Xu Hướng Toàn Cầu Hoá Nền Kinh Tế Và Tác Động Của Nó Tới Môi Trường


tổ chức, nhà quản trị có trách nhiện tiến hành kiểm tra để xác định tính hợp lý, tính

khả thi của các kế hoạch trước khi thực hiện.

+ Kiểm tra tác nghiệp: đây là hình thức kiểm tra quản lý quá trình thực hiện các kế hoạch ở tất cả các bộ phận, các khâu công việc.Việc kiểm tra thực hiện thường xuyên, định kỳ hoặc đột xuất theo nội dung công việc.

Hai hình thức kiểm tra trên do người trong nội bộ tổ chức tiến hành.

+ Kiểm tra mang tính chiến lược (thanh tra): Hình thức này thực hiện định kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu của nhà quản trị cấp cao (Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc...) nhằm kiểm tra toàn diện hoạt động của từng bộ phận như: Kế toán tài chính, nhân sự, kỹ thuật, sản xuất...

Để đảm bảo tính khoa học và khách quan, việc kiểm tra này do tổ chức chuyên môn ở bên ngoài thực hiện theo hợp đồng với doanh nghiệp( ví dụ như cơ quan kiểm toán)

Mục tiêu của kiểm tra mang tính chiến lược là đảm bảo hoạt động của tổ chức

lành mạnh, phù hợp với luật pháp, với quy chế...


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

KẾT LUẬN CHƯƠNG I

Qua nghiên cứu chương I chúng ta nhận thấy

Chiến lược phát triển ngành du lịch Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đến năm 2020 - 7

- Xây dựng chiến lược phải đảm bảo tuân thủ theo các bước đã nêu ở trên, phải xác định được các mục tiêu dài hạn, các đảm bảo về nguồn lực, các chính sách cần thiết để thực hiện mục tiêu đó.

- Nội dung chiến lược được xây dựng rất phong phú và đa dạng với các loại hình khác nhau. Vì vậy việc xây dựng chiến lược phải được xem xét gắn liền với các yếu tố ảnh hưởng

- Việc lựa chọn chiến lược phải phù hợp với mục tiêu và định hướng chung của

nhà nước và đặc thù của từng địa phương.


CHƯƠNG II:

PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH DU LỊCH TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU


1. Phân tích môi trường vĩ mô

1.1. Môi trường quốc tế

1.1.1.Xu hướng toàn cầu hoá nền kinh tế và tác động của nó tới môi trường

kinh doanh của ngành du lịch tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu

- Việt Nam trong xu thế toàn cầu hoá

Ngày nay tất cả các nước trên thế giới dù muốn hay không đều bị cuốn hút vào dòng chảy mãnh liệt của thời đại toàn cầu hoá nền kinh tế. Qúa trình quốc tế hoá đang tiếp tục diễn ra với quy mô ngày càng lớn, với tốc độ cao trong tất cả các lĩnh vực. Qúa trình đó diễn ra ở các cấp độ khác nhau với xu hướng khu vực hoá và toàn cầu hoá rõ nét thể hiện rõ nét nhất bằng việc tham gia vào các tổ chức kinh tế - chính trị trên thế giới. Việt Nam đã là thành viên của nhiều tổ chức kinh tế - chính trị quốc tế và khu vực. Chúng ta đã là thành viên của Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF),... Ở cấp liên khu vực, chúng ta là thành viên tích cực của Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC), Diễn đàn hợp tác Á - Âu (ASEM), của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)... Và sự kiện vô cùng quan trọng là chúng ta đã chính thức gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).

Những năm gần đây, trong điều kiện những tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng kinh tế, tài chính quốc tế, khu vực cùng với thiên tai nghiêm trọng liên tiếp xảy ra đã đặt nền kinh tế nước ta trước những khó khăn thử thách quyết liệt. Thêm vào đó là cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu xảy ra giữa năm 2008 cộng với động đất, sống thần kinh hoàng tháng 03 năm 2011 và gần đây nhất nguy cơ vỡ nợ tại hàng loạt nước nước như Hy Lạp, Mỹ, Bồ Đào Nha...

Trong bối cảnh đó dưới sự lãnh đạo của Đảng, toàn dân ta đã phấn đấu nỗ lực


vượt qua các khó khăn thử thách duy trì được nhịp độ tăng trưởng, công cuộc phát

triển kinh tế xã hội tiếp tục đạt được những thành tựu quan trọng:

- Tình hình chính trị, kinh tế xã hội tiếp tục được duy trì ổn định là nền tảng vững chắc tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển. Nền kinh tế đất nước đã phục hồi và lấy lại được đà tăng trưởng.

- Tiềm lực của nền kinh tế sau mười năm tăng gấp đôi với chất lượng mới đã tạo thế và lực mới cho các ngành kinh tế khi bước vào năm đầu tiên của thiên niên kỷ mới.

- Một hệ thống thể chế, luật pháp tương đối đồng bộ và thông thoáng bước đầu được tạo dựng đã có tác dụng tích cực trong quản lý kinh tế và đời sống xã hội.

Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu đó, trước mắt chúng ta còn nhiều khó khăn

thách thức rất gay gắt đó là:

- Nền kinh tế có trình độ xuất phát điểm thấp, thu nhập bình quân đầu người năm 2010 mới đạt 1.200 USD, kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội chưa chuẩn bị đầy đủ để đáp ứng cho nhu cầu phát triển cao.

- Mặc dù đã có những bước cải thiện đáng kể, nhưng nhìn chung nền kinh tế nước ta vẫn có chất lượng phát triển thấp, sức cạnh tranh yếu, hiệu quả sản xuất kinh doanh kém, hệ thống tài chính tiền tệ vẫn còn chậm đổi mới, chưa phát huy tích cực cho sản xuất. Cán cân đối vĩ mô vẫn còn chưa vững chắc, vẫn còn những mặt không lành mạnh, nguy cơ mất ổn định vẫn còn.

- Cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm, chưa phát huy được lợi thế so sánh của các ngành, vùng lãnh thổ; chưa thật sự tạo động lực mạnh mẽ cho các thành phần kinh tế phát triển; xã hội vẫn còn những bức xúc đáng lo ngại.

- Các dự báo cho thấy tình hình quốc tế, khu vực trong những năm đầu của thập kỷ tới còn diễn biến phức tạp, nền kinh tế các nước trong khu vực đang có xu hướng phục hồi, nhưng vẫn còn nhiều khó khăn và vẫn còn những yếu tố chưa vững chắc. Hoà bình, hợp tác và phát triển là xu thế chung, nhưng không loại trừ khả năng xung đột do mẫu thuẫn sắc tộc, biên giới, tôn giáo dẫn đến sự mất ổn định tại một số khu vực.


- Cuộc cách mạng khoa học công nghệ sẽ có những tác dụng rất lớn đến chiến lược công nghiệp hoá, hiện đại hoá của nước ta, tạo điều kiện để chúng ta rút ngắn khoảng cách phát triển.

- Xu hướng quốc tế hoá, toàn cầu hoá sẽ dẫn đến việc cơ cấu lại nền kinh tế thế giới và cuộc đấu tranh về trật tự kinh tế thế giới sẽ diễn ra vô cùng gay gắt. Các nước chậm phát triển, đi sau nếu có những lộ trình hội nhập chủ động thì sẽ tránh được những rủi ro và tận dụng được những cơ hội phát triển. Giai đoạn 2001-2010 là giai đoạn chúng ta phải thực hiện các cam kết trong AFTA, APEC, triển khai Hiệp định Thương mại Việt-Mỹ, gia nhập WTO.v.v...

Hội nhập cũng có nghĩa là chấp nhận cạnh tranh quốc tế; cạnh tranh không chỉ trên thị trường quốc tế mà cạnh tranh ngay cả trên sân nhà. Tuy nhiên hội nhập không chỉ bao hàm cạnh tranh mà còn có sự hợp tác liên minh giữa các doanh nghiệp giữa các nền kinh tế của các quốc gia trong khu vực.

Việt Nam tham gia vào qúa trình hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực với một trình độ phát triển kinh tế thấp. Nếu chỉ xét riêng việc gia nhập AFTA thì trình độ phát triển của nước ta thấp hơn hẳn so với 6 nước đã gia nhập trước đó là Brunei, Indonesia, Philipine, Thái Lan và Singapore. Từ 1/7/2003 Việt Nam phải thực hiện lộ trình cắt giảm thuế quan trong khuôn khổ AFTA; phải cắt dần sự bảo hộ bằng hàng rào thuế quan và phi thuế quan khiến hàng Việt Nam phải đối mặt với hàng nhập ngoại giá thấp. Sự giao lưu buôn bán trong phạm vi khu vực và thế giới đã làm cho tình hình cạnh tranh trở nên phức tạp cả về mức độ và tính chất. Đi cùng với những khó khăn đó thì trước mắt chúng ta cũng mở ra nhiều thời cơ và vận hội đó là: chúng ta có khả năng tiếp cận nhanh chóng những thành quả khoa học kỹ thuật của các nước đi trước; tận dụng lợi thế của nước đi sau để rút ngắn thời kỳ quá độ. Có thể nói tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế là một tất yếu khách quan; quá trình đó dẫn đến những thay đổi trong môi trường kinh doanh của các doanh nghiệp; nó ảnh hưởng tốt xấu mạnh yếu khác nhau đối với những doanh nghiệp khác nhau đòi hỏi những nhà hoạch định chiến lược phải tính toán một cách thấu đáo.


1.1.2. Ảnh hưởng của xu hướng toàn cầu hoá nền kinh tế tới môi trường kinh

doanh của ngành du lịch tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.

1.1.2.1 Những yêu cầu, đòi hỏi đối với ngành du lịch tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu trong tiến trình hội nhập.

Ngày nay các nền kinh tế trên thế giới có sự liên kết và tác động qua lại lẫn nhau cho nên sự phát triển của nền kinh tế của nước này sẽ tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy hay kéo theo các nền kinh tế khác phát triển và ngược lại. Ngành du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu chịu sự cạnh tranh khốc liệt của các tỉnh bạn cũng có ngành du lịch biển tương tự như Khánh Hòa, Phan Thiết, Phan Rang...mà trong tiến trình hội nhập ngành du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu còn phải cạnh tranh với những nước có ngành du lịch biển rất phát triển như Singapo, Inđônêxia, Trung Quốc...Muốn cạnh tranh có hiệu quả ngành du lịch tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu phải quan tâm giải quyết tốt những vấn đề cụ thể sau :

-Về quy hoạch và đầu tư phát triển du lịch :

Phải có các khu đô thị lớn, xây dựng các trung tâm hội nghị cao cấp, khách sạn 5 sao, văn phòng cho thuê tại các đô thị, khu du lịch đáp ứng ngày càng cao nhu cầu của khách du lịch quốc tế.

-Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kĩ thuật

Xây dựng các dự án đầu tư vào lĩnh vực hạ tầng tập trung đầu tư nâng cấp mở rộng hệ thống đường xá vào các khu dân cư, các khu đô thị cũng như các khu trung tâm du lịch. Chú trọng đầu tư đường cao tốc, đường sắt, hệ thống cảng biển, giao thông vận tải đi Côn Đảo, xây dựng nhà máy xử lý chất thải rắn, trạm xử lý nước thải, …( Có thể nghiên cứu đầu tư theo các hình thức BOT, BT…)

-Đầu tư đào tạo nguồn nhân lực

Phát triển mạnh giáo dục phổ thông các cấp, đầu tư các trường đại học ,trường dạy

nghề... chuyên ngành du lịch đáp ứng nguồn nhân lực chất lượng cao.

- Đầu tư xây dựng bệnh viện, các trung tâm thể dục thể thao

- Xây dựng hệ thống siêu thị, chợ, trung tâm mua sắm, khu trưng bày, buôn bán đồ lưu niệm, mỹ nghệ...


1 1.2.2. Những tác động chủ yếu của xu hướng toàn cầu hoá nền kinh tế tới môi trường kinh doanh của du lịch tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu

* Môi trường kinh tế:

Trong những năm gần đây kinh tế thế giới liên tiếp gặp những biến cố dẫn đến cản trở sự tăng trưởng của kinh tế toàn cầu. Năm 2008 cuộc khủng kinh tế Mỹ sau đó lan rộng ảnh hưởng đến kinh tế toàn cầu. Gần đây nhất tháng 03 năm 2011 động đất sóng thần tàn phá đất nước Nhật Bản đã gây hậu quả nặng nề cho nền kinh tế nước Nhật và các nền kinh tế khác. Nền kinh tế Việt Nam cũng phần nào chịu sự tác động của nền kinh tế thế giới nhất là trong khu vực châu Á. Tuy nhiên một phần do trình độ phát triển chưa cao, giao lưu quốc tế còn hạn chế; một phần do chúng ta có chính sách đúng trong việc cải thiện môi trường đầu tư, chính sách kích cầu cộng với sự hỗ trợ của Quỹ tiền tệ Thế giới IMF và Ngân hàng Thế giới WB nhờ vậy tỷ lệ tăng trưởng vẫn duy trì được ở mức cao. Nếu GDP năm 2007 đạt 8,5%, năm 2008 đạt 6,23%, năm 2009 đạt 5,3%, năm 2010 đạt 6,78%. Giá trị sản xuất công nghiệp tăng 14% trong năm 2010 và tăng gần gấp đôi so với năm 2009; sản phẩm nông nghiệp tăng 4,7% trong năm 2010; ngành dịch vụ vẫn phát triển mạnh giá trị dịch vụ đã phát triển mạnh tăng khoảng 18,2%.

Sự suy giảm nền kinh tế thế giới phần nào ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động sản xuất kinh doanh du lịch Bà Rịa-Vũng Tàu xét theo khả năng thanh toán và quy mô khách hàng vì khi kinh tế suy giảm thì khả năng thanh toán giảm theo, cùng với nó là sự suy giảm đầu tư quy mô khách hàng vì thế cũng giảm. Xét ở khía cạnh khác trong mối tương quan giữa kinh tế Việt Nam với nền kinh tế thế giới rõ ràng kinh tế Việt Nam tăng trưởng nhanh ổn định lại có tác dụng tăng sức hút đối với các nhà đầu tư quốc tế và Việt Nam điều này làm tăng số lượng khách hàng.

* Ảnh hưởng tới môi trường chính trị pháp luật.

Theo xu thế hội nhập khu vực và thế giới, chính phủ mỗi nước đều phải cải cách về thể chế, pháp luật, chính sách cho phù hợp với luật pháp và thông lệ quốc tế. Trên con đường ấy Việt Nam chúng ta đã tiến hành cải cách cơ bản hệ thống pháp luật, đã ký nhiều văn bản quan trọng để khai thông quan hệ giao lưu buôn bán


quốc tế, các hiệp định song phương, đa phương, chính sách đối ngoại cởi mở của chính phủ Việt Nam đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nước ngoài đến làm ăn tại Việt Nam, doanh nhân Việt Nam làm ăn tại nước ngoài. Thủ tục xuất nhập cảnh giữa các nước ngày càng trở nên đơn giản, nhanh chóng, dễ dàng.

Xu hướng toàn cầu hóa đang từng bước làm nền kinh tế thế giới hợp thành một khối. Điều này đặt ra cho mỗi nước phải tích cực nỗ lực tìm chỗ đứng cho mình trong ngôi nhà chung. Mối liên kết kinh tế giữa các nước ngày càng chặt chẽ hơn, nhưng cũng dễ bị tổn thương hơn. Cũng nhờ có sự giao thương với nhau mà nền kinh tế các nước có những biến chuyển mạnh mẽ trong những năm qua, nền kinh tế Việt Nam cũng tăng trưởng cao liên tục. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của các nước trong một vài năm vừa qua cũng không thật sự suôn sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến ngành du lịch thế giới cũng như ngành du lịch của Việt Nam. Với những đặc tính riêng của mình , ngành du lịch rất dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài. Sau cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu từ năm 2007-2009 nền kinh tế của các nước tăng trưởng yếu dẫn đến mức sống cũng như số tiền người dân sẵn sàng chi trả để đi du lịch cũng giảm theo. Ngoài ra trận siêu động đất, sóng thần xảy ra ngày 11 tháng 03 năm 2011 tại Nhật Bản làm cho nền kinh tế của nước này cũng như sự phát triển kinh tế của một số quốc gia khác cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Hay tình hình lạm phát tăng cao tại Trung Quốc cũng như các quốc gia lân cận cũng làm cho lượng khách du lịch từ những quốc gia này ít có nhu cầu đi du lịch hơn.

* Về khách hàng

Đi đôi với việc mở rộng quan hệ ngoại giao, giao lưu kinh tế, văn hoá là nhu cầu trao đổi thông tin. Chính vì lẽ đó xu hướng toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới tự thân nó đã tạo cho các doanh nghiệp kinh doanh du lịch một thị trường ngày càng rộng lớn. Tuy nhiên trong quá trình giao lưu quốc tế trình độ của người dân được nâng cao vì thế khách hàng ngày một khó tính hơn, yêu cầu đòi hỏi đối với doanh nghiệp ngày một khắt khe hơn.

* Về đối thủ cạnh tranh

Tự do hoá thương mại, mở cửa nền kinh tế dẫn đến sự cạnh tranh trên thương

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/12/2023