Những Điểm Yếu Của Du Lịch Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.(W)


thuận lợi cho ngành này phát triển như khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia, quy hoạch quỹ đất để phát triển du lịch, ưu đãi các nhà đầu tư, từng bước kiện toàn quản lý nhà nước, đầu tư mạnh vào cơ sở hạ tầng…

S7: Môi trường xã hội tại các khu du lịch được cải thiện mạnh mẽ, bảo đảm an toàn, tăng uy tín chung của ngành du lịch Tỉnh.

S8: Có nguồn tài nguyên nhân văn đa dạng.

S9: Quy hoạch tổng thể đã được lập từ rất sớm, trong đó các vùng lãnh thổ cần

phải đầu tư để phát triển du lịch rất rõ ràng.

3.2. Những điểm yếu của du lịch Tỉnh Bà RịaVũng Tàu.(W)

W1: Sản phẩm du lịch chưa phong phú, hấp dẫn, chất lượng không cao.

W2: Môi trường tự nhiên đang bị tác động bởi tốc độ đô thị hóa và các hoạt động công nghiệp, nhiều khu vực đã bắt đầu bị ô nhiễm.

W3: Tài nguyên nhân văn chưa được khai thác đúng mức.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

W4: Hiện trạng tự phát trong kinh doanh còn phổ biến, quản lý nhà nước không theo kịp sự phát triển dẫn đến tình trạng lộn xộn trong kinh doanh. Làm mất lòng tin của khách hàng, nhất là khi họ đi mua sắm hàng hóa lưu niệm.

W5: Ngành du lịch của Tỉnh mới chỉ phát triển theo chiều rộng chứ chưa theo chiều sâu. Mở rộng khai thác tài nguyên tự nhiên tại nhiều nơi nhằm phục vụ du lịch nhưng chưa quan tâm hoàn thiện chất lượng của những khu du lịch đang có.

Chiến lược phát triển ngành du lịch Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đến năm 2020 - 11

W6: Chất lượng nguồn nhân lực trong ngành này còn nhiều hạn chế.

W7: Tuyên truyền quảng bá hình ảnh du lịch chưa tốt, chưa quan tâm đúng mức đến tầm quan trọng của nó. Các doanh nghiệp kinh doanh du lịch phải tự quảng bá du lịch cho mình vì Tỉnh chưa có chính sách hỗ trợ rõ ràng.

W8: Sự phối hợp giữ các ban ngành chưa chặt chẽ, liên tục, dẫn đến mất nhiều cơ hội đầu tư vào ngành này.

W9: Vốn đầu tư vào ngành này còn dàn trải dẫn đến hiệu quả sử dụng vốn chưa

cao.

W10: Các chính sách về đất đai hay thay đổi, thủ tục thuê đất, giao đất còn nhiều phức tạp.


3.3 Những cơ hội để phát triển ngành du lịch (O):

O1: Chính sách mở cửa hội nhập đã giúp cho ngành du lịch của chúng ta phát triển mạnh mẽ. Việc Việt Nam tham gia vào tổ chức du lịch thế giới, hiệp hội lữ hành Châu Á – Thái Bình Dương, việc ký hiệp định du lịch Asean sẽ giúp ngành du lịch chúng ta thu hút thêm nhiều khách du lịch quốc tế.

O2: Việt Nam có nhiều danh lam thắng cảnh đẹp trong đó có nhiều di sản của thế giới như Vịnh hạ Long, Động Phong Nha… bên cạnh đó, Việt Nam nổi tiếng với nền văn hóa đa dạng, đặc sắc và một lịch sử lâu đời của thế giới. Nơi đây được tự nhiên ưu đãi, con người thân thiện chính trị ổn định và lại được thế giới công nhận là một trong những điểm đến an toàn nhất.

O3: Thế giới đang quan tâm đến Việt Nam như là một nền kinh tế đang phát triển nhanh, ổn định. Kinh tế tăng trưởng nhanh dẫn đến đời sống người dân được cải thiện rõ rệt, phần lớn người dân lạc quan với tình hình kinh tế xã hội của đất nước. Nhu cầu du lịch của người dân trong nước tăng lên, khả năng thu hút khách du lịch quốc tế cũng được cải thiện qua các năm.

O4: Nhà nước ngày càng quan tâm nhiều hơn đến ngành du lịch, đã tích cực xúc tiến nhiều hoạt động quảng bá hình ảnh du lịch Việt Nam ra nước ngoài. Ngân sách tập trung cho ngành du lịch cũng tăng nhanh qua các năm gần đây. Việc miễn thị thực nhập cảnh cho người dân của một số quốc gia trong khu vực giúp cho thủ tục nhập cảnh dễ dàng hơn, người dân của những nước này đến Việt nam dễ dàng hơn.

O5: Tình hình thế giới trong những năm gần đây có nhiều biến động, bất ổn, khách du lịch chuyển hướng dang các khu vực, lãnh thổ ổn định hơn. Nạn sóng thần vừa qua cũng đả làm một số quốc gia có ngành du lịch bị tổn thất nặng, Việt Nam không bị ảnh hưởng bởi sóng thần và lại có thế mạnh chính trị, xã hội ổn định. Đây là cơ hội để chuyển dịch khách du lịch quốc tế vào Việt Nam.

O6: Phát triển ngành du lịch Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu nằm trong chiến lược phát triển chung của Việt Nam về du lịch. Điều này cho phép ngành du lịch của Tỉnh nhận được nhiều sự hỗ trợ, ưu tiên của Nhà nước trong quá trình phát triển, thực hiện các kế hoạch của mình.


O7: Là cửa ngõ giao lưu với các địa phương khác trong cả nước và quốc tế nằm trong khu vực kinh tế năng động nhất của Việt Nam, Bà Rịa Vũng Tàu rất thuận lợi thu hút khách du lịch, đặc biệt là khả năng thu hút khách nội địa từ những khu vực này.

3.4. Những thách thức (T):

T1: Ngành du lịch Việt Nam nói chung và ngành du lịch Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu nói riêng đang trong giai đoạn đầu tư phát triển. Kinh nghiệm và khả năng quản lý còn yếu, khả năng cạnh tranh với những nước khác có ngành du lịch phát triển gặp nhiều khó khăn, chúng ta mới chỉ vào khai thác tài nguyên tự nhiên là chính.

T2: Tình hình thế giới biến động xấu trong những năm gần đây như khủng bố, đại dịch cúm gia cầm ( đã xảy ra tại một số nước Châu Á trong đó có Việt Nam, và có thể bùng phát bất cứ lúc nào), gần đây là nạn sóng thần, thiên tai, lũ lụt… đã làm cho lượng khách du lịch giảm mạnh. Ngành du lịch của cả thế giới cũng như Việt Nam bị ảnh hưởng mạnh. Ngành du lịch của cả thế giới cũng như Việt Nam bị ảnh hưởng mạnh, phải mất một thời gian nữa ngành này mới chỉ có thể hồi phục.

T3: Các đối thủ cạnh tranh của Việt Nam trong khu vực đều có chiến lược phát triển ngành du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn. Họ tiến hành quản bá hình ảnh du lịch của đất nước họ rất mạnh, đầu tư xây dựng những trung tâm du lịch lớn tầm cở quốc tế, tiến hành đa dạng hóa sản phẩm dụ lịch, liên kết các ngành nhằm giảm hóa tour du lịch… so với chúng ta thì họ có nhiều lợi thế cạnh tranh.

T4: Khả năng phối hợp, liên kết giữa các ngành của Việt Nam còn yếu, chưa vì mục tiêu chung của đất nước. Chính điều này đã làm giảm khả năng cạnh tranh cho ngành du lịch của chúng ta.

T5: Khả năng đa dạng hóa sản phẩm du lịch của Việt Nam cũng như Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu trong tương lai gần là rất hạn chế.

T6: Môi trường tự nhiên tại Việt Nam nói chung cũng như Bà Rịa Vũng Tàu nói riêng đang có nguy cơ bị khai thác cạn kiện, ô nhiễm do tốc độ phát triển du lịch quá nhanh. Sự quản lý yếu kém và ý thức chưa tốt của người dân là nguyên nhân dẫn đến những khó khăn trên. Muốn phát triển du lịch bền vững, phải có sự quan


tâm chỉ đạo của các cấp chính quyền, sự hợp tác của người dân và phải bồi thường

xuyên tôn tạo, bảo tồn tài nguyên phục vụ du lịch.

T7: Hệ thống pháp luật chưa đồng bộ, còn nhiều chồng chéo, hay thay đổi dẫn đến rất khó khăn trong thu hút đầu tư, giải quyết các vấn đề phát sinh liên quan đến ngành du lịch.


KẾT LUẬN CHƯƠNG II

Ngành du lịch Việt Nam và ngành du lịch tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu phát triển phụ thuộc vào tình hình phát triển kinh tế của thế giới cũng như của Việt Nam. Như chúng ta đã thấy cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008 kéo dài cho đến ngày nay đã làm giảm đà tăng trưởng của ngành du lịch Việt Nam cũng như ngành du lịch Bà Rịa-Vũng Tàu.Tuy nhiên nhờ môi trường chính trị ổn định, an ninh trật tự luôn được giữ vững nên Việt Nam vẫn là điểm đến ưa thích của du khách quốc tế.

Ngành du lịch Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu được thiên nhiên ưu đãi về tất cả những yếu tố như khí hậu, đặc điểm địa hình, tài nguyên tự nhiên…Bên cạnh đó tài nguyên nhân văn của tỉnh cũng rất phong phú đa dạng tuy nhiên ngành du lịch tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu vẫn chưa phát triển tương xứng với tiềm năng và lợi thế của mình.

Nguồn vốn đầu tư vào ngành du lịch của tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu chưa tương xứng và chưa hiệu quả, nguồn nhân lực của ngành chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế, chất lượng dịch vụ các loại hình và các khu vui chơi giải trí còn thiếu nên dẫn đến không cuốn hút hay lôi cuốn du khách đến thăm quan vui chơi và lưu trú dài ngày.

Cùng với ngành công nghiệp, ngành du lịch tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu phải tận dụng thế mạnh của mình để trở thành trung tâm du lịch lớn của cả nước, trung tâm du lịch của khu vực.


CHƯƠNG III

ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN NGÀNH DU LỊCH TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU ĐẾN NĂM 2020


1. Mục tiêu, định hướng phát triển ngành du lịch BR-VT Tàu đến năm 2020.

1.1. Một số chỉ tiêu dự báo cho giai đoạn 2010 - 2020

Theo nguồn: Tổ chức du lịch thế giới ( WTO) tầm nhìn du lịch 2020 thì năm 2010 du khách toàn thế giới sẽ vượt mức 1,2 tỉ khách, năm 2015 sẽ vượt mức 1,4 tỉ khách và sẽ vượt mức 1,6 tỷ khách vào năm 2020. Đông Nam Á – Thái Bình Dương trở thành thị trường inbound lớn thứ 2 trên thế giới ( sau Châu Âu). Tổ chức này cũng dự báo xu hướng thay đổi về du lịch trong thế kỷ 21: Ảnh hưởng mạnh mẽ của công nghệ thông tin vào việc lựa chọn tuyến du lịch và mạng lưới kinh doanh nội địa, mở rộng thời đại du lịch vũ trụ, phổ biến các sản phẩm chuyên đề kết hợp ( Entertainment, Excitement, Educatio). Du lịch bền vững ( du lịch sinh thái) sẽ tiếp tục phát triển với việc bảo vệ môi trường thiên nhiên và văn hóa. Một số loại hình tour có triển vọng trong tương lai là tour mạo hiểm, tour đường thủy, tour thiên nhiên, tour văn hóa, tour hội nghị… Việt Nam chúng ta có lợi thế phát triển du lịch trong thế kỷ này vì chúng ta nhân văn trong khu vực Đông Á, có thế mạnh tài nguyên nhân văn, phù hợp với xu hướng du lịch của khách hàng thế giới.

Lượng khách du lịch đến Bà Rịa Vũng Tàu được dự báo sẽ tăng nhanh, cụ thể dự báo như sau: Năm 2010 là 8.405 ngàn lượt khách ( khách quốc tế là 362 ngàn lượt), năm 2015 là 15.250 ngàn lượng khách ( khách quốc tế là 570 ngàn lượt).

Doanh thu dự báo như sau: Năm 2010 1517,8 tỷ đồng, năm 2015 là 3013 tỷ đồng. Mức chỉ tiêu bình quân cũng được dự báo tăng nhanh: Khách quốc tế chi tiêu 50USD/người/ngày, khách nội địa chi tiêu 20 USD/người / ngày năm 2010. Năm 2015 sẽ là 70USD người/ngày (khách quốc tế), 30USD/người/ngày đối với khách


nội địa.

Tổng số phòng phục vụ cho lưu trú của khách hàng trong thời gian tới là 6.722 phòng (năm 2010), 8.500 phòng ( năm 2015). Công suất sử dụng phòng cũng được ước tính: Năm 2010 công suất trung bình đạt 70%, năm 2015 đạt 75%.

Nhu cầu lao động trong ngành này tương lai sẽ là 13.236 người năm 2010, năm

2015 sẽ khoảng 16.520 người.

1.2. Mục tiêu phát triển ngành du lịch Tỉnh Bà Rịa–Vũng Tàu đến năm 2015

Mục tiêu tổng quát

- Phát triển ngành du lịch của Tỉnh thành một ngành kinh tế mũi nhọn, tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng thúc đẩy phát triển khu vực dịch vụ, du lịch và thương mại. Tăng nhanh tỷ trọng GDP du lịch trong cơ cấu GDP của Tỉnh.

- Phát triển du lịch gắn với an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái. Tôn tạo và khai thác các tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên nhân văn hợp lý, phát triển bền vững.

- Phát huy và nâng cao chất lượng các loại du lịch truyền thống của Tỉnh, chọn lọc kinh nghiệm phát triển các loại hình du lịch chất lượng cao để đa dạng hóa sản phẩm du lịch.

- Phát triển trên cơ sở các kế hoạch được lập ra, dựa vào những định hướng chiến lược cơ bản nhằm tạo thuận lợi cho công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành và định hướng cho các giai đoạn tiếp theo.

Mục tiêu chung

- Hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch bằng nguồn vốn từ ngân sách nhà nước, tạo tiền đề cho các thành phần kinh tế phát triển các loại hình du lịch theo định hướng chung.

- Lượt khách khu dịch quốc tế cần phải được thu hút vào năm 2012 là 395 ngàn lượt khách, năm 2015 là 461 ngàn lượt. Khách nội địa sẽ đón năm 2012 là 9,9 triệu lượt khách, năm 2015 đón 12,5 triệu lượt khách.

- Tốc độ tăng trưởng GDP du lịch giai đoạn 2010 -2015 là 12,65%, giai đoạn 2015

– 2020 là 15,12%.


- Nhu cầu đầu tư giai đoạn 2010 – 2015 là 255 triệu USD, giai đoạn 2015 – 2020 cần 320 triệu USD.

- Lao động năm 2010 là 13.236 người, năm 2015 là khoảng 16.520 người.

1.3. Định hướng phát triển du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu đến năm 2020

Bà Rịa - Vũng Tàu có tiềm năng phát triển du lịch rất lớn vì tài nguyên khá phong phú và đa dạng trong đó nổi bật hơn cả là tài nguyên rừng - biển - đảo, các di tích lịch sử văn hóa, cách mạng ở Côn Đảo, suối nước nóng Bình Châu. Đặc trưng du lịch của Tỉnh là du lịch nghỉ dưỡng cao cấp, du lịch sinh thái rừng - biển - đảo du lịch tham quan di tích lịch sử. Ngành du lịch Tỉnh cũng đã định hướng phát triển du lịch đến năm 2020 nhằm khai thác hợp lý nguồn tài nguyên, bảo vệ môi trường sinh thái bền vững, đưa ra các bước đi ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.

1.3.1. Định hướng phát triển du lịch theo ngành

Xác định sự đặc trưng của du lịch Tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu: trung tâm là Thành phố Vũng tàu và bốn cụm du lịch là Côn Đảo, Bình Châu, Núi Dinh và Long Hải. Trong đó, Vũng Tàu - Côn Đảo - Bình Châu - Phước bửu hình thành tam giác du lịch đặc trưng nhất của du lịch Tỉnh.

Các loại hình du lịch chủ yếu: du lịch sinh thái rừng - biển - đảo, du lịch tham quan di tích lịch sử cách mạng , du lịch chữa bệnh, du lịch thương mại - hội nghị, hội thảo( MICE).

Các sản phẩm du lịch chủ yếu: du lịch tham quan nghiên cứu khoa học, du lịch điều dưỡng chữa bệnh suối khoáng nóng, du lịch nghỉ dưỡng cao cấp núi và biển, giải trí chơi golf, du lịch cuối tuần, du lịch thể thao, du lịch người khuyết tật.

Khách du lịch: nhắm vào thị trường khách du lịch Đông Bắc Á, Tây Âu, bắc Mỹ, Asean, Úc và Đông Âu. Phát triển và khai thác thị trường khách nội địa, chủ yếu từ thành phố Hồ Chí Minh, miền Đông Nam Bộ, Đồng Bằng Sông Cửa Long và các Tỉnh thành khách trong cả nước.

Tổ chức các hoạt động kinh doanh du lịch: tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế tham gia, cùng bình đẳng ổn định khai thác du lịch trong đó kinh tế nhà

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/12/2023