phong phú, đa dạng.
Ở đây còn có văn hóa ẩm thực độc đáo của những ngư dân miền biển đáng kể nhất là những món đặc sản biển được chế biến từ những loại hải sản tươi sống như cá chình, cá mú, tôm hùm, cua, ghẹ, hào…rất ngon miệng và giàu dinh dưỡng. Ngoài ra tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu còn có những món ăn dân dã đặc trưng nổi tiếng rất được du khách ưa thích gắn liến với tên các quán như: bánh canh Long Hương, bánh bèo Tuyết Mai, bánh khọt Cây Vú Sữa…Ngoài ra ở Vũng Tàu còn có khu phố ẩm thực đêm Đồ Chiểu với các món phở, cháo, bún, hủ tiếu…với hương vị thơm ngon, đặc trưng, phục vụ ân cần niềm nở tạo một nét sinh hoạt phong phú lôi cuốn những du khách khi đến với Vũng Tàu. Những người làm công tác quảng bá hình ảnh du lịch Tỉnh cần phải khai thác nét độc đáo của ẩm thực vùng này.
2.3. Đối thủ cạnh tranh hiện tại
Ngành du lịch Việt Nam phải cạnh tranh với ngành du lịch phát triển của các nước có ngành du lịch phát triển xung quanh ta như Thái Lan, Singapo, Indonesia, Trung Quốc...Với sự nỗ lực cố gắng hết mình của toàn ngành khách du lịch quốc tế đến với Việt Nam luôn đạt mức năm sau cao hơn năm trước. Lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam năm 2010 đạt hơn 5 triệu người và sẽ còn tiếp tục tăng trong thời gian tới.
Trong nước, ngành du lịch Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu phải cạnh tranh với một số địa phương có sản phẩm du lịch tương tự như mình, đó là Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận. Sản phẩm du lịch của các vùng này gần giống nhau và vị trí địa lý lại gần nhau, hiện tại khả năng cạnh tranh du lịch của Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu so với đối thủ vẫn ở mức cao. Ta có thể tham khảo một số chỉ tiêu như sau:
Bảng 2.2 : Bảng so sánh khả năng cạnh tranh của ngành du lịch tỉnh Bà Rịa
-Vũng Tàu với những ngành du lịch có điều kiện tương tự
Bà Rịa Vũng Tàu | Bình Thuận | Ninh Thuận | Khánh Hòa | |
Thị phần khách du lịch | Cao | Cao | Cao | Cao |
Có thể bạn quan tâm!
- Xu Hướng Toàn Cầu Hoá Nền Kinh Tế Và Tác Động Của Nó Tới Môi Trường
- Sự Chuyển Hoá Giữa Các Giai Cấp Trong Quá Trình Phát Triển Kinh Tế
- Diện Tích Rừng Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu Giai Đoạn 2001-2010
- Những Điểm Yếu Của Du Lịch Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.(W)
- Xây Dựng Chiến Lược Ngành Du Lịch Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
- Chiến Lược Tăng Trưởng Tập Trung Theo Hướng Phát Triển Sản Phẩm:
Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.
Trung bình | Cao | Cao | Trung bình | |
Sự phong phú về SPDL | Cao | Thấp | Thấp | Cao |
Đầu tư từ ngân sách | Cao | Thấp | Thấp | Cao |
Thu hút đầu tư du lịch | Cao | Trung bình | Thấp | Cao |
Tiềm năng phát triển | Cao | Trung bình | Thấp | Cao |
Với tiềm năng của mình và vị trí thuận lợi nhất trong số các đối thủ cạnh tranh (nằm gần trung tâm du lịch lớn, TP. Hồ Chí Minh) ngành du lịch Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu vẫn được đánh giá rất cao. Trong tương lai, ngành du lịch Tỉnh Khánh Hòa và Bà Rịa Vũng Tàu sẽ là đối thủ lớn của nhau trong nhóm vùng có sản phẩm du lịch gần giống nhau ( Nhóm du lịch có lợi thế tài nguyên biển).
