Diện Tích Rừng Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu Giai Đoạn 2001-2010


dài với tổng chiều dài bờ biển 305,4 km.

Toàn tỉnh có hơn ¾ diện tích đồi núi và các thung lũng thấp, có trên 50 ngọn núi cao từ 100m trở lên, khi ra biển tạo thành nhiều vũng, vịnh, mũi, bán đảo, đảo. Nhiều núi có độ cao từ 400-500 mét như núi Ông Trịnh, núi Chúa, núi Thánh Giá…

- Dân số

Dân số tỉnh thống kê ngày 01/04/2009 là khoảng 994.837 người với dân tộc chủ yếu là người Kinh ngoài ra còn có một số dân tộc ít người khác như Hoa, Châu Ro, Mường, Tày cũng sinh sống trên địa bàn tỉnh. Mật độ dân số trung bình 486 người/ km2 . Dân số tập trung cao nhất ở Thành phố Vũng Tàu 1771 người/km2 , thị xã Bà Rịa 1544 người/km2 , huyện Long Điền 942 người/km2

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế

Tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh luôn đạt mức rất cao trong những năm gần đây. Tốc độ tăng trưởng GDP luôn đạt mức cao nhất trong các Tỉnh miền Đông Nam Bộ và cao hơn rất nhiều so với tốc độ tăng trưởng trung bình của cả nước. Tổng thu nhập GDP của tỉnh năm 2010 là 45.267 tỉ tăng 5,9 lần so với năm 2000, nếu tính cả dầu thô và khí đốt, GDP của tỉnh sẽ là 58.774 tỉ đồng, thu và nộp ngân sách nhà nước 31.587 tỉ đồng tăng 22,4% năm, GDP/người cũng rất cao so với mức trung bình cả nước, xếp thứ 3 cả nước về quy mô GDP (sau TP Hồ Chí Minh và Hà Nội). So với các Tỉnh khác trong cả nước thì Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có xuất phát điểm rất thuận lợi và nếu duy trì được tốc độ tăng trưởng như vậy thì trong 10 năm tới Tỉnh sẽ trở thành trung tâm kinh tế mạnh của cả nước.

Từ lâu Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã được biết đến là trung tâm du lịch nghỉ mát, tắm biển của Việt Nam. Trong tổng số 305 Km chiều dài bờ biển thì khoảng 156 km bờ biển có thể khai thác du lịch vì những bãi tắm đẹp cát dài thoai thoải như: Bãi Trước, Bãi Sau, Bãi Dâu, Bãi Dứa, Hồng Hải, Hồ Tràm, Bãi Cóc… Gắn liền với các bãi tắm là hai khu rừng nguyên sinh: Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu, Phước Bửu với diện tích 11.293 ha và vườn quốc gia Côn đảo (6.043 ha) với nhiều loài cây và thú quý hiếm phù hợp cho du lịch sinh thái biển. Tiềm năng phát triển du lịch của Tỉnh là rất lớn vì bên cạnh tốc độ tăng trưởng cao và ổn định của nền


kinh tế, Tỉnh còn có lợi thế tự nhiên ưu đãi. Chúng ta sẽ thấy được tiềm năng đó

một cách rõ nét khi phân tích tài nguyên tự nhiên và tài nguyên nhân văn của Tỉnh.

2.2.1.Tài nguyên tự nhiên:

-Tài nguyên rừng

Tỉnh Bà Rịa – Vũng tàu có khoảng 700 loài gỗ và thảo mộc, là rừng tiêu biểu cho hệ sinh thái nhiệt đới - đại dương với rất nhiều gỗ quý. Ngoài ra còn có rất nhiều loài động vật quý hiếm ( khoảng 200 loài), rừng và động vật hoang dã đang có nguy cơ bị tiêu diệt vì tình trạng khai thác bừa bãi. Hiện nay tốc độ trồng mới khá nhanh, trung bình mỗi năm trồng mới khoảng 1.300 – 2.000 ha, nếu tốc độ này được duy trì thì trong vòng 5-6 năm tới diện tích rừng sẽ được khôi phục. tài nguyên rừng tập trung chủ yếu ở huyện Xuyên Mộc, Bình Châu và huyện Côn Đảo.

Bảng 2.1 : Diện tích rừng tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu giai đoạn 2001-2010


Loại rừng

Diện tích ( ha )

Tỷ trọng (%)

Tổng diện tích

56.513


Rừng tự nhiên

27.612

48,860

Rừng trồng

15.138

26,787

Rừng cấm quốc gia

13.763

24,354

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

Chiến lược phát triển ngành du lịch Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đến năm 2020 - 9

(Nguồn: Báo cáo Rà soát quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu giai đoạn 2001 -2010)

Hiện nay tỉnh có hai khu rừng nguyên sinh :

+ Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu - Phước Bửu

Có diện tích 11.392 ha phía Nam có 15 km bờ biển bao bọc. Khu vực này có các đồi núi nhỏ: Hồ Linh, Tầm Bồ, Bà Ma, Mộ Ong với tốc độ cao trung bình từ 80 – 100 m. Hệ thực vật phong phú, đa dạng gồm 29 chi, 5 loài và các động thực vật như Voi, Sóc bay, Khỉ, Chồn, Nai, Tắc Kè, Két, Sáo, Hoàng Anh, Gõ Kiến… khu vực Bàu Ngám tập trung những đàn Vịt Trời, Le Le và nhiều loài chim quý hiếm khác. Khu vực này đang được khai thác phục vụ cho nhu cầu sinh thái, nếu tận dụng tốt khả năng của mình khu vực này sẽ là một trong những khu vực phục vụ du lịch


sinh thái nổi tiếng của cả nước.

- Suối khoáng nóng Bình Châu:

Cách bìa rừng 10 km về phía Đông Bắc, Ở khu Bến Lội có một mạch nước khá sâu, rộng 300m, ngăn cách giữa đất liền với bãi cát ngoài biển gần như một ốc đảo, suối khoáng nóng Bình Châu nằm giữa vùng rừng nguyên sinh rộng hơn 1 km , nhiệt độ cao nhất trên bề mặt đạt đến 800 C. Tại đây, du khách có thể luộc trứng, ngâm chân hoặc tắm trong các bể tắm liệu pháp. Hiện nay đã có khu du lịch suối nước nóng Bình Châu khai thác khá hiệu quả nguồn nước suối quý hiếm này. Vừa qua nơi đây đã được bình chọn là một trong những khu du lịch sinh thái bền vững của thế giới.

+ Rừng quốc gia Côn Đảo

Nằm trong hệ thống rừng đặc dụng của Việt Nam với tổng diện tích là 6.043 ha (chiếm 83,7% tổng diện tích tự nhiên của huyện Côn Đảo) và hơn 4 km hành lang đệm biển. Rừng quốc gia Côn đảo có mức độ đa dạng sinh học rất cao với 882 loài thực vật, 144 loài động vậy và 1.300 loài sinh vật biển. Các khu rừng và các rạn san hô dưới biển chứa đựng hàng nghìn loài sinh vật sống phụ thuộc vào nhau, có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và sự tồn tại của bất kỳ loài nào cũng đều quan trọng đối với toàn bộ hệ sinh thái.

Rừng quốc gia Côn đảo là rừng nguyên sinh, thuộc hệ sinh thái rừng nhiệt đới hải đảo, đặc trưng của nhiều vùng sinh thái trong cả nước như hệ thực vật các Tỉnh Miền Bắc, Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ và Đồng Bằng Sông Cửu Long. Tại đây cũng có nhiều loài động vật đặc trưng ( chỉ có ở Côn Đảo) như Sóc Mun, Sóc Lớn Bụng Vàng, Cá heo (Delphinus), Cá Nược là những loài đang được thế giới quan tam bảo vệ. Hòn Trứng là một sân chim lớn, có chim Điên mặt xanh ( chỉ có ở Côn Đảo),Ốc Biển, Gẩm gì trắng là những loài chim hiếm trên thế giới. Ngoài ra còn có 34 loài Ốc, có những loài có giá trị kinh tế như ốc đụn, ốc bàn tay, ốc tai tượng, ốc gấm và 9 loại San Hô.

Hiếm có nơi nào có được vẻ đẹp tự nhiên như Côn Đảo, một vùng đồi núi nhấp

nhô trên biển soi bóng xuống làn nước xanh biếc quanh năm với bờ biển dài khoảng


200 km uốn lượn theo những ngọn núi cao thấp khác nhau, có nhiều bãi tắm đẹp như: bãi Đất Dốc, Bãi Cạnh, Đầm Trâu, Hòn Cau, Hòn Tre… và hệ thống nhà tù nổi tiếng thời kháng chiến mà người dân chúng ta đều biết. Môi trường tại đây trong lành, không khí, nguồn nước, bờ biển sạch sẽ, nhiệt độ bình quân khoảng 26 - 270C quanh năm mát mẻ. Tất cả điều kiện trên giúp cho huyện Côn Đảo có thế mạnh phát triển các loại hình du lịch phong phú như du lịch tắm biển, nghỉ ngơi, du lịch sinh thái, du lịch tham quan di tích lịch sử. Lượng khách du lịch đến đây ngày càng tăng ( mỗi năm đón tiếp khoảng hàng trăm ngàn đến hàng triệu lượt khách ), và theo rất nhiều chuyên gia trong lĩnh vực du lịch thì huyện Côn Đảo có đủ điều kiện để trở thành trung tâm du lịch nổi tiếng của Việt Nam

-Tài nguyên khoáng sản

Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu có rất nhiều lại khoáng sản nhưng đáng kể nhất là dầu mỏ, khí thiên nhiên và khoáng sản làm vật liệu xây dựng. Bà Rịa – Vũng Tàu nằm trong vùng có tiềm năng lớn về dầu mỏ và khí thiên nhiên của Viện Nam. Tổng trữ lượng tiềm năng dầu khí theo xác minh năm 2.000 vào khoảng 2.500-3.500 m3(bao gồm 957 triệu m3 dầu và 1.500 tỉ m3 khí ). Trong tổng trữ lượng dầu khí đã xác minh, vùng biển Bà Rịa-Vũng Tàu có trữ lượng là 400 triệu tấn dầu chiếm 93,29% trữ lượng cả nước, trữ lượng khí khoảng trên 100 tỉ m3 , chiếm 16,2% trữ lượng khí cả nước.

Khoáng sản làm vật liệu xây dựng của Bà Rịa – Vũng Tàu rất đa dạng bao gồm : đá xây dựng, đá ốp lát, phụ gia xi măng, cát thủy tinh, bentonit, sét gạch ngói, cao lanh, cát xây dựng, than bùn immenit…Hiện nay, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã xây dựng 19 mỏ với tổng trữ lượng 32 tỉ tấn, phân bố hầu khắp các huyện trong tỉnh, nhưng chủ yếu ở các huyện Tân Thành, Long Đất, thị xã Bà Rịa và thành phố Vũng Tàu. Chất lượng đá khá tốt, có thể dùng làm đá dăm, đá hộc cho xây dựng, giao thông thủy lợi, đá khối cho xuất khẩu. Nhìn chung các mỏ nằm gần đường giao thông nên khai thác rất thuận lợi và chi phí khai thác thấp.

Chính vì tài nguyên khoáng sản dồi dào, phong phú và có giá trị kinh tế cao góp

phần tạo nên sự phát triển kinh tế mạnh mẽ, cơ sở hạ tầng được xây dựng khang


trang, hiện đại. Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu được đánh giá là một trong những tỉnh có hệ thống đường xá vào loại tốt nhất nước. Đây là một trong những điều kiện thuận lợi để phát triển ngành du lịch.

-Tài nguyên nước

Nguồn nước mặt của Bà Rịa-Vũng Tàu được cung cấp bởi 3 con sông, đó là sông Thị Vải, đoạn chảy qua tỉnh dài 25 km, sông Dinh đoạn chảy qua tỉnh dài 30 km, sông Ray dài 120 km. Trên các con sông này có 3 hồ chứa nước lớn gồm hồ Đá Đen, hồ sông Ray, hồ Châu Pha.

Bên cạnh đó nguồn nước ngầm của tỉnh cũng khá phong phú, tổng trữ lượng có thể khai thác là 70.000 m3/ngày đêm, tập trung vào 3 khu vực chính là : Bà Rịa- Long Điền 20.000 m3/ngày đêm, Phú Mỹ-Mỹ Xuân 25.000 m3/ngày đêm, Long Đất-Long Điền 15.000 m3/ngày đêm. Ngoài ba vùng trên, khả năng khai thác nước ngầm rải rác khoảng 10.000 m3/ngày đêm. Nước ngầm trong tỉnh nằm ở độ sâu từ 30-90 mét, có dung lượng dòng chảy trung bình 10-20 m3/s nên khai thác tương đối dễ dàng. Các nguồn nước ngầm cho phép khai thác tối đa 500.000 m3 / ngày/đêm, đảo bảo cung cấp đủ nước cho nông nghiệp, công nghiệp và cho sinh hoạt. Chính vì có hệ nước ngầm dồi dào nên ở đây không có hiện tượng thiếu nước vào mùa khô như các địa phương khác đảm bảo điều kiện thuận lợi phát triển du lịch.

-Tài nguyên biển

Bà Rịa-Vũng Tàu có bờ biển dài 305,4 km trong đó có khoảng 70 km có bãi cát thoai thoải, nước trong xanh có thể dùng làm bãi tắm quanh năm. Vịnh Giành Rái rộng khoảng 50 km2 có thể xây dựng một hệ thống hàng hải quan trọng.

Với diện tích thềm lục địa 100.000 km2 đã tạo cho tỉnh có vị trí quan trọng về

an ninh quốc phòng ngoài ra còn tạo ra một tiềm năng to lớn để phát triển các ngành kinh tế biển. Thềm lục địa của tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu có 661 loài cá, 35 loài tôm, 23 loài mực, hàng ngàn loại tảo, trong đó có nhiều loài có giá trị kinh tế cao. Trữ lượng hải sản có thể khai thác tối đa hàng năm từ 150.000-170.000 tấn. Tài nguyên biển của Bà Rịa-Vũng Tàu rất thuận lợi cho phát triển vận tải biển, hệ thống cảng, công nghiệp khai thác, chế biến hải sản và du lịch.


Các bãi biển với địa hình tự nhiên của mình, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có thể khai thác các bãi biển phục vụ du lịch như : Bãi Trước, Bãi Sau, Bãi Dâu, Bãi Dứa, Bãi Nghinh Phong, Bãi tắm Long Hải ( dài 16 km – đây là bãi tắm đẹp nhất của Tỉnh), Bãi Hồ Tràm ( với 20 km bờ biển nằm gần rừng rất thích hợp cho du khách nghỉ ngơi, thư giãn), Bãi biển Hồ Cốc ( với làn nước trong xanh, khung cảnh còn hoang sơ thu hút rất đông du khách vào dịp mùa hè) và những bãi tắm rất đẹp ở huyện Côn đảo (các bãi tắm ở đây còn hoang sơ và rất đẹp).

2.2.2. Tài nguyên nhân văn:

* Di tích lịch sử văn hoá, cách mạng: Theo “Nguồn: bảo tàng tổng hợp Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu”, đến nay toàn Tỉnh đã có 31 di tích được Nhà nước công nhận xếp hạng quốc gia và 152 di tích khác được tiến hành kiểm kê, lập hồ sơ quản lý, phản ánh tiềm năng đích thực được lưu truyền qua nhiều thế hệ của mảnh đất này ( 31 di tích được xếp hạng nằm trong phần Mục Lục cuối đề tài).

- Nhóm di tích lịch sử kiến trúc tôn giáo:

+ Thích Ca Phật Đài: Là công trình kiến trúc điêu khắc độc đáo, quần thể bao gồm Thiền Lang Tự, Bảo Tháp hình bát giác cao 18 m, Vườn Lộc Giã có ngôi nhà bát giác cao 15 m và Thích Ca Phật Đài – Pho tượng Kim Thần Phật tử ngồi trên toà sen cao 1,22 m.

+ Chùa Long Bàn: Nằm tại thị trấn Long Điền, được xây dựng vào năm 1845, là trung tâm truyền bá đạo Phật vùng Mô Xoài – Bà Rịa trong thời kỳ khai phá đằng trong.

+ Niết Bàn Tịnh Xá: Nằm tại trung tâm bãi Dứa, xây dựng năm 1969, là một công trình đồ sộ toạ lạc trên diện tích gần 1 ha. Phía trong có tượng Phật Nhập Niết Bàn nằm nghiêng dài 12 m và chuông Đại Hồng Chung đúc bằng đồng cao 2,8 m nặng 3500 kg, là chuông lớn nhất tại Vũng Tàu, đây là địa chỉ nổi tiếng của những người thường xuyên đi lễ Phật.

+ Tượng chúa Giêsu: là công trình kiến trúc tôn giáo quy mô nhất tại Việt Nam, nằm tại núi Nhỏ, cao 32 m, bệ tượng cao 10m gồm có 3 tầng, sải tay dài 18,4 m. Thân tượng rỗng có cầu thang xoáy trôn ốc, hai bên bệ tượng được xem là bức


tượng Chúa cao nhất thế giới, lớn hơn cả bức tượng Chúa ở Brazil, tượng Chúa được xem như là một tác phẩm nghệ thuật lớn mang đậm tính dân tộc và tôn giáo.

+ Bạch Dinh: Xây năm 1898 cho viên toàn quyền Đông Dương người Pháp (Paul Doumer), mang đậm kiến trúc của Châu Âu. Sau này nơi đây còn được dùng làm nơi an trí của vua Thành Thái (một vị vua yêu nước).

+ Tháp Đèn

+ Tháp Đèn Hải Đăng: Xây từ năm 1907, nằm trên đỉnh núi nhỏ. Đèn tháp chiếu xa 35 hải lý, dưới chân tháp có 4 khẩu đại bác thời Pháp. Từ nơi này chúng ta có thể nhìn bao quát toàn bộ thành phố Vũng Tàu và vùng Cần Giờ, Bà Rịa.

- Nhóm di tích lịch sử cách mạng:

+ Địa Đạo Long Phước: Tại xã Long Phước nằm trên trục đường 52, nối 2 xã Hòa Long và Long Tân. Địa đạo được xây dựng năm 1948, phát triển thành nhiều đường hầm sâu rộng, liên hoàn, dài tới 20 km. Đây là căn cứ kháng chiến của quân dân Bà Rịa, là một điểm tham quan hấp dẫn đối với du khách.

+ Khu căn cứ kháng chiến Bầu Sen của Tỉnh và Miền trong thời kỳ đánh Mỹ, đây là địa chỉ du lịch lý tưởng cho du khách muốn tìm hiểu về lịch sử kháng chiến của dân tộc ta.

+ Khu căn cứ Minh Đạm: Là căn cứ bám trụ của lực lượng cách mạng Tỉnh qua hai

kháng chiến.

+ Khu nghĩa trang Hàng Dương Côn Đảo: Là nơi an nghỉ của những người chiến sĩ

cách mạng kiên trung trong những năm tháng bị giam cầm ngoài Côn Đảo.

+ Bến Lọc An: Đây là cửa ngõ đón tàu chở vũ khí chi viện cho chiến trường Đông Nam Bộ, là di tích lịch sử cách mạng, là một huyền thoại về đường Hồ Chí Minh trên biển.

+ Địa đạo Hắc Dịch: Là căn cứ cách mạng quan trọng có vị trí chiến lược của chiến trường Bà Rịa – Long Khánh. Là cầu nối giữa chiến khu Rừng Sac với chiến khu D, đây là nơi giáo dục truyền thống yêu nước, là một kỳ tích về khoa học quân sự của quân dân Bà Rịa – Vũng Tàu trong hai cuộc kháng chiến. Do hiện nay di tích này không còn nguyên vẹn nên rất khó cho công tác bảo tồn, nâng cấp.


* Các lễ hội văn hóa dân gian: Lễ hội thường gắn liền với các nhân vật lịch sử, mang ý nghĩa tôn giáo, tâm linh. Các lễ hội hàng năm thu hút rất nhiều khách hành hương, thăm viếng.

- Lễ hội Cầu An tại Đình Thắng Tam trong 4 ngày ( từ 17-20/2 âm lịch), đây là một hoạt động văn hóa đặc sắc của ngư dân miền biển Vũng tàu. Lễ hội cũng tổ chức trò vui giải trí như múa lân, hát hội, …

- Hội lễ Miếu bà: diễn ra hàng năm vào các ngày 16, 17, 18 tháng 10 âm lịch, đây là lễ hội cúng tế các vị Thần Linh.

- Hội lễ nghênh rước Cá Ông tổ chức từ ngày 16- 18/ 8 âm lịch hàng năm, trong ngày này rất nhiều ghe thuyền thắp đèn chạy vòng vòng ngoài biển, đây là lễ hội của các ngư dân Tỉnh.

- Lễ tri ân Liệt Sỹ 27/7 tại xã Phước Long Thọ ( Long Đất) nhằm tưởng nhớ các anh hùng liệt sỹ đã hy sinh cho độc lập của nước nhà trong hai cuộc kháng chiên, bên cạnh đó còn mang tính giáo dục truyền thống yêu nước cho các thế hệ mai sau.

- Lễ hội đền thờ Tiên Sư, người đã có công truyền dạy nghề cho dân gian, đây cũng

là sự bày tỏ khía cạnh đạo đức “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc ta.

- Lễ cúng Thần Lúa, Thần Rừng của người dân tộc Châu Ro nhằm cầu mong một

mùa vụ bội thu.

* Các nghề thủ công truyền thống: Là nơi dừng chân của cha ông thời khai hoang lập ấp, trong suốt quá trình lao động sáng tạo đó cha ông ta để lại rất nhiều ngành nghề thủ công truyền thống như trồng lúa nước, đúc đồng, diêm nghiệp, điêu khắc, đóng ghe tàu, nghề rèn, đánh bắt thủy sản, …qua hàng thế kỷ vẫn được con cháu lưu truyền. Các làng nghề vẫn còn dấu tích lưu truyền đến ngày nay như làng gốm Long Mỹ, nghề mộc, đúc chuông ở Long Điền, chạm đá ở Hòn Cau (Côn Đảo)…

* Các loại hình văn hóa nghệ thuật dân gian, ẩm thực: Các nghệ thuật như hát bội, diễn tuồng, hát dân ca, kể chuyện dân gian, đánh đàn, thổi sáo, đua thuyền … các loại hình nghệ thuật tiêu biểu của vùng biển Phương Nam này vẫn chưa được khai thác triệt để để thu hút khách du lịch. Bà Rịa – Vũng Tàu cũng là nơi hội tụ của những con người đến từ mọi vùng trong cả nước nên phong cảnh ẩm thực cũng rất

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/12/2023