Giải Pháp Về Thị Trường, Xúc Tiến Phát Triển Du Lịch


với Sở Thương Mại và các ngành hữu quan thường xuyên tổ chức hội chợ thương mại - du lịch, tích cực giúp đỡ các doanh nghiệp trong công tác tuyên truyền quảng bá.

4.4. Giải pháp về thị trường, xúc tiến phát triển du lịch

Tuyên truyền quảng bá

Cần nâng cao ý thức của người dân về vai trò của ngành du lịch trong quá trình phát triển kinh tế, nâng cao văn minh trong ứng xử với khách du lịch, cùng tham gia giữ gìn vệ sinh môi trường. Thí điểm tại thành phố Vũng Tàu, sau đó lan rộng ra phạm vi toàn Tỉnh. Xuất bản sách hướng dẫn du lịch, bản đồ du lịch, sách ảnh, tờ rơi, đĩa CD… nội dung phong phú, cập nhật thường xuyên những nét độc đáo của du lịch tỉnh phát cho khách du lịch, đặt tại các công ty kinh doanh tour du lịch, đặt tại các văn phòng kinh doanh lữ hành.

Tổ chức quảng bá hình ảnh du lịch của Tỉnh trên các phương tiện thông tin đại chúng, hoàn thiện trang Web ngành bằng nhiều thứ tiếng như tiếng Việt, Anh, Pháp, Hoa, Nhật… giới thiệu tiềm năng du lịch của Tỉnh cũng như những sản phẩm du lịch độc đáo. Tích cực tham gia các chương trình quảng bá hình ảnh du lịch do tổng cục du lịch thực hiện.

Tổ chức các chương trình quảng bá gắn liền với sự kiện văn hoá, thể thao hội nghị. Xây dựng kế hoạch tổ chức các sự kiện du lịch tiêu biểu, các lễ hội thu hút người dân, khách du lịch, các lễ hội này mang tính chất hàng năm. Gắn kết các hoạt động văn hoá, thể thao, hội nghị quốc tế với du lịch để phát huy thế mạnh của Vũng Tàu.

Các doanh nghiệp phải nỗ lực lớn trong việc xây dựng thương hiệu, chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn của ngành lịch, chủ động nối mạng, quảng bá tiếp thị đến khách hàng. Phối hợp với sở giao thông công chánh thiết lập các bảng chỉ dẫn tham quan, sử dụng hệ thống giao thông công cộng bằng nhiều thứ tiếng để gây ngạc nhiên cho du khách và giúp cho khách quốc tế dễ dàng sử dụng. Cùng nỗ lực chung với ngành hàng không, hải quan, nhân viên các cửa khẩu xây dựng thái độ hiếu khách, văn minh, lịch sự từ khi khách du lịch mới bắt đầu đặt chân đến Việt Nam


cho đến khi kết thúc trọn vẹn chuyến du lịch. Nâng cao chất lượng sản phẩm lưu

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

niệm, hình thành khu bán hàng lưu niệm , tiến hành xuất khẩu tại chỗ.

Xúc tiến đầu tư

Chiến lược phát triển ngành du lịch Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đến năm 2020 - 14

Tập trung kêu gọi đầu tư vào các dự án đã được phê duyệt, hướng dẫn cụ thể thủ tục đầu tư nhằm rút ngắn thời gian hoàn thành thủ tục đầu tư. Thông qua các nhà đầu tư để tìm kiếm các nhà đầu tư mới cũng như giúp ngành du lịch Tỉnh quảng bá hình ảnh du lịch của mình ra nước ngoài.

Khai thác thị trường trong và ngoài nước: Lựa chọn các thị trường trọng điểm để xây dựng chương trình quảng bá phù hợp. Hình thành các nhóm nghiên cứu thị trường xúc tiến thương mại tìm kiếm khách hàng, hình thành cầu du lịch.

Tham gia các hội chợ, hội nghị quốc tế để tìm kiếm đối tác, tạo cơ hội kinh doanh, mở rộng thị trường. Tổ chức các tuần lễ văn hóa ẩm thực, nghệ thuật văn hóa, họp báo quốc tế. Tạo lập mối quan hệ tốt với báo chí trong và ngoài nước, mời các công ty kinh doanh lữ hành, công ty du lịch, nhà báo đến thăm tìm hiểu về du lịch của Tỉnh . Phối hợp với các cơ quan ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài, các hãng hàng không của chúng ta quảng bá hình ảnh du lịch của Tỉnh ở nước ngoài.

4.5. Giải pháp về cơ chế chính sách Cơ chế chính sách về thuế

Ưu tiên miễn giảm thuế đất nhằm thu hút đầu tư vào các khu du lịch tài nguyên hoang sơ, thu hút vào các loại hình kinh doanh du lịch mới mẻ có khả năng thời gian lưu trú của khách hàng, khuyến khích các doanh nghiệp tăng vốn đầu tư. Giảm thuế đối với các loại thiết bị, máy móc nhập khẩu chuyên dùng trong ngành du lịch. Cơ chế và chính sách đầu tư

Tạo điều kiện cho các chủ thể có quyền sử dụng đất đai, tài nguyên du lịch hoặc cùng khai thác kinh doanh. Thủ tục hành chính đơn giản, gọn nhẹ, bảo đảm quyền lợi của nhà đầu tư, không mang tính phân biệt giữa các thành phần kinh tế, bảo đảm khai thac kinh doanh tài nguyên du lịch đúng theo quy hoạch. Đảm bảo hành lang pháp lý phù hợp với thông lệ quốc tế, luật về du lịch của thế giới, như vậy thì ngành du lịch mới thuận lợi trong quá trình hội nhập quốc tế.


Cơ chế chính sách về thị trường

Cơ chế chính sách phải khuyến khích được các doanh nghiệp khai thác tiềm năng của thị trường quốc tế. Kiến nghị cải tiến thủ tục hải quan đối với một số nước Châu Á, Tây Âu, Bắc Mỹ, Đông Âu, đây là thị trường khách du lịch truyền thống của Việt Nam nói chung và của Bà Rịa Vũng Tàu nói riêng. Chính sách dịch vụ bảo hiểm đối với khách du lịch, liên kết giữa các ngân hàng giúp cho khách du lịch thuận tiện trong việc sử dụng các loại thẻ tín dụng.

Với thị trường nội địa chính sách phải phù hợp với sự phát triển của các doanh nghiệp nhằm giúp các doanh nghiệp khai thác tối đa lượng khách du lịch nội địa. Đặc biệt là các thị trường chính của Tỉnh như thành phố Hồ Chí Minh, các Tỉnh miền Đông Nam Bộ, đồng bằng Sông Cửu Long.

Cơ chế chính sách về tổ chức quản lý, phát triển và hỗ trợ hợp tác, liên doanh, liên kết

Sự kết hợp chặt chẽ giữa các hệ thống chính sách và quá trình tổ chức năng lực thực thi của bộ máy quản lý và cán bộ lãnh đạo. Chính sách phối hợp chặt chẽ quản lý các dự án có liên quan trong và ngoài Tỉnh, chính sách hình thành quỹ phát triển du lịch, chính sách khuyến khích, khen thưởng.

4.6. Giải pháp về đào tạo phát triển nguồn nhân lực

Nhận thức được tầm quan trọng của nguồn nhân lực trong quá trình phát triển kinh tế nói chung, ngành du lịch nói riêng, Tỉnh phải có nhiều chính sách nhằm tăng chất lượng của nguồn nhân lực trong ngành du lịch. Nhu cầu nhân lực trong tương lai của ngành này là rất lớn. Chúng ta cần phải có nguồn nhân lực dồi dào, đông về số lượng, mạnh về chất. Một số giải pháp phát triển nguồn nhân lực hợp lý trong hoàn cảnh hiện nay của Tỉnh là:

Các chương trình đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn

Phân loại trình độ nghiệp vụ của lao động trong ngành này nhằm có phương pháp và kế hoạch đào tạo phù hợp. Sự phối hợp giữa các doanh nghiệp kinh doanh du lịch. Sở Du lịch với các trung tâm bồn dưỡng nghiệp vụ du lịch phải được tiến hành thường xuyên, liên tục. Tổ chức những lớp chuyên đề, các lớp tập huấn nâng


cao nghiệp vụ cho nhân viên. Để nâng cao nghiệp vụ phục vụ khách du lịch quốc tế, chúng ta cần phải tranh thủ sự hợp tác quốc tế tổ chức, tạo cơ hội cho các doanh nghiệp học hỏi lẫn nhau, nâng cao nghiệp vụ.

Các chương trình đào tạo dài hạn

Nghiên cứu mô hình đào tạo của một số quốc gia phát triển, đặt mối quan hệ hợp tác lâu dài, tham gia nhiều hội thảo về phát triển nguồn nhân lực, cập nhật những phương pháp đào tạo, nội dung giảng dạy mới. Đặt trọng tâm đào tạo nhiều nhân viên trẻ, đội ngũ hướng dẫn viên du lịch, cần nâng cao trình độ ngoại ngữ, trình độ chuyên môn đặc biệt là nhân lực trong loại hình du lịch MICE, loại hình du lịch thế mạnh của Tỉnh. Ngành du lịch cũng cần khuyến khích nhân viên theo học các chương trình đào tạo tại các trường đại học chuyên về du lịch, định hướng cho các em học sinh phổ thông thi vào các trường đại học, cao đẳng có đào tạo về du lịch. Trong trường hợp cần thiết, ngành du lịch Tỉnh hỗ trợ các doanh nghiệp đưa nhân viên nòng cốt ra các nước du học.

Chương trình phát triển nguồn nhân lực của các doanh nghiệp

Bản thân các doanh nghiệp kinh doanh trong ngành du lịch phải chủ động có những chính sách cụ thể để nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên của mình. Đa dạng hóa trình độ nghiệp vụ, kỹ năng cho nhân viên thông qua các chương trình đào tạo ngắn cũng như dài hạn. Thông quá phía đối tác, sự trợ giúp của các tổ chức trong và ngoài nước các doanh nghiệp cũng có những chương trình phù hợp cho đội ngũ nhân viên của mình, thường xuyên tổ chức kiểm tra nghiệp vụ của nhân viên, khuyến khích tinh thần tự nâng cao tay nghề, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong kinh doanh du lịch.

Một số chương trình hỗ trợ khác

Bộ Giáo Dục Đào Tạo cần phối hợp chặt chẽ với Tổng Cục Du Lịch thống nhất các chương trình đào tạo của các trường đào tạo nghiệp vụ du lịch trong cả nước, các khoa du lịch phải xây dựng chương trình học phù hợp với tình hình thực tiễn. Phải có trang Web riêng về lao động của ngành này nhằm chia sẻ thông tin, điều hòa lao động, giúp các doanh nghiệp dễ dàng tìm kiếm nguồn lao động phù hợp.


Ngược lại, người lao động cũng dễ ràng tìm kiếm cho mình công việc, môi trường làm việc phù hợp. Các doanh nghiệp cũng cần phải có những chính sách ưu đãi hấp dẫn như lương cao, thưởng, cơ hội được đào tạo, cơ hội thăng tiến trong nghề nghiệp, các chế độ theo quy định của nhà nước…để thu hút thêm nhiều nhân tài vào trong ngành này. Không loại trừ khả năng phải thuê lao động, chuyên gia nước ngoài làm việc tại một số bộ phận quan trọng hoặc cố vấn cho doanh nghiệp.

4.7. Giải pháp ổn định trật tư an toàn xã hội, an toàn cho khách du lịch

Một môi trường du lịch an toàn, thân thiện luôn luôn là điều du khách mong muốn, là yếu tố quan trọng để phát triển kinh tế xã hội cũng như phát triển ngành du lịch của Tỉnh. Trên tinh thần chỉ thị số 07/2000/CT-TTg ngày 30/03/2000/Ct-TTg ngày 30/03/2000 của Thủ tướng, nghị định số 50/2002/NĐ-CP ngày 25/04/2002 của Chính Phủ, nghị quyết số 17 của Thường vụ Tỉnh Ủy và chỉ thị số 27/2000/CT – UB Tỉnh, ban chỉ đạo phát triển du lịch đề ra “ Đảm bảo trật tự an toàn và vệ sinh môi trường tại các điểm tham quan du lịch, các bãi tắm”. Đòi hỏi có sự phối hợp giữa UBND các huyện, thị xã, thành phố với các ngành hữu quan triển khai đề án, bảo đảm trật tự an toàn xã hội, đảm bảo an toàn cho du khách. Các vấn đề cần thực hiện như:

- Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật, củng cố ban quản lý các khu du lịch: Sở văn hóa thông tin, Đài phát thanh truyền hình Tỉnh tăng cường tuyên truyền, quảng bá vì sự nghiệp phát triển ngành du lịch. Kết hợp các chương trình lễ hội, thể thao với các mục tiêu tuyên truyền, chấn chỉnh công tác quản lý trong các hoạt động văn hóa, tại các khu bảo tồn thiên nhiên, bảo tàng lịch sử. Vận động nhân dân tham gia đấu tranh với các hoạt động làm ảnh hưởng đến trật tư tại các điểm tham quan du lịch, bãi tắm. Đưa nội dung tuyên truyền đến các khu dân cư, hình thành nếp sống mới, nếp sống văn hóa, văn minh đô thị, góp phần xây dựng bộ mặt văn minh đô thị tại Tỉnh. Củng cố sắp xếp lại các ban quản lý kém hiệu quả tại Các khu du lịch, ban quản lý chịu trách nhiệm về một số lĩnh vực do mình quản lý. Ban quản lý phải đảm bảo an toàn, công tác cứu hộ, cứu nạn, đảm bảo tính mạng, tài sản cho du khách giữ gìn vệ sinh môi trường nơi du lịch.


- Sắp xếp ổn định hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh trong các khu du lịch, điểm tham quan, bãi tắm: Sở Xây dựng, Sở Địa Chính, Sở Du lịch, Giao thông vận tải, UBND các cấp và ban quản lý các dự án phải đầy nhanh tiến độ thi công các công trình phục vụ du lịch, ổn định các hoạt động kinh doanh du lịch tại các địa phương. Phải quản lý được những người kinh doanh tự do, đưa họ vào một tổ chức dưới sự quản lý của ban quản lý kinh doanh du lịch và chính quyền địa phương nhằm dễ dàng quản lý họ và đảm bảo văn minh du lịch, an toàn vệ sinh, giữ gìn môi trường. Quy hoạch các bãi giữ xe , phân luồng tuyến, cắm biển báo giao thông tại các khu du lịch, cấm hình thức buôn bán hàng rong trong các khu du lịch.

- Thực hiện chính sách xã hội: Sở Lao động Thương binh và Xã hội phối hợp với UBND các cấp lên danh sách những người buôn bán hàng rong, vận động họ chuyển nghề, tổ chức từng khu buôn bán nhỏ, giúp đỡ vốn nhằm ổn định cuộc sống cho họ. Đưa người già tàn tật, trẻ em lang thang vào trung tâm bảo trợ xã hội, cơ sở giáo dục dạy nghề hoặc khuyến khích họ về quê. Tạo việc làm cho những người có hoàn cảnh cực kỳ khó khăn, người hoàn lương. Đây là một trong những cách tốt nhất để giảm tệ nạn xã hội, tệ nạn các khu du lịch, bãi tắm …

- Kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm: Sở Du lịch phối hợp với Thanh tra Công an, Sở Lao động Thương binh và Xã hội tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và xử lý các vi phạm trật tự an ninh tại các điểm du lịch. Đưa các đối tượng hình sự ra khỏi địa bàn, ngăn chặn các hành vi ép giá, đeo bám, trộm cắp tài sản của du khách. Củng cố phong trào an ninh, quốc phòng tại địa phương.

- Bảo đảm an toàn cho du khách thực hiện việc mua bảo hiểm cho du khách, hoàn thiện nhiều kênh thông tin cho khách hàng, xây dựng các trạm thông tin giúp đỡ du khách xử lý những sự cố hoặc các nhu cầu cần thiết như: trạm thông tin tại sân bay, nhà ga, bến tàu, tại các đường phố trung tâm, tại các điểm du lịch.

- Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật trong quản lý du lịch: Sở Tư Pháp phối hợp với SỞ du lịch triển khai chỉ thị 07 của Thủ tướng Chính phủ, Chỉ thị 27 của UBND tỉnh. Bổ sung và hoàn thiện các quy định trong quản lý hoạt động du lịch, xây dựng quy chế hoạt động cho các ban quản lý khu du lịch, điểm du lịch, dịch vụ


môi giới, hoạt động vận tải phục vụ du lịch.

4.8. Giải pháp phát triển du lịch bền vững

Quan điểm của ngành du lịch Việt Nam cũng như ngành du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu là phải phát triển ngành du lịch bền vững. Làm thế nào để vừa phát triển ngành du lịch vừa đảm bảo mục tiêu bền vững? Để mục tiêu này trở thành hiện thực, ngành du lịch tỉnh cần phải nỗ lực rất nhiều. Ngành du lịch tỉnh phải phối hợp cùng với các ban ngành khác, UBND các cấp, người dân trong tỉnh cũng như khách du lịch phải làm sao hạn chế những tác động đến môi trường cũng như nguồn tài nguyên do quá trình tổ chức hoạt động du lịch gây ra. Để ngành du lịch tỉnh phát triển bền vững chúng ta phải tập trung vào những việc sau:

- Phải có sự hợp tác chặt chẽ giữa các ban ngành như: Sở Du lịch, Sở Thương mại, Sở Tài nguyên - Môi trường, Sở Xây dựng .. đề cùng nhau giải quyết những khó khăn trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội. Cùng nhau có trách nhiệm giám sát việc thực thi về luật môi trường, quản lý và xử lý chất thải bảo vệ môi trường khỏi bị ô nhiễm. Các bên cùng tham gia giám sát, góp ý trong quá trình xây dựng và thực hiện quy hoạch phát triển ngành du lịch.

- Quy hoạch phát triển ngành du lịch phải chú trọng đến các yếu tố phát triển bền vững, cần quy hoạch các khu du lịch rõ ràng, hợp lý với điều kiện tự nhiên của tỉnh. Nghiêm khắc từ chối, loại bỏ những dự án có khả năng gây ảnh hưởng không tốt đến môi trường sinh thái. Quy hoạch phải đồng bộ, tránh tình trạng quy hoạch chồng chéo giữa các ngành làm mất mỹ quan đô thị. Ưu tiên những dự án có phương án bảo vệ môi trường tự nhiên, không nên chạy theo số lượng dự án mà phải chú trọng đến chất lượng của dự án.

- Quy định, hướng dẫn và quản lý kiến trúc của các công trình xây dựng, luôn luôn phải đảm bảo tính hài hòa giữa kiến trúc với cảnh quan thiên nhiên. Các khu du lịch phải có bảng nội quy, cơ sở vệ sinh công cộng, thùng rác, hệ thống thoát nước …

- Công tác tuyên truyền ý thức người dân địa phương cũng như du khách là hết sức quan trọng. Hiện nay, ý thức của người dân địa phương trong việc bảo vệ môi


trường tự nhiên là không tốt, nhiều hiện tượng xả rác bừa bãi, phá hoại cảnh quan tự nhiên thường xuyên xảy ra. Tuyên truyền, khuyến khích khách du lịch giữ gìn vệ sinh môi trường, bỏ rác vào nơi quy định, xây dựng ý thức văn minh đô thị sẽ giảm được tình trạng bừa bộn tại các khách sạn và các điểm du lịch. Công tác tuyên truyền phải được thực hiện thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, sách báo và các quy định tại các khu du lịch. Bên cạnh đó cũng cần xây dựng quy chế phạt nặng những đối tượng có ý thực kém, thường xuên vi phạm. Giữ gìn vệ sinh môi trường rất quan trọng, nó giúp cho chúng ta tránh được tình trạng xuống cấp của môi trường vì vậy muốn có môi trường tự nhiên không bị ô nhiễm đòi hỏi phải có sự tham gia của đại bộ phận dân chúng và du khách.

- Tập trung quản lý, xây dựng các phương án thu gom rác tại những nơi tập trung đông khách du lịch, dễ bị ô nhiễm như các bãi biển trung tâm thành phố Vũng Tàu. Công tác kiểm tra, giám sát phải được thực hiện đồng bộ thường xuyên.

- Khai thác tài nguyên du lịch phải đi liền với đầu tư tôn tạo, đối với tài nguyên tự nhiên chúng ta cần khai thác hiệu quả nhưng phải luôn đầu tư gìn giữ chúng, đối với tài nguyên nhân văn chúng ta không được xem nhẹ, phải dành một nguồn vốn lớn khôi phục và giữ gìn. Hiện nay rất nhiều nhà kinh doanh không xem trọng đầu tư vào tài nguyên nhân văn vì chi phí đầu tư rất lớn mà hiệu quả chưa cao. Đầu tư vào nguồn tài nguyên nhân văn là rất quan trọng, vì nó là đặc trưng văn hóa của mỗi quốc gia, nó là sản phẩm du lịch quan trọng, vì nó là đặc trưng văn hóa của mỗi quốc gia, nó là sản phẩm du lịch quan trọng trong loại hình du lịch nghiên cứu. Ngành du lịch tỉnh phải chú trọng nhiều hơn đến tài nguyên nhân văn, phải có những khoản đầu tư hợp lý để tôn tạo, phát triển chúng phục vụ du lịch, điều quan trọng là chúng ta phải tránh tình trạng khai thác tài nguyên nhân văn bừa bãi, thương mại hóa là tài nguyên nhân văn.

- Từng bước di dời đội tàu đánh cá sang cảng Long Sơn, trả lại không gian phục vụ du lịch. Bãi tắm tại Vũng Tàu bị ô nhiễm trong những năm vừa qua một phần cũng là do đội tàu đánh cá này gây ra. Mặt khác, việc di dời đội tàu đánh cá này đi nơi khác sẽ giúp cho không gian du lịch lớn hơn, bộ mặt du lịch hoàn thiện hơn.

Xem tất cả 136 trang.

Ngày đăng: 18/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí