Các Yếu Tố Lợi Thế Sẵn Có Của Địa Phương


2.3.2 Bản chất du lịch‌


Nhìn từ góc độ nhu cầu của du khách: Bản chất đích thực của du lịch là du ngoạn để cảm nhận và thụ hưởng những giá trị vật chất và tinh thần có tính văn hóa cao.

Nhìn từ góc độ quốc sách phát triển du lịch: Dựa trên nền tảng tài nguyên du lịch để hoạch định chiến lược phát triển du lịch, lựa chọn các sản phẩm du lịch độc đáo và đặc trưng, xác định phương hướng xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật và dịch vụ du lịch.

Nhìn từ góc độ sản phẩm du lịch: Sản phẩm của du lịch là các chương trình du lịch, có nội dung chủ yếu là sự liên kết những di tích lịch sử, văn hóa và cảnh quan thiên nhiên cùng với cơ sở vật chất kỹ thuật như cơ sở lưu trú, ăn uống, vận chuyển.

Nhìn từ góc độ thị trường du lịch: Mục đích chủ yếu của các nhà tiếp thị du lịch là tìm kiếm thị trường du lịch, tìm kiếm nhu cầu của du khách để “mua chương trình du lịch”.

2.3.3 Điểm đến cạnh tranh và cụm du lịch


Trong các thập niên trước đây, sự cạnh tranh trong lĩnh vực du lịch thường thể hiện qua giá cả. Tuy nhiên, từ đầu thập niên 90, các nhà khoa học du lịch đã thức được rằng ngoài lợi thế cạnh tranh về giá, thì “điểm đến cạnh tranh” (gồm Điểm đến và Sức cạnh tranh) cũng xác định sức cạnh tranh của một điểm đến du lịch7. Trong đó:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 89 trang tài liệu này.

- Điểm đến: Có thể là một đất nước, vài đất nước, một vùng, một tỉnh/thành phố, hay một địa điểm duy nhất với sức hút mãnh liệt. Tuy nhiên, xét một cách tương đối có rất ít du khách tham quan một khu vực rộng lớn hay cả một đất nước mà họ thường quan tâm đến các địa phương và các thành phố nghệ thuật. Vì vậy, áp dụng cho du lịch, có thể định nghĩa cụm du lịch là “một nhóm các yếu tố thu hút du khách, các DN và các thể chế trực tiếp hay gián tiếp liên quan đến du khách và tập trung vào một vùng địa lý cụ thể”8.

- Sức cạnh tranh: “Là khả năng tăng mức chi tiêu du lịch, ngày càng thu hút du khách đồng thời mang lại cho họ sự thỏa mãn, những trải nghiệm đáng nhớ, và theo một cách thức mang lại lợi nhuận, đồng thời gia tăng phúc lợi cho dân cư ở điểm đến và bảo tồn nguồn vốn tự nhiên của điểm đến cho các thế hệ tương lai9.




7 AIEST và Poon (1993); Goeldner (2000), trích từ tác phẩm Cạnh tranh và điểm đến du lịch, Cliff Shultz

8 Ritchie và Crouch (2003), trích từ tác phẩm Cạnh tranh và điểm đến du lịch, Cliff Shultz

9 Ritchie và Crounch (2003), trích từ tác phẩm Cạnh tranh và điểm đến du lịch, Cliff Shultz


2.3.4 Môi trường du lịch10

“Môi trường du lịch là môi trường tự nhiên và môi trường xã hội nhân văn nơi diễn ra các hoạt động du lịch”. Trong đó, môi trường tự nhiên gồm: Các yếu tố địa chất, địa hình, khí hậu, thủy văn, hệ sinh thái và cảnh quan thiên nhiên. Môi trường xã hội nhân văn gồm: Các thể chế chính sách; tình trạng, mức độ bảo tồn phát triển các giá trị truyền thống; mức độ thân thiện và chất lượng cuộc sống của cộng đồng; cuối cùng là môi trường kinh doanh và tình trạng của đội ngũ nhân lực du lịch.

2.4 Phát triển bền vững‌


2.4.1 Phát triển bền vững‌


Mọi vấn đề về môi trường đều bắt nguồn từ phát triển. Con đường để giải quyết mâu thuẫn giữa môi trường và phát triển là phải chấp nhận phát triển, nhưng giữ sao cho phát triển không tác động tiêu cực tới môi trường11. Khái niệm về phát triển bền vững "Là sự phát triển nhằm thỏa mãn các nhu cầu hiện tại của con người nhưng không tổn hại tới sự thỏa mãn các nhu cầu của thế hệ tương lai"12.

