Sự Chuyển Hoá Giữa Các Giai Cấp Trong Quá Trình Phát Triển Kinh Tế


trường trở nên sôi động hơn; trên thị trường không chỉ có ngày càng nhiều những đối thủ cạnh tranh trong nước mà còn có những nhà đầu tư quốc tế với những ưu thế vượt trội, các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn trở nên khó xác định và xuất hiện ngày càng nhiều.

* Về bạn hàng:

Trong điều kiện mở rộng quan hệ buôn bán quốc tế các doanh nghiệp nói chung và du lịch Bà Rịa-Vũng Tàu nói riêng có điều kiện để lựa chọn cho mình những bạn hàng phù hợp về chất lượng và giá cả. Hiện nay có rất nhiều công ty du lịch các nước trong khu vực như Singapo, Inđonexia, Thai Lan...liên doanh liên kết hợp tác kinh doanh với các công ty du lịch trong nước nói chung và các doanh nghiệp du lịch của tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu nói riêng. Họ mở các tour đưa khách du lịch của họ sang nước ta và ngược lại là cơ hội tốt cho các doanh nghiệp Việt Nam phát triển.

1.2. Môi trường vĩ mô trong nước

1.2.1. Môi trường chính trị pháp luật

Tình hình chính trị, xã hội của Việt Nam thời gian qua được ổn định và giữ vững; điều đó đã tạo ra môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực du lịch nói riêng trong đó có du lịch Bà Rịa-Vũng Tàu. Sự ổn định về chính trị tạo điều kiện thuận lợi để du lịch tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đầu tư mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, đồng thời cũng tạo niềm tin cho các nhà đầu tư khác

So với sự bất ổn của nhiều khu vực trên thế giới thì môi trường an ninh – chính trị của Việt Nam là rất ổn định, an toàn. Việt Nam được thế giới đánh giá là một trong những điểm đến an toàn nhất trên thế giới và với lợi thế tự nhiên, văn hóa đặc sắc cùng với môi trường chính trị ổn định chúng ta rất thuận lợi phát triển ngành du lịch của mình.

Tuy nhiên gần đây xảy ra những xung đột giữa các quốc gia trên biển Đông làm cho người dân tại nhiều quốc gia quan ngại. Những sự xung đột như thế này cũng ít nhiều ảnh hưởng đến lượng khách du lịch đến Việt Nam nói chung và đến Bà Rịa-


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

Vũng Tàu nói riêng

1.2.2. Môi trường kinh tế

1.2.2.1 Sự phát triển kinh tế

Kinh tế thế giới:

Trong năm 2010 nền kinh tế toàn cầu tăng trưởng 4,8%/năm, cao hơn trung bình mấy năm gần đây. Tăng trưởng GDP của nhóm các nước phát triển ước đạt hơn 2,7% và của nhóm các nước đang phát triển đạt 7,1%. Tổng sản phẩm thế giới (GWP) năm 2010 ước đạt là 48.770 tỉ USD, GDP bình quân đầu người là 6.800 USD, tính theo sức mua tương đương là 10.900 USD. Nông nghiệp 4%, công nghiệp 32%, dịch vụ 64%. Lực lượng lao động 3,3 tỉ người, 40,9% làm nông nghiệp, 20,6% trong công nghiệp và 38,5% về dịch vụ. Tổng giá trị xuất khẩu là

12.230 tỉ USD, tổng giá trị nhập khẩu là 11.950 tỉ USD.

Kinh tế trong nước:

Năm 2010 là một năm đáng nhớ đối với nền kinh tế Việt Nam, đan xen giữa những thành công trong điều kiện khó khăn là những vấn đề bộc lộ đòi hỏi phải giải quyết. Trong bối cảnh khó khăn của kinh tế toàn cầu, dù nội lực nền kinh tế còn chưa mạnh, Việt Nam vẫn đạt tốc độ tăng trưởng 6,78%, cao hơn chỉ tiêu kế hoạch đề ra (6,5%). Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2010, con số này ước tăng 14% so năm trước và cao hơn kế hoạch năm (12%). Giá trị sản xuất toàn ngành nông, lâm, thủy sản cả năm 2010 ước tăng 4,69% so năm trước, trong đó nông nghiệp tăng 4,24%, lâm nghiệp tăng 4,6%, thủy sản tăng 6,05%. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tính chung cả năm 2010 ước đạt hơn 1.561,6 nghìn tỷ đồng, tăng 24,5% so với năm 2009. Thu ngân sách Nhà nước tính từ đầu năm đến ngày 15/12 ước đạt 504,4 nghìn tỷ đồng, bằng 109,3% dự toán năm. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội năm 2010 ước đạt 830,3 nghìn tỷ đồng, tăng 17,1% so năm 2009. Vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước ước thực hiện cả năm 2010 đạt 141,6 nghìn tỷ đồng, bằng 110,4% kế hoạch năm. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) năm 2010 thực hiện đạt 11 tỷ USD, tăng 10% so năm 2009.

Tổng kim ngạch xuất khẩu tháng 12 ước đạt 7,1 tỷ USD, cả năm 2010 ước đạt


hơn 71,6 tỷ USD, tăng 25,5% so năm 2009 và gấp hơn bốn lần so chỉ tiêu kế hoạch đã được Quốc hội thông qua (hơn 6%). Giá cả nhiều mặt hàng xuất khẩu được cải thiện góp phần tăng trưởng xuất khẩu cả năm.

Kinh tế tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu :

Tốc độ tăng trưởng bình quân trong giai đoạn 2006 – 2010 đạt 17,78%. Công nghiệp - xây dựng chiếm 64,3% (giảm 0,26% so với năm 2005); thương mại – dịch vụ giảm từ 31,2% (tăng 3,48% so với năm 2005), nông nghiệp chiếm 4,5% (giảm 3,22% so với năm 2005). GDP bình quân đầu người năm 2010 ước đạt 5.872 đô la Mỹ (tăng 2,28 lần so với năm 2005)

1.2.2.2. Thu nhập bình quân đầu người

Kết quả của công cuộc cải cách kinh tế góp phần làm cho đời sống người dân ngày được nâng cao. Với chính sách kích cầu của Nhà nước mấy năm gần đây chúng ta đã tiến hành cân đối lại thu nhập quốc dân, điều chỉnh mức lương tối thiểu để nâng cao thu nhập cho những người làm công ăn lương. Khi thu nhập của người dân tăng lên thì số tiền dư ra để đi du lịch ngày càng lớn. Khách du lịch đến tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đa số là khách ở các tỉnh miền Miền Đông Nam Bộ và TPHCM nên thu nhập bình quân đầu người của các địa phương này bị ảnh hưởng sẽ ảnh hưởng đến lượng khách du lịch cũng như khả năng chi tiêu của họ đối với du lịch tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.

1.2.2.3. Lãi suất ngân hàng

Lãi suất ngân hàng một mặt nào đó phản ánh sức khỏe và tình hình lạm phát của nền kinh tế. Khi lãi suất ngân hàng cao thì chi phí kinh doanh cao, làm cho ít doanh nghiệp vay tiền để kinh doanh sản xuất dẫn đến nền kinh tế chậm phát triển. Lãi suất ngân hàng cao cũng đồng nghĩa lạm phát cao làm cho cuộc sống của người dân đi xuống. Bên cạnh đó khi lãi suất ngân hàng cao thì số người gửi tiền tiết kiệm tăng lên dẫn đến khả năng sẵn sàng chi trả để đi du lịch giảm.

1.2. 3. Môi trường văn hoá xã hội

1.2.3.1. Sự chuyển hoá giữa các giai cấp trong quá trình phát triển kinh tế

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá


là sự thay đổi lớn về cơ cấu ngành nghề của các tầng lớp dân cư. Tỷ lệ lao động trong lĩnh vực dịch vụ, thương mại, công nghiệp tăng lên, tỷ lệ lao động sản xuất nông nghiệp giảm đi. Nhu cầu giao tiếp quan hệ giữa các tầng lớp dân cư tăng lên, thúc đẩy yêu cầu phát triển dịch vụ du lịch.

1.2.3.2. Phong cách sống theo hướng công nghiệp hiện đại

Nhịp sống hiện đại đã dần dần tác động vào phong cách sống,tác phong công nghiệp, nhịp sống bon chen hối hả làm cho con người luôn trong tình trạng quá tải, stress. Bên cạnh đó mật độ dân số cao tại TP Hồ Chí Minh, Biên Hòa...rất cao dẫn đến môi trường sống ngột ngạt. Cộng với phương tiện giao thông ngày càng nhiều, thu nhập người dân ngày càng tăng nên xu hướng đi du lịch, tắm biển, nghỉ dưỡng ngày càng cao tạo điều kiện thuận lợi cho ngành du lịch tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu phát triển.

1.2.3.3. Quá trình đô thị hoá diễn ra nhanh chóng.

Quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng dẫn đến số người di dân dân về các thành phố lớn ngày càng cao, nhà cao tầng tại các thành phố lớn mọc lên ngày càng nhiều dẫn đến các chỉ tiêu về môi trường sống ngày càng giảm. Chính vì lẽ đó nhu cầu cần một nơi có môi trường trong lành để vui chơi giải trí tại những nơi này ngày càng cao. Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu là một lý tưởng để các du khách tại TPHCM, Biên Hòa và các thành phố đông đúc khác lựa chọn.

1.2.4. Môi trường công nghệ

Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật cho phép đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu thị trường du lịch. Với sự phát triển nhanh chóng, mạnh mẽ của công nghệ thông tin, sự ứng dụng rộng rãi của công nghệ này vào trong cuộc sống đã làm thay đổi cơ bản trong đời sống kinh tế xã hội. Khách du lịch có thể tìm được những thông tin về du lịch một cách nhanh chóng, chính xác. Công nghệ ngày càng hiện đại giúp du khách di chuyển từ nơi này đến nơi khác một cách nhanh chóng, thuận tiện. Những tiến bộ về khoa học kĩ thuật mang đến cho du khách các dịch vụ giải trí những tiện ích chất lượng cao ngày càng cuốn hút và làm thỏa mãn mọi nhu cầu cao cấp của khách hàng.


2. Phân tích môi trường nội bộ ngành

2.1. Giới thiệu khái quát về ngành du lịch

2.1.1. Đặc điểm của ngành du lịch

Khái niệm du lịch

Hiện nay có rất nhiều tác giả đưa ra khái niệm du lịch, ta có thể nêu ra một số khái niệm như sau: theo tổ chức du lịch thế giới (WTO) thì “Du lịch bao gồm những hoạt động của những người đi đến một nơi khác ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình trong thời gian không quá một năm liên tục để vui chơi, vì công việc hay vì mục đích khác không liên quan đến hoạt động kiếm tiền ở nơi mà họ đến”; Đối với Việt Nam, khái niệm du lịch được nêu trong Pháp lệnh Du lịch Việt Nam công bố ngày 20/02/2009 như sau: “Du lịch là hoạt động của con người ngoài nơi lưu trú thường xuyên của mình nhằm thoả mãn nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng trong một thời gian nhất định”; Còn theo các chuyên gia Quốc tế về du lịch học (AIEST): “Du lịch là sự tổng hoà các hiện tượng và quan hệ do việc lữ hành và tạm thời cư trú của những người không định cư dẫn tới. Số người này không định cư lâu dài và lại cũng không làm bất kỳ hoạt động nào để kiếm tiền.

Với tư cách là đối tượng nghiên cứu của du lịch học, khái niệm du lịch phản ánh các mối quan hệ bản chất bên trong, làm cơ sở cho việc nghiên cứu các xu hướng và các quy luật phát triển của nó.

2.1.2. Sản phẩm du lịch

2.1.2.1.Khái niệm

Có nhiều khái niệm về sản phầm du lịch, nó tuỳ thuộc vào cách tiếp cận của tác giả. Ta có thể lấy một ví dụ về khái niệm sản phẩm du lịch như sau: “Sản phẩm du lịch là sự kết hợp những dịch vụ những dịch vụ và phương tiện vật chất trên cơ sở khai thác các tiềm năng du lịch nhằm cung cấp cho khách hàng một khoảng thời gian thú vị, một kinh nghiệm du lịch chọn vẹn và sự hài lòng”. Từ điển du lịch của nhà xuất bản Berlin 1984 [13, 10].

2.1.2.2. Đặc tính

Sản phẩm du lịch có các đặc tính như sau:


- Sản phẩm được bán cho du khách trước khi họ nhìn thấy sản phẩm.

- Sản phẩm du lịch rất dễ bị bắt chước.

- Sản phẩm được hình thành từ các ngành kinh doanh khác nhau.

- Sản phẩm du lịch luôn ở xa khách hàng.

- Sản phẩm du lịch không có tính tồn kho.

- Sản phẩm du lịch thường có tính thời vụ và chịu ảnh hưởng rất lớn từ các yếu

tố như chính trị, văn hoá, kinh tế, điều kiện tự nhiên.

- Trong thời gian ngắn thì lượng cung là cố định.

- Khách mua hàng thường ít trung thành với sản phẩm.

2.1.2.3.Thành phần

Cách sắp xếp theo tổ chức du lịch thế giới:

- Di sản thiên nhiên.

- Di sản năng lượng .

- Di sản về con người.

- Hình thái xã hội.

- Hình thái về thiết kế chính trị, pháp chế.

- Dịch vụ, cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất.

- Những hoạt động kinh tế tài chính.

2.1.3. Vai trò của ngành du lịch trong nền kinh tế

Hiện nay ngành này đóng góp rất lớn cho nền kinh tế mỗi nước cũng như toàn cầu (chiếm khoảng 15% GDP toàn cầu). Một số nước có ngành du lịch phát triển mạnnh như Tây Ban Nha và các nước vùng Caribê, thì tỉ lệ đóng góp của ngành ngày là rất lớn trong cơ cấu GDP của họ.

Ngành du lịch không những mang lại nguồn thu ngoại tệ rất lớn mà còn thu hút rất nhiều lao động, tạo ra nhiều việc làm mới.

Tại Việt Nam, du lịch góp phần tích cực thực hiện chính sách mở cửa, thúc đẩy sự đổi mới và cũng góp phần thúc đẩy các ngành khác. Cũng thông qua du lịch mà việc mở rộng giao lưu văn hoá được dễ dàng hơn, thông qua đó làm tăng sự đoàn kết hiểu biết giữa các vùng, các dân tộc khác nhau.


Với tốc độ phát triển kinh tế như hiện nay thì nhu cầu du lịch ngày càng trở nên cần thiết và quan trọng trong đời sống tinh thần của mỗi người dân.

Ngành du lịch ngày càng được cải thiện, đa dạng hoá sản phẩm do nhu cầu đòi hỏi khắt khe hơn của khách hàng. Khách hàng bây giờ không đơn thuần là chỉ di nghỉ dưỡng mà còn có nhu cầu tìm hiểu, khám phá, học hỏi, giao lưu .. tại những nơi họ muốn đến. vì vậy, việc đầu tư nghiêm cứu ngành này là hết sức quan trọng và cấp thiết.

Đất nước chúng ta đang là điểm đến lý tưởng của nhiều du khách nước ngoài, thể hiện ở tốc độ tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước, mang lại nguồn thu ngoại tệ rất lớn (hơn 4 tỷ USD) cho đất nước. Cũng thông qua ngành này chúng ta đang cho thế giới thấy rằng: Việt Nam đang trong thời kỳ đổi mới, Việt Nam đang năng động phát triển kinh tế và sẵn sàng cho việc hội nhập với thế giới.

2.2. Tiềm năng phát triển ngành du lịch Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

- Vị trí địa lý

Theo số liệu của Cục Thống Kê Bà Rịa – Vũng Tàu, Tỉnh nằm ở vị trí rất đặc biệt, đây chính là cửa ngõ của các Tỉnh Miền Đông Nam Bộ. Tỉnh tiếp giáp với tỉnh Đồng Nai ở phía Bắc, TP Hồ Chí Minh ở phía Tây, Tỉnh Bình Thuận ở phía Đông, còn phía Nam giáp biển Đông. Ở vị trí này, Bà Rịa-Vũng Tàu có điều kiện phát triển tất cả các tuyến giao thông đường bộ, đường không, đường thủy, đường sắt và là một điểm chung chuyển đi các nơi trong nước và trên thế giới. Đó là điều kiện tốt, hội tụ nhiều tiềm năng để phát triển nhanh và toàn diện các ngành kinh tế biển như: Cảng biển và vận tải biển, khai thác chế biến thuỷ hải sản, khai thác dầu khí ngoài khơi, chế biến các sản phẩm dầu khí, năng lượng và đặc biệt là phát triển du lịch nghỉ dưỡng và tắm biển.


Khí hậu Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa một năm 1


- Khí hậu

Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, một năm chia làm hai mùa rõ rệt. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10, thời gian này có gió mùa Tây Nam. Mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 04 năm sau, thời gian này có gió mùa Đông Bắc. Nhiệt độ trung bình hằng năm là 27 độ C, tháng thấp nhất khoảng 24,8 độ C, tháng cao nhất khoảng 28,6 độ C. Số giờ nắng rất cao, trung bình hằng năm vào khoảng 2400 giờ. Lượng mưa trung bình 1600 mm. Đặc biệt Bà Rịa – Vũng Tàu nằm trong vùng rất ít khi có bão. Với khí hậu như thế đó là điều kiện rất lý tưởng để phát triển để phát triển du lịch nghỉ dưỡng và tắm biển.

- Đặc điểm địa hình

Diện tích 1982,2 Km2 , phần đất liền (chiếm 96% diện tích của tỉnh) thuộc bậc thềm cao nguyên Di Linh-vùng Đông Nam Bộ. Quần đảo Côn Đảo(chiếm 4% diện tích của tỉnh) gồm 16 đảo lớn, nhỏ, trong đó đảo Côn Sơn có diện tích lớn nhất rộng 57,5 Km2 nằm cách TP Vũng Tàu 180km.Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có bờ biển trải

Xem tất cả 136 trang.

Ngày đăng: 18/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí