng nhận định: Tư Dung là “nơi quan yếu của Kinh thành”, “xưa đức Thái tổ Gia dụ hoàng đế ta bắt đầu khai thác miền Nam, do cảng này mà vào; đến khi giặc Tây Sơn làm loạn, cũng do cảng này mà vào; đến Duệ tông Hiếu định hoàng đế chạy vào Nam cũng do cảng này mà ra; khi đức Hoàng khảo Thế tổ Cao hoàng đế ta thu phục Kinh thành, lại do cảng này mà vào, cảng này thực có quan hệ đến sự thịnh suy của vận nước” (tháng 3 năm 1825) [66, tr.409]. Năm 1843, Thiệu Trị cũng tự hào rằng: “Cửa biển Tư Hiền là nơi trọng yếu ở bờ còi ngoài biển. Khi mới trung hưng, Thế tổ Cao hoàng đế ta từ Gia Định kéo cờ về, do nơi đó thẳng tiến, lấy lại được cơ nghiệp cũ. Tuy uy trời đến đâu, không nơi nào không sợ hãi, nhưng dưới mũi tên hòn đạn, tướng sĩ hết sức xông pha không nghĩ đến thân, vùi xác chiến trường, vẫn còn khí oanh liệt” (tháng 7 năm 1843) [70, tr.517].

Cùng với Tư Dung, cửa biển Thuận An cũng là một nơi xung yếu: “Cửa biển ở Thừa Thiên, chỉ có chỗ này2 cùng cửa biển Tư Dung thôi. Nhưng cửa Tư Dung trước bị cát bồi nông, Trẫm [Minh Mạng] đã nhiều lần cho đào sâu xuống, mà đào rồi lại lấp không thành công được, ý giả trời muốn lấy chỗ ấy làm nơi xung yếu của

1 Tháng 2 năm 1841 cửa biển Tư Dung được đổi tên thành Tư Hiền [66, tr.88].

2 Tức cửa biển Thuận An

đường thuỷ chăng? Đến như cửa biển này thì vài năm nay mỗi ngày một sâu thêm, độn cát hai bên tả hữu ôm lại, cửa biển khác không thể ví được. Ví như đột nhiên có việc gấp thì pháo đài bắn ra, dẫu có thuyền ghe trăm vạn cũng không làm gì ta được. Thực là cái thành vàng hào sôi của Kinh sư vậy” [67, tr.60].

Bên cạnh cửa biển nơi Kinh thành, một số cửa biển cũng được triều Nguyễn đánh giá cao do vị thế địa tự nhiên, nhất là về độ sâu, rộng và khả năng lưu thông thuyền bè. Ở miền Trung, cửa biển Đà Nẵng cùng vụng Trà Sơn, từ triều Minh Mạng trở đi, là cửa cảng và vụng biển duy nhất cho phép tàu buôn phương Tây đến Đại Nam thông thương. Vì vậy, nguồn lợi nhiều mà mối hại không ít. Đối với các tỉnh ven biển miền Nam, “cửa Cần Giờ đã sâu lại rộng, thuyền lớn đi lại dễ dàng, rất là quan yếu; cửa biển Tiểu ở Định Tường là quan yếu thứ nhì” (tháng 11 năm 1856) [67, tr.478]. Còn các tỉnh miền Bắc, cửa Liêu (Nam Định) là con đường thủy ngắn nhất nối kinh đô với Bắc Thành và cũng là cửa biển chính cho thuyền bè ra vào. Điểm tập kết để xuất phát của các tuyến hải vận vật hạng công từ Bắc thành về kinh [66, tr.889].

Tuy nhiên, nếu lấy mục tiêu vận tải vật hạng công của Nhà nước làm tiêu chí thì mức độ quan trọng phải là: “cửa biển Thuận An ở Kinh kỳ, thuyền công ra vào rất nhiều, cửa Cần Giờ ở Nam kỳ, cửa Liêu ở Bắc kỳ kém hơn, cửa Đà Nẵng ở tả trực1, sông Gianh ở hữu trực2, cửa Thi Nại ở tả kỳ3, cửa Biện Sơn ở hữu kỳ4, lại kém nữa” [65, tr.107]. Cũng vì thuyền bè ra vào nhiều nên những vùng cửa biển quan

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 265 trang tài liệu này.

trọng này sẽ là những địa điểm lý tưởng để cướp biển rình rập cướp bóc thuyền buôn, thuyền vận tải. Do đó, việc bố phòng phải được kiểm soát nghiêm ngặt; công tác nạo vét, khơi thông dòng chảy phải được quan tâm chu đáo để đảm bảo an ninh đường thủy.

Với việc xác định chính xác vị trí quan yếu, thứ yếu của các cửa biển, vùng biển trong an ninh, phòng thủ, Nhà nước đã có những biện pháp tập trung bố phòng cho các cửa biển, vùng biển trọng yếu. Vì vậy, bằng cách tìm hiểu mức độ tập trung

Chính sách an ninh ­phòng thủ biển của nhà Nguyễn ở nửa đầu thế kỷ XIX 1802 - 1858 - 12


1 Tả trực: gồm các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi.

2 Hữu trực: gồm các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị.

3 Tả kỳ: gồm các tỉnh Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Bình Thuận.

4 Hữu kỳ: gồm các tỉnh Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hoá.

phòng thủ của nhà Nguyễn tại các cửa biển ta có thể ước định được vai trò của các cửa biển trong cách nhìn nhận của vương triều.

Các biện pháp an ninh - phòng thủ vùng duyên hải bao gồm xây dựng hệ thống phòng thủ ven bờ như tấn, bảo, pháo đài với toàn bộ kiến trúc, cơ cấu, chức năng, nhiệm vụ; các hoạt động khai thông cửa biển, vẽ bản đồ, tuần tra cửa biển, khai hoang vùng duyên hải. Trong đó, xây dựng các cơ sở bố phòng là hoạt động được Nhà nước thường xuyên quan tâm đầu tư.

3.2. Xây dựng và tu sửa các công trình phòng thủ cửa biển

Một biện pháp quan trọng trong chính sách an ninh - phòng thủ cửa biển của nhà Nguyễn là xây dựng các công trình phòng thủ như tấn, bảo, pháo đài để canh phòng miền biển. Biện pháp này là sự kế thừa thành quả trong chính sách an ninh - phòng thủ biển khá hiệu quả dưới thời các chúa Nguyễn.

Ngay sau khi lên ngôi, Gia Long đã nhanh chóng cho xây dựng các tấn, bảo, pháo đài tại các cửa biển vừa để kiểm soát an ninh, trật tự, đảm bảo cuộc sống yên ổn cho cư dân, vừa để trấn áp, tiêu diệt các lực lượng chống đối về chính trị đang lẩn trốn trên biển như tàn dư của triều Tây Sơn, tàn dư của nhà Lê - Trịnh. Tiếp nối sự nghiệp của Gia Long, Minh Mạng tiếp tục cho xây dựng các tấn, bảo, pháo đài mới quy mô hơn và tu sửa lại các tấn, bảo đã có từ trước. Vì vậy, trong thời gian trị vì của hai vị vua đầu triều, các tấn, bảo liên tiếp được dựng lên dọc theo cửa biển cả nước và ngày càng được hoàn bị. Trên cơ sở nền tảng của hệ thống phòng thủ được xây dựng dưới triều Gia Long và Minh Mạng, các triều vua Thiệu Trị và Tự Đức kế thừa, tu bổ, xây dựng thêm một số tấn, bảo, pháo đài mới như “xây pháo đài ở Tiểu Hải thuộc tỉnh Định Tường” tháng 9 năm 1848 [71, tr.141] hay bắt đầu đặt tấn thủ Đại Giang (trước gọi là Cái Lớn, huyện Kiên Giang, tỉnh Hà Tiên) và Hợp Phố (huyện Long Xuyên, tỉnh Hà Tiên, trước gọi Bãi Tháp) vào tháng 9 năm 1845 [70, tr.917]. Tuy nhiên, đó không phải là những tấn bảo quy mô và hiệu quả nhất.

Các tấn, bảo, sở, pháo đài ở cửa biển cùng với các tấn, bảo, sở, pháo đài trên các đảo nếu thực hiện tốt chức năng sẽ là những tấm chắn hữu hiệu bảo vệ biển đảo và che chắn cho đất liền từ phía biển.

* Quy mô, kiến trúc một số pháo đài tiêu biểu

Khi xét về chức năng quân sự, pháo đài là những công trình quân sự quy mô, kiên cố (về kích thước, sự bố phòng) và nghiêng về nhiệm vụ quốc phòng, chiến sự

hơn là bảo đảm trị an thường ngày như tấn, bảo, sở. Đó là chưa kể không một pháo đài nào đảm nhận chức năng kinh tế thu thuế thuyền buôn, thuyền đánh cá. Lực lượng canh giữ pháo đài ngoài các chức quan Tấn thủ, Thành thủ úy,còn lại đều là những thủy quân chuyên nghiệp. Trong khi đó, thành phần canh giữ tấn, bảo, sở lại phức tạp hơn. Đó là Tấn thủ, Thủ ngữ,, là thủy quân song cũng có thể là dân binh tự nguyện tham gia vào các hoạt động làm yên miền biển. Trong phạm vi của một luận văn cao học, đề tài chỉ giới hạn tìm hiểu bước đầu về một số pháo đài tiêu biểu dưới triều Nguyễn như là những đại diện cho công trình quân sự phòng thủ biển ở nửa đầu thế kỷ XIX.

Dưới triều Nguyễn, miền Trung trong mối tương quan với Bắc Thành và thành Gia Định luôn giữ vị trí quan trọng hàng đầu và được các vua Nguyễn xây dựng thành một chiến lược quốc phòng bảo vệ an ninh biển đảo nơi đây (xin xem Sơ đồ vị trí hệ thống phòng thủ Kinh đô Huế [77 (số 2 (327)); tr.69] và sơ đồ Hệ thống phòng thủ Đà Nẵng dưới triều Nguyễn [87, tr.43]).

Kinh đô nhà Nguyễn được đặt tại Huế với vị trí “giáp biển dựa núi” [66, tr.759]. Sự đối diện thường xuyên với biển cũng như những cảm nhận trực tiếp mọi thay đổi, ảnh hưởng của biển đã tạo nên nhân tố hằng xuyên tác động đến ý thức của triều đình Huế, của những người ban hành chính sách. Biển trở thành nhân tố hiện hữu thường trực mà nhà Nguyễn luôn phải tìm cách ứng phó. Khi đó, vấn đề an ninh biển, an ninh vùng duyên hải, nhất là vùng biển và duyên hải miền Trung càng là yêu cầu quan trọng vì tác động trực tiếp đến sự an ninh, yên bình nơi Kinh đô. Vì vậy, phần lớn các pháo đài kiên cố vùng biển đều được đặt tại các tỉnh miền Trung và sự tuần phòng cửa biển ở các tỉnh miền Trung cũng chặt chẽ hơn. Vị trí định đô giáp biển phần nào đã tạo nên sự khác biệt trong cách nhìn và chính sách về biển

của triều Nguyễn so với nhiều triều đại trước đó1. Chính sách của nhà Nguyễn với


1 Thời kỳ các chúa Nguyễn, bộ máy chính quyền chúa Nguyễn được đặt tại Phú Xuân, yếu tố biển cũng thường xuyên tác động. Tuy nhiên, thời kỳ này mối đe dọa thường trực và lớn nhất đối với sự tồn tại của vương triều là chính quyền Lê - Trịnh ở Đàng Ngoài. Những mối nguy hại từ yếu tố tự nhiên vùng biển có hiện hữu song có lẽ đã bị lấn át bởi những lo ngại lớn nhất về việc làm thế nào đối phó với quyền lực chúa Trịnh. Triều Mạc cũng từng có thời kỳ đóng đô tại vùng ven biển đất Hải Phòng song thời gian định đô tại đó không lâu và vẫn là thời kỳ nội chiến rối ren nên đối phó với các thế lực chính trị còn lại cũng là mối lo lớn nhất.

biển có tính hệ thống, quy mô, còn cái nhìn về biển cũng toàn diện hơn, cả về khai thác nguồn lợi và an ninh - phòng thủ.

Bên cạnh đó, việc tập trung phòng bị vùng cửa biển miền Trung, nhất là nơi Kinh thành, không chỉ để đảm bảo an ninh Kinh kỳ mà triều đình còn muốn tỏ rò sự khác biệt giữa Kinh đô với các vùng miền trong cả nước. Minh Mạng từng nhấn mạnh mục đích đề cao vai trò của Kinh đô qua sự tăng cường bố phòng trong Chỉ Dụ ban hành năm 1839: “Bộ [bộ Binh] bàn một tập về chương trình đồn ải, xét ra, những điều bàn ở ngoài các tỉnh thì sự ngăn cấm hơi rộng, mà ở Kinh kỳ thì kỹ lưỡng hơn để phòng kẻ gian tà và phân biệt nơi nặng, nơi nhẹ [54, tr.420].

Bên cạnh Kinh đô Huế, các tỉnh liền kề Kinh thành như Tả trực, Hữu trực nếu bảo đảm tốt an ninh - phòng thủ biển sẽ là hai mảnh giáp che chắn Kinh đô từ hai phía. Vai trò “hộ vệ” đó được thể hiện phần nào qua nhìn nhận vua Minh Mạng khi đánh giá về thành Quảng Bình, “một chỗ thiên hiểm, xung yếu của Nam, Bắc, hộ vệ cho Kinh sư” [70, tr.293]. Tả trực, Hữu trực cũng được các tác giả trong Hệ thống phòng thủ miền Trung dưới các vua triều Nguyễn so sánh như “hai cánh của một con chim đại bàng luôn che giữ và bảo trợ cho Hoàng cung khi yên bình cũng như lúc gặp sóng gió” [8, tr.24].

- Pháo đài Trấn Hải

Pháo đài Trấn Hải ở bên trái cửa biển Thuận An nơi Kinh thành, được xây dựng năm 1813, dưới triều vua Minh Mạng, với tên gọi trấn Hải Đài. Năm 1834 trấn Hải Đài được đổi tên thành Trấn Hải thành, sau này, người Pháp gọi là pháo đài Trong [8, tr.74-75]. Khi mới xây, thành hình tròn, chu vi 71 trượng 2 thước, cao 15 thước; đài chu vi 17 trượng, sâu 6 thước; 1 cửa; trên thành có 99 sở ụ súng. Cùng với thời gian, nước biển sói lở ngày càng gần chân thành nên Hải Đài được xây thêm cừ đá để ngăn sóng và được trồng hơn 4000 cây dừa ở bờ biển.

Đây là một công trình quân sự quy mô lớn, kiên cố, được các vua Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức luôn quan tâm tu bổ. Trong các năm 1820, 1830 Minh Mạng cho xây kè đá, đóng cừ ở bờ nước, kè gạch, đá xếp kiên cố hơn; năm 1830 xây lại cửa đài Trấn Hải. Trên thành dựng lầu Quan Hải để “xem xét tình hình ngoài biển”, bên phải dựng hành cung kiểu lầu đôi. Động cát xung quanh trồng 9000 cây dừa và 300 cây ở bãi Sò đối ngạn. Năm 1840 một đèn lồng lớn được chế có chu vi khoảng 3m, treo trên thành vào ban đêm, “sáng như mặt trời’ để cho thuyền đi biển xác định phương hướng [72,

tr.197]. Đến những năm 1839, 1840 thành Trấn Hải bị sụt lở và đều được trùng tu lại. Đặc biệt, công việc tu sửa năm 1840 không chỉ được giao cho các chức quan có trọng trách là Thống chế Nguyễn Tiến Lâm, Biện lý bộ Công Nguyễn Văn Điển giám sát với việc sử dụng vật liệu và kỹ thuật kiên cố hơn mà Minh Mạng còn trực tiếp căn dặn công việc: “Chỗ thành bị sụt lòm vào về phía trước thời xây lại như cũ, ngoài lớp cây thông đã cắm ở bên hào thời lấy nhiều đá để lấp lại. Ngoài lớp đá ấy lại cắm thêm gỗ lim nhọn đầu, sáu - bảy chiếc để ngăn làn sóng ngoài bể. Mặt trong phía tả, phía hữu và mặt sau của thành, nếu chỗ nào trụy hay nứt thời tu sửa cho được hoàn bị” [62, tr.264]. Trước những biến cố dồn dập tại vùng biển Đông và sự uy hiếp của tàu Pháp tại Đà Nẵng và Thuận An, đầu năm 1857, quan phủ Thừa Thiên xin đắp hai bờ lũy vòng câu ở bờ biển Thuận An, bên bãi cát, phía Nam và phía Bắc để giúp việc phòng giữ, vua Tự Đức nghe theo [64, tr.410].

Như vậy, sau khi xây dựng, với vai trò quan trọng bảo vệ cửa ngò ra vào Kinh đô, các vua Nguyễn đặc biệt quan tâm đến việc tu sửa, gia cố làm mạnh thêm Trấn Hải thành. Điều này được thể hiện rất rò qua sự căn dặn của Minh Mạng với bộ Công về việc giám sát quá trình thực thi: “Sửa lại pháo đài này là công trình trọng đại phí tổn rất nhiều, bản bộ nên truyền Chỉ của Trẫm cho những người giám tu và chuyên biện đều nên thật lòng cố sức, cầu được chắc chắn bền chặt, để một lần vất vả mà để lại được lâu dài trấn lâu chỗ bờ bể. Nếu cẩu thả cho xong việc hay giả dối, nhũng lạm để trong 3 năm gạch, đá ở thành quách trụy lở thời giao cho bộ trị tội, mà cứ tên ấy phải bồi, quyết không khoan tha” [62, tr.241].

Về phía Bắc của thành Trấn Hải, sát gần biển là pháo đài Bắc1, là Hải Đài nằm trên

bãi cát của làng Thai Dương Hạ (người Pháp gọi là pháo đài Ngoài). Pháo đài này bao gồm hai bộ phận cấu thành, phía trong là pháo đài bằng cát và đất và một lô cốt giữa bằng gạch. Bên ngoài có một lũy thành hình chữ nhật bằng cát đắp đất và một hào, cho đến đầu thế kỷ XX chỉ còn dấu tích hào thành ở phía Bắc mà thôi [8, tr.75].

- Pháo đài Hòa Duân

Pháo đài Hòa Duân hình chữ nhật, chu vi 712m, hai mặt xây theo hướng Tây - Bắc và Đông - Nam dài 174m, hai mặt Đông Bắc - Tây Nam dài 132m. Mặt thành hướng về phía bờ biển và cửa sông được đắp cao và kiên cố hóa bằng đất sét để chống đỡ hỏa lực của đối phương từ bên ngoài bắn vào. Mặt thành phía trong kế cận



1 TRêN đẤT LàNG THAI DươNG Hạ.

phá Tam Giang chỉ đắp bằng cát và thấp hơn. Tại các góc thành đều có xây công sự chiến đấu [8, tr.77].

Pháo đài Hòa Duân được xây dựng vào tháng 4 năm 1847, tại làng Hòa Duân, đối diện với pháo đài phía Bắc của cửa Thuận An, người Pháp gọi là pháo đài Nam. Cùng là pháo đài quan trọng trấn giữ cửa biển Thuận An nơi Kinh đô song so với thành Trấn Hải, pháo đài Hòa Duân được xây dựng muộn hơn và trong tình thế bị động đối phó sau cuộc tấn công của hải quân Pháp tại Đà Nẵng năm 1847.

- Pháo đài Điện Hải và pháo đài An Hải

Năm 1813, Gia Long cho xây dựng hai pháo đài Điện Hải và An Hải án ngữ hai bên cửa biển Đà Nẵng. Pháo đài do Oliver Puymanel (kỹ sư người Pháp) thiết kế theo kiểu thành Vauban. Nguyễn Văn Thành được giao trông coi việc xây thành và 500 quân được lưu lại để phòng giữ [60, tr.110]. Năm 1834, Minh Mạng đổi hai pháo đài này làm thành Điện Hải và thành An Hải.

Thành Điện Hải ở bên trái cửa Đà Nẵng, tỉnh Quảng Nam, “cách huyện Hoà Vang 12 dặm về phía đông, “chu vi 139 trượng, cao 1 trượng 2 thước, hào sâu 7 thước, mở ba cửa, dựng một kì đài và 30 sở pháo đài. Năm Gia Long thứ 12 [1813] đắp đài ở tấn Đà Nẵng hơi gần bãi biển; năm Minh Mạng thứ 4 [1823] dời đến chỗ hiện nay và xây bằng gạch (); năm Thiệu Trị thứ 7 [1827] xây lại” [73, tr.432].

Dưới triều Nguyễn, thành Trấn Hải cùng với pháo đài Điện Hải “đều là chỗ xung yếu” nơi cửa biển nên Minh Mạng ra Dụ cho bộ Binh “dù lúc vô sự, việc canh phòng cũng không thể bỏ qua. Bộ ấy nên truyền bảo quan binh trú phòng ở hai pháo đài ấy hết thảy súng đạn, khí giới quân nhu lúc nào cũng dự bị đầy đủ để phòng lúc bất ngờ” (năm 1829) [62, tr.237]. Bản thân vua Minh Mạng cũng nhiều lần thân hành khảo sát thành Điện Hải để tìm ra những giải pháp phòng thủ hiệu quả như chuyến khảo sát năm 1825 cùng với 26 quan chức hộ tòng.

Thành An Hải ở bên phải cửa Đà Nẵng, tỉnh Quảng Nam, “thuộc xã An Phúc huyện Diên Phước, chu vi 41 trượng 2 thước, cao 1 trượng 1 thước, hào sâu 1 trượng, mở hai cửa, dựng một kì đài và 22 sở pháo đài. Năm Gia Long thứ 12 [1813] đắp đất, gọi là bảo An Hải; năm Minh Mạng thứ 11 [1830] xây bằng gạch” [73, tr.432].

- Pháo đài Định Hải

Pháo đài Định Hải được xây dựng năm 1823, trên núi Định Hải (trước gọi là Hòn Hành), huyện Hòa Vang, tỉnh Quảng Nam, nằm về phía Tây - Bắc cửa biển Đà Nẵng. Pháo đài có chu vi 25 trượng 3 thước, cao 5 thước 8 tấc, mở một cửa, dựng một kỳ đài và 7 sở pháo đài [73, tr.432].

- Pháo đài Phòng Hải

Năm 1840, Minh Mạng cho xây dựng pháo đài Phòng Hải tại mỏ Diều - “ngọn đỉnh giữa núi Diên Chủng” - xã Mân Quan, huyện Diên Phước, tỉnh Quảng Nam. Pháo đài rộng 9 thước, cao 6 thước 3 tấc, “mở một cửa, dựng một kỳ đài và 19 sở pháo đài”. Năm 1847, Thiệu Trị xuống chỉ tu sửa lại pháo đài [73, tr.433]. Pháo đài Trấn Hải được xây dựng nhằm mục đích “ngăn ngừa những thuyền đến ở ngoài biển, mà cùng với thuyền lớn đậu, chiếu ứng lẫn nhau; vậy phái 50 biền binh đến đóng giữ đài ấy” [54, tr.665].

Với số lượng và quy mô của các công trình phòng thủ lớn, kiên cố tại cửa biển Đà Nẵng cho thấy sự quan tâm đặc biệt của triều đình trong việc bố phòng nơi đây. Đà Nẵng đã trở thành “quân cảng và thương cảng hàng đầu ở nước ta vào thế kỷ XIX” [8, tr.57-58]. Việc phòng thủ vững chắc cửa biển nơi đây cũng là để phòng thủ, bảo vệ cho kinh đô bởi đây là cửa biển thuận lợi nhất, đủ độ sâu rộng cho sự lưu thông của tàu thuyền phương Tây

- mối đe dọa lớn đối với chủ quyền đất nước và ngôi vị vương triều. Cũng theo đánh giá của các học giả trong Hệ thống phòng thủ miền Trung dưới triều Nguyễn, “hệ thống phòng thủ các cửa biển của các tỉnh ở phía Bắc Kinh thành Huế ít được chú trọng hơn so với hệ thống phòng thủ các cửa biển ở các tỉnh về phía Nam Kinh thành được nhà Nguyễn đầu tư rất lớn, nhất là đối với cửa khẩu Đà Nẵng. Tác dụng của hệ thống phòng thủ ở Đà Nẵng là góp phần đánh bại quân Pháp trong hai trận tấn công với quy mô lớn vào các năm 1858 và 1859. Nhưng về lâu dài, so với Đà Nẵng, Thuận An chỉ là nơi phòng thủ thứ cấp, trong tương quan lực lượng cũng khá chênh lệch nên không đủ sức đương đầu với quân đội Pháp, với một cuộc chiến tranh mà chiến pháp và vũ khí của đối phương vượt trội và hoàn toàn mới” [8, tr.107].

Bên cạnh các pháo đài quân sự kiên cố tại các cửa biển quan trọng nơi Kinh đô và Đà Nẵng, nhà Nguyễn cũng cho xây dựng pháo đài tại một số cửa biển được triều đình đánh giá quan yếu; tuy nhiên, số lượng không nhiều.

- Pháo đài Ninh Hải

Pháo đài Ninh Hải được xây dựng dưới triều Minh Mạng (năm 1837), tại vịnh Nha Trang, huyện Phước Điền, tỉnh Khánh Hòa. Theo ghi chép trong Đại Nam thực

Xem tất cả 265 trang.

Ngày đăng: 23/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí