Đặc Điểm Của Chính Sách Huy Động Vốn Trong Thời Kỳ Suy Thoái Kinh Tế

phải đối đầu với lạm phát và nguy cơ khủng hoảng năng lượng, lương thực. Giá nhiều mặt hàng lên cao, đặc biệt là dầu mỏ, lương thực. Từ tháng 9, cuộc khủng hoảng tài chính bắt nguồn từ Mỹ lan sang hầu hết các nước, làm rung chuyển thị trường tài chính thế giới. Đây là cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất trong vòng 80 năm qua, kể từ Đại khủng hoảng 1929-1933 ngành ngân hàng cũng ở Mỹ.

Khủng hoảng nền kinh tế tiền tệ đã tác động mạnh đến nền kinh tế hầu hết các quốc gia từ các nước phát triển đến các nước đang phát triển thậm chí cả các nước kém phát triển, khủng hoảng kinh tế đã và đang để lại những hậu quả nặng nề cho nền kinh tế thế giới. Thế giới đang phải đối đầu với nguy cơ suy thoái, các nền kinh tế lớn là Hoa Kỳ, Nhật Bản và nhiều nước công nghiệp hàng đầu trong EU đã rơi vào suy thoái và khó có khả năng phục hồi trước nửa đầu năm 2010. Vì vậy mà khái niệm suy thoái kinh tế đã được rất nhiều nhà kinh tế học, các chuyên gia kinh tế, các nhà lãnh đạo các quốc gia thậm chí là mỗi người dân quan tâm để có thể hiểu nó một cách đúng nhất.

Theo kinh tế học vĩ mô: Suy thoái kinh tế là sự suy giảm của Tổng sản phẩm quốc nội thực trong thời gian hai hoặc hơn hai quý liên tiếp trong năm (nói cách khác, tốc độ tăng trưởng kinh tế âm liên tục trong hai quý)20.

Theo cơ quan nghiên cứu kinh tế quốc gia (NBER) của Hoa Kỳ đưa ra định nghĩa về suy thoái kinh tế là sự tụt giảm hoạt động kinh tế trên cả nước, kéo dài nhiều tháng. Suy thoái kinh tế có thể liên quan đến sự suy giảm đồng thời của các chỉ số kinh tế của toàn bộ hoạt động kinh tế như việc làm, đầu tư, lợi nhuận doanh nghiệp, tốc độ tăng trưởng kinh tế v.v.... Các thời kỳ suy thoái có thể đi liền với hạ giá cả (giảm phát), hoặc ngược lại tăng nhanh giá cả (lạm phát) trong thời kì đình lạm.

Khủng hoảng tiền tệ21 còn gọi là khủng hoảng tài chính là tình trạng ác tính

nguy kịch siêu chu kỳ trong một thời gian ngắn của phần lớn các chỉ tiêu của một quốc gia hay một vài quốc gia thậm chí là cả khu vực. Đặc điểm của nó là dân chúng bi quan về triển vọng kinh tế, đồng tiền bị sụt giá với biên độ lớn, tổng lượng


20 Từ điển bách khoa toàn thư mở, trang Web: www.vi.Wikipedia.org

21 Nguồn: Nguyễn Lữ “Chiến tranh lạm phát”, NXB Lao Động, tháng 12 năm 2008, trang 293.

sản xuất kinh tế bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Trong khủng hoảng tiền tệ thường có nhiều doanh nghiệp phá sản phải đóng cửa, tỷ lệ thất nghiệp lên cao, có khi còn dẫn đến rối loạn xã hội và mất an ninh chính trị.

Một sự suy thoái trầm trọng và lâu dài 22được gọi là khủng hoảng kinh tế,

sự tan vỡ tàn phá nền kinh tế là đổ vỡ kinh tế. Có rất nhiều ví dụ về suy thoái kinh tế cũng như cách thức nó xảy ra, dưới đây là một trong số đó:

Theo logic, khi phát sinh lạm phát tiền tệ, trước hết đồng tiền quốc nội sẽ tăng giá và biên độ biến động của tỷ giá hối đoái sẽ rộng ra dưới tác động của vốn tư bản nước ngoài (vốn nóng). Tiếp đó là ngoại tệ tiền mặt ồ ạt đổ vào làm thị trường nhà đất và chứng khoán lên giá, gây ra tình trạng bọt xà phòng trong vật giá. Dưới tác động của ngoại tệ tiền mặt, vật giá và giá tiêu dùng đều tăng cao, thực thể kinh tế bắt đầu xuất hiện tình trạng quá nóng (tốc độ tăng trưởng tăng cao trong nhiều năm liên tiếp), lạm phát, cán cân mậu dịch từ chỗ xuất siêu nhanh chóng chuyển thành nhập siêu. Khi mà vốn ngoại tệ nóng ở trên đã kiếm lợi lớn sẽ rút đi khi thấy tìn hiệu thị trường bất ổn làm giá tài sản đi xuống, đồng tiền bị mất giá, cuối cùng đẩy quốc gia đó vào tình trạng suy thoái kinh tế.

Hay ví dụ về suy thoái kinh tế ở Mỹ hiện nay23, chu kỳ tăng trưởng của

kinh tế tư bản trong thời đại chu kỳ thay đổi thiết bị, kỹ thuật - công nghệ ngày nay cứ khoảng 5-6 năm lại bước vào suy thoái. Cuộc suy thoái lần trước của kinh tế Mỹ rơi vào năm 2001 và thời kỳ tăng trưởng cũng đã kéo dài được 5-6 năm. Để chống suy thoái và kích thích tăng trưởng kinh tế sau cuộc suy thoái năm 2001, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã 11 lần liên tục giảm lãi suất từ 6,75% xuống 1% để kích thích người dân tiêu dùng. Chính lãi suất sau khi được cắt giảm xuống mức rất thấp như vậy đã làm cho người tiêu dùng Mỹ vay tiền để tiêu dùng ồ ạt, mua nhà cửa thế chấp; các ngân hàng đã không ngừng cho vay đầu tư xây dựng nhà cửa để bán và cho vay mua nhà dưới chuẩn. Khi nền kinh tế đã phục hồi và nguy cơ lạm phát xuất hiện, FED đã liên tục tăng lãi suất từ 1% lên 5,25%. Khi lãi suất cao lên, người mua nhà thế chấp có nguy cơ không trả được nợ, thậm chí phải bán nhà (hoặc bị tịch thu


22 Nguồn: George Cooper “ Nguồn Gốc Khủng Hoảng Tài Chính” , NXB LĐ & XH, quý IV năm 2008.

23 Nguồn: George Cooper “ Nguồn Gốc Khủng Hoảng Tài Chính” , NXB LĐ & XH, quý IV năm 2008.

nhà); các công ty xây dựng nhà cũng giảm xây dựng vì xây xong không bán được đã làm cho thị trường nhà đất, tín dụng cho vay thế chấp dưới chuẩn bị khủng hoảng, tác động mạnh đến thị trường tài chính, thị trường chứng khoán không chỉ của nước Mỹ mà của hầu hết các nước trên thế giới.

Trong lịch sử kinh tế thế giới đã có không ít các cuộc khủng hoảng kinh tế xảy ra như đại khủng hoảng 1929-1930, khủng hoảng kinh tế Nhật, khủng hoảng tiền tệ Châu Á v.v... Dù rồi khủng hoảng có qua đi nhưng những hậu quả mà nó để lại cho nền kinh tế các nước là rất nặng nề như làn sóng thất nghiệp ngày một tăng lên, các doanh nghiệp đứng trên bờ vực phá sản, kinh tế phát triển trì trệ, các ngành sản xuất đóng băng, dân chúng mất lòng tin vào chính phủ v.v.. khiến cho những vấn đề xã hội ngày càng trở nên phức tạp và có thể gây ra bất ổn xã hội ở một số quốc gia, và phải mất một thời gian dài sau mới có thể ổn định trở lại.

Không chỉ các nước phát triển nơi bắt nguồn của cuộc khủng hoảng lâm vào tình cảnh khó khăn mà ngay cả các nước đang phát triển cũng có tốc độ tăng trưởng chậm lại đáng kể, làn sóng phá sản và sát nhập doanh nghiệp sẽ diễn ra mạnh mẽ. Điều này đòi hỏi mỗi quốc gia phải có chính sách tài chính phù hợp với hoàn cảnh nước mình và bối cảnh thế giới, đồng thời những chính sách của các quốc gia cần phải phối hợp một cách chặt chẽ với nhau để đạt được hiệu quả cao trong công cuộc đẩy lùi khủng hoảng.

1.4.2.Đặc điểm của chính sách huy động vốn trong thời kỳ suy thoái kinh tế

Chính sách huy động vốn của ngân hàng thương mại là một quá trình tổng hợp các hoạt động để thực hiện việc thu hút vốn nhàn rỗi từ nơi thừa vốn nhằm tạo cho ngân hàng thương mại một nguồn tài chính ổn định chất lượng giúp ngân hàng thực hiện các mục tiêu của mình liên quan đến nguồn tài chính đó. Quá trình ấy bắt nguồn từ việc lên mục tiêu cho công tác huy động vốn, lên kế hoạch thực hiện, cách thức tiến hành và đánh giá hiệu quả. Quả thật nếu nói chính sách huy động vốn đơn thuần chỉ là hoạt động thu hút vốn không thôi là quan điểm hoàn toàn chưa chính xác, bởi khi thực hiện việc thu hút ấy, ngân hàng phải xác định thu hút từ ai, cơ cấu như thế nào, có chấp hành chính sách pháp luật đảm bảo lợi ích cho các bên trong hoạt động này không, phù hợp với bối cảnh thị trường không v.v... Do vậy, khi nói