2.4.2 Du lịch bền vững‌


“việc di chuyển và tham quan đến các vùng tự nhiên một cách có trách nhiệm với môi trường để tận hưởng và đánh giá cao tự nhiên theo cách khuyến cáo về bảo tồn, có tác động thấp từ du khách và mang lại những lợi ích cho sự tham gia chủ động về KT– XH của cộng đồng địa phương”13. Du lịch bền vững có 3 hợp phần chính: Thân thiện môi trường; gần gũi về xã hội và văn hóa; và có kinh tế14.



10 Điều 4. Luật Du lịch (2005, Tr.1-3)

11 Cục Tài nguyên môi trường Việt Nam, Thế nào là sự phát triển bền vững, Cục Tài nguyên môi trường Việt Nam, truy cập ngày 15/3/2012, tại địa chỉ http://vea.gov.vn

12 Uỷ ban Môi trường và Phát triển của Liên Hợp Quốc (1987), trích từ tác phẩm Thế nào là sự phát triển bền vững, Cục Tài nguyên môi trường Việt Nam, truy cập ngày 15/3/2012, tại địa chỉ http://vea.gov.vn

13 World Conservation Union (1996), trích từ tác phẩm Khái niệm du lịch bền vững, truy cập 15/3/2012, tại địa chỉ http://sanctuaries.noaa.gov/management/international/pdfs/day1_concepts_manual_viet.pdf

14 International Ecotourism Society (2004), trích từ tác phẩm Khái niệm du lịch bền vững, truy cập ngày 12/02/2012, tại địa chỉ http://sanctuaries.noaa.gov/management/international/pdfs/day1_concepts_manual_viet.pdf


Chương 3: PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU‌


3.1 Các yếu tố lợi thế sẵn có của địa phương‌


3.1.1 Tài nguyên thiên nhiên‌


Thiên nhiên đã ưu đãi cho Bình Thuận nguồn tài nguyên phong phú và đa dạng cả về tài nguyên du lịch tự nhiên lẫn tài nguyên du lịch nhân văn. Tuy nhiên, hiện nay Bình Thuận chỉ mới khai thác được mảng du lịch biển. Thực vậy, thay vì dựa trên nền tảng này để hoạch định chiến lược phát triển các không gian du lịch, lựa chọn các sản phẩm dịch vụ du lịch độc đáo và đặc trưng, xác định phương hướng xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật và dịch vụ du lịch phù hợp thì trên thực tế chiến lược quy hoạch phát triển du lịch của tỉnh rất kém chất lượng, tình trạng đầu tư dàn trãi, đầu tư không đúng mức đã khiến Bình Thuận chưa có những không gian hay sản phẩm dịch vụ du lịch thật sự thu hút. Hiện doanh thu du lịch của vùng biển chiếm phần lớn, đạt 2,255.4 tỷ đồng chiếm 88.8% trong tổng số doanh thu du lịch toàn tỉnh (Trong đó khách nội địa là 1,141.6 tỷ đồng chiếm 83.2% trong tổng doanh

thu du lịch khách nội địa, và khách quốc tế 1,113.8 tỷ đồng chiếm 95.5% trong tổng doanh thu du lịch khách quốc tế)15. Trong khi đó, xét phạm vi nghiên cứu của luận văn gồm Thành phố Phan Thiết, thị xã La Gi và 8 huyện, mỗi vùng đều có các thế mạnh – thậm chí là có nhiều thế mạnh trùng lắp nhau – để phát triển nhiều không gian và loại hình sản phẩm

du lịch độc đáo và đặc trưng khác bên cạnh du lịch biển.


Bảng 3.1 Nhận diện thế mạnh du lịch từng vùng trên địa bàn tỉnh Bình Thuận


15 Cục thống kê tỉnh Bình Thuận 2010 Kết quả hoạt động du lịch giai đoạn 1



15 Cục thống kê tỉnh Bình Thuận (2010), Kết quả hoạt động du lịch giai đoạn 2005 – 2010


Nguồn Tác giả tổng hợp từ thông tin của Sở VHTT DL Bình Thuận 3 1 2 Vị trí 2


Nguồn: Tác giả tổng hợp từ thông tin của Sở VHTT&DL Bình Thuận


3.1.2 Vị trí địa lý‌


3.1.2.1 Vị trí địa lý‌


Bình Thuận nằm trên các trục hành lang kinh tế đô thị quan trọng về đường bộ, đường sắt và đường thủy. Thuộc khu vực nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ ôn hòa tạo môi trường thuận lợi hình thành các hệ sinh thái động thực vật phong phú về chủng loại có giá trị cao phục vụ du khách tham quan, nghiên cứu. Đặc biệt ở Bình Thuận không có mùa Đông là tiềm năng thu hút du khách quốc tế đến trú đông. Lượng mưa thấp và tập trung thuận lợi cho việc tổ chức các hoạt động du lịch quanh năm. Điển hình nhiều nắng, gió và nắng ấm quanh năm thuận lợi cho các loại hình thể thao biển mà người Châu Âu ưa thích (Phụ lục 2. Lượng mưa, số giờ nắng, nhiệt độ, độ ẩm trung bình).

3.1.2.2 Mối quan hệ không gian du lịch quốc tế


Bình Thuận là cửa mở hướng ra thế giới của các huyện phía Nam tỉnh Lâm Đồng, Đắk Lắk, Đắk Nông, các tỉnh Nam Lào, Đông Bắc Thái Lan theo Quốc lộ 28 thông qua cửa khẩu Bu Prăng. Phía Đông của tỉnh tiếp giáp biển Đông, gần đường hàng hải quốc tế.


3.1.2.3 Mối quan hệ không gian du lịch quốc gia‌‌


Bình Thuận có vị trí là cửa ngõ giao lưu về KT–VH–XH giữa các khu vực Đông Nam bộ, Nam Trung bộ và Tây Nguyên. Đặc biệt, nằm trong tam giác du lịch TP.HCM – Bình Thuận – Lâm Đồng, là tam giác động lực trong chiến lược phát triển du lịch tại khu vực Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và đồng bằng Sông Cửu Long16. Bình Thuận trở thành giao điểm nối liền với các trung tâm du lịch lớn của khu vực và cả nước, từ Bình Thuận đến Vũng Tàu, TP.HCM, Nha Trang, Đà Lạt chỉ trong vòng bán kính từ 200 km đến 250 km (Phụ lục 3. Vị trí địa lý tỉnh Bình Thuận).

3.1.3 Quy mô địa phương‌


3.1.3.1 Quy mô dân số và lao động


Năm 2010 dân số Bình Thuận là 1,176,913 người. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên giảm còn 1.15% (thay vì 1.46% năm 2005). Giai đoạn 2001 – 2010, quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh, tỷ lệ dân số đô thị so với tổng dân số chiếm 30.6% năm 2000, tăng lên 39.29% năm 2010, tạo áp lực lớn trong việc giải quyết việc làm và các vấn đề xã hội nhạy cảm ở khu vực này. Dân số trong độ tuổi lao động giai đoạn 2001 – 2005 tăng bình quân 2.34%/năm

và giai đoạn 2006 – 2010 tăng 2.55%/năm17. Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế đã làm

tỷ trọng lao động làm việc trong các ngành công nghiệp xây dựng và dịch vụ tăng và ngành nông lâm thủy sản giảm (Phụ lục 4. Quy mô dân số và lao động, Phụ lục 5. Cơ cấu GDP và lao động theo ngành).

3.1.3.2 Lao động ngành du lịch18

Lao động ngành Du lịch Việt Nam: Năm 2010, có khoảng 1,359,100 người chiếm 2.39% tổng số lao động cả nước. Trong đó chỉ có 42% được đào tạo về du lịch, 38% từ các ngành khác chuyển sang và 20% chưa qua đào tạo. Lao động có trình độ đại học trở lên chỉ chiếm 7.4% số lao động có chuyên môn du lịch.

Lao động ngành Du lịch Bình Thuận: Năm 2005 là 6,792 người, năm 2010 là 8,610 người, tốc độ tăng giai đoạn 2005–2010 là 4.86%/năm. Lao động chuyên môn có trình độ



16 Ông Nguyễn Văn Ba (2012), Sở VHTT&DL Bình Thuận

17 UBND Tỉnh Bình Thuận (2011, Tr.10), Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực giai đoạn 2011 – 2020

18 Sở VHTT&DL Bình Thuận (2011, Tr.45), Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030


đại học trở lên chỉ chiếm 4.59%. Trong số lao động làm việc trực tiếp chỉ có 33.95% được đào tạo về du lịch, 44.47% chưa qua đào tạo và 21.58% được bồi dưỡng ngắn ngày. Như vậy, không khác gì du lịch Việt Nam, du lịch Bình Thuận đang thiếu trầm trọng nguồn nhân lực có chuyên môn nghiệp vụ (Phụ lục 6. Cơ cấu lao động theo lĩnh vực và nghề).

3.2 Năng lực cạnh tranh ở cấp độ địa phương‌‌


3.2.1 Hạ tầng văn hóa – xã hội, y tế, giáo dục‌


3.2.1.1 Hạ tầng văn hóa – xã hội


Chất lượng cuộc sống cộng đồng: Cùng với tăng trưởng kinh tế, khoảng cách chênh lệch giàu nghèo và tỷ lệ hộ nghèo cũng tăng lên. Hệ số chênh lệch thu nhập bình quân đầu người nhóm 20% thấp nhất so với nhóm 20% cao nhất từ năm 2002 đến 2006 hầu như không được rút ngắn và dao động ở mức 5 lần. Đến năm 2010 tăng lên 6.4 lần. Tỷ lệ % hộ nghèo qua các năm từ năm 2002 có giảm nhưng không đáng kể và đặc biệt là tăng cao vào năm 2010 đạt mức 9.3% thay vì chỉ 4.9% năm 2009. Như vậy, chính quyền tỉnh cần phải nghiêm túc nhìn nhận lại vấn đề này trong chiến lược tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững của mình.

Hình 3.1. Thu nhập bình quân tháng theo

giá thực tế của 5 nhóm thu nhập

Hình 3.2. Tỷ lệ (%) hộ nghèo tỉnh Bình

Thuận

Nguồn: Tác giả tự lập theo số liệu Cục thống kê tỉnh Bình Thuận


Tình hình an ninh trật tự: Lực lượng công an bảo vệ an ninh, trật tự an toàn xã hội chung toàn tỉnh, trong đó có phối hợp với các DN du lịch kiểm tra hộ chiếu, chứng minh nhân dân hay cung cấp thông tin về tình hình tội phạm để DN có biện pháp phòng chống. Hiện chưa có kênh tiếp nhận và phản ứng nhanh dành riêng cho ngành du lịch để bảo vệ quyền


lợi cho du khách. Vì vậy, là vùng đất có thế mạnh về du lịch nhưng Bình Thuận vẫn chưa tạo được sự an tâm, tin cậy cho du khách. Mặc dù năm 2010 an ninh có được cải thiện, nhưng mức độ cản trở đáng kể tăng 0.5% so với năm trước. Tình hình đánh nhau, trộm cắp, chèo kéo, bán vé số đeo bám gây khó chịu cho du khách diễn ra thường xuyên ở các khu vực ẩm thực, vui chơi giải trí (Phụ lục 7. Kết quả khảo sát ý kiến DN về tình hình an ninh trật tự).

Tập huấn văn hóa du lịch cho cư dân: Qua trao đổi với một số hộ dân, chính quyền xã, huyện ở một số điểm du lịch (Xã Thiện Nghiệp, xã Hàm Tiến, huyện Hàm Thuận Nam), hiện chưa có lớp tập huấn nào về thái độ ứng xử cho cư dân địa phương đối với khách du lịch, chủ yếu người dân tự xem thông tin trên báo đài. Cũng có kiến cho rằng họ chưa thấy được lợi ích cụ thể mà du lịch mang lại cho họ, điều họ thấy trước mắt là mất đất, mất việc làm và giá cả trở nên đắt đỏ hơn. Sở VHTT&DL BT cần xem xét lại vấn đề này vì hình ảnh một điểm đến cạnh tranh dưới góc nhìn du khách bao hàm cả nếp sống văn hóa thường nhật, thái độ phục vụ, và ứng xử của cư dân địa phương. Thực vậy, có 42.07% du khách được hỏi cho rằng thái độ phục vụ rất quan trọng và 52.14% quan tâm đến sự thân thiện của cư dân địa phương. Hiện nay, du lịch Bình Thuận đang thiếu những không gian du lịch hấp dẫn, cần phải lấy các yếu tố này để thu hút du khách.


Hình 3.3 Trích kết quả khảo sát về mức độ quan trọng của thái độ phục vụ và sự thân thiện của cư dân địa phương) trong quyết định lựa chọn nơi du lịch


Nguồn: Khảo sát của tác giả


3.2.1.2 Hạ tầng y tế‌


Năm 2010, toàn tỉnh có 76/127 trạm y tế có bác sĩ, bình quân có 5 bác sĩ/1 vạn dân. Có 108/127 xã, phường đạt Chuẩn Quốc gia y tế. Công suất sử dụng giường bệnh là 95%. Tỷ lệ hộ có thành viên chỉ khám chữa bệnh ở cơ sở y tế nhà nước là 41.7%, ở cơ sở y tế tư nhân là 13.9%, cả nhà nước và tư nhân là 40.5%, và tự điều trị tại nhà 3.9%. Số người lựa chọn khám chữa bệnh tại cơ sở y tế nhà nước thường là do có bảo hiểm y tế, gần nhà, bệnh nặng. Chọn y tế tư nhân vì muốn được thuận tiện, thái độ phục vụ tốt, thủ tục nhanh chóng.

Nhận định về chất lượng y tế, qua điều tra có 53.9% hộ gia đình nhận định khá hơn năm trước và 45.8% cho là vẫn như cũ19.

Du khách đến Bình Thuận khi cần thường chọn y tế tư nhân vì quỹ thời gian eo hẹp và sự hạn chế do bảo hiểm trái tuyến (đối với khách ngoài tