Một Số Giải Pháp Vĩ Mô Nhằm Hỗ Trợ Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Của Doanh Nghiệp


- Bản chất mọi người đều thích sạch sẽ, thoải mái và sự ngăn nắp tại nơi làm việc.

Trong khi các công ty không áp dụng 5S thường gặp những vấn đề sau:

- Có rất nhiều những thứ không cần thiết và chúng không được sắp xếp gọn gàng

- Di chuyển các đồ vật mất nhiều thời gian và ảnh hưởng đến các hoạt động khác, không có dấu hiệu nhận biết rõ ràng các khu vực làm việc

- Lãng phí thời gian, công sức trong phần lớn các công việc

- Tồn tại nhiều sai sót trong công việc

- Nhiều công việc phải làm lại, giao hàng luôn chậm trễ và phải làm ngoài giờ nhiều

- Tồn kho nguyên liệu, bán thành phầm quá nhiều và mất nhiều thời gian xếp dỡ

- Thiết bị văn phòng, trang thiết bị sản xuất bẩn, diện tích bỏ không, tỷ lệ máy móc không hoạt động cao.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.

- Sàn nhà, tường, cửa sổ, thiết bị chiếu sáng bẩn, bám bụi, ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động

- Nơi làm việc không an toàn dẫn đến nhiều tai nạn, sự cố xảy ra

Nâng cao năng lực cạnh tranh của tập đoàn FPT thông qua xây dựng văn hóa doanh nghiệp - 9

- Những nơi công cộng (phòng ăn, tủ đồ đạc, nhà vệ sinh…) không sạch sẽ

- Tinh thần làm việc của công nhân kém

- Người lao động không tự hào về công ty và công việc của mình

* Mục tiêu chính của chương trình 5S

Những mục tiêu chính của chương trình 5S

- Xây dựng ý thức cải tiến (Kaizen) cho mọi người tại nơi làm việc

- Xây dựng tinh thần đồng đội giữa mọi người

- Phát triển vai trò lãnh đạo của cán bộ lãnh đạo và cán bộ quản lý thông qua các hoạt động thực tế

- Xây dựng cơ sở để đưa vào các kỹ thuật cải tiến


Khi thực hiện 5S trong công ty, những vật dụng cần thiết được xếp ngăn nắp, gọn gàng, đặt ở những vị trí thuận tiện cho người sử dụng, máy móc thiết bị trở nên sạch sẽ, được bảo dưỡng, bảo quản. Từ các hoạt động 5S sẽ nâng cao tinh thần tập thể, khuyến khích sự hòa đồng của mọi người, qua đó người làm việc sẽ có thái độ tích cực hơn, hăng say hơn, do đó năng suất lao động sẽ được nâng cao.

5S là một phương pháp rất hiệu quả để huy động con người, cải tiến môi trường làm việc. Môi trường làm việc được cải tiến sẽ tăng cường phát huy sáng kiến cải tiến của nhân viên, không ngừng phát triển sản phẩm và dịch vụ, nâng cao năng suất doanh nghiệp. Đây chính là một trong những yếu tố quan trọng để tăng cường khả năng cạnh tranh so với các đối thủ khác.

* 4 yếu tố cơ bản để thực hiện thành công 5S:

1. Lãnh đạo luôn cam kết và hỗ trợ: điều kiện tiên quyết cho sự thành công khi thực hiện 5S là sự hiểu biết và ủng hộ của lãnh đạo trong việc hình thành các nhóm công tác và chỉ đạo thực hiện

2. Bắt đầu bằng đào tạo: đào tạo cho mọi người nhận thức được ý nghĩa của 5S, cung cấp cho họ những phương pháp thực hiện là khởi nguồn của chương trình. Khi đã có nhận thức và có phương tiện thì mọi người sẽ tự giác tham gia và chủ động trong các hoạt động 5S

3. Mọi người cùng tự nguyện tham gia: Bí quyết thành công khi thực hiện 5S là tạo ra một môi trường khuyến khích được sự tham gia của mọi người

4. Lặp lại vòng 5S với tiêu chuẩn cao hơn: Thực hiện chương trình 5S là sự lặp lại không ngừng các hoạt động nhằm duy trì và cải tiến công tác quản lý.

* Các bước áp dụng 5S


Bước 1: Chuẩn bị, xem xét thực trạng


Bước 2: Phát động chương trình


Bước 3: Mọi người tiến hành tổng vệ sinh Bước 4: Bắt đầu bằng Seiri

Bước 5 : Thực hiện Seiri, Seiton và Seiso hàng ngày Bước 6 : Đánh giá định kỳ

Trên đây là những đặc trưng rất cơ bản trong văn hóa kinh doanh của các doanh nghiệp Nhật Bản, và cũng là chìa khóa của những thành công thần kỳ của các doanh nghiệp Nhật Bản ở trong nước và trên thị trường thế giới. Với những mục tiêu và phương hướng như thế, cộng với sự kiên trì, bền bỉ, phấn đấu không ngừng của mỗi cá nhân và tập thể, các doanh nghiệp Nhật Bản đã tạo nên những điều kỳ diệu. Chúng ta cùng đi tìm hiểu cụ thể một số mô hình kinh doanh thành công của các doanh nghiệp Nhật Bản để thấy được vai trò của nền văn hóa kinh doanh vững mạnh đối với sự thành công của doanh nghiệp.‌

II - MỘT SỐ GIẢI PHÁP VĨ MÔ NHẰM HỖ TRỢ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP

1.Hỗ trợ từ phía nhà nước

Để tạo môi trường cho việc phát triển cả về lượng và chất của đội ngũ doanh nhân Việt Nam, có thể đưa ra một vài giải pháp cơ bản như sau:

Trước hết là đẩy mạnh cải cách thể chế kinh tế, tạo môi trường pháp lý bình đẳng giữa các doanh nghiệp thuộc những loại hình sở hữu khác nhau. Nhà nước cần khuyến khích mọi thành phần kinh tế, bảo đảm cho các thành phần kinh tế cạnh tranh lành mạnh và bình đẳng. Tình trạng độc quyền nhà nước chuyển thành độc quyền doanh nghiệp sẽ tạo ra thế cạnh tranh không bình đẳng và không hiệu quả. Bởi vì nếu như vậy, lợi nhuận không do tài


năng doanh nghiệp mang lại mà do vị thế độc quyền, điều đó sẽ triệt tiêu văn hóa doanh nghiệp.

Nhà nước cũng cần có những biện pháp khuyến khích doanh nghiệp xác định đúng đắn chiến lược kinh doanh để nâng cao sức cạnh tranh, xây dựng những mục tiêu phát triển lâu dài, tiến tới hội nhập kinh tế quốc tế thành công, khắc phục tâm lý kinh doanh manh mún, không lâu dài.

Nhà nước phải định hướng cho doanh nghiệp hoạt động kinh doanh hợp pháp, bảo vệ lợi ích của doanh nghiệp, khuyến khích doanh nghiệp làm ăn chân chính. Lợi ích của doanh nghiệp kết hợp hài hòa với lợi ích của toàn xã hội. Đồng thời phải có những chế tài ngăn chận những hành vi vi phạm pháp luật, gian lận thương mại, vi phạm đạo đức trong kinh doanh. Có như vậy mới tránh cho được các doanh nghiệp kinh doanh hợp pháp bị làm hại từ hành vi gian lận của doanh nghiệp khác.

Một yêu cầu cũng không kém phần cấp bách là Nhà nước phải ngày càng giảm nhẹ những thủ tục hành chỉnh rườm rà gây tốn kém vật chất và thời gian cho doanh nghiệp. Để nâng cao hiệu quả của bộ máy hành chính trong việc quản lý và điều hành, bộ máy hành chính cần được đơn giản hóa, sắp xếp lại một cách gọn gàng, tránh tình trạng chồng chéo, quan liêu cửa quyền. Đội ngũ cán bộ công chức nhà nước cần được lành mạnh hóa, tránh tình trạng một số cán bộ do kém năng lực và phẩm chất đã gây ra nhiều phiền hà cho doanh nghiệp.

Nhà nước biết lắng nghe và tiếp thu ý kiến của các doanh nghiệp về việc thi hành các cơ chế chính sách. Nhà nước cần tổ chức định kì các cuộc tiếp xúc giữa các cơ quan đại diện Nhà nước với các doanh nghiệp để lắng nghe tâm tư nguyện vọng của doanh nghiệp. Nhà nước cũng cần hợp tác với các Hiệp hội doanh nghiệp, tôn trọng và giải quyết chính đáng của các tổ chức này .

Cuối cùng và không kém phần quan trọng đối với mục tiêu phát triển bền vững và lâu dài, Nhà nước cần phải có những chủ trương, đường lối để


phát triển nguồn nhân lực, yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững.

Điều cần thiết là Nhà nước cần có những định hướng rõ rệt các chính sách về lao động, đào tạo và việc làm trong doanh nghiệp nhằm khuyến khích người lao động có kỹ thuật nâng cao trình độ tay nghề, kỹ năng nghiệp vụ và cải thiện các điều kiện lao động, yên tâm làm việc ở mọi lĩnh vực khác nhau, hạn chế sự chênh lệch về tính hấp dẫn thu hút nguồn nhân lực có kỹ năng và trình độ giữa các nhóm ngành doanh nghiệp khác nhau.

Muốn đào tạo nguồn nhân lực thực sự có hiệu quả điều quan trọng là Nhà nước phải đưa ra được những chính sách cụ thể rõ ràng:

- Có chính sách giải phóng và phát huy tiềm năng của người lao động trong đó lấy kết quả và hiệu quả công việc là thước đo đánh giá quan trọng nhất.

- Nhà nước cần cải thiện, phát triển nòi giống, nâng cao thể lực, tầm vóc và thể trạng của người Việt Nam nhằm đảm bảo sự phát triển cân đối, hài hoà giữa thể lực và trí tuệ con người Việt Nam so với khu vực và thế giới.

- Cần phát triển nguồn nhân lực bám sát thị trường lao động. Điều này đồng nghĩa với việc Nhà nước cần quản lý tốt các khâu trong hệ thống chính sách đào tạo và sử dụng phù hợp nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp Việt Nam bao gồm: Tuyển dụng, chính sách lao động, phân công lao động, phân bổ nguồn lực, tiền lương, khen thưởng.

- Nhà nước cần phải đặc biệt chú ý tới xây dựng và thực thi chính sách trọng dụng nhân tài. Bởi điều này tạo động lực để khuyến khích mọi người chăm làm, chăm học, động viên tính tích cực xã hội của người lao động làm cho họ thiện chí, cầu tiến, thích đổi mới sáng tạo.

- Cần thiết phải có giải pháp gắn kết giữa đào tạo và phân bổ, sử dụng nguồn nhân lực hợp lý. Ngoài ra cũng phải có cơ chế, chính sách đào tạo nghề với sử dụng và giải quyết việc làm, chuyển dịch cơ cấu lao động và xoá đói giảm nghèo.


- Song song với việc Nhà nước khuyến khích đầu tư đổi mới công nghệ thì việc tăng cường, chú trọng bồi dưỡng đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cũng cần được Nhà nước đặc biệt quan tâm trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế sắp tới.

- Nhà nước cũng cần phải có những biện pháp giáo dục, bồi dưỡng giá trị đạo đức, tăng cường tình tổ chức, kỹ thuật, tinh thần hợp tác, lương tâm nghề nghiệp, tính cộng đồng, lòng tin và trách nhiệm công dân.

- Giữ gìn phát huy những giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc, tiếp thu nhanh những tinh hoa văn hoá nhân loại, giúp hình thành và phát triển con người văn hoá Việt Nam.

Có thể nói rằng, ở nước ta nói chung đang có vấn đề về nguồn nhân lực, rõ ràng là đã có những lệch lạc trong chương trình đào tạo, trong việc sử dụng nhân tài để phát triển kinh tế, phát triển đất nước, đặc biệt là có sai lầm trong định hướng giá trị xã hội. Sự phát triển kinh tế trong tương lai sẽ phụ thuộc vào nguồn nhân lực tinh nhuệ và thái độ tích cực cạnh tranh, học hỏi, tin tưởng, hợp tác và đầu tư vào các yếu tố lợi thế phức tạp. Do vậy, chính phủ phải hỗ trợ khu vực tư nhân bằng cách đầu tư vào con người, cơ sở hạ tầng, các tổ chức giáo dục và các cuộc đối thoại cởi mở giữa khu vực tư nhân và khu vực Nhà nước.

Các doanh nghiệp đóng vai trò chủ chốt trong cạnh tranh trên thị trường chứ không phải các quốc gia hay thành phố. Khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp ngày nay chủ yếu dựa vào lợi thế cạnh tranh là nguồn nhân lực tinh thông có kỹ năng giỏi, có phong cách làm việc chuyên nghiệp, có tính cạnh tranh, học hỏi sự hợp tác và đầu tư vào các lợi thế đa dạng. Bởi thế Nhà nước nhất thiết phải có những chương trình những buổi thảo luận nhằm nâng cao tầm nhận thức của các doanh nghiệp Việt Nam về vai trò con người và việc quản lý con người một cách khoa học nhất, thực tế nhất đồng thời dễ áp dụng trong các doanh nghiệp. Đối với từng ngành, từng nhóm ngành khác


nhau với những quy mô và mô hình khác nhau thì Nhà nước cần có những văn bản chính thức phù hợp bắt buộc các doanh nghiệp phải thực hiện bên cạnh việc tự nguyện của các doanh nghiệp, Điều này sẽ giúp cho các doanh nghiệp có khả năng đối phó với những thay đổi một cách dễ dàng hơn bởi lẽ các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay dang có một sức ì rất lớn.

2. Sự hỗ trợ từ phía các hiệp hội doanh nghiệp

Trước sức ép của hội nhập kinh tế quốc tế và toàn cầu hóa, cùng với xu hướng thống trị của các tập đoàn xuyên quốc gia thì các doanh nghiệp sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi hoạt động đơn lẻ mà không có sự hợp tác với các doanh nghiệp khác. Đặc biệt ở Việt Nam hiện nay có tới 90% doanh nghiệp của ta là vừa và nhỏ, quy mô về vốn và công nghệ còn thấp. Tính liên kết và hỗ trợ của các doanh nghiệp Việt Nam còn lỏng lẻo. Chúng ta chưa có thói quen tập hợp sức mạnh cộng đồng để cùng nhau đạt được hiệu quả tốt hơn, đồng thời hạn chế rủi ro khi kinh doanh với đối tác nước ngoài. Vì vậy cần phải khơi dậy truyền thống đoàn kết dân tộc trong kinh doanh. Thế giới đã biết đến tầng lớp doanh nhân Nhật rất coi trọng chữ tín, doanh nghiệp Mỹ là những người rất tôn trọng pháp luật và luôn đúng hẹn. Vậy tại sao chúng ta không xây dựng một bản sắc văn hoá kinh doanh của doanh nhân Việt Nam năng động, sáng tạo và đoàn kết tương trợ lẫn nhau.? Do đó, cần phát huy vai trò của các Hiệp hội doanh nghiệp.

Hiệp hội doanh nghiệp là những tổ chức tự nguyện của các doanh nghiệp, không phân biệt thành phần kinh tế hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, tự quản, tự trang trải kinh phí, góp sức cùng hành động để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của hội viên. hỗ trợ nhau hoạt động có hiệu quả nhằm đạt mục tiêu phát triển chung của ngành. Cho tới nay ở Việt Nam loại hình Hiệp hội doanh nghiệp phát triển nhanh, hầu hết các lĩnh vực kinh tế quan trọng đều đã hình thành các Hiệp hội doanh nghiệp. Có thể nêu ra ví dụ:


Hiệp hội chế biến và Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam, Hiệp hội da giày Việt Nam, Hiệp hội xuất khẩu nông sản Việt Nam.

Xin đơn cử một ví dụ: Hiệp hội Càphê - Cacao Việt Nam trong nhiệm kỳ IV của mình đã phối hợp với Hiệp hội các nước sản xuất cà phê ACPC thực hiện chương trình lưu giữ cà phê nhân nhằm nâng giá, bảo vệ quyền lợi người trồng cà phê. Hiệp hội Cà phê - Cacao Việt Nam cũng có quan hệ chặt chẽ với Hiệp hội Cà phê Indonesia, Ấn Độ, Braxin, Colombia, phối hợp với các biện pháp hạn chế việc giảm giá cà phê trên thế giới và khu vực. Không dừng lại ở đó, Hiệp hội còn tổ chức những lớp bồi dưỡng về thị trường kỳ hạn cà phê với sự giúp đỡ của Sở giao dịch SICOM Singapore, Hiện nay, Hiệp hội đã xây dựng Dự án “Nâng cao chất lượng cà phê Việt Nam, ngăn ngừa sự hình thành nấm mốc” bằng nguồn vốn FAO. Dự án này đang chờ quyết định cuối cùng của FAO ở Rome.

Thông qua vai trò của Hiệp hội doanh nghiệp, với những hoạt động không bị hành chính hoá, các doanh nghiệp có thể đạt được những mục đích của mình trong cạnh tranh mà các doanh nghiệp riêng lẻ không thể nào đạt được. Hiệp hội doanh nghiệp có khả năng liên kết những nguồn lực riêng lẻ thành sức mạnh tổng hợp của cả cộng đồng doanh nghiệp trước sức ép cạnh tranh gay gắt.


III- GIẢI PHÁP CỦA FPT


Hiện nay, xu thế chung của thế giới là hội nhập và toàn cầu hoá. Trong quá trình hội nhập, Việt Nam gặp không ít khó khăn do là một nước phát triển muộn. Vì vậy, muốn hội nhập thành công, Việt Nam phải vừa dựa vào tiềm năng nội lực, vừa tận dụng được sự ủng hộ giúp đỡ của cộng đồng quốc tế.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/05/2022