đến đặc điểm của chính sách huy động vốn trong một thời kỳ nào đó nhất là trong thời kỳ suy thoái kinh tế như hiện nay ta nên xét trên góc độ các yếu tố quyết định chính sách huy động vốn sẽ đi theo hướng nào để từ đó đưa ra đặc điểm của chính sách huy động vốn của các ngân hàng thương mại trong thời kỳ suy thoái kinh tế. Dưới đây là mô hình năm yếu tố tạo nên đặc điểm của chính sách huy động vốn của ngân hàng thương mại:


Bảng 1.2: Mô hình các yếu tố tạo nên đặc điểm của chính sách huy động vốn


(Nguồn: Tổng hợp nghiên cứu từ tài liệu trong và ngoài nước)


a. Pháp luật hay nói cách khác là chính sách của nhà nước với các ngân hàng thương mại trong việc huy động vốn. Suy thoái kinh tế xảy ra ban đầu sẽ là sự xuất hiện của một loạt các dấu hiệu bất thường với nền kinh tế. Những dấu hiệu dù hiện tại có thể làm cho nền kinh tế phát triển ngay thời điểm đó nhưng nó đi ngược lại với những nguyên tắc cơ bản, dần già khi các nhà chính sách, chuyên gia không nhận ra được, hay nhận ra mà không có những đối sách nhằm ngăn chặn thì một cuộc suy thoái là không thể tránh khỏi.

Hậu quả của suy thoái kinh tế có thể là thời kỳ giảm phát mà cũng có thể là thời kỳ lạm phát kéo dài tùy vào đặc điểm những dấu hiệu bất thường cũng như

diễn biến của cuộc suy thoái. Nếu cuộc suy thoái đó bắt nguồn từ hệ thống tài chính thì trong các chính sách của nhà nước hay chính là ngân hàng trung ương nhằm ngăn chặn những hậu quả xấu của suy thoái kinh tế cũng sẽ phải thực hiện qua hệ thống tài chính – mà các ngân hàng thương mại là chìa khóa thực hiện.

Trong quyết sách của ngân hàng nhà nước không thể thiếu quy định về chính sách huy động vốn của các ngân hàng thương mại. Ta xét hai trường hợp, nếu suy thoái kinh tế dẫn tới lạm phát. Lạm phát tăng cao, Ngân hàng Nhà nước phải thực hiện thắt chặt tiền tệ để giảm khối lượng tiền trong lưu thông, do vậy lúc này huy động vốn là việc cấp bách phải làm. Theo lý do giảm lượng tiền lưu thông, hoạt động huy động vốn phải thực hiện sao cho thu hút được càng nhiều vốn càng tốt, bằng mọi giá để người dân cũng như các doanh nghiệp các tổ chức kinh tế sẽ đem tiền đến gửi, phần nào lượng tiền trong lưu thông sẽ giảm.

Ngược lại trong thời kỳ giảm phát, mực tiền lưu thông là thiếu dẫn đến ách tắc trong lưu thông hàng hoá không tiêu thụ được, lúc này ngân hàng trung ương sẽ không cho phép các ngân hàng tiến hành chính sách huy động vốn ồ ạt, thay vào đó là để khách hàng rút tiền để chi tiêu nhiều hơn và lượng tiền trong lưu thông sẽ tăng lên. Từ những phân tích trên có thể thấy chính sách pháp luật trong một thời kỳ chính là định hướng cho chính sách huy động vốn của NHTM sẽ đi theo hướng mở rộng hay thắt chặt.

b. Chính sách lãi suất: trong chính sách huy động vốn, cơ cấu lãi suất là thành phần quan trọng nhất quyết định sự thành công của nghiệp vụ huy động vốn. như đã trình bày ở trên thì suy thoái kinh tế có thể dẫn đến lạm phát và giảm phát và trong mỗi thời kỳ chính sách lãi suất có đặc điểm riêng của nó. Trong thời kỳ lạm phát, do lạm phát tăng cao, việc huy động vốn của các ngân hàng gặp nhiều khó khăn.

Để huy động được vốn, hoặc không muốn vốn từ ngân hàng mình chạy sang các ngân hàng khác, thì phải nâng lãi suất huy động sát với diễn biến của thị trường vốn. Nhưng nâng lên bao nhiêu là hợp lý, luôn là bài toán khó đối với mỗi ngân hàng. Một cuộc chạy đua lãi suất huy động ngoài mong đợi sẽ diễn ra tại hầu hết các ngân hàng, việc này tạo ra mặt bằng lãi suất huy động mới, rồi lại tiếp tục cạnh tranh

đẩy lãi suất huy động lên. Lãi suất huy động phải sao cho khắc phục và bù đắp được mức lạm phát( lãi suất huy động trừ đi tỷ lệ lạm phát phải dương). Tăng lãi suất là giảm cung tiền, kiềm chế tăng trưởng tín dụng nóng.

Tuy nhiên, lãi suất liên tục tăng cao không chỉ có khó khăn rất lớn cho doanh nghiệp trong việc tiếp cận vốn vay, mà còn khó khăn cho NHTM trong việc huy động vốn trung và dài hạn, nhưng nó chỉ là biện pháp trong ngắn hạn. Đối với các ngân hàng thương mại chính sách huy động vốn sẽ có đặc điểm: chi phí huy động vốn cao, làm giảm khả năng sinh lời, khiến ngân hàng phải tăng cường nới rộng tín dụng, làm tăng khả năng rủi ro trong hoạt động. Tình trạng này kéo dài sẽ không ổn chút nào, do vậy tăng lãi suất chỉ là biện pháp cấp bách trong ngắn hạn, một khi tăng lãi suất bắt đầu tỏ ra không hiệu quả xét cả ở khía cạnh vĩ mô và vi mô, thì việc duy trì lãi suất ổn định và theo xu hướng giảm dần, cần được đặt ra đối với các ngân hàng thương mại. Đó là đặc điểm chính sách lãi suất của chính sách huy động vốn trong thời kỳ suy thoái kinh tế - hậu quả lạm phát. Trong thời kỳ giảm phát thì các hoạt động diễn biến theo chiều hướng đi ngược lại.

c. Kế hoạch chiến lược: là bao gồm hệ thống mục tiêu mà ngân hàng đặt ra với việc thực hiện việc huy động vốn, các biện pháp đi kèm giúp thực hiện chính sách huy động vốn một cách hiệu quả hơn. Trong kế hoạch này các ngân hàng thương mại sẽ đặt ra một số chỉ tiêu về việc huy động vốn, xem ngân hàng cần bao nhiêu vốn, cơ cấu như thế nào, chất lượng ra sao v.v... từ đó đưa ra những chiến lược thực hiện mà ở đây tác giả xin đề cập về mặt marketing và quảng cáo của các ngân hàng thương mại trong thời kỳ suy thoái kinh tế. Vốn thì lúc nào cũng là quan trọng với các ngân hàng thương mại, nhất là trong thời kỳ hiện nay khi mà số lượng ngân hàng thương mại trên thế giới là rất lớn, trong khi lượng vốn thì có hạn.

Mỗi một giai đoạn hầu hết các ngân hàng sẽ đặt ra một lượng vốn mà mình cần huy động để phù hợp với kế hoạch phát triển của ngân hàng. Trong thời kỳ lạm phát, đồng nội tệ sẽ mất giá do lượng lưu thông quá lớn. Mục tiêu của ngân hàng giai đoạn này là vừa tăng huy động vốn nội tệ để giảm lượng lưu thông lại giảm huy động vốn ngoại tệ để cân bằng tỷ giá. Nhưng một điều quan trọng không kém,

khi mà đồng nội tệ mất giá tâm lý khách hàng sẽ đi mua ngoai tệ cất trữ nhiều hơn, nhằm đảm bảo mục đích kinh doanh NHTM cần huy động một lượng ngoại tệ vừa đủ ở thị trường khác để đáp ứng nhu cầu thị trường nội địa.

Trong thời kỳ suy thoái kinh tế, nền kinh tế bất ổn, các khách hàng mất niềm tin vào hệ thống tài chính trong đó bao gồm cả hệ thống ngân hàng. Vì vậy việc củng cố hình ảnh ngân hàng cũng như niềm tin với khách hàng là rất cần thiết. Để thực hiện công việc đó không chỉ dựa vào kết quả kinh doanh của ngân hàng mà một chiến lược quan trọng không kém là marketing, quảng cáo. Thay vì tâm lý chung của các ngân hàng là cắt giảm chi phí tối đa trong thời kỳ kinh tế khó khăn, các ngân hàng có kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính thường đầu tư những khoản không nhỏ cho việc quảng bá về chính sách huy động vốn, những ưu đãi mà khách hàng có thể nhận được. Ngân hàng có thể tổ chức tiến hành gặp gỡ khách hàng, gửi thư điện tử, tổ chức các cuộc phỏng vấn bình luận, gửi thư tới đối tác quan trọng, gửi thư giới tiệu qua internet hay blog v.v... Từ đó mọi khách hàng có thể biết được hoạt động của ngân hàng và một tâm lý chung là có làm ăn tốt thì ngân hàng mới quảng cáo nhiều và mở rộng hoạt động ở khắp nơi, kết quả là lượng khách hàng đến với ngân hàng là không nhỏ.

d. Đối tượng khách hàng: là đối tượng mang lại doanh thu cho ngân hàng, duy trì hoạt động của ngân hàng và ngân hàng thành lập cũng vì mục đích phục vụ khách hàng. Bởi vậy, mỗi ngân hàng thương mại đều có những nhóm khách hàng riêng của mình, đó là nhóm khách hàng lâu năm trung thành với ngân hàng. Bất cứ một kế hoạch phát triển khách hàng của ngân hàng cũng đều nhằm mục tiêu giữ chân được các khách hàng lâu năm và không ngừng tìm kiếm thêm các khách hàng mới mở rộng thị trường hoạt động của ngân hàng thương mại.

Chính sách huy động vốn sẽ phải củng cố được lòng tin của các khách hàng đang gửi tiền của ngân hàng bằng việc làm cho khách hàng tin vào hoạt động của ngân hàng đang vì lợi ích của họ, với những khách hàng lâu năm phải đưa ra những chính sách ưu đãi đi kèm để giữ chân họ, tăng mức bảo hiểm tiền gửi, hoặc cam kết bảo đảm an toàn tiền gửi và chi trả đầy đủ tiền gửi tiết kiệm cho khách hàng bởi đây là nhóm khách hàng mục tiêu quan trọng nhất của ngân hàng. Thêm nữa, ngân

hàng thương mại cần vạch ra nhóm các khách hàng mục tiêu có tiềm năng hứa hẹn đem lai một nguồn vốn chất lượng và có tính ổn định cao. Trên đây là đặc điểm của chính sách huy động vốn tổng thời kỳ suy thoái kinh tế với đối tượng khách hàng của mình.

e. Phương thức huy động vốn: là các kênh huy động vốn của ngân hàng, tùy vào mỗi thời kỳ phương thức huy động vốn lại khác nhau. Trong thời kỳ này thì phương thức này là phù hợp vì đối tượng của kênh huy động này thừa vốn. Trong khi phương thức khác lại không phù hợp vì đối tượng của kênh huy động đó đang cần vốn hoặc gây khó khăn trong việc huy động. Hiệu quả của một chính sách huy động vốn phụ thuộc vào việc kết hợp hài hòa các phương thức huy động vốn cho phù hợp với từng thời kỳ khác nhau. Trong thời kỳ suy thoái kinh tế, chính sách huy động vốn của các ngân hàng thương mại theo cách thông thường không còn phát huy hiệu quả nên họ sẽ tiến hành theo một số hướng đi chủ yếu sau:

Các ngân hàng sẽ tiến hành liên kết với một số ngân hàng lớn – có tiềm năng về tài chính, hay các tập đoàn kinh tế để trong và ngoài nước, nhằm mục đích củng cố tiềm lực tài chính, hơn nữa tằng cường sức lực để chống đỡ với những khó khăn của cuộc suy thoái kinh tế. Hình thức này hiện nay khá phổ biến bởi các ngân hàng nước ngoài thường là các ngân hàng có uy tín, kinh nghiệm, vốn, công nghệ cao hợp tác trong thời buổi suy thoái là ưu tiên số một.

Còn việc liên kết với các tập đoàn kinh tế lớn, giúp cho các tập đoàn có thể tận dụng vốn với lãi suất ưu đãi để tiến hành sản xuất kinh doanh, các ngân hàng có thể cho vay mà vẫn đảm bảo được khả năng thu hồi vốn. Bởi trong thời kỳ khó khăn việc các doanh nghiệp tiếp cận được với nguồn vốn lớn với lãi suất hợp lý là rất khó còn các ngân hàng ngần ngại không dám cho vay vì sợ không biết doanh nghiệp có đủ khả năng trả nợ không. Sau đó khi đã kinh doanh hiệu quả thì chính các tập đoàn này sẽ lại cung cấp vốn cho các ngân hàng để hoạt động. Đây là một kenh huy động vốn không phải mới nhưng không phải ngân hàng nào cũng nhìn thấy và thực hiện một cách hiệu quả.

Mở rộng phạm vi khách hàng: trong thời kỳ suy thoái kinh tế, tâm lý bất an chủ yếu tập trung ở những khách hàng thành thị tức là những khách hàng ở những

trung tâm kinh tế lớn vì đây là những nơi chịu hậu quả nặng nề của cuộc khủng hoảng. Do đó mà những khách hàng ở nông thôn hay chính là khách hàng ở những nơi xa các trung tâm kinh tế lớn ít chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng sẽ là một mảnh đất màu mỡ cho các ngân hàng thương mại tiến hành huy động vốn. Các ngân hàng nên thành lập nhiều chi nhánh ở những khu vực này đồng thời kết hợp với những chính sách ưu đãi chắc chắn sẽ huy động được một lượng vốn không nhỏ với chi phí không cao, mà lại ổn định do những khách hàng ở đây có tâm lý an toàn thích gửi tiết kiệm nhiều hơn.

Một kênh huy động vốn khác nữa đó là thị trường liên ngân hàng, các ngân hàng tiến hành kinh doanh ngoại hối hoặc cho vay tín chấp. Các ngân hàng vừa tiền hành kinh doanh thu lợi nhuận, một số khác có thể có được vốn độ an toàn cao mà chi phí vừa phải.

Trên đây là một trong những phương thức hiệu quả trong chính sách huy động vốn của các ngân hàng thương mại trong thời kỳ suy thoái kinh tế, mỗi ngân hàng nên xem xét đặc điểm riêng của mình để áp dụng nhằm đa dạng hóa các kênh huy động vốn hơn nữa.

CHƯƠNG II‌‌

CHÍNH SÁCH HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM (VCB) TRONG THỜI KỲ SUY THOÁI KINH TẾ


2.1 Thực trạng suy thoái kinh tế và tác động đến ngành tài chính ngân hàng Việt Nam

2.1.1 Thực trạng của cuộc suy thoái kinh tế thế giới hiện nay

Trong quá trình hội nhập quốc tế, mỗi nước có kết cấu tài sản quốc gia, kết cấu kinh tế và sự phân công rất khác nhau, trình độ thị trường hóa cũng rất khác nhau, cơ sở phát triển lại không giống nhau, nên phải đối mặt với những rủi ro khác nhau, nguy cơ tiềm ẩn cũng khác nhau. Mỹ vốn là quốc gia phát triển số một trên thế giới, GDP của Mỹ hiện chiếm khoảng 28% GDP24 của toàn thế giới. Nhập khẩu của Mỹ hàng năm lên đến 1.700 tỷ USD25, năm 2007 đã gặp phải một cuộc khủng hoảng do không khống chế các sản phẩm tài chính gây ra mà giới chuyên môn gọi là cuộc khủng hoảng tín dụng thứ cấp. Cuộc khủng hoảng tín dụng thứ cấp ở Mỹ diễn biến thành khủng hoảng công nợ thứ cấp, từ đó gây ra thiệt hại lớn cho bộ máy tín dụng quốc tế. Hàng loạt các ngân hàng hàng đầu nước Mỹ phải tuyên bố phá sản như Lehman Brother, Standley Morgan v.v.... Tiến trình phát triển của sự kiện này gây ảnh hưởng ngày càng sâu với nên kinh tế Mỹ nói riêng và hệ thống kinh tế toàn cầu nói chung mà các nguyên nhân chủ yếu được đánh giá cụ thể như sau:

FED (Cục Dự Trữ Liên Bang Mỹ) thực hiện chính sách tiền tệ “nới lỏng” trong nhiều năm trước đây, lãi suất cho vay thấp đã thúc đẩy mở rộng cho vay mua bất động sản, đối với cả khách hàng không đủ điều kiện vay vốn

Thị trường tài chính, tín dụng ở Mỹ và châu Âu phát triển theo hướng tự do hoá nhưng thiếu lành mạnh; cho phép các hoạt động đầu tư mang tính đầu cơ; mở


24 George Cooper, quý IV năm 2008 , “ Nguồn Gốc Khủng Hoảng Tài Chính” , NXB LĐ & XH.

25George Cooper, quý IV năm 2008 , “ Nguồn Gốc Khủng Hoảng Tài Chính” , NXB LĐ & XH.

cửa tự do cho mọi loại công cụ tài chính mới xuất hiện, nhưng không có sự kiểm soát chặt chẽ.

Lòng tin của các nhà đầu tư bị suy giảm đối với khả năng thanh toán của các ngân hàng và sự suy giảm mạnh của kinh tế Mỹ, châu Âu và thế giới đã kéo theo tình trạng bán tháo chứng khoán, hạn chế cho vay trên thị trường, tác động lan truyền và càng làm cho khủng hoảng thêm trầm trọng.

Xuất phát từ ba nguyên nhân chủ yếu trên, cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới bắt nguồn từ cuộc khủng hoảng ở Mỹ đã và đang diễn ra với những hậu quả nghiêm trọng:

i. Hệ thống tài chính bị đổ vỡ hàng loạt với số lượng các ngân hàng bị đổ vỡ, sáp nhập, giải thể hoặc quốc hữu hoá tăng nhanh chóng. Từ ngày 15/9/2008 đến 6/1/2009, ở Mỹ đã có 14 ngân hàng, tính chung các nước như Mỹ, Châu Âu và Nhật là 23 ngân hàng.

ii. Thị trường chứng khoán suy giảm mạnh mẽ, chỉ tính riêng từ khi bắt đầu khủng hoảng các thị trường chứng khoán trên toàn cầu xuống dốc không phanh, trong năm 2008, do tác động cuộc khủng hoảng nên thị trường chứng khoán tài chính toàn cầu đã mất khoảng 17.000 tỷ USD. Nhìn vào bảng số liệu 2.1 ta thấy rằng, thị trường chứng khoán các nước mới nổi giảm 54,72%, thị trường chuwnga khoán các nước phát triển giảm 42,72%. Mức sụt giảm cao nhất rơi vào các nước Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc khoảng hơn 70%. Ma rốc và Israel là những thị trường có diễn biến tốt nhất. Tại một số thị trường lớn kể từ khi bắt đầu cuộc khủng hoảng hầu hết chỉ số chứng khoán của các quốc gia đều giảm như Mỹ: chỉ số Dow Jones giảm 25,81%, chỉ số Nasdas giảm 32,03%; chỉ số S&P 500 giảm 30,47%; chỉ số FTSE 100 của Anh giảm 18,29%; chỉ số Nikkey 225 của Nhật giảm 31,12%... chi tiết xem bảng số liệu 2.1 và biểu đồ 2.2 có thể thấy diễn phức tạp lúc lên lúc xuống của hầu hết các chỉ số chứng khoán.

Bảng 2.1: Diễn biến TTCK toàn cầu (từ ngày 12/9/08 đến 12/01/2009)



Quốc gia


Chỉ số


12/09/08


12/1/08

Mức tăng giảm so với

12/9

± điểm

± %


Việt Nam

VN-Index


476.00


312.18

(163.82)

-34.42%

HASTC-

Index


160.62


105.71

(54.91)

-34.19%


Mỹ

.DJI


11,421.99


8,473.97

(2,948.02)

-25.81%

.NDX


1,767.13


1,201.13

(566.00)

-32.03%

.GSPC


1,251.70


870.26

(381.44)

-30.47%

Pháp

.FCHI


4,332.66


3,246.19

(1,086.47)

-25.08%

Anh

.FTSES


5,416.73


4,426.19

(990.54)

-18.29%

Nga

.RTX


1,991.10


1,014.33

(976.77)

-49.06%

Thailand

.SETI


654.34


452.80

(201.54)

-30.80%

Úc

.AORD


4,957.10


3,624.00

(1,333.10)

-26.89%

Nhật Bản

.N225


12,214.76


8,413.90

(3,800.86)

-31.12%

hàn Quốc

.KS11


1,477.92


1,156.75

(321.17)

-21.73%

Trung

Quốc

.SSEC


2,079.67


1,900.35

(179.33)

-8.62%

Hongkong

.HSI


19,352.90


13,971.00

(5,381.90)

-27.81%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 65 trang tài liệu này.

Chính sách huy động vốn của ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương trong thời kỳ suy thoái kinh tế - 3

(Nguồn: Báo cáo nghiên cứu trao đổi của phòng NCKT thuộc ngân hàng nhà nước Việt Nam)

Biểu đồ 2.2: Diễn biến TTCK toàn cầu (từ ngày 12/9/08 đến 12/1/09)


FTSE

DJI

N225

SSEC

5,500


5,000


12,000


4,500


11,000


4,000


3,500


10,000


3,000


9,000


2,500


2,000


8,000


1,500

12/09/08 26/09/08 10/10/08 24/10/08 07/11/08 21/11/08 05/12/08 19/12/08 05/01/09

7,000


(Nguồn: Báo cáo nghiên cứu trao đổi của phòng NCKT thuộc ngân hàng nhà nước Việt Nam )


iii. Giá cả bất động sản suy giảm mạnh. Tính riêng tại Mỹ, trong tháng 11 giá bất động sản giảm từ 21-50%, cụ thể ở một số khu vực như: 50% ở Contra Costa; 38% ở Solano, 37% ở Alameda, 34% ở Santa Clara, 34% ở Solano, 28% ở Marin, 28% ở Napa, 26% ở San Mateo và 21% ở San Francisco. Số lượng nhà giao bán tăng do có nhiều người không có khả năng thanh toán khiến các ngân hàng bán ra mạnh hơn, tăng từ 15-90%; (90% ở Solano, 62% ở Contra Costa, 24% ở Solano,

20% ở Alameda, 15% ở Nape, 29% ở San Francisco, 25% ở Marin, 21% ở San Mateo, 15% ở Santa Clara)26.

iv. Cuộc khủng hoảng khiến cho giá cả của hầu hết các mặt hàng trên thế giới đều sụt giảm mạnh. Xem xét bảng số liệu 2.3, giá dầu giảm mạnh do nhu cầu suy yếu trước bối cảnh kinh tế toàn cầu rơi vào suy thoái, đồng USD hồi phục so với các đồng tiền chủ chốt khác, hoạt động đầu cơ cũng phần nào giảm trước bối cảnh không sáng sủa của kinh tế thế giới. Mức thấp nhất của giá dầu trong thời gian qua là 30,28USD/thùng vào ngày 23/12/2008, tình hình suy giảm nghiêm trọng kéo theo đó là hàng loạt các mặt hàng khác cũng sụt giảm theo. Chỉ riêng giá vàng có diễn biến tăng trong thời kỳ trên là do tâm lý của nhà đầu tư lựa chọn chuyển đổi sang kênh đầu tư an toàn hơn. Chi tiết xem bảng số liệu 2.3 dưới đây:

26 Báo cáo nghiên cứu trao đổi của phòng NCKT thuộc ngân hàng nhà nước Việt Nam

Bảng 2.3: Diễn biến giá cả hàng hoá thế giới (Từ 12/9/2008 đến 12/1/2009)


Chỉ tiêu

12/09/08

12/01/09

Tăng giảm so với 12/9

Số tuyệt đối

± %

1. Giá hàng hoá





- Giá vàng

763.45

820.25

56.80

7.44

- Giá dầu mỏ

101.19

37.62

-63.57

-62.82

- Giá thép xây dựng

44680.00

30930.00

-13750

-30.77

- Giá ngũ cốc

457.40

349.10

-108.30

-23.68

- Giá cao su

420.00

228.25

-191.75

-45.65

- Giá đường

376.20

339.10

-37.10

-9.86

- Giá Ga

118.64

58.20

-60.44

-50.94

- Giá phân Urê

770.00

215.00

-555.00

-72.08

- Giá gạo

700

540.00

-160

-22.86

- Cà phê

1703.40

1485.00

-218.40

-12.82

2. Libor kỳ hạn qua đêm

2.15

0.10

-2.04

-2.04

3. Tỷ giá





- EUR/USD

1.42

1.32

-0.10

-6.99

- GBP/USD

1.79

1.47

-0.32

-18.06

- USD/JPY

107.92

89.25

-18.67

-17.30

- USD/CNY

6.8370

6.84

0.00

0.00


(Nguồn: Báo cáo nghiên cứu trao đổi của phòng NCKT thuộc ngân hàng nhà nước Việt Nam )


v. Lãi suất biến động mạnh do các điều kiện trên thị trường tài chính thế giới bước vào giai đoạn khủng hoảng sâu sắc nhất trong nhiều thập kỷ qua buộc một loạt ngân hàng Trung Ương các nước thực hiện nới lỏng bằng cách liên tục cắt giảm lãi suất để đối phó với suy thoái kinh tế và bơm thanh khoản vào hệ thống ngân hàng. Lãi suất LIBOR, SIBOR biến động mạnh. Lãi suất SIBOR kỳ hạn qua đêm ngày 17/9 tăng lên kỷ lục 6,75%/năm, ngày 05/01/2009 giảm xuống mức thấp kỷ lục

0,105%/năm, lãi suất Libor kỳ hạn qua đêm tăng kỷ lục 6,87%/năm ngày 30/9/2008 giảm xuống mức thấp kỷ lục là 0,11%/năm vào ngày 19/12/200827.

vi. Những diễn biến ngoài dự đoán của thị trường tài chính làm bùng nổ khủng hoảng tài chính toàn cầu đã khiến nhu cầu thanh khoản USD của các ngân hàng trên toàn thế giới tăng đột biến, đẩy đồng USD tăng giá mạnh so với các đồng tiền khác. Đồng thời, nguy cơ suy thoái kinh tế tại những nền kinh tế đối trọng của Mỹ như khu vực đồng EUR, Nhật Bản đã làm giảm đi lợi thế cạnh tranh giữa các đồng tiền này với USD. Diễn biến đồng USD từ lúc bắt đầu khủng hoảng đến 12/1 lên giá 6,99% so với EUR; lên giá 18,06% so với GBP( đồng bản Anh); nhưng giảm giá 17,3% so với JPY( đồng yên Nhật).

vii. Tình hình suy thoái kinh tế diễn ra trên diện rộng, suy thoái kinh tế là tốc độ tăng trưởng của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) âm liên tục trong 2 quý. Suy giảm kinh tế là tốc độ tăng của GDP bị giảm sút trong nhiều quý (3,4 quý). Đến nay, có ít nhất 20 nước28 chính thức tuyên bố rơi vào suy thoái gồm những nền kinh tế hàng đầu như Mỹ Anh, 14 nước khu vực đồng EUR (trừ Pháp), Nhật Bản, Thụy Điển, Hồng Kông, Singapore. Các nền kinh tế mới nổi cũng bị tác động tiêu cực với tốc độ tăng trưởng qua các quý sụt giảm như Trung Quốc (Q1/08: 10,6%; Q2/08: 10,1%; Q3/08: 9,0%), Ấn Độ (8,8-7,9%), Hàn Quốc (5,86-4,75-3,63%), Thái Lan (6,05-5,3-3,96%), Malaysia (7,15-6,3-4,7%)29.

Tình hình phức tạp trên thị trường tài chính thế giới ngày càng gia tăng với việc liên tiếp phát hiện thêm các vụ lừa đảo tài chính tại các công ty chứng khoán, các doanh nghiệp hàng đầu thế giới khiến cho lòng tin vào thị trường tài chính thế giới sụt giảm đến điểm không đáy, góp phần khiến cho cuộc khủng hoảng tài chính trở nên toàn diện và sâu sắc chưa từng thấy kể từ cuộc Đại khủng hoảng thế giới năm 1930.


27 Báo cáo nghiên cứu trao đổi của phòng NCKT thuộc ngân hàng nhà nước Việt Nam


29 Báo cáo nghiên cứu trao đổi của phòng NCKT thuộc ngân hàng nhà nước Việt Nam

Xem tất cả 65 trang.

Ngày đăng: 16/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí