8,40%
8,20%
8,50%
6,23%
6,78%
5,32%
%
9,00%
8,00%
7,00%
6,00%
5,00%
4,00%
3,00%
2,00%
1,00%
0,00%
2005 2006 2007 2008 2009 2010 Năm
Từ biểu đồ cho ta thấy Việt Nam có tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao và ổn định:
Năm 2005 đạt 8,4%
Năm 2006 là 8,2%
Năm 2007 là 8,5%
Năm 2008 và 2009 lần lượt là 6,23% và 5,32% do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới.
Năm 2010 là 6,78%, năm được đánh giá là năm khó khăn đối với kinh tế thế giới nói riêng và kinh tế Việt Nam nói chung. Tuy nhiên, theo đánh giá thì trong thời gian tới, kinh tế thế giới và Việt Nam sẽ sớm phục hồi và có tăng trưởng ổn định trong những năm tiếp theo.
Mặt khác, so với các nước trong khu vực thì mức thu nhập khả dụng của người dân Việt Nam vẫn còn thấp. Mặc dù tăng không nhiều nhưng vẫn là một yếu tố rất thuận lợi đối với các doanh nghiệp chế biến thực phẩm nói chung và các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh bánh mì đóng gói có nhãn hiệu nói riêng.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế và thu nhập bình quân đầu người có ảnh hưởng đến việc tiêu thụ các sản phẩm bánh kẹo. Khi nền kinh tế tăng trưởng mạnh, thu nhập của người dân cao, đời sống vật chất được đảm bảo thì các nhu cầu nâng cao dinh dưỡng, nhu cầu biếu tặng các lọai thực phẩm cao cấp, trong đó có bánh kẹo cũng tăng. Nền kinh tế lâm vào tình t rạng khủng hoảng, thu nhập người dân
tụt giảm, không đảm bảo những nhu cầu sinh họat tối thiểu hàng ngày thì ngành sản xuất bánh kẹo chắc chắn sẽ bị tác động.
Môi trường tự nhiên
Hiện nay, chúng ta đang phải đối mặt với sự ô nhiễm môi trường ngày càng tăng, sự cạn kiệt và khan hiếm nguồn tài nguyên thiên nhiên và năng lượng…
Trước tình hình trên, chiến lược kinh doanh cần có ý thức tiết kiệm và sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên, các nhà quản trị phải có ý thức trong việc chuyển dần từ việc sử dụng các nguồn tài nguyên không thể tái sinh sang sử dụng các vật liệu nhân tạo.
Thêm vào đó, các doanh nghiệp cần đẩy mạnh việc nghiên cứu phát triển công nghệ, góp phần bảo vệ môi trường, giảm thiểu tối đa những tác động gây ô nhiễm môi trường do hoạt động của doanh nghiệp gây ra.
Môi trường công nghệ.
Kỹ thuật công nghệ trong ngành hàng bánh mì đóng gói ngày càng hiện đại và tiên tiến. Các doanh nghiệp cần phải có nguồn lực tài chính dồi dào và thông tin thị trường nhanh chóng để bắt kịp trình độ kỹ thuật tiên tiến và chắc chắn sẽ bị loại bỏ khỏi cuộc chơi nếu không thích ứng kịp thời.
Môi trường chính trị
Có thể nói, bánh kẹo là một trong những sản phẩm cần thiết trong cuộc sống hàng ngày của con người, đảm bảo được nhu cầu dinh dưỡng của các tầng lớp dân cư trong xã hội.
Mặt khác, các doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo nhìn chung sử dụng nhiều lao động và các nông sản do trong nước sản xuất như đường, trứng, sữa,... Vì vậy, ngành sản xuất bánh kẹo được Nhà nước dành cho những chính sách ưu đãi nhất định, cụ thể là những ưu đãi trong Luật Khuyến khích đầu tư trong nước về tiền thuê đất, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế nhập khẩu máy móc thiết bị,... Những ràng buộc pháp lý đối vớingành bánh kẹo chủ yếu liên quan đến an toàn
thực phẩm và bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng. Đây cũng là những vấn đề mà các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh bánh mì đóng gói có nhãn hiệu cần rất chú trọng.
Vì vậy, xét toàn cảnh môi trường pháp lý và tình hình thực tế của công ty, rủi ro pháp luật ít có ảnh hưởng đến hoạt động của các công ty.
Môi trường văn hóa xã hội
Bánh mì là loại thực phẩm thông dụng và truyền thống ở các nước phương Tây. Tuy nhiên, bánh mì ở Việt Nam không phải là sản phẩm truyền thống. Nhưng trong thời buổi kinh tế thị trường như ngày nay, con người đã dần làm quen với thức ăn nhanh. Điều này do rất nhiều nguyên nhân như sự nhanh chóng, tiện lợi và theo phong cách Tây. Tuy nhiên, tâm lí thức ăn nhanh không tốt cho sức khỏe vẫn là một trở ngại mà các doanh nghiệp Việt Nam vẫn đang có gắng thay đổi.
2.2 Thực trạ ng về cung cầu t hị tr ường bánh mì đóng gói có nhãn hiệ u ở Thà nh Phố Hồ Chí Minh.
2.2.1 Tổng quan thị trường bánh kẹo Việt Nam.
Những năm gần đây, cùng với sự phát triển của nền kinh tế và sự gia tăng trong quy mô dân số với cơ cấu trẻ, bánh kẹo là một trong những ngành có tốc độ tăng trưởng cao và ổn định tại Việt Nam. Trong khi các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ
đang bị thu hẹp dần do vốn ít, quy trình sản xuất còn theo thủ công dẫn đến không đảm bảo các yêu cầu vệ sinh. Thì các công ty bánh kẹo lớn trong nước ngày càng khẳng định được vị thế quan trọng của mình trên thị trường với nhiều sản phẩm đa dạng, chất lượng khá tốt, phù hợp với khẩu vị của người Việt Nam, cạnh tranh rất tốt vớihàng nhập khẩu.
Theo Công Ty Khảo Sát Thị Trường Quốc Tế ( BMI ), thị trường bánh kẹo của Việt Nam đang có tiềm năng phát triển hàng đầu Đông Nam Á và trên thế giới. Sản lượng bánh kẹo tại Việt Nam từ năm 2005 đến năm 2010 đều tăng qua các năm, năm 2005 là 85.300 tấn tăng lên đến năm 2010 là 100.400 tấn.
Tuy nhiên, trong những năm gần đây tốc độ tăng sản lượng bánh kẹo đã sụt giảm, cụ thể là năm 2007 với mức tăng trưởng 4,15% xuống còn 3,19% năm 2008; 2,16% năm 2009 và tiếp tục giảm còn 1,3% vào năm 2010. Nguyên nhân là do nước ta ảnh hưởng tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu vào năm 2008 và kéo dài
ảnh hưởng đến hai năm sau đó, người dân thắt chặt chi tiêu và ngành bánh kẹo cũng bị ảnh hưởng theo.
Bảng 2.3 : Sản lượng và mức tăng trưởng ngành bánh kẹo trong thời gian qua.
Sản lượng | ( tấn ) | Mức tăng trưởng | (%) | |
2005 | 85.300 | 4.4 | ||
2006 | 89.000 | 4,3 | ||
2007 | 94.000 | 4,5 | ||
2008 | 97.000 | 3,19 | ||
2009 | 99.100 | 2,16 | ||
2010 | 100.400 | 1,3 |
Có thể bạn quan tâm!
- Chiến lược và các giải pháp nâng cao vị thế cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh bánh mì đóng gói có nhãn hiệu tại Tp. HCM - 1
- Chiến lược và các giải pháp nâng cao vị thế cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh bánh mì đóng gói có nhãn hiệu tại Tp. HCM - 2
- Một Số Phương Pháp Phâ N Tích Và Hình Thành Chiế N Lược.
- Tình Hình Sản Xuất Tiêu Thụ Bánh Mì Đóng Gói Có Nhãn Hiệu Của Các Doanh Nghiệp Việt Nam Ở Tp. Hcm Trong Thời Gian Qua.
- Các Hoạt Động Tiếp Thị Bánh Mì Đóng G Ói Có Nhãn Hiệu.
- Thống Kê Số Liệu Điều Tra Theo Giới Tính, Tuổi Của Khách Hàng .
Xem toàn bộ 87 trang tài liệu này.
( Nguồn: Công Ty Khảo Sát Thị Trường Quốc Tế)
Hình 2.2 : Sản lượng và tăng trưởng sản lượng về ngành bánh kẹo
105
100
95
90
85
80
75
2005 2006 2007 2008 2009 2010
5
4,5
4
3,5
3
2,5
2
1,5
1
0,5
0
Sản lượ ng ( Nghìn tấn) Mức tăng trưở ng (%)
Dân số Việt Nam hiện nay với hơn 86 triệu người và đang trở thành một thị trường tiêu thụ bánh kẹo rất t iềm năng đối với doanh nghiệp trong nước và các công ty nước ngoài. Hiện có khoảng 30 doanh nghiệp trong nước, hàng trăm cơ sở sản xuất nhỏ và một số công ty nhập khẩu bánh kẹo nước ngoài đang tham gia thị trường. Các doanh nghiệp trong nước như Kinh Đô, Bibica, Hải Hà, Hữu Nghị, Orion Việt Nam... chiếm khoảng 75 – 80% thị phần còn bánh kẹo ngoại nhập chỉ chiếm 20 – 25%. Các doanh nghiệp trong nước ngày càng khẳng định
được vị thế quan trọng của mình trên thị trường với sự đa dạng trong sản phẩm, chất lượng khá tốt, phù hợp với khẩu vị của người Việt Nam. Trong khi đó, các cơ sở sàn xuất nhỏ lẻ đang dần bịthu hẹp về quy mô sản xuất do ít vốn, công nghệ lạc hậu, thiếu sự đảm bảo về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm.
B ảng 2.4 : Thị phần các công ty bánh kẹo Việt Nam trong các năm.
Năm 2008 29,5% | Năm 2009 28,0% | Năm 2010 30,0% | |
Orion | 7,3% | 10% | 9,6% |
Bibica | 7,2% | 7,4% | 8,0% |
Hải Hà | 6,1% | 5,4% | 6,5% |
Hữu Nghị | 9,1% | 12,1% | 12,4% |
Nhập khẩu | 25% | 22,8% | 20,0% |
Các công ty khác | 15,8% | 14,3% | 13,5% |
Tổng | 100% | 100% | 100% |
(Nguồn:Công Ty Khảo Sát Thị Trường Quốc Tế.)
Hình 2.3 : Biểu đồ thị phần các công ty bánh kẹo Việt Nam.
Năm 2008
Năm 2009
15,8 %
25,0%
9,1%
29,5%
7,3%
6,1%
7,2%
14, 3%
28,0%
22,8%
10, 0%
12,1%
7,4%
5, 4%
Năm 2010
13, 5%
30,0%
20, 0%
12,4%
9,6%
6,5%
8,0 %
Ki nh Đô Orion Bi bic a Hải Hà Hữu Nghị Nhập K hẩu Các công ty khác
2.2.2 Thị trường bánh mì đóng gói có nhãn hiệu.
Nhu cầu bánh mì đóng gói có nhãn hiệu của người TP. HC M.
Bánh mì đóng gói công nghiệp là loại bánh mì tươi được sản xuất và đóng gói trên dây chuyền sản xuất hiện đại có thời hạn sử dụng từ 07-09 ngày. Đáp ứng nhu cầu ăn sáng và ăn lót dạ tiện lợi của người tiêu dùng ngày càng tăng.
Được sản xuất theo công nghệ tiên tiến, từ nguồn nguyên liệu tươi mới, giàu dinh dưỡng, bánh mì tươi đóng gói mang đến cho bạn một khẩu phần ăn ngon miệng, tiện lợi mà vẫn đảm bảo dưỡng chất, giúp bạn tràn đầy năng lượng để làm việc và học tập ở bất kì nơi đâu, bất kì khi nào.
Nhịp sống đô thịngày càng bận rộn, đặc biệt ở các đô thị lớn, những vấn đề như kẹt xe, học thêm ngoài giờ, làm thêm giờ... làm cho quỹ thời gian có vẻ như bị ngắn lại. Do đó, người ta ngày càng quan tâm đến nhu cầu nhanh, gọn, tiện lợi và thức ăn nhanh ngày càng đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống của người thành thị, đặc biệt là thành phố lớn Hồ Ch í Minh.
Tuy nhiên, chất lượng cuộc sống người dân ngày càng nâng cao, người ta luôn nhận thức được rằng, bữa ăn không chỉ cần đủ chất, nhanh, gọn, đáp ứng nhu cầu năng lượng cho ngày mới, mà còn phải bổ dưỡng sức khỏe, tốt cho dạ dày; những thức ăn họ chọn không chỉ phải ngon, tiết kiệm, tiện lợi mà còn phải đủ dưỡng chất để họ có thể tiếp tục công việc và quá trình học tập.
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại thức ăn phục vụ cho nhu cầu ăn sáng, ăn thêm, ăn lót dạ như xôi, bánh mì ổ... nhưng hầu hết đều không đảm bảo vệ sinh, giá quá đắt, thời gian ăn lâu... Do đó, bánh mì đóng gói có nhãn hiệu ra đời để phục vụ nhu cầu ngon, bổ, tiện lợi của người tiêu dùng mà giá thành không quá cao, chỉ khoảng 3.000 đồng – 8.000 đồng.
Các loại bánh mì đóng gói có nhãn hiệu ở TP. HC M
Dựa trên ý tưởng từ chiếc bánh mì truyền thống và thói quen sử dụng bánh mì như một món ăn nhanh, tiện dụng, giá rẻ mà vẫn đảm bảo đủ chất dinh dưỡng, dòng bánh mì đóng góicó nhãn hiệu ra đờinhằm đáp ứng tối đa nhu cầu
cuộc sống hiện đại. Ngay khi ra đời, nó đã phù hợp với xu hướng tiêu dùng và nhanh chóng trở thành món ăn được yêu thích, thay thế cho chiếc bánh mỳ truyền thống quá phức tạp trong việc chế biến và bảo quản.
Xuất hiện trên thị trường với những ưu điểm vượt trội của dòng bánh mỳ bơ truyền thống.Mẫu mã đẹp, chất lượng hoàn hào, bánh mì đóng góicó nhãn hiệu có thể ăn kèm với những thực phẩm khó t ính nhất. Ngay lập tức nó có mặt ở khắp nơi, từ khu phố bình dân, trong lớp học, cho đến những văn phòng, công sở và cả những bữa tiệc Buffet sang trọng trong khách sạn. Một trong những yếu tố quan trọng đem lại thành công cho loại bánh mì này là sự tiện dụng. Chỉ cần bóc lớp vỏ bánh là có thể ăn ngay mà không cần chế biến – điều này khác hẳn với loại bánh mìthông thường.
Trên thực tế, nhóm đối tượng có thời gian biểu cố định học sinh, sinh viên và nhân viên văn phòng là đối tượng tiếp cận với loại bánh này nhiều nhất bởi thời gian và chi phí cho nhu cầu ăn uống ít. Đa số mọi người đều nhận định, khi món ăn nhanh trở thành nhu cầu thiết yếu thì sự ra đời của bánh mì đóng gói có nhãn hiệu là một tất yếu.
Hiện nay trên thị trường có nhiều loại bánh mì tươi đóng gói công nghiệp chất lượng cao, giá cả phải chăng, tính tiện lợi, đa dạng và phù hợp với khẩu vị người Việt với bánh mì tươi nhân ngọt như nhân bơ sữa, sôcôla, khoai môn, lá dứa, sầu riêng, sữa dừa; nhân mặn như chà bông, gà quay, lạp xưởng, tôm khô
Hình 2.4 : Một số loại bánh mì đóng gói có nhãn hiệu trên thị trường.
Giá: 2.300 đồng. KLT: 35g | |
Giá: 2.700 đồng. KLT: 50g | Giá: 2.300 đồng. KLT: 35g |
Giá: 2.500 đồng. KLT: 35g | Giá: 2.000 đồng. KLT: 35g |
Giá: 5.000 đồng. KLT: 65g | Giá: 2.000. KLT: 40g |
Giá: 4.000 đồng. KLT: 50g | Giá: 6.000 đồng. KLT: 50g |