Cơ Cấu Fdi Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Bất Động Sản

lịch và xúc tiến quảng bá hình ảnh du lịch Việt Nam. Đây được coi là nguồn vốn “mồi” quan trọng để kêu gọi, thu hút các nguồn lực khác tham gia đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch cũng như đầu tư vào các cơ sở kinh doanh du lịch.

Biểu đồ 2.6: Cơ cấu FDI đầu tư vào lĩnh vực bất động sản


Nguồn Bộ Kế hoạch và Đầu tư thống kê FDI tám tháng đầu năm 2008 Tám tháng 1

Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, thống kê FDI tám tháng đầu năm 2008


Tám tháng đầu năm 2008, lượng FDI đổ vào Việt Nam đạt con số kỷ lục - gần 47 tỷ USD trong đó, đáng chú ý phải kể tới tỷ lệ FDI đầu tư vào lĩnh vực bất động sản chiếm tới 46,8% với 77% vốn đầu tư vào các dự án khách sạn - du lịch, văn phòng và căn hộ (Biểu đồ 2.5) [6].

Sự hỗ trợ đầu tư này tạo ra những điều kiện thuận lợi để mở rộng về quy mô và nâng cao về chất lượng hạ tầng du lịch. Có thể nói, một trong những thành phần quan trọng nhất của môi trường du lịch là mức độ phát triển hệ thống hạ tầng du lịch, bao gồm cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch (gồm hệ thống cơ sở lưu trú và các cơ sở dịch vụ du lịch) và những hạ tầng liên quan, hỗ trợ. Hệ thống cơ sở lưu trú và dịch vụ của du lịch Việt Nam đã có những tiến bộ nhất định. Trong giai đoạn 2000 - 2009, cả nước đã nâng cấp, xây mới trên 60.000 phòng khách sạn (tăng gấp gần 2,5 lần so với 30 năm

trước). Một số khu du lịch nghỉ dưỡng, sân golf, công viên chuyên đề và cơ sở giải trí được đưa vào hoạt động, đáp ứng nhu cầu của du khách và nhân dân. Với cơ sở vật chất kỹ thuật như hiện nay, ngành Du lịch nước ta đã đảm bảo phục vụ hàng chục triệu lượt khách quốc tế và nội địa, tổ chức được các sự kiện, hội nghị quốc tế lớn. Theo dự báo, lượng cơ sở lưu trú sẽ tiếp tục được đầu tư xây mới và nâng cấp đạt 14.250 cơ sở với 384.000 buồng vào năm 2015. (Bảng 2.10)

Bảng 2.9: Dự báo sự phát triển của cơ sở lưu trú du lịch đến năm 2015


Hạng

Số lượng

Số buồng

5 sao

70

22.000

4 sao

180

30.000

3 sao

500

40.000

2 sao

2.500

92.000

1 sao

5.000

110.000

Đạt tiêu chuẩn tối thiểu (*)

6.000

90.000

Tổng cộng

14.250

384.000

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

Nguồn: Trung tâm thông tin du lịch, Tổng cục Du lịch

Bên cạnh đó, các ngành hỗ trợ cho du lịch như Giao thông vận tải, Thông tin truyền thông cũng có những bước phát triển vượt bậc phục vụ hạ tầng du lịch. Nhận thức được vai trò quan trọng của hạ tầng giao thông đối với nền kinh tế, trong Chiến lược phát triển giao thông vận tải đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Chính phủ đã xác định rõ: “Giao thông vận tải là một bộ phận quan trọng trong kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, cần ưu tiên đầu tư phát triển” [5]. Phương tiện vận chuyển khách du lịch phát triển đa dạng cả đường ô tô, đường sắt, đường thuỷ và dần được hiện đại hóa. Năng lực vận chuyển khách du lịch tăng, chất lượng được nâng lên. Phương tiện vận chuyển khách du lịch với hàng nghìn xe ô tô, tàu thuyền các loại, chất lượng phương tiện được tăng cường đổi mới thường xuyên; nhiều đội xe taxi ở các điểm du lịch được thành lập, đáp ứng kịp thời nhu cầu đi lại của du khách;

nhiều tuyến du lịch đường biển, đường sông như Hải Phòng - Quảng Ninh, Hải Phòng - TP.Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh đi Vũng Tàu, Cần Thơ… đã sử dụng tàu công suất lớn, trang thiết bị hiện đại.

Về hạ tầng viễn thông, trong giai đoạn 8 năm từ năm 2000 tới 2008, lượng thuê bao điện thoại trên cả nước đã tăng trên 25 lần, từ 3.286.405 lên khoảng tới trên 70 triệu thuê bao điện thoại [7]. Tính đến năm 2008, Việt Nam đã có 10 doanh nghiệp cung cấp hạ tầng mạng và hơn 60 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp phép. Liên minh Viễn thông quốc tế (ITU) trong báo cáo xếp hạng chỉ số phát triển công nghệ thông tin và truyền thông toàn cầu (IDI) đã xếp Việt Nam vào danh sách 10 nước có tốc độ phát triển công nghệ thông tin và truyền thông nhanh nhất thế giới. Những tiến bộ về công nghệ thông tin đã đem lại cho du lịch Việt Nam những lợi thế nhất định trong kinh doanh du lịch, đặc biệt là hình thức du lịch MICE kết hợp giữa du lịch với công tác hội thảo, hội nghị, tổ chức sự kiện.

3.8. Quan hệ với đối tác

Quan hệ đối tác là một chữ P quan trọng trong marketing – mix dịch vụ du lịch để thu hút khách du lịch. Sự phối hợp liên ngành có vai trò quan trọng trong phát triển du lịch. Thời gian qua Chính phủ đã giải quyết nhiều vấn đề tồn tại liên ngành như thủ tục xuất nhập cảnh cho du khách, thủ tục tạm nhập tái xuất đối với hàng hóa, phương tiện đi lại của khách du lịch vào Việt Nam. Sự hợp tác chặt chẽ giữa du lịch và các ngành phụ trợ liên quan như giao thông vận tải cụ thể là hàng không càng ngày càng phát huy tác dụng.

Những năm trước đây, các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch ở Việt Nam vẫn chưa nhận thức được tầm quan trọng của chữ P này. Do vậy sự kết hợp giữa các doanh nghiệp lữ hành, khách sạn, dịch vụ ăn uống chưa thực sự tốt. Hiện nay, các doanh nghiệp Việt nam đã tích cực hợp tác với nhau, tổ chức được các tour du lịch trọn gói chất lượng cao, thỏa mãn nhu cầu của du

khách. Một số doanh nghiệp lớn đã mạnh dạn hợp tác với các doanh nghiệp nước ngoài. Nhờ vậy, dịch vụ du lịch đưa du khách Việt Nam ra nước ngoài đã đạt chất lượng cao với quy trình phục vụ chuyên nghiệp hơn.

Với nỗ lực mở rộng hợp tác quốc tế, du lịch Việt Nam đã ký 42 hiệp định hợp tác du lịch song phương với các nước là thị trường du lịch trọng điểm và trung tâm giao lưu quốc tế, tăng cường hợp tác du lịch với các nước khác; ký hiệp định hợp tác du lịch đa phương 10 nước ASEAN; thiết lập và tăng cường hợp tác du lịch với các nước khác; tham gia chủ động hơn trong hợp tác du lịch Tiểu vùng Mêkông mở rộng, hợp tác Hành lang Đông - Tây, hợp tác sông Mêkông - sông Hằng, hợp tác ASEAN, APEC, ASEM, hợp tác trong Hiệp hội du lịch Châu Á - Thái Bình Dương (PATA), trong Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO)…; có quan hệ bạn hàng với 1.000 hãng của 60 nước và vùng lãnh thổ [31]

III. Đánh giá chiến lược thu hút khách du lịch của Việt Nam trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu.

Trải qua 50 năm phát triển, du lịch đã trở thành ngành kinh tế có tốc độ tăng trưởng lớn nhất hiện nay. Với những nỗ lực đầu tư và tăng cường phát triển cho ngành du lịch trong vòng khoảng 15 năm trở lại đây, du lịch Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Trong những nỗ lực đó, hoạt động Marketing dịch vụ du lịch nhằm thu hút khách du lịch đã góp phần đáng kể vào sự tăng trưởng hiện nay của ngành bất chấp bối cảnh kinh tế toàn cầu khó khăn và những biến động bất lợi. Mặc dù chiến lược thu hút khách du lịch của Việt Nam trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu đã gặt hái được nhiều thành công, góp phần giúp ngành du lịch hạn chế các tác động tiêu cực, ngăn chặn đà suy giảm và đang từng bước khôi phục tốc độ tăng trưởng nhưng đồng thời vẫn còn một số tồn tại cần giải quyết để đưa Việt Nam trở thành cường quốc du lịch trên thế giới.

1. Những thành tựu đã đạt được

Trong những năm qua công tác thực hiện chiến lược thu hút khách du lịch qua marketing dịch vụ du lịch đã được các cấp chú trọng hơn.

