Chính Sách Tài Khóa Tín Dụng Và Cơ Cấu Kinh Tế


3.2.1.3 Hạ tầng giáo dục‌


Đến năm 2011, tỉnh có 5 trường đào tạo và dạy nghề. Nguồn nhân lực du lịch được quan tâm đào tạo dưới nhiều hình thức. Tuy nhiên kết quả còn rất hạn chế. Đội ngũ giảng viên thiếu cả về số lượng lẫn chất lượng. Chương trình đào tạo chưa chuẩn, nặng về lý thuyết, ít thực hành là nguyên nhân khiến lao động ngành du lịch vừa thiếu vừa yếu. Đa số người học khi ra trường, DN đều phải đào tạo lại mới làm việc được (Phụ lục 8. Hiện trạng cơ sở vật chất của các cơ sở đào tạo năm 2011).

3.2.2 Chính sách tài khóa tín dụng và cơ cấu kinh tế‌


3.2.2.1 Cơ cấu kinh tế địa phương


Giai đoạn 2000 – 2010 cơ cấu GDP đã có bước chuyển dịch khá mạnh giữa 3 nhóm ngành kinh tế chủ lực của tỉnh. Tỷ trọng ngành nông lâm thủy sản giảm từ 42.0% năm 2000 xuống còn 21.0% năm 2010. Tỷ trọng ngành công nghiệp xây dựng từ 22.7% năm 2000 tăng lên 34.2% năm 2010. Tỷ trọng ngành dịch vụ từ 35.3% năm 2000 tăng lên 44.8% năm 2010 và là nhóm chiếm tỷ trọng cao nhất.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 89 trang tài liệu này.

Hình 3.6 Cơ cấu GDP BT theo giá thực tế 3 nhóm ngành chủ lực, 2000 – 2010


Chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh cụm ngành du lịch Bình Thuận - 4

Nguồn: Tác giả tự lập theo số liệu 2000 – 2004: NGTK BT (2005), 2005 – 2010: NGTK BT (2010)

Giai đoạn 2000 – 2011 tổng GDP toàn tỉnh tăng bình quân 11.77%/năm. Và thể hiện rõ nét qua việc tăng trưởng cả 3 nhóm ngành, đứng đầu là nhóm công nghiệp xây dựng với tốc độ tăng trưởng bình quân 14.99%/năm, đứng thứ hai là nhóm dịch vụ với 14.65%/năm, và cuối cùng là nhóm nông lâm thủy sản với 7.45%/năm. Tuy nhiên, xét số liệu cụ thể từng năm cho thấy sự tăng trưởng này là thiếu bền vững và đang trong chiều hướng giảm sút,


chỉ riêng năm 2011, nhóm công nghiệp xây dựng giảm 1.6% và nhóm dịch vụ giảm 3.5% so với năm 2010.

Hình 3.7 Tốc độ tăng trưởng GDP tỉnh BT và của 3 nhóm ngành, 2000 - 2011


Nguồn: Tác giả lập theo số liệu: 2000 – 2010: CTK BT. 2011: Báo cáo tình hình KT – XH năm 2011 của UBND tỉnh BT, có tính toán của tác giả (2005, 2008 có tính thủy điện Hàm Thuận – Đa Mi)


3.2.2.2 Thu chi ngân sách địa phương

Thu ngân sách địa phương giai đoạn 2006 – 2010 là 30,705.160 tỷ đồng, gấp 3.94 lần so với giai đoạn 2001 – 2005, tăng bình quân 21.54%/năm. Nếu loại trừ thu từ dầu thô thì tổng thu ngân sách giai đoạn 2006-2010 là 15,443.115 tỷ đồng, gấp 2.64 lần so với giai đoạn 2001 – 2005, tăng bình quân 19.87%/năm, đạt tỷ lệ huy động trên GDP là 10.9%. Tổng chi ngân sách địa phương giai đoạn 2006-2010 là 15,116.858 tỷ đồng, gấp 2.49 lần so với giai đoạn 2001 – 2005. Trong đó chi đầu tư phát triển trong giai đoạn 2006 – 2010 là 5,019.750 tỷ đồng, gấp 2.06 lần so với giai đoạn 2001 – 2005 và chiếm tỷ lệ 33.21% trên tổng chi ngân sách.


Hình 3.8 Cơ cấu thu chi ngân sách tỉnh, 2001 – 2010 (Không tính thu từ dầu thô)


Nguồn: Tác giả tự lập theo số liệu CTK Bình Thuận


3.2.2.3 Chính sách tài khóa‌


Trước tình hình lạm phát, chỉ số giá tiêu dùng và lãi suất tăng cao ảnh hưởng đến sản xuất, đời sống, và thu nhập của nhân dân. Bình Thuận chủ trương tập trung kiềm chế lạm phát bằng chính sách tài khóa thắt chặt, cắt giảm đầu tư công, giảm bội chi ngân sách20. Thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng (Ngân hàng Nhà nước – Chi nhánh Bình Thuận

thực hiện theo chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam). Đồng thời, tăng cường các biện pháp tăng thu ngân sách gắn với tiết kiệm chi (Tiết kiệm 10% chi thường xuyên 9 tháng cuối năm 2011. Tạm dừng dự toán mua sắm khối tỉnh là 48.883 tỷ đồng và khối huyện là 855 triệu đồng. Cắt giảm kế hoạch vốn đầu tư phát triển năm 2011 là 33.84 tỷ đồng của 27 dự án khởi công mới)21.

3.2.3.4 Chiến lược phát triển du lịch‌


Thực trạng triển khai: Việc xây dựng các công trình hạ tầng trong khu quy hoạch còn chậm. Trước đây giai đoạn sơ khai phát triển du lịch, nhằm trãi thảm kêu gọi đầu tư nên các dự án có quy mô nhỏ, nằm liền kề nhau tại Mũi Né, không có trục đường hướng biển, bãi tắm công cộng. Có sự chồng lấn về quy hoạch, xen kẽ các dự án du lịch, khai thác titan và nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt, các dự án khai thác titan đang ảnh hưởng tiêu cực trực tiếp đến hoạt động du lịch ở cả 3 khía cạnh: Cảnh quan và môi trường du lịch, tiến độ triển khai dự án du lịch và mở rộng quy mô hoạt động của nhà cung ứng dịch vụ du lịch, và khả năng thu hút du khách.

Nguyên nhân của thực trạng: Chính sách khuyến khích đầu tư thiếu đồng bộ, chưa phù hợp với từng vùng, chưa huy động được nhiều nguồn vốn phát triển kết cấu hạ tầng, chủ yếu dựa vào ngân sách Nhà nước. Chính quyền tỉnh còn thiếu tầm nhìn chiến lược đa ngành trong quy hoạch phát triển kinh tế địa phương. Quy hoạch chi tiết về du lịch chưa kịp thời, thiếu chất lượng, quản lý thực hiện quy hoạch không hiệu quả. Các Sở ngành chưa có sự phối hợp chặt chẽ. Công tác đền bù giải tỏa mặt bằng giải quyết chưa triệt để.




20 UBND tỉnh Bình Thuận (2011), Chương trình hành động (số 1069/CTr-UBND) triển khai thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24/02/2011 của Chính phủ

21 Ngô Minh Hòa (2011), Bình Thuận kết quả bước đầu thực hiện nghị quyết 11/NQ-CP của Chính phủ, Báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam, truy cập ngày 28/4/2012 tại địa chỉ http://www.baomoi.com/Home/KinhTe/www.cpv.org.Việt Nam


Ngoài ra, một số chủ dự án đầu tư du lịch thiếu năng lực tài chính, có trường hợp cố tình kéo dài để kiếm người sang nhượng dự án.

3.2.3.5 Chính sách phát triển nguồn nhân lực


Năm 2010, Sở VHTT&DL BT hợp tác với trường Cao đẳng nghề du lịch Sài Gòn lập kế hoạch thành lập Công ty Cổ phần đào tạo chuyên ngành du lịch tại Bình Thuận. Tuy nhiên đến nay, kế hoạch này vẫn dậm chân tại chỗ. Trường Trung cấp nghề Bình Thuận năm 2008 có ký kết hợp tác đào tạo với các DN đại diện các ngành kinh tế trọng điểm, hiện nay thực hiện được một số lớp Anh văn chuyên ngành lễ tân, khách sạn, nhà hàng miễn phí cho người học (kinh phí giải ngân từ nguồn kinh phí chương trình mục tiêu quốc gia về đào tạo lao động nông thôn). Vừa qua, tỉnh đã phê duyệt “Đề án đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực du lịch tỉnh giai đoạn 2010 – 2015 và định hướng đến năm 2020”. Hy vọng đây là cơ sở để ngành triển khai các giải pháp, chính sách đào tạo, chuẩn hóa chương trình đào tạo, liên kết hợp tác đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

3.2.3.6 Chính sách thu hút đầu tư22

Giai đoạn 2006 – 2010 thu hút khoảng 50 dự án FDI, tổng vốn đăng k 1,512 triệu USD. Tính đến cuối năm 2010 có 77 dự án FDI còn hiệu lực, tổng vốn đăng k 1,677 triệu USD. Tổng số vốn triển khai thực hiện của các DN FDI đạt 79.4 triệu USD, tăng 2 lần so với 5 năm trước (2001 – 2005). Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tiếp tục phát triển. Dự án gọi vốn đầu tư nước ngoài giai đoạn 2010 – 2015 gồm có 34 dự án được chia thành 3 lĩnh vực: Dịch vụ – Du lịch – Thương mại, Công nghiệp, Xây dựng – Hạ tầng. Tuy nhiên, chính sách thu hút đầu tư giai đoạn 2006 – 2010 và 2010 – 2015 rất dàng trãi, sự tập trung cho ngành du lịch còn rất hạn chế (Phụ lục 9. Danh mục dự án gọi vốn FDI, 2010 - 2015).

3.3 Năng lực cạnh tranh ở cấp độ doanh nghiệp‌


3.3.1 Môi trường kinh doanh và hạ tầng kỹ thuật


3.3.1.1 Điều kiện yếu tố đầu vào


3.3.1.1.1 Hạ tầng kỹ thuật cơ bản



22 Sở KH&ĐT Bình Thuận


Hạ tầng kết nối du lịch quốc gia, quốc tế: (i) Đường hàng không có sân bay Phú Quý chủ yếu phục vụ cho quốc phòng, chưa có sân bay phục vụ du lịch (ii) Đường bộ và đường sắt có đường quốc lộ 1A và đường sắt Thống Nhất nối Bình Thuận với các tỉnh phía Bắc và Nam, quốc lộ 28 nối Bình Thuận với các tỉnh phía Nam Tây Nguyên, quốc lộ 55 nối Bình Thuận với Vũng Tàu. Đường sắt Bắc – Nam có ga chính Mương Mán, và ga mới Phan Thiết phục vụ các tàu khách, tàu hàng. Tuyến tàu khách Sài Gòn – Phan Thiết phục vụ hành khách và phát triển du lịch. (iii) Đường ven biển có đường ĐT719 nối La Gi với Phan Thiết, đường ĐT716 nối Phan Thiết với Tuy Phong.‌‌

Hạ tầng kết nối nội v ng: Các tuyến đường ĐT715, ĐT720, ĐT766, QL1A – Mỹ Thạnh, QL1A – Phan Sơn, Liên Hương – Phan Dũng, ĐT714 hiện còn nhiều đoạn cấp phối gây khó khăn cho lưu thông; và đường Lương Sơn – Đại Ninh.

Nhận xét chung: Hai tuyến đường ven biển hiện chưa đảm bảo nhu cầu phát triển du lịch ven biển, cần nâng cấp để kết nối vào tuyến đường ven biển quốc gia. Hạ tầng kết nối nội vùng cũng cần nâng cấp để thu hút du khách từ Lâm Đồng, các tỉnh Tây Nguyên và Nam Lào. Chưa có trục đường hướng biển. Trung tâm Phan Thiết cách TP.HCM 198 km, mất từ 3 – 5 giờ để di chuyển cũng là một trở ngại đối với du khách khi đến với du lịch Bình Thuận.

Hiện trạng thoát nước còn rất yếu kém. Chỉ có khu công nghiệp, khu đô thị mới và một số khu du lịch có hệ thống thoát nước riêng. Còn lại đều sử dụng cống thoát nước chung, chảy thẳng ra sông suối, không qua xử lý. Nước thải một số khu du lịch không được xử lý đạt tiêu chuẩn cho phép (Phụ lục 10. Sơ đồ hiện trạng hạ tầng kỹ thuật).

Hiện trạng cấp điện gây những trở ngại đáng kể. Năm 2010, mất điện gây ảnh hưởng trên diện rộng với tỷ lệ bị ảnh hưởng 78.3% DN được hỏi. Mặc dù kiến về ảnh hưởng của mất điện gây cản trở tương đối và đáng kể đã giảm 4.7% so với năm 2009, nhưng mức độ rất nghiêm trọng lại tăng 0.1% và tỷ lệ hài lòng giảm 2.6% (Phụ lục 11. Kết quả khảo sát ý kiến DN về tình hình cấp điện).

3.3.1.1.2 Hạ tầng nhân lực


Năm 2010, tỷ lệ DN cho biết trình độ của người lao động gây cản trở đáng kể đến hoạt động sản xuất kinh doanh của họ tăng 0.5% so với năm 2009, và cản trở rất nghiêm trọng tăng 1%. Thực vậy, trình độ chuyên môn của người lao động không đáp ứng được nhu cầu


DN, nhất là ngành du lịch. Hiện nay, du khách quốc tế đến Bình Thuận ngày một tăng, trong đó tỷ lệ khách Nga, Đức khá đông, nhưng lao động phần lớn chỉ biết tiếng Anh. Lao động ở vị trí cán bộ quản l , cán bộ kỹ thuật, công nhân kỹ thuật bậc cao hiện không đáp ứng cả về số lượng lẫn chất lượng (Phụ lục 12. Kết quả khảo sát kiến DN về trình độ, kỹ năng lao động). Trong khi đó, trên thực tế thặng dư về nguồn lao động ở Bình Thuận rất

lớn, đặc biệt là lao động trẻ. Nhóm 0 – 14 tuổi chiếm 28.49%, nhóm trong độ tuổi lao động chiếm 62.56%, và nhóm trên độ tuổi lao động là 8.95%23. Trong đó các ngành nghề KT– XH tỉnh vẫn chưa sử dụng hết số người trong độ tuổi lao động. Như vậy, có thể nói tình trạng khang hiếm lao động làm việc tại tỉnh phần lớn là hệ quả của sự yếu kém trong quá

trình đào tạo nghề.

Hình 3.9 Số lao động làm việc trong các ngành KT - XH trong tổng số lao động trong độ tuổi lao động

Đơn vị: người

744,205

584,478

656,220

609,540

464,660

525,176

Nguồn: Tác giả tự lập theo số liệu NGTK Bình Thuận

3.3.1.1.3 Hạ tầng hành chính


Qua các báo cáo xếp hạng chỉ số NLCT cấp tỉnh giai đoạn 2005 – 2011, trên góc độ so sánh với một số tỉnh trong khu vực gồm Khánh Hòa, Vũng Tàu, Ninh Thuận, Lâm Đồng, Bình Thuận đứng thứ 2 sau Vũng Tàu (riêng năm 2006 và 2011 đứng thứ 3 sau Vũng Tàu và Khánh Hòa). Hạ tầng hành chính tỉnh giai đoạn 2005 – 2009 có nhiều cải thiện tích cực. Thứ hạng cao nhất là 11 năm 2009 và được đánh giá là tốt. Tuy nhiên đã liên tục bị rớt hạng xuống vị trí 28 năm 2010 và 40 năm 2011. Điều này phần nào phản ánh chất lượng và năng lực điều hành kinh tế của địa phương trong hai năm gần đây bị giảm sút. Có thể đơn cử một thực tế là cơ chế chính sách chưa đồng bộ, tính ổn định chưa cao, tỷ lệ DN


23 Sở VHTT&DL tỉnh BT (2011, Tr.27), Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Bình Thuận đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030.


đánh giá năm 2010 chính sách không ổn định mức độ gây cản trở rất nghiêm trọng đến kết quả tăng trưởng của họ cao hơn so với năm trước (tăng 1.1%). Tương tự, quá trình đăng k giấy phép kinh doanh ở mức độ gây cản trở đáng kể tăng 0.5% và cản trở rất nghiêm trọng tăng 1% (Phụ lục 13. Kết quả khảo sát ý kiến DN về độ ổn định của chính sách và giấy phép kinh doanh).

Hình 3.10 Xếp hạng chỉ số NLCT tỉnh Bình Thuận, 2005 – 2011

Hình 3.11 Xếp hạng chỉ số NLCT tỉnh Bình Thuận, các tỉnh lân cận, 2005 – 2011

Nguồn: Tổng hợp từ các báo cáo xếp hạng chỉ số NLCT cấp tỉnh, http://www.pcivietnam.org


3.3.1.1.4 Hạ tầng tài chính

Chi phí DN tiếp cận khi vay vốn năm 2010 ở mức độ có ảnh hưởng rất nghiêm trọng đã giảm xuống, nhưng cản trở đáng kể lại tăng lên 2.9% so với năm 2009. Thật vậy, dù việc tiếp cận nguồn vốn đã tương đối dễ hơn, nhưng trong năm 2010, 2011 việc lãi suất tăng cao đã gây khó khăn cho các DN. Những tháng đầu năm 2012, thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng nhằm kìm hãm lạm phát các ngân hàng thắt chặt các điều khoản cho vay, nhiều DN do tình hình kinh doanh không thuận lợi nên không thể vay vốn được vì các DN này đều vay theo dạng thế chấp, và đa phần là thế chấp bằng đất đai nên việc thu hồi vốn gặp nhiều bất lợi vì thị trường bất động sản phát triển không thuận lợi (Phụ lục 14. Kết quả khảo sát kiến DN về chi phí vay vốn).

3.3.1.1.5 Thông tin liên lạc


Đã được nối mạng với hệ thống thông tin quốc gia và quốc tế. Dịch vụ điện thoại, Internet được sử dụng rộng rãi. Đến cuối năm 2010, điện thoại cố định đạt 19.5 thuê bao/100 dân, di động 108 thuê bao/100 dân, Internet có 34.4 ngàn thuê bao, tỷ lệ người sử dụng Internet



đạt 25%24. Như vậy, liên hệ với kết quả khảo sát của luận văn có 56.4% biết đến du lịch Bình Thuận qua Internet cho thấy việc nâng cấp các website quảng bá hình ảnh du lịch đến với du khách là điều nên làm.

3.3.1.2 Bối cảnh cho chiến lược và cạnh tranh công ty‌


Du lịch Việt Nam: Với 3.9 điểm, diễn đàn kinh tế thế giới đã nâng hạng NLCT lên vị trí 80, so với năm 2009 là 89. Vị trí này khá cao so với một số nước trong khu vực như Philippines, Campuchia và Bangladesh. Mặc dù, sau Singapore, Thái Lan, Trung Quốc, Malaysia và Indonesia nhưng xét trên mức độ tăng trưởng thứ hạng thì Việt Nam vào năm 2011 tăng được 9 bậc so với năm 2009. Trong khi đó Malaysia giảm 3 bậc, Thái Lan giảm 2 bậc và Singapore không thay đổi. Như vậy, du lịch Việt Nam so với các nước lân cận trong khu vực có sự khởi sắc, NLCT có cải thiện dần.

Hình 3.12 Xếp hạng chỉ số NLCT Du lịch Việt Nam và các quốc gia trong khu vực


Nguồn: Tác giả lập từ số liệu bảng Table 1. Travel & Tourism Competitiveness Index 2011 and 2009 comparison, “The Travel & Tourism Competitiveness Report 2011”, http://www3.weforum.org/docs/WEF_TravelTourismCompetitiveness_Report_2011.pdf

Du lịch Bình Thuận: Số lượng cơ sở kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh tăng từ năm 2005 đến 2010, cho thấy mức độ cạnh tranh trong nước ngày càng khốc liệt hơn. Tổng số cơ sở hiện có ngành thương mại, khách sạn – nhà hàng và dịch vụ gần 42,125 cơ sở, trong đó ngành thương mại gần 26,550 cơ sở, ngành khách sạn – nhà hàng khoảng 10,460 cơ sở. Riêng năm 2010 có 478 cơ sở lưu trú, tăng 48.91% so với năm 2005. Loại khách sạn phát triển nhanh hơn, năm 2010 có 138 cơ sở, tăng 100% so với năm 2005. Nhà nghỉ, lưu trú



24 Cục Thống kê tỉnh Bình Thuận

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/04/2023