2.4. Khách hàng
Trong những năm qua, lượng khách du lịch nước ngoài đến Việt Nam tăng đều qua các năm nhưng nửa cuối năm 2008 đầu 2009 do cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu nên lượng khách nước ngoài đến Việt Nam sụt giảm nghiêm trọng. Lượng khách du lịch đến Việt Nam được thống kê từ năm 2005 đến tháng 4/2011 như sau: (ĐVT: ngàn người)
Bảng 2.3 : Bảng thống kê số khách du lịch nước ngoài đến Việt Nam qua các năm
2005 | 2006 | 2007 | 2008 | 2009 | 2010 | 4th2011 | |
Khách Nước Ng | 3.467,5 | 3.583,4 | 4.171,5 | 4.253,7 | 3.772,3 | 5.049,8 | 1.971,4 |
Nguồn : Tổng cục du lịch Việt Nam
Khách nước ngoài đến Việt Nam chủ yếu là từ khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, Tây Âu và Bắc Mỹ. Đặc biệt là kể từ khi chúng ta bình thường hóa quan hệ với Mỹ, lượng khách quốc tế nói chung và khách Mỹ nói riêng đến Việt Nam tăng nhanh. Ngành du lịch Việt Nam cũng chịu một số khó khăn nhất định trong những năm qua do tình hình thế giới như khủng bố, lũ lụt, động đất, khủng khoảng kinh tế toàn cầu… làm cho ngành này chưa phát triển tương xứng với tiềm năng. Lượt khách du
lịch đến với Bà Rịa-Vũng Tàu trong các năm qua với số lượng như sau :
Bảng 2.4 :Bảng thống kê số khách du lịch trong và ngoài nước đến tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu qua các năm
( ĐVT : ngàn lượt )
2006 | 2007 | 2008 | 2009 | 2010 | 2011 | |
Tổng khách | 5.553 | 5.560 | 6.736 | 7.530 | 8.405 | 9.500 |
Khách NN | 255 | 255 | 255 | 280 | 320 | 362 |
Nguồn : Sở du lịch tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu
Lượng khách du lịch trong nước đến Bà Rịa-Vũng Tàu chủ yếu là khách ở TP Hồ Chí Minh (chiếm đa số) và khách ở các tỉnh Đông Nam Bộ. Do khoảng cách gần (120km) cộng với các loại hình vui chơi giải trí chưa đa dạng, phong phú nên đa số khách ở TP hồ Chí Minh họ đi về trong ngày vì thế cho nên số ngày lưu trú lại qua đêm đối với lượng khách nội địa rất thấp. Số liệu thống kê số lượt khách đến lưu trú tại Bà Rịa-Vũng Tàu trong những năm qua như sau:
Lượt khách đvt : người Ngày khách đvt : ngày
Bảng 2.5 : Số lượng khách và số ngày khách du lịch nghỉ lại tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu qua các năm
2005 | 2006 | 2007 | 2008 | 2009 | 2010 | 2011 | |
Lượt khách | 3.467.575 | 3.583.486 | 4.171.564 | 4.253.740 | 3.772.359 | 5.049.855 | 1.971.47 |
Quốc tế | 255.000 | 255.000 | 255.000 | 280.000 | 320.000 | 362.000 | 255.000 |
Nội địa | 3.212.575 | 3.328.486 | 3.916.564 | 3.973.740 | 3.452.359 | 4.687.855 | 1.716.47 |
Ngày khách | 4.589.000 | 4613.000 | 3.933.000 | 4.060.000 | 4488.000 | 4.725.000 | 4.930.000 |
Quốc tế | 547.000 | 450.000 | 258.000 | 260.000 | 220.000 | 225.000 | 230.000 |
Nội địa | 4.042.000 | 4.163.000 | 3.675.000 | 3.800.000 | 4.268.000 | 4.500.000 | 4.700.000 |
Nguồn : Sở du lịch tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu
Mức chi tiêu bình quân trong ngày ( theo số liệu thống kê ước tính): khách
quốc tế chi tiêu cho du lịch tại Tỉnh khoảng 60 USD/ người/ ngày. Cơ cấu chi tiêu là 60% cho lưu trú và ăn uống, 17% cho vận chuyển, 23% chi phí cho vui chơi giải trí và mua hàng lưu niệm. Khách nội địa cũng chi tiêu tăng từ 60.000 đ/người/ ngày năm 2001 lên 200.000 đ/ người/ ngày năm 2010. Khách nội địa chi tiêu ít như vậy là do đa phần họ đi du lịch và về trong ngày, đó là do du lịch của Tỉnh chưa có nhiều khu vui chơi giải trí kéo dài thời gian lưu trú của khách ( đây là nhược điểm rất lớn của ngành du lịch Tỉnh).
Khách nước ngoài đến với Bà Rịa – Vũng Tàu chủ yếu là khách từ các quốc gia như Nhật Bản, Mỹ, Châu Âu, Trung Quốc, và các nước ASEAN. Tuy vậy do chưa có những khu vui chơi lớn nên chủ yếu khách thường về trong ngày hoặc lưu lại tỉnh 1-2 ngày. Nhìn chung, khách quốc tế đến Tỉnh với mục đích chủ yếu như:
- Tham quan du lịch, nghỉ dưỡng: 44.4% ( đối với khách Châu Âu)
- Thương mại: 31,1% ( đối với khách Châu Á)
- Thăm thân nhân: 19% ( đối với Việt Kiều)
- Mục đích khác: 5.5%
Qua đó chúng ta có thể phần nào đánh giá được động cơ du lịch của khách quốc tế và thị phần, số liệu cụ thể như sau ( giai đoạn 2005 – 2011)
Bảng 2.6 : Thị phần khách du lịch tại các quốc gia đến
tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu giai đoạn 2005-2011
% thị phần | |
Khách tại các quốc gia đến Bà Rịa-Vũng Tàu | 100 |
Trung Quốc | 18 |
Hàn Quốc | 10 |
Nhật Bản | 8.7 |
Mỹ | 8.5 |
Đài Loan | 6.6 |
Úc | 5.5 |
Campuchia | 5 |
Thái Lan | 4.4 |
4.1 | |
Pháp | 3.9 |
Và các thị trường khác | 25.3 |
Nguồn : Sở du lịch tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu
Lượng khách nội đến với Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu chủ yếu là khách từ Thành Phố Hồ Chí Minh, miền Đông và miền Tây Nam Bộ chiếm 70%và các địa phương khác chiếm khoảng 30%. Có nhiều ý kiến cho rằng ngành du lịch của Tỉnh đang dần kém hấp dẫn so với ngành du lịch của các địa phương khác nhưng thực tế thì Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu vẫn là một trong những địa phương đón nhiều khách du lịch nội địa nhất.Ta có thể lấy số liệu cụ thể về du lịch của các Tỉnh lân cận để so sánh:Bình Thuận năm năm 2009 là 2.200.000 lượt và năm 2010 là 2.500.000 lượt khách và Đà Nẵng năm 2009 là 980.000 lượt khách và năm 2010 là 1.200.000 lượt,Bình Dương năm 2009 là 403.802 lượt còn năm 2010 là 480.000 lượt khách.
2.5. Nguồn nhân lực của ngành du lịch Bà Rịa-Vũng Tàu
Lao động trong ngành du lịch đang từng bước được cải thiện về chất lượng, tuy
nhiên so với các ngành du lịch vẫn chưa thu hút được nhiều nhân tài.
Cụ thể là số lao động có trình độ đại học trở lên chỉ chiếm khoảng 14-15% trong tổng số lao động của ngành này. Do chế độ lương, thưởng còn thấp nên sức hấp dẫn của ngành này chưa cao đối với người lao động. Lao động có trình độ chuyên môn không cao sẽ ảnh hưởng trực tiếp sự phát triển của ngành này.
Bảng 2.7 : Trình độ người lao động làm du lịch tại tình Bà Rịa-Vũng Tàu qua các năm
2005 | 2006 | 2007 | 2008 | 2009 | 2010 | |
Lao động | 6583 | 7570 | 8705 | 10.010 | 11.510 | 13.236 |
ĐH, trên ĐH | 805 | 1075 | 1236 | 1421 | 1634 | 1879 |
Cao đẳng | 113 | 201 | 230 | 264 | 303 | 348 |
CN kỹ thuật | 2.300 | 2.893 | 3.326 | 3.824 | 4.397 | 5.056 |
LĐ phổ thông | 2.522 | 2.554 | 2.937 | 3.377 | 3.883 | 4.465 |
Nguồn: Sở Du Lịch Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) (Đơn vị tính: Người)
Trong một vài năm gần đây, ngành du lịch của Tỉnh đã có sự trẻ hoá về lực lượng. Tốc độ trẻ hoá diễn ra nhanh trong các doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp ngước ngoài và chậm nhất vẫn là các doanh nghiệp nhà nước. Một điểm yếu nữa là rất nhiều lao động quản lý, giám sát, điều hành lại không có trình độ nghiệp vụ về du lịch, tỷ lệ lao động không biết ngoại ngữ khá cao.
Nhận thấy trách nhiệm cần phải nâng cao chất lượng lao động trong ngành này, Sở Du Lịch Tỉnh đã phối hợp với các đơn vị chức năng mở các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ như: Bảo vệ, kiến thức giao tiếp, ngoại ngữ, cấp cứu bờ biển cho các doanh nghiệp du lịch và các ban quản lý khu du lịch. Trong tương lai sắp tới, Sở Du Lịch cần phải nỗ lực hơn nữa trong công tác phối hợp nâng cao chất lượng nhân lực của ngành này nếu không muốn mất lợi thế cạnh tranh cho các địa phương khác.
2.6. Nguồn vốn đầu tư
Trong những năm gần đây, trên cơ sở quy hoạch được duyệt, Sở Du Lịch Tỉnh đã tích cực tiếp xúc, quảng bá, giới thiệu địa điểm và nội dung quy hoạch, kêu gọi đầu tư từ các thành phần kinh tế. Kết quả phối hợp giữa Sở Du Lịch, Sở Tài Nguyên Môi Trường, UBND các cấp tính đến tháng 12-2010 là 181 dự án được kí kết trên diện tích 6.854,72 ha với số vốn đăng kí lên đến 42.156,53 tỷ đồng và gần 11,956 tỉ USD. Kể từ năm 2006 đến nay, đầu tư cho ngành du lịch luôn tăng và dự đoán trong những năm tới đầu tư cho ngành này sẽ còn tăng mạnh mẽ hơn.
Về vốn thực hiện của các dự án
-Tổng vốn thực của các dự án đầu tư trong nước (165 dự án ) là 5.291,4 tỷ đồng,
chiếm 13% vốn đăng ký
- Tổng vốn thực hiện của các dự án có vốn đầu tư nước ngoài (16 dự án) là 182,35 triệu USD, chiếm tỷ lệ 1,53 % vốn đăng ký
Trong giai đoạn 2010-2015 Tỉnh đã thu hút thêm nhiều dự án qui mô rất lớn, cụ thể: Khu du lịch Skypart Long Điền (vốn đăng ký 6.400 tỷ đồng), Tổ hợp du lịch nghỉ dưỡng Paragon (vốn đăng ký 3.200 tỷ đồng), khu resort Việt Hân (3.200 tỷ đồng), Tổ hợp du lịch du lịch sinh thái Châu Viên (3.200 tỷ đồng), khu du lịch giải trí phức hợp Hồ Tràm – Asian Coast (4,2 tỷ USD), Công viên Wonderful World
(1,3 tỷ USD), Khu du lịch nghỉ mát Atlantis (4,1 tỷ USD), khu du lịch Trùng Dương (600 triệu USD), Vườn thú hoang dã Safari Bình Châu (500 triệu USD). Các dự án trên do qui mô vốn đầu tư lớn nên phân kỳ đầu tư dài (từ 5-8 năm) và đều đang trong giai đoạn chuẩn bị thủ tục đầu tư, giải phóng mặt bằng nên tỷ lệ vốn thực hiện trên vốn đăng ký rất thấp.
Riêng trong năm 2010 có 5 dự án được đưa vào thi công xây dựng (Khu du lịch Hồng Quang (Long Điền); Khu du lịch Hồng Phúc giai đoạn 2 (Xuyên Mộc); Khu nghỉ dưỡng chăm sóc người cao tuổi quốc tế (Xuyên Mộc); Intourco resort (mở rộng); Khu du lịch Blue Sapphire (TP. Vũng Tàu); Có 2 dự án đi vào khai thác kinh doanh là Sixsenses Côn Đảo và khu du lịch sinh thái văn hóa Hồ Mây (dự án Khu du lịch và Cáp treo Núi Lớn-Núi Nhỏ).
3. Nhận định điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với ngành du lịch Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.
Qua phân tích tiềm năng và thực trạng của ngành du lịch Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, chúng ta có thể khái quát những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức chính của ngành du lịch Tỉnh như sau:
3.1. Những điểm mạnh (S):
S1: Bà Rịa – Vũng Tàu nằm trong vùng du lịch Nam Trung Bộ và Nam Bộ là khu vực trọng điểm chiến lược phát triển quốc gia, là khu vực có ngành du lịch phát triển mạnh nhất trong cả nước. Đồng thời Bà Rịa – Vũng Tàu cũng nằm trong vùng trọng điểm kinh tế phía Nam, rất thuận lợi trong việc thu hút khách hàng du lịch nội địa từ các vùng Đông Nam Bộ, Tây Nam Bộ, khu vực này cũng là nơi thu hút nhiều khách du lịch quốc tế nhất. Mặt khác, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam có thu nhập bình quân đầu người cao nhất cả nước, nhu cầu du lịch của người dân là rất cao.
S2: Có thể nói rằng, Bà Rịa Vũng Tàu có nguồn tài nguyên tự nhiên không thua kém bất kỳ Tỉnh nào của Việt Nam. Với hơn 300km đường bờ biển, Tỉnh có rất nhiều bãi tắm đẹp nằm ở nhiều nơi khác nhau (trong đất liền cũng như tại huyện Côn Đảo), các khu rừng nguyên sinh thích hợp cho du lịch sinh thái, khách du lịch
cũng có thể du lịch leo núi tại Vũng Tàu hoặc du lịch an dưỡng, chữa bệnh, sinh thái khi đi du lịch tại suối kháng nóng Bình Châu, khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu – Phước Bửu rộng gần 12.000ha. Khí hậu ở đây rất rễ chịu, ấm áp, ít có thiên tai và thời tiết bất thường, rất thuận lợi để du lịch. Tài nguyên nhân văn của Tỉnh cũng rất phong phú, đặc sắc mang nặng tính truyền thống dân tộc từ di tích lịch sử kiến trúc tôn giáo, các lễ hội văn hóa dân gian, các nghề thủ công truyền thống, ẩm thực đến các di tích lịch sử kháng chiến rất đáng để du khách nghiên cứu khám phá… Với lợi thế to lớn như vậy, ngành du lịch nơi đây dễ dàng đa dạng hóa sản phẩm du lịch của mình.
S3: Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu có thế mạnh về thu hút nhiều vốn đầu tư vào trong ngành du lịch. Theo số liệu của Sở Du Lịch Tỉnh thì tổng số dự án được thỏa thuận địa điểm tính đến 12- 2010 là 181 dự án với tổng số vốn đăng ký là 42.156,53 tỷ đồng và gần 11,956 tỉ USD đồng trên diện tích 6.854,72 ha. Trong đó nhiều dự án đã đi vào hoạt động, 53 dự án đang xây dựng, các dự án còn lại đang trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư.
S4: Cơ sở hạ tầng và các cơ sở lưu trú phát triển rất mạnh, đủ khả năng đáp ứng phục vụ cho nhiều đối tượng du lịch. Hiện có hơn 40 khu du lịch đang hoạt động trong đó nhiều khu được trang bị đầy đủ tiện nghi đầy đủ. Cơ sở hạ tầng của Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu được đánh giá là phát triển nhanh nhất, hoàn thiện nhất trong cả.
S5: Ngành du lịch Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu hình thành từ rất sớm, địa danh du lịch này đã nổi tiếng tại Việt Nam từ rất lâu như là một nơi du lịch nghỉ dưỡng lý tưởng của cả nước. So với nhiều địa phương khác cũng có ngành du lịch thì ngành du lịch của Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu có xuất phát điểm rất sớm, hiện nay du lịch tại đây nổi tiếng vì có tài nguyên tự nhiên phong phú, hấp dẫn, tài nguyên nhân văn đặc sắc và rất có giá trị truyền thống.
S6: Bên cạnh ngành công nghiệp, ngành du lịch là ngành được sự quan tâm đặc biệt của Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh, chính vì thế mà các kỳ đại hội Đảng Bộ đều đặt quyết tâm đưa ngành này thành ngành kinh tế mũi nhọn của Tỉnh. Tỉnh đã tạo nhiều