1.1. Về hoạt động nghiên cứu thị trường, xác định thị trường mục tiêu

Hoạt động nghiên cứu thị trường, xác định thị trường mục tiêu tại các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch đã đem lại hiệu quả nhất định. Các doanh nghiệp đã thiết kế được các tour du lịch phù hợp với khách hàng ở từng đoạn thị trường, cung cấp những dịch vụ hấp dẫn đối với khách hàng mục tiêu… Trong đà suy thoái kinh tế, nhu cầu du lịch cũng như khả năng chi tiêu của du khách đều giảm, các công ty đã đưa ra được các tour trọn gói với giá ưu đãi hoặc kèm thêm các giá trị gia tăng khác. Cụ thể, tổng công ty du lịch Sài Gòn đã triển khai chương trình du lịch trong nước được thiết kế theo khảo sát thị trường du lịch nội địa như: khách lẻ đi tour định kỳ, khách lẻ đi theo nhóm, theo gia đình, khách đi du lịch theo nhóm của công ty, đoàn thể… và 40 chương trình du lịch nước ngoài với nội dung như tham quan, nghỉ dưỡng, kết hợp khảo sát, hội nghị, mua sắm, tìm hiểu du học, chữa bệnh, du lịch tàu biển ở 2 nước.

1.2. Về hoạt động Marketing – mix dịch vụ du lịch

Hoạt động Marketing – mix dịch vụ du lịch thời gian qua cũng đã đạt nhiều thành tựu đáng kể.

Sản phẩm du lịch trong những năm gần đây đã được cải thiện về hình thức và nội dung các hoạt động du lịch ở mức độ nhất định. Việc hỗ trợ khôi phục và tổ chức các lễ hội truyền thống, các sự kiện văn hóa du lịch đã tạo điều kiện hình thành các tour du lịch chuyên đề tìm hiểu văn hóa - lịch sử, truyền thống cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Bên cạnh các chương trình du lịch văn hóa thường niên gắn liền với những ngày lễ hội trên phạm vi cả nước như Hội Chùa Hương, Hội Lim, Hội Đền Hùng… thu hút được đông đảo khách du lịch trong nước còn phải kể đến một số lượng lớn các hoạt động văn

hóa hấp dẫn nhiều du khách quốc tế. Tiêu biểu là Festival Huế được tổ chức 2 năm 1 lần, đêm rằm phố cổ Hội An hay gần đây nhất là Lễ hội thả diều quốc tế tại Vũng Tàu và Hội thi pháo hoa quốc tế tại Đà Nẵng tháng 3 năm 2009.

Mô hình các loại hình du lịch mới phát triển song song với các loại hình du lịch truyền thống phát triển khá mạnh ở một số tỉnh. Việc sáng tạo các loại hình du lịch mới kết hợp với các hình thức du lịch truyền thống là một trong những thành công bước đầu của du lịch Việt Nam trong việc phát huy và cải tiến tiềm năng du lịch phong phú, từng bước tạo lập những thế mạnh của các địa phương du lịch.

Công tác xúc tiến du lịch trong thời gian qua đã được các cấp quan tâm và đầu tư nhiều hơn.Tổng cụ du lịch đã tiến hành nhiều hoạt động như các tuần lễ văn hóa, tham gia hội chợ triển lãm du lịch ở nước ngoài, phối hợp với các đại sứ quán để tổ chức các hoạt động giao lưu văn hóa. Mỗi năm đều có chủ đề về du lịch, bám vào các sự kiện của đất nước, các lễ hội để tổ chức các hoạt động du lịch với nhiều sự kiện du lịch độc đáo, hấp dẫn. Trong bối cảnh suy thoái ảnh hưởng nghiêm trọng nền kinh tế, công tác xúc tiến du lịch đã , thu hút thêm 5 triệu khách du lịch nội địa đạt mức kỷ lục 25 triệu khách, góp phần tăng doanh thu cho ngành, góp phần ngăn chặn đà suy giảm. Ông Trần Chiến Thắng, Thứ trưởng Bộ Văn hoá, Thể Thao và Du lịch đánh giá, nhìn tổng thể năm 2009, ngành du lịch Việt Nam đã có những chuyển biến tốt về mặt thể chế, những hoạt động lớn, các hoạt động xã hội đã được tổ chức tốt và có tiếng vang. Đầu năm 2009, ngành du lịch tổ chức Diễn đàn Du lịch ASEAN, sự kiện này đã giúp du lịch tháo gỡ khó khăn, có những định hướng quan trọng để thu hút khách du lịch, nhất là du lịch nội địa. Chương trình Ấn tượng Việt Nam với sự phối hợp của 3 ngành thể thao, văn hoá, du lịch cũng đã làm nên những thành công của ngành du lịch trong năm 2009 [36].

Với sự quan tâm đầu tư từ phía Chính phủ, các bộ ngành chủ quản và liên quan, các doanh nghiệp du lịch Việt Nam nói riêng và ngành du lịch Việt

Nam nói chung đã có thêm lợi thế cạnh tranh về giá cả của sản phẩm du lịch. Lợi thế này trước hết đã có tác dụng kích thích nhu cầu du lịch của đông đảo khách du lịch trong nước với mức thu nhập bình quân còn thấp so với mặt bằng các nước trong khu vực và trên thế giới, góp phần làm thị trường du lịch nội địa khởi sắc trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đang suy giảm, kích thích sự năng động và tự đổi mới mình của các doanh nghiệp du lịch nhằm thu hút không chỉ đối tượng khách nội địa mà cả khối lượng lớn khách quốc tế đang trong tình trạng sụt giảm.

Cơ sở vật chất du lịch đã tăng lên đáng kể trong thời gian qua. Năng lực vận chuyển khách du lịch tăng, chất lượng được tăng lên. Phương tiện vận chuyển khách chuyên ngành với hàng ngàn ô tô, tàu thuyền các loại, nhiều đội xe taxi ở các điểm du lịch được thành lập, đáp ứng phục vụ kịp thời nhu cầu đi lại của du khách.

Việc tăng cường mở rộng hợp tác, thu hút vốn đầu tư, tài trợ quốc tế đã đạt được những thành quả đáng khích lệ. Đặc biệt ngành du lịch đã tranh thủ được nhiều tổ chức quốc tế, các chính phủ và tổ chức phi chính phủ tài trợ cho phát triển du lịch như về các lĩnh vực quy hoạch phát triển, phát triển nguồn nhân lực, cải cách hành chính, xây dựng văn bản quy phạm pháp luật du lịch.

Một điểm nhấn quan trọng của Việt Nam trong thời gian qua là việc hoàn chỉnh hệ thống các văn bản pháp luật với sự ra đời của Luật Du lịch 2005. Luật này có nhiều điểm mới và phạm vi điều chỉnh rộng hơn hẳn Pháp lệnh Du lịch năm 1999, là nền tảng pháp lý quan trọng cho việc quản lý nhà nước và hoạt động du lịch trong giai đoạn mới, thể hiện quan điểm, chính sách của Đảng, Nhà nước về phát triển du lịch. [17,32] Luật đã tạo ra một hành lang pháp lý vững chắc giúp cho các hoạt động kinh doanh du lịch ngày một lành mạnh hơn và tạo môi trường kinh doanh thông thoáng cho các doanh nghiệp trong ngành.

2. Một số tồn tại

2.1. Về kinh phí cho xúc tiến du lịch

Kinh phí xúc tiến du lịch của ta hiện nay gồm nguồn chi từ ngân sách trung ương, ngân sách của các địa phương và đóng góp của doanh nghiệp. Kinh phí xúc tiến du lịch nguồn ngân sách cấp là chi tiêu hành chính nên quá nhỏ và cứng nhắc. Một năm kinh phí từ ngân sách trung ương chỉ hơn 1 triệu USD cho tất cả các hoạt động, từ xây dựng ấn phẩm đến tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng, tổ chức các sự kiện hoạt động xúc tiến du lịch trong và ngoài nước. Khoản tiền 1 triệu USD chỉ tương đương với chi phí Thái Lan tham gia một hội chợ ITB ở Đức hoặc chỉ đủ để đăng 10 lần quảng cáo trên tờ báo US Today của Mỹ, hoặc chỉ bằng nửa một hợp đồng quảng cáo của du lịch Malaysia với hãng truyền hình BBC… Chỉ một sự kiện những ngày Việt Nam tại Anh do VCCI thực hiện trong khoảng 1 tuần cũng chi khoảng 2,4 triệu USD chưa kể đóng góp của doanh nghiệp [21]. Do đó, cần phải đầu tư thích đáng cho công tác xúc tiến du lịch nếu muốn đạt chỉ tiêu xuất khẩu tại chỗ 4-5 tỷ USD vào năm 2010.

2.2. Về hoạt động xúc tiến du lịch

Việt Nam có lợi thế về ấn tượng trong lòng du khách quốc tế là một điểm đến an toàn, thân thiện và hấp dẫn về cảnh quan thiên nhiên còn nhiều nét nguyên sơ. Tuy nhiên, việc cung cấp thông tin và quảng bá thương hiệu của ngành du lịch Việt Nam vẫn còn rất hạn chế và thiếu trọng tâm, trọng điểm. Một phần vì Việt Nam vẫn chưa có văn phòng đại diện du lịch tại nước ngoài. Chính vì thế mà các hoạt động quảng bá hình ảnh du lịch Việt Nam ra nước ngoài còn rời rạc, mang tính ngắn hạn và chưa đồng bộ.

Ngoài ra, ngành du lịch Việt Nam cũng chưa tạo được cho mình một thương hiệu thực sự. Khẩu hiệu “Việt nam - Điểm đến của thiên niên kỷ mới” trước đây với biểu tượng “nụ cười Việt Nam” đã được thay thế bằng “Việt Nam - Vẻ đẹp tiềm ẩn” cùng biểu tượng “nụ sen vàng e ấp” đã phần nào cách

Xem tất cả 112 trang.

Ngày đăng: 30/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí