khu du lịch, khu nghỉ dưỡng có bệnh viện với đội ngũ y bác sỹ giỏi để phát triển mảng du lịch kết hợp chữa bệnh – vốn đã và đang rất thành công ở Singapore.
Thứ hai, tăng cường cung cấp các dịch vụ trọn gói. Để cung cấp các dịch vụ trọn gói có chất lượng cao, thỏa mãn được nhu cầu của du khách trong và ngoài nước đòi hỏi sự liên kết, hợp tác chặt chẽ của các doanh nghiệp với nhau. Liên kết dịch vụ không chỉ phục vụ chuyên môn hóa dịch vụ mà còn gia tăng giá trị và chất lượng của dịch vụ được cung cấp.
Thứ ba, nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch. Hiện nay, chất lượng dịch vụ du lịch của chúng ta chưa được các du khách đánh giá cao. Các công ty du lịch cần biết lắng nghe, tiếp thu những ý kiến phản hồi của khách hàng, giải quyết kịp thời những thắc mắc, rút kinh nghiệm từ những thiếu sót của mình từ đó tìm ra các giải pháp khắc phục, nâng cao chất lượng dịch vụ của mình.
Tóm lại, đối với phát triển sản phẩm và đị nh hướ ng thị trườ ng sẽ tập trung xây dựng hệ thố ng sản phẩm , loại hình du lịch đặc trưng và chất lượng cao trên cơ sở phát huy giá trị tài nguyên du lịch độc đáo , đặc sắc , có thế mạnh nổ i trộ i . Ưu tiên phá t triể n du lị ch biể n là thế mạ nh nổ i trộ i quố c gia ; phát triển du lịch văn hóa làm nền tảng , phát triển du lịch sinh thái , du lị ch xanh, du lị ch có trá ch nhiệ m ; liên kế t phá t triể n sả n phẩ m khu vự c gắ n vớ i cá c hành lang kinh tế .
2.3.2. Định giá dịch vụ du lịch
Định giá là một trong những công cụ cạnh tranh trong kinh doanh quốc tế. Định giá dịch vụ phức tạp và khó khăn hơn rất nhiều so với định giá hàng hóa. Như đã trình bày ở chương II, định giá dịch vụ tại các công ty du lịch hiện nay còn tùy tiện, thiếu đồng bộ. Kết quả là giá dịch vụ du lịch ở nước ta kém cạnh tranh hơn các nước. Để nâng cao khả năng cạnh tranh về giá dịch vụ du lịch, các doanh nghiệp cần thay đổi công tác định giá:
Thứ nhất, định giá phải linh hoạt. Các công ty du lịch cần nghiên cứu các đoạn và phân đoạn thị trường đối với từng loại sản phẩm dịch vụ du lịch để từ đó đưa ra mức giá phù hợp với khả năng chi trả và nhu cầu của từng đối tượng khách hàng.
Thứ hai, tăng cường đổi mới công nghệ, tối ưu hóa quản lý và quy trình phục vụ để giảm thiểu chi phí và giá thành dịch vụ. Trong bối cảnh kinh tế suy thoái, nhu cầu cũng như ngân sách chi tiêu của du khách đều bị ảnh hưởng nên sự lựa chọn duy nhất của các doanh nghiệp nước ta là phải năng động, tích cực tối ưu hóa quản lý để nâng cao năng lực cạnh tranh về giá trước các công ty nước ngoài.
Bên cạnh đó, cần có sự hỗ trợ cũng như phối hợp của các ngành liên quan để các công ty có thể đưa ra được mức gia tối ưu nhất, thu hút được nhiều du khách. Chẳng hạn như ngành hàng không, bộ Tài chính … trong chương trình “Ấn tượng Việt Nam” trong năm 2009…
2.3.3. Giải pháp cho chính sách phân phối
Có thể bạn quan tâm!
- Cơ Cấu Fdi Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Bất Động Sản
- Các Sản Phẩm Du Lịch Còn Đơn Điệu Và Kém Về Chất Lượng
- Một Số Giải Pháp Nhằm Hoàn Thiện Chiến Lược Thu Hút Khách Du Lịch Của Việt Nam Trong Bối Cảnh Suy Thoái Kinh Tế Toàn Cầu
- Chiến lược thu hút khách du lịch của Việt Nam trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu - 13
Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.
Hình thức phân phối sản phẩm dịch vụ du lịch của Việt Nam hiện nay vẫn chủ yếu là nhận khách gửi của các hãng lữ hành quốc tế. Để có thế bán trực tiếp sản phẩm tới du khách nước ngoài, chúng ta cần đẩy mạnh các biện pháp sau:
Các công ty cần áp dụng triệt để thương mại điện tử trong các hoạt động bán hàng của mình. Các công ty không chỉ cần xây dựng mà phải phát triển những website riêng cung cấp thông tin bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau và thiết lập kênh bán hàng trực tuyến.
Các công ty du lịch Việt Nam cần đẩy mạnh hợp tác hơn nữa với các hãng hàng không có đường bay thẳng đến Việt Nam trong việc bán các sản phẩm du lịch tới tận tay du khách nước ngoài (Phụ lục 2).
Ngoài ra, cần thành lập liên doanh với các hãng lữ hành quốc tế. Bằng cách này, chúng ta có thể bán sản phẩm dịch vụ du lịch trực tiếp cho du khách nhằm gia tăng doanh thu.
2.3.4. Xúc tiến dịch vụ du lịch
Trước tiên, cán bộ quản lý các cấp thuộc ngành du lịch cần nhận thức rõ, tổ chức bộ máy xúc tiến du lịch quốc gia hiện nay về tổ chức và lực lượng chưa ngang tầm với nhiệm vụ. Trong sân chơi WTO, nhiều nước có ngành du lịch đã thành lập cho mình cơ quan xúc tiến du lịch quốc gia. Cơ quan xúc tiến phải là đơn vị độc lập, thực hiện dịch vụ công nhằm nghiên cứu, vạch ra những chiến lược và triển khai các chiến dịch đẩy mạnh hoạt động du lịch trong và ngoài nước. Vấn đề đặt ra là Việt Nam cần phải nghiên cứu một mô hình tổ chức cơ quan xúc tiến du lich quốc gia hoạt động theo cơ chế phù hợp với bản chất kinh tế của công tác xúc tiến du lịch
Bên cạnh đó, xúc tiến du lịch về bản chất là hoạt động thị trường, có nghĩa là hoạt động này phải được thực hiện theo cơ chế phù hợp với quy luật thị trường, phải thích ứng với với những biến động thị trường. Tuy nhiên, hoạt động xúc tiến du lịch của nước ta hiện nay đang vận hành theo quy trình và cơ chế hành chính, chi phí từ ngân sách nhà nước với hàng loạt các thủ tục hành chính hiện hành còn rườm rà, chưa phù hợp với hoạt động theo cơ chế thị trường đòi hỏi tính linh hoạt cao. Với công tác kế hoạch hóa ngân sách theo năm như hiện nay, cơ quan xúc tiến du lịch không thể thực hiện những kế hoạch có tính dài hạn, có đảm bảo kinh phí dài hơn 1 năm. Trong khi công tác xúc tiến quảng bá du lịch đòi hỏi phải có tính dài hạn và trung hạn, phải lập kế hoạch cho các hoạt động trước thời điểm diễn ra sự kiện tối thiểu từ 1 tới 2 năm. Kế hoạch theo năm khiến cho cơ quan xúc tiến du lịch luôn ở vào thế bị động, không thể phản ứng nhanh với thị trường. Cơ chế phối hợp liên ngành trong hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch cũng cần được đẩy mạnh với
“cái bắt tay” hợp tác giữa Tổng cục Du lịch với các bộ, ngành liên quan để đẩy nhanh tốc độ phổ biến các sản phẩm du lịch Việt Nam.
Chương trình kích cầu du lịch 2010 gồm 7 nội dung chính trong đó có 3 nội dung hoàn toàn mới đó là: Phát động chiến dịch bán hàng giảm giá vào mùa thấp điểm "Impressive Viet Nam Grand Sale 2010" nhằm thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế; Phát động chiến dịch xúc tiến tại chỗ đối với khách du lịch đã đến Việt Nam với khẩu hiệu “Việt Nam thân thiện chào đón bạn”; phát động chiến dịch hướng về cội nguồn giành cho Việt kiều.
Các nội dung khác đã được ngành du lịch triển khai trong những năm vừa qua, nhưng cần được tiếp tục duy trì và phát triển đó là: đẩy mạnh chương trình thu hút khách du lịch quốc tế; đẩy mạnh chương trình du lịch nội địa nhân dịp các sự kiện lớn của dân tộc và ngành du lịch; đẩy mạnh các hoạt động xây dựng, phát triển sản phẩm và nâng cao chất lượng dịch vụ; đẩy mạnh chiến dịch bình chọn cho Vịnh Hạ Long là kỳ quan thiên nhiên thế giới, với thông điệp “mỗi du khách một phiếu bầu cho Vịnh Hạ Long”.
2.3.5. Chú trọng công tác đào tạo nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao
Về phía nhà nước
Những năm gần đây, nhà nước đã góp phần giải quyết phần nào sự thiếu hụt về lao động du lịch bằng việc cho phép thành lập thêm nhiều cơ sở đào tạo nhân lực du lịch thuộc các cấp. Tuy nhiên, điều này chỉ giải quyết được vấn đề số lượng chứ chưa phải là điệu kiện đủ cho vấn đề chất lượng nguồn nhân lực du lịch. Trong các bài giảng và diễn thuyết của Giáo sư M. Porter về Việt Nam, ông luôn nhấn mạnh việc Việt Nam không nên phụ thuộc quá nhiều vào nguồn nhân công giá rẻ. Đây có thể là lợi thế trước mắt tạo thuận lợi cho Việt Nam trong các chiến lược cạnh tranh về giá và điểm hút các nhà đầu tư nhằm nâng cao lợi nhuận nhưng lại chỉ thuộc nhóm lợi thế cạnh tranh quốc gia ở cấp thấp. Trong dài hạn, nguồn nhân công giá rẻ chất lượng thấp chính là bất lợi đối với mục tiêu đẩy mạnh năng suất, hiệu quả của
nền kinh tế nói chung và ngành du lịch nói chung để có thể bắt kịp tốc độ phát triển của các nền kinh tế trong khu vực. Do đó, đào tạo nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực theo hướng chuyên nghiệp hóa cao là vấn đề có ý nghĩa quyết định chiến lược phát triển của ngành du lịch là nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành, góp phần nhanh chóng đưa du lịch Việt Nam trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Vấn đề nhân lực du lịch cần được phát triển một cách hệ thống cả về số lượng và chất lượng
Giải pháp hữu hiệu nhất để giải quyết vấn đề đào tạo nhân lực du lịch chính là sự liên kết giữa các đơn vị, các ngành liên quan tới lĩnh vực đào tạo nhân lực du lịch. Cụ thể là Bộ Giáo dục - Đào tạo và Bộ Lao động - Thương binh - Xã hội cần phối hợp thành lập đơn vị có chức năng dự báo nhu cầu lao động của ngành du lịch và thực hiện một số giải pháp phối hợp với Bộ Văn hóa - Thể thao - Du lịch để có hướng ra cho bài toán nhân lực ngành du lịch. Tuy nhiên, việc điều tra, nắm vững thực trạng và dự báo nhu cầu phát triển nguồn nhân lực là việc làm mang tính vĩ mô, đồng bộ, bao gồm tất cả các ngành, các lĩnh vực, mà du lịch chỉ là một trong số đó. Muốn phát triển nguồn nhân lực du lịch, về quản lý nhà nước, không chỉ cần sự tham gia của một số bộ, ngành liên quan trực tiếp mà cần có sự quan tâm, phối hợp hành động của rất nhiều bộ, ngành, địa phương và cơ sở. Bên cạnh đó, Nhà nước cần chỉ đạo các cơ quan bộ, ngành liên quan xây dựng các hệ thống tiêu chuẩn kỹ năng hành nghề, hệ thống cấp và thừa nhận chứng chỉ dạt tiêu chuẩn kỹ năng hành nghề trong các hoạt động cung ứng dịch vụ của ngành du lịch.
Việc giải quyết những tồn tại này không chỉ đòi hỏi sự liên kết các cơ quan, đơn vị, các nguồn lực trong nước mà còn cần sự hợp tác với các tổ chức quốc tế và khu vực trong lĩnh vực đào tạ nhân lực du lịch. Các nguồn tài trợ về tài chính và công nghệ cũng như lực lượng các chuyên gia đào tạo
chính là cách tốt nhất để Việt Nam cải thiện nguồn nhân lực hoạt động trong lĩnh vực du lịch theo hướng chuyên nghiệp hóa và nâng cao chất lượng nhân lực trong dài hạn.
Về phía doanh nghiệp
Bên cạnh những chủ trương, chính sách phát triển nguồn nhân lực du lịch của các cấp bộ, ngành liên quan, bản thân các doanh nghiệp kinh doanh du lịch cần chủ động trong việc hoạch định chiến lược đầu tư đầu tư phát triển nguồn nhân lực du lịch của chính mình. Các doanh nghiệp cần tổ chức chương trình định hướng công việc và phát triển nhân viên mới. Do hạn chế về khoảng cách giữa kiến thức chuyên môn trên sách vở với thực tế công việc của những nhân viên mới nên doanh nghiệp cần tạo điều kiện cho họ tìm hiểu về doanh nghiệp, về sản phẩm của doanh nghiệp, ý thức được vị trí, vai trò của mình và bộ phận mình sẽ làm việc.
Doanh nghiệp cũng nên thường xuyên tổ chức các chương trình đào tạo, bồi dưỡng phát triển hội ngũ nhân viên hiện tại. Các doanh nghiệp nên theo dõi quá trình phát triển chuyên môn, nghiệp vụ và kỹ năng làm việc của nhân viên để từ đó nghiên cứu xây dựng chương trình đào tạo khắc phục phù hợp. Đồng thời, các doanh nghiệp cũng nên có kế hoạch luân chuyển nhân viên giữa các bộ phận trong một thời gian nhất định để nhân viên các bộ phận hiểu biết nhau và hiểu biết nhiều hơn về hệ thống công việc trong công ty.
2.3.6. Nâng cao quy trình phục vụ
Nhằm thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của du khách cần thiết kế một quá trình khép kín, trọn gói, tạo điều kiện thuận lợi nhất. Để làm được điều này các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch cần phối hợp với nhau và với ngành hàng không chặt chẽ hơn nữa. Doanh nghiệp kinh doanh khách sạn cần nghiên cứu kỹ quy trình phục vụ theo chuẩn quốc tế để áp dụng vào khách sạn của mình. Có như vậy, khách đến từ quốc gia nào cũng sẽ hài long về quy trình phục vụ của doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, nhà nước nên hỗ trợ các doanh nghiệp lữ hành về thủ tục hải quan bằng cách đơn giản hóa các thủ tục hải quan, thông quan. Nên triển khai chính thức loại hình cấp thị thực ở cửa khẩu, trước mắt ở sân bay Nội Bài, Tân Sơn Nhất. Có chế độ linh hoạt, cho phép miễn lệ phí thị thực đối với các chiến dịch khuyến mại của ngành du lịch (đề nghị kéo dài chính sách miễn lệ phí thị thực cho khách quốc tế đi theo Chương trình Ấn tượng Việt Nam) và miễn lệ phí thị thực cho du khách tàu biển nhằm thu hút khách nhiều hơn [3]. Đồng thời xây dựng đội ngũ nhân viên chuyên trách làm thủ tục cho khách, tránh tình trạng để khách xếp hàng đợi ở sân bay. Như vậy quy trình phục vụ sẽ có chất lượng cao hơn, gây ấn tượng tốt hơn đối với du khách.
2.3.7. Đầu tư cho cơ sở vật chất dịch vụ du lịch
Lĩnh vực đầu tư phát triển du lịch cần tập trung đầu tư có trọng tâm , trọng điểm , tăng cường đầu tư cho kết cấu hạ tầ ng . Các chương trình ưu tiên cầ n tậ p trung đầ u tư là chương trì nh đầ u tư hạ tầ ng du lị ch , quy hoạ ch tổ ng thể phá t triể n du lị ch cả nước, quy hoạ ch phá t triể n du lịch theo vù ng và khu du lị ch quố c gia . Như vậy, đầu tư phải theo kế hoạch, lộ trình cụ thể cũng như gắn với hiệu quả sử dụng, kết quả nghiên cứu thị trường và định hướng phát triển của doanh nghiệp. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần phối hợp với các ngành các cấp đầu tư phát triển hạ tầng giao thông vận tải như hàng không, đường sắt, đường bộ và cơ sở hạ tầng du lịch như khách sạn 3-5 sao tại các trug tâm du lịch trọng điểm, các khu vui chơi giải trí…
Nhà nước cần tiếp tục hỗ trợ từ nguồn ngân sách nhà nước cho đầu tư phát triển hạ tầng du lịch trog các khu du lịch cấp quốc gia, khu du lịch có tầm quan trọng trong việc tạo các tuyến du lịch.
2.3.8. Mở rộng quan hệ đối tác
Trước hết cần tăng cường hợp tác với các trug gian du lịch và các DN vận chuyển, đặc biệt là các hãng hàng không. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp du lịch trong nước cần hợp tác với nhau chặt chẽ hơn để có thể cug cấp các
dịch vụ tốt nhất, đồng thời cũng cần chủ động hợp tác hơn nữa với các doanh nghiệp du lịch nước ngoài để thu hút hơn khách du lịch quốc tế. Viva Macau, hãng hàng không giá rẻ quốc tế mới nhất tại châu Á vừa công bố sẽ khai thác đường bay mới tới Hà Nội từ ngày 13/02/2010. Hãng này đã chọn Công ty TransViet là tổng đại lý, đại diện cho hãng tại thị trường Việt Nam. Bắt tay với một công ty có chuyên môn trong hoạt động du lịch giúp Viva Macau có thể tận dụng lợi thế phép cộng dồn giữa du lịch và hàng không, vừa phát triển mạng lưới bán vé, vừa thúc đẩy mảng kinh doanh du lịch. Ông Nguyễn Tiến Đạt - Giám đốc marketing của TransViet Travel Hà Nội cho biết, bên cạnh việc tổ chức mạng lưới đại lý bán vé máy bay, Công ty và Viva Macau còn khai thác các tour đến Ma Cao và từ đây đi các thành phố khác hay đến Hồng Kông hướng vào đối tượng doanh nhân… [10]
Bên cạnh việc hợp tác của các doanh nghiệp, ngành du lịch cũng như nhà nước cần tăng cường các mỗi quan hệ hợp tác đa phương, song phương, ký các hiệp định thương mại… để từ đó dịch vụ du lịch Việt Nam sẽ dễ dàng tiếp cận thị trường quốc tế hơn.