Tế Lễ Ở Các Cửa Biển - Biện Pháp An Ninh Đường Biển Về Mặt Tâm Linh

rút cho Chưởng vệ Thuỷ sư Phạm Xích, Lang trung bộ Binh Vũ Duy Ninh “quản lĩnh 4 chiếc thuyền đồng chạy đến ngay phận bể Trà Sơn, để xa làm thanh ứng” (tháng 2 năm 1847) [70, tr.975-976].

Đến tháng 4 năm 1847, Thiệu Trị xuống Dụ cho quan tỉnh Quảng Nam xem xét hình thế vụng Trà Sơn “chỗ nào nên dựng pháo đài, luỹ đài đặt cỗ súng, mà có thể chế ngự được bọn Tây dương thì nhất nhất vẽ thành bản đồ, nói cho minh bạch, dán kín lại” [70, tr.989-990] và “đặt thêm nữ tường ở đài thành”, “lại ở tả hữu nơi Diên Chuỷ và Trà Sơn, xây dựng 7 đồn (). Đồn xây dựng xong từ đồn thứ 1 đến đồn thứ 7 kéo liền đặt tên là đồn Trấn Dương” [70, tr.1002]. Đối với tỉnh thành Gia Định, vì “là một trấn lớn ở Nam kỳ, xa tiếp với cương giới nước Mên, gần tới biển lớn; các cửa biển nơi ngã ba như Cần Giờ, Phú Mỹ, càng là quan yếu” nên “quan tỉnh phải nên xét rò hình thế, đặt thêm đài thành, chia đặt các thứ súng lớn, để nghiên cứu dự bị” [66, tr.1003]. Bên cạnh đó, nhà Nguyễn cũng nhận thấy “nước nhà ta bờ còi rất rộng, các hạt trở vào Nam, đất liền với biển lớn. Các cửa biển lớn như Đà Nẵng, Thi Nại, Cần Giờ đều là nơi trọng địa quan yếu”. Do đó, Nhà nước cho “đúc thêm thứ súng hạng lớn: 9 khẩu bằng đồng, 9 khẩu bằng gang. Lại sẽ đúc 3 khẩu súng đồng thượng hạng, chia ra để ở các đồn ở mặt biển, truyền để lâu dài, để vững vàng việc phòng thủ ở mặt biển mà nghiên cứu vò bị” [70, tr.1002-1003].

Dưới triều Tự Đức, tháng 3 năm 1848, nhà Nguyễn cho thí nghiệm 9 cỗ súng đồng lớn Thần oai phục viễn đại tướng quân được đúc vào năm 1847. Trong số đó có 6 cỗ súng bị phá vỡ, từ cỗ súng thứ 4 đến thứ 9. Vì vậy, tất cả các cỗ súng được “cưa bớt đi” và được sắc phong Trấn Hải đại tướng quân khắc vào thân súng. Cửa biển Đà Nẵng được giao giữ 3 cỗ súng đánh số từ 1 đến 3; thành Trấn Hải giữ cỗ súng thứ 4 và 5 để trấn yên miền biển; 4 cỗ súng còn lại lưu ở xưởng để coi giữ [71, tr. 56-57].

Mặc dù đẩy mạnh việc tăng cường kiểm soát và thắt chặt phòng bị đối với thuyền Tây dương song nhà Nguyễn vẫn giữ một chính sách ứng phó mềm dẻo, linh hoạt, “tuỳ cơ ứng biến, không nên tự gây hấn ra trước, cũng không nên một chiều co lùi” [71, tr.36].

Thứ tư, đình chỉ hoạt động giao thương với người Tây dương.

Bên cạnh hoạt động trao đổi hàng hóa với thuyền buôn Tây dương đến Đại Nam buôn bán, dưới triều Nguyễn, nhất là triều Gia Long và Minh Mạng, Nhà nước

còn trực tiếp cử các đoàn sứ thần sang Tây dương mua bán hàng hóa. Tuy nhiên, hình thức thông thương này chỉ là phụ và luôn gắn liền với các hoạt động công cán khác như ngoại giao, diễn tập đường biển, đi xem phong tục tập quán các nước, thăm dò tin tức. Hàng hoá Nhà nước mua về chủ yếu là các mặt hàng quân sự và những nhu yếu phẩm phục vụ nhu cầu của vua quan, hoàng tộc. Ở một mức độ nhất định, một số mặt hàng Nhà nước trao đổi về cũng giúp bù lấp phần nào thiếu hụt cho Kho Nhà nước khi nguồn hàng trong nước không đủ, nhất là những mặt hàng như gang, sắt, kẽm, hay các loại vũ khí. Đó là chưa kể nguồn lợi thuế Nhà nước thu được từ thuyền buôn phương Tây. Điều này cũng phần nào lý giải cho việc trước những mối lợi ấy, bản thân các vua Nguyễn trong chốc lát thật khó mà dứt bỏ được. Vì vậy, sau những hoạt động gây hấn của người Tây dương vào đầu năm 1847, một số quan đại thần đã tâu xin "đình chỉ ngay đường ra biển” để phòng ngừa nguy cơ. Thế nhưng, lúc đầu, biện pháp này đã không được Thiệu Trị chấp thuận. Tháng 4, năm 1847, Tổng đốc Sơn - Hưng - Tuyên Nguyễn Đăng Giai dâng sớ tâu xin: “Người Tây dương phần nhiều gian giảo, đem tà giáo mê hoặc người ta. Nay việc Đà Nẵng đã như thế, xin từ nay, những thuyền công phái ra ngoài biển đều nên đình chỉ. Đạo trưởng Gia tô nếu bị bắt để xét xử thì nhất thiết theo pháp luật xử trí, không thể khoan túng cho chút nào”. Câu trả lời mà Nguyễn Đăng Giai nhận được chỉ là: “Nói như thế cũng có lý, chỉ có về việc Đà Nẵng mà vội đình chỉ ngay đường ra biển thì chưa khỏi tỏ ra là yếu thế. Huống chi Gia tô là tà đạo, làm mê hoặc [lòng người] đã sâu, cốt phải nhiều phương diện mở bảo, cứ từ từ để mặc kệ chúng, để cho làm điều lành, đổi điều lỗi. Nếu nhất khái vội gia ngay hình pháp, chẳng hầu như thêm việc ra ư?” [70, tr.1003]. Đối với thuyền buôn phương Tây, tháng 4 năm 1847, Thiệu Trị ra Chỉ Dụ thuyền Phật Lan Tây (Pháp) “không cứ là thuyền buôn hay thuyền quân, các phận cửa biển nơi sở tại lập tức phải đuổi đi, không được cho

chúng bỏ neo” (tháng 4 năm 1847) [70, tr.1003].

Đến triều Tự Đức, khi các nước phương Tây lộ rò mưu đồ chính trị, triều đình đã tiến hành nhiều biện pháp mạnh mẽ để “đóng cửa” ngoại thương với phương Tây. Thời mới lên ngôi, Tự Đức sai Đào Trí Phú gửi mua hàng hoá Tây dương, đặt hàng lái buôn người Tây phương tên là E Đoa. Đến tháng 7 năm 1848, thương nhân

này đúng hẹn chở hàng hoá đến, trị giá 166.267 thuẫn1. Các quan ở 6 bộ là Trương Đăng Quế, Hà Duy Phiên, Nguyễn Tri Phương, Lâm Duy Thiếp, Nguyễn Đăng Giai, Phan Thanh Giản dâng sớ khẩn thiết can ngăn, xin lấy việc thôi buôn bán với thuyền E Đoa là việc làm bắt đầu để “dứt sự nhòm ngó của nước khác” và cho “vững mạnh gốc nước mà yên nơi bờ biển”. Do đó, thuyền hàng của E Đoa bị trả lại và Tự Đức cũng “sai bộ Hộ lập tức tư phát đi và bảo khắp các đình thần cho biết sự lầm lỗi của mình” (tháng 8 năm 1848) [71, tr.87-88]. Việc cử phái viên sang mạn Đông (gồm cả việc phái đi biển sang các nước và đặt mua hàng) cũng được Tự Đức cho “đình chỉ mãi mãi” vào năm 1848 [71, tr. 64; tr.72].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 265 trang tài liệu này.

Với những biện pháp tăng cường bố phòng cho các cửa biển (nhất là cửa biển Đà Nẵng) trước hoạt động gây hấn của quân thuyền Pháp, công tác phòng thủ cửa biển đạt được những kết quả nhất định. Ngay sau khi đến đảm trách công tác bố phòng tại cửa biển Đà Nẵng, Mai Công Ngôn “bố trí quân thuỷ, quân lục để làm cái thế dựa nhau. Quân dung rất lộng lẫy. Người Tây dương chực muốn lên bờ, bị biền binh ở thuyền Phấn Bằng ngăn lại; người Tây dương biết là không có thể xâm phạm được, lại về chỗ đỗ thuyền trước. Vua khen là biết làm cơ ứng biến, thưởng cho viên Quản đốc ở thuyền 1 đồng kim tiền Tam thọ, các Suất đội mỗi người 1 đồng ngân tiền Song long hạng lớn, biền binh 100 quan tiền” [71, tr.983].

Tuy nhiên, bên cạnh đó, hoạt động bố phòng vẫn còn bộc lộ nhiều điểm hạn chế. Theo Thiệu Trị thì sự thất bại của quan quân canh phòng cửa biển trong việc 5 tàu đồng bị người Tây dương bắn vỡ đắm là do: “bọn Công Ngôn không nghiêm quân luật để đến tiết lộ quân cơ2, là một tội; sau khi đã lỡ việc, không đốc thúc quan

Chính sách an ninh ­phòng thủ biển của nhà Nguyễn ở nửa đầu thế kỷ XIX 1802 - 1858 - 17

quân hết sức mà đánh, dùng các súng to ở thành đài, đánh dữ giết giặc để giãi lòng


1 THUẫN: Là đơN Vị TIềN Hà-LAN, MỗI THUẫN HơN MộT TIêN - LINH (SHILLING) 7 BIệN - Sĩ (PENNY)

2 THEO GHI CHéP TRONG ĐạI NAM THựC LụC THì “BọN CôNG NGôN MặT NGOàI THâN THIệN VớI NGườI TâY DươNG [NHưNG Bề TRONG] MậT LệNH CHO CÁC QUâN địNH NGàY HộI đÁNH. Có 1 tên tiểu biền Vũ Văn Điểm bị bọn Tây dương bắt được. Chúng tìm được bản ước thúc của quân cơ, vì thế hiểu ngầm tình trạng trong quân thứ. Gặp ngay thuyền ở Kinh chạy đến ngoài biển, người Tây dương đến ngay chỗ quân Đào Trí Phú, giả cách xin hoà, Trí Phú cũng tin, đóng quân không hành động gì. Đến ngày hôm sau, giờ Ngọ, bọn Tây dương tự nhiên nổ súng ầm ỹ, dồn bắn cả vào thuyền quan. Quan quân giở tay không kịp, 5 chiếc thuyền đồng chốc lát đều bị đắm mà vỡ cả” [70, tr.983-984].

công phẫn, thế là hai tội; thuyền giặc trốn đi rồi mà hai pháo đài Phòng Hải, Định Hải lặng yên, không bắn một phát nào để chặn đường đi của giặc, thế là ba tội!” [70, tr.984]. Nguyên nhân của việc “pháo đài Phòng Hải, Định Hải lặng yên” là vì “bọn Mai Công Ngôn mật trát cho các pháo đài, chôn giấu thuốc súng, đến nỗi lâm thời không kịp bắn được một phát nào” [70, tr.989-990].

Không những thế, sự thô sơ trong vũ khí chiến đấu và dường như trong cả tư duy thủy chiến của triều đình Huế cũng là bài học thất bại của thời kỳ này. Tháng 8 năm 1858, khi những pháo đài “kiên cố” An Hải, Điện Hải mà triều đình đặt bao hy vọng đã bị tàu chiến Pháp chọc thủng thì biện pháp phòng thủ cửa biển cũng chỉ là chăng dây xích sắt hoặc lấp cửa biển1 để thuyền Tây dương không vào được.

Dưới thời Tây Sơn, để chặn bước tiến của thủy quân Nguyễn Ánh, tướng Tây Sơn là Đô đốc Nguyễn Văn Tạ đã đặt 3 sợi thảo long (dây thừng bằng cỏ) chặn ngang cửa biển Thuận An. Tướng Nguyễn Văn Trương của chúa Nguyễn đốc thúc binh lính cắt đứt thảo long, mở đường đánh chiếm được Thuận An [72, tr.205]. Đến nay, trong cuộc đối đầu với tàu chiến Pháp, tháng 8 năm 1858, tướng nhà Nguyễn lại “lấy xúc xích sắt và dây sắt chắn ngang các cửa biển Thuận An, Tư Hiền” [71, tr.575].

Thời thế đã thay đổi, những tiến bộ của thành tựu kỹ thuật thủy chiến phương Tây, trong đó có tàu chiến đã được nhà Nguyễn tìm hiểu và học tập ở mức độ nhất định, việc mua và đóng tàu chạy bằng máy hơi nước dưới triều Nguyễn là những ví dụ. Triều Nguyễn dù biết những tiến bộ kỹ thuật thủy chiến hiện đại phương Tây nhưng vẫn áp dụng kinh nghiệm thủy chiến thất bại của triều Tây Sơn gần trăm năm về trước mà không ai khác, chính thủy quân các chúa Nguyễn đã làm thất bại biện pháp phòng thủ này, chỉ khác là thừng cỏ chăng cửa biển trước kia nay được thay bằng xích sắt. Với phương tiện tàu chiến và vũ khí hiện đại của phương Tây thì liệu những dây xích sắt có cản được bước tiến của quân giặc? Sự thật với thất bại của triều đình trước hoạt động xâm lược của thực dân Pháp sau đó đã minh chứng cho tính không hiệu quả của biện pháp này.


1 Tháng 8 năm 1858, “Quan tỉnh Quảng Nam tâu xin thuê bắt dân phu làm sọt tre, vật liệu gỗ, đổ đất lấp sông Vĩnh Điện, khiến cho thế nước dồn chảy về cửa biển Đại Chiêm, thì mạn hạ lưu nông cạn, thuyền sam bản của Tây dương không tiến vào được, quan quân có thể chuyển sức phòng bị một mặt trên bộ. Vua y cho” [71, tr.576].

Như vậy, với những nỗ lực của mình, nhà Nguyễn ở thời điểm nào đó đã tạm làm chậm bước chân thăm dò của thuyền Tây phương, nhưng những yếu kém trong công tác phòng thủ không ngăn được khát vọng xâm chiếm Đại Nam. Một loạt sự kiện thuyền Tây dương đến bờ biển Đại Nam những năm sau đó1 mà điểm mấu chốt

là năm 1858, khi Pháp tấn công cửa biển Đà Nẵng, là minh chứng cho tham vọng không từ bỏ của các nước phương Tây, nhất là nước Pháp.

3.5. Tế lễ ở các cửa biển - biện pháp an ninh đường biển về mặt tâm linh

Bên cạnh đó, về mặt tâm linh, để giúp việc vận hành đường biển, nhất là các hoạt động công cán và vận tải biển của Nhà nước được xuôi buồm thuận gió, nhà Nguyễn đã ra lệ định cầu gió đầu mùa xuân tại cửa biển ở Kinh thành và các địa phương, đồng thời với việc lễ tạ sau mỗi chuyến vận tải an toàn.

Năm 1805, Gia Long ra lệ định cửa biển các doanh trấn “có thuyền bè công tư đi lại, lập đàn tế: Nam hải Long vương, Ngũ phương Long vương, Hải nhược hà bá, phong di; phong bá, vân sư, lôi công, viện mẫu, các vị tôn thần ấy cùng với thần các cửa bể trong trấn, doanh và các thần trước có linh tích ở gần quanh đấy, điền vào trong văn tế; lễ phẩm bằng tam sinh và 3 mâm xôi, hôm tế, do quan ở doanh, trấn ấy làm lễ” [53, tr.329]. Theo quy định, đàn cầu thần gió đầu xuân được lập ở cửa biển các doanh, trấn bao gồm cửa biển Nhiên Hải (phủ Thừa Thiên), cửa biển Yên Việt (Quảng Trị), cửa biển Nhật Lệ (Quảng Bình), cửa biển Đại Chiêm (Quảng Nam), của biển lớn Cỗ Lũy (Quảng Ngãi), cửa biển Thị Nại (Bình Định), cửa biển Đà Diễn (Phú Yên), cửa biển Cù Huân (Bình Hòa), cửa biển Phan Rí (Bình Thuận), cửa biển Cần Tảo (Gia Định), cửa biển Hội Thống (Nghệ An), cửa biển Thu Vi (Thanh Hóa), cửa biển Hải Liên (Sơn Nam Hạ), cửa biển Nam Triệu (Hải Dương), cửa biển

Đại Hải (Quảng Yên)2 [53, tr.329].


1 Ví như sự kiện năm 1850, sứ nước Ma Ly Căn ở Tây dương là Ba Ly Chì chở 1 chiếc thuyền đến cửa biển Đà Nẵng (thuộc Quảng Nam) nói là mang thư của nước ấy đến tạ lỗi và xin thông thương. Vua không cho. Sau đó, Ba Ly Chì xin đi chơi núi Ngũ Hành, rồi chở thuyền đi [71, tr.154-155]. Tháng 11 năm 1851, “một chiếc thuyền lớn của nước Phật Lan [nước Pháp] ở Tây dương từ phía đông chạy đến đồn cửa biển Phúc Thắng, tỉnh Biên Hoà, bỏ neo đậu lại. Khi thì lên bờ mua thức ăn, khi thì đến dân thôn ven biển bắn chim, chốc lát lại về thuyền [71, tr.225]. Đến tháng 7 năm 1855, “một chiếc tàu thuỷ chạy bằng hơi nước của nước Anh Cát Lợi đậu ở vụng Trà Sơn, xem núi Ngũ Hành” [71, tr.387]

2 Hay Cửa bể lớn (Đại Hải môn).

Ở Kinh thành, năm 1803, Gia Long cho lập “đền Cửa bể Thuận An” ở địa phận bãi cát cửa Thuận An để “hàng năm đầu mùa xuân và trong năm mỗi khi có thuyền vận tải đường bể vào bến, được gia ân ngoại lệ đến tế một lần, lễ phẩm đều bằng tam sinh và xôi”. Từ năm 1822 trở đi, “phàm đoàn thuyền vận tải đường bể ở kinh và các thành, doanh, trấn đi về được yên ổn cả thì tại đền Cửa bể Thuận An thuộc doanh Quảng Đức, giao cho quan ở doanh ấy sửa soạn lễ phẩm tam sinh đến tế, hát xướng 1 tiệc, để đáp việc thần ban phúc, mỗi năm một lần định làm lệ mãi” [53, tr.327]. Cũng trong năm 1822, vì thấy rằng “thần Nam hải long vương chức giữ còi nam, ơn khắp bờ bể, lẽ ra phải dựng miếu và phong tặng, để sáng tỏ phép tắc thờ tự” nên Minh Mạng cho đổi đền Thuận An hải môn làm miếu Nam hải Long vương, “lập bài vị bày ở chính giữa và sắc phong làm "chiêu minh huệ tế viên phương Nam

hải Long vương tôn thần" còn các vị thần ở đền ấy thì bày ra hai bên, mỗi năm 4 tháng trọng1 sai quan thành kính đến tế. Thần ở đến đền Thuận An hải môn, cũng phong tặng làm "Thuận tế an lan Thuận An hải khẩu chi thần" để đền đáp công ơn của thần để tỏ rò sự ban phúc thiêng” [53, tr.327].

Đến năm 1822, ngoài hai đền Thai Dương và Thuận An, đền thần Liêu Lác ở cửa biển tỉnh Nam Định cũng được bổ sung vào danh sách những nơi tổ chức lễ tế: “Từ nay bang thuyền hải vận ở Kinh hay ở ngoài, đi lại được bình yên thì quan sở tại mỗi năm một lần sửa lễ thái lao [trâu], và có đủ ca nhạc, để tế hai đền Thai Dương và Thuận An ở Quảng Đức và đền thần Liêu Lác ở Sơn Nam hạ. Ghi làm lệ mãi mãi” (tháng 4 năm 1822) [66, tr.206].

Năm 1824, Nhà nước một lần nữa quy định: “Từ nay trở đi, đoàn thuyền vận tải ở các thành, doanh, trấn, trên đường về kinh được yên ổn, thì nhân lệ lễ về tháng trọng hạ, sửa soạn lễ nghi lễ tạ ở miếu Nam hải Long vương, mở hội diễn các trò vui chơi, định làm thành lệ. () hàng năm các địa phương chuyên chở hóa vật về kinh được yên ổn tất cả, hoặc mất ít được nhiều, đều được làm lễ tế và diễn trò chơi 1 lần; nếu năm nào được ít, mất nhiều cũng được đến tế, nhưng cho giản bớt khoản diễn trò chơi” [53, tr .328-329].

3.6. Khơi thông cửa biển, đo đạc, vẽ bản đồ vùng cửa biển và ghi chép hướng dẫn đường biển



1 Những tháng thứ 2 của bốn mùa.

3.6.1. Đo đạc, vẽ bản đồ vùng cửa biển và những ghi chép hướng dẫn đường biển Công tác giao thông, vận tải đường biển vốn chịu sự chi phối rất lớn của điều

kiện tự nhiên như gió, bão, đá ngầm, thuỷ triều, cửa biển (nông, sâu), trong khi nước ta nằm ở vành đai khí hậu nhiệt đới gió mùa phức tạp, địa lý phần nhiều giáp biển nên chịu tác động mạnh mẽ của các cơn bão và các mùa gió. Do đó, việc bảo đảm an ninh biển cũng đồng nghĩa với việc phải hạn chế được những thiệt hại do tự nhiên gây ra.

Dọc theo bờ biển cả nước, bên cạnh cửa biển sâu, rộng, thuận lợi cho giao thông là những cửa biển hiểm trở với sóng dữ, đá ngầm và cửa biển nông cạn do sự bồi lấp hàng năm của phù sa sông. Tuy nhiên, những sự nông cạn hay sâu rộng cũng chỉ là nhất thời. Có những cửa biển, cùng với sự biến thiên của thời gian, sự vận động của dòng chảy, và sự tác động của yếu tố ngoại cảnh khác như bão lũ mà từng trải qua tất cả những thăng trầm đó. Cửa biển Tư Dung (Tư Hiền) ở phủ Thừa Thiên từng là cửa biển “rất rộng và sâu”, “núi vững mạnh hiểm, sóng gió dữ tợn” khi các vua Lý, Trần, Lê (sơ) đem quân tiến đánh Chiêm Thành, để rồi đến triều Nguyễn lại “nông cạn đến nỗi thuyền lớn không thể đi vào được” mà “hành khách có thể lội qua” [72, tr.207].

Từ khi cửa biển Tư Hiền bị bồi lấp và đổi dòng thì vị trí quan trọng của cửa ngò Kinh đô đã chuyển sang vai trò của cửa Thuận An (Thừa Thiên) và “thuyền biển chỉ do cửa này ra vào”. Thế nhưng, ngay cả cửa biển này cũng “ngọn nước khuất khúc, bãi cát lô nhô, rất là hiểm trở, có lẽ ý trời xếp đặt để làm thành đồng hào nóng vững bền của quốc gia vậy” [72, tr.206].

Với những hiểm trở tự nhiên đó, đo đạc, vẽ bản đồ vùng cửa biển, biên soạn sách hướng dẫn đường biển là những biện pháp giúp thuyền bè tránh được nhiều chướng ngại tại vùng cửa biển, nhất là chướng ngại đá ngầm, giúp xác định đúng phương hướng nhờ “tín hiệu tự nhiên” tại các cửa biển (xin xem thêm phụ lục Bảng 3.3: Những chướng ngại nơi cửa biển và dấu hiệu nhận biết các cửa biển Bảng 3.4: Những tín hiệu tự nhiênđường biển được ghi chép bởi cá nhân quan lại nhà Nguyễn).

Nhận thức được tầm quan trọng của việc hướng dẫn đường biển, các vua Nguyễn đã xuống Chỉ cho những viên coi đồn cửa bể “phàm những cửa biển sở tại, rộng, hẹp, nông sâu thế nào phải xem xét đo đạc cho tường tận hơn những cửa ven biển gần bờ, nếu có đống đá, ghềnh đá, bãi cát nông, bãi cát ngầm mà thuyền bè cần phải tránh, đều phải chua rò là cách với bờ bao nhiêu trượng, thước; nếu cách bờ xa,

khó xem xét đo đạc, cũng phải ước lược xem xa gần mấy dặm, đi bộ mấy giờ mấy khắc thì vào đến bờ, và ở chỗ ấy trông lên núi trên bờ xem hình nó lớn hay nhỏ, hình giống cái gì, nhất nhất phải biên kê hết cả ra, để cho dễ nhận. Hằng năm cứ vào khoảng tháng 6 tháng 7 tiếp giáp nhau, sở tại gửi bản biên kê đó đến bộ Công để lục giao cho thuỷ quân và các thành trấn lưu chiểu. Việc đó cốt để cho sự đi biển được thuận lợi; nếu làm sai thì những viên đóng giữ các đồn cửa bể tức thì bị chiểu luật nặng trị tội. Rồi lại chuẩn cho bộ Công tư đi các địa phương chiếu theo hải phận trong hạt, vẽ thành bản đồ nộp bộ để căn cứ xét dùng” (năm 1831) [67, tr.165]. Việc đo đạc, vẽ bản đồ đường biển được tiến hành thường xuyên. Nhờ có những lệ định đó mà dưới triều Nguyễn đã hoàn thành được nhiều tập bản đồ giá trị trong đó có Đại Nam nhất thống toàn đồ (1838 - 1875).

Những bước làm tỉ mỉ được quy định rất cụ thể cho thấy sự quan tâm của Nhà nước cũng như mức độ quan trọng của việc nắm bắt địa hình nơi cửa biển và việc khơi thông cửa biển trong đảm bảo an ninh vùng duyên hải. Điều này cũng chứng tỏ triều đình nhận thức rò tầm quan trọng của an ninh nơi cửa biển đối với công tác đảm bảo an ninh vùng duyên hải.

Từ những kinh nghiệm đường biển, nhà Nguyễn biết khéo léo dựa vào đặc điểm tự nhiên vùng cửa biển, đúc kết thành những bài học kinh nghiệm trong các sách đi biển với những hướng dẫn đường biển cụ thể. Cùng với việc vẽ bản đồ, nhà Nguyễn đã biên soạn nhiều sách đi biển hữu ích, nổi bật là Duyên hải lục Hải trình tập nghiệm.

Duyên hải lục được biên soạn năm 1817, do các quan Hữu tham tri bộ Công Nguyễn Đức Huyên và Tả tham tri Đoàn Viết Nguyên đảm trách. Sách được biên chép thành hai tập từ kết quả khảo sát 143 cửa biển của 4 dinh 15 trấn dọc theo 5.902 dặm dọc bờ biển1, kéo dài từ Quảng Yên đến Hà Tiên. Duyên hải lục tập chung khảo cứu các cửa biển với nội dung đo mực nước khi thủy triều lên, thủy triều xuống để đo độ sâu nông và sự biến động mực nước của cửa biển, khoảng cách

giữa các cửa biển, khoảng cách đường biển xa gần [65, tr. 951].

Đến tháng 12 năm 1838, Hải trình tập nghiệm được biên soạn dưới sự phụ trách của bộ Công. Sách được chia thành 4 mục với các nội dung: 1. phong vũ tổng chiêm (phép quan trắc khí tượng và thiên văn), 2. hành thuyền tỵ kỵ (những việc



1 540 trượng bằng 1 dặm.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/06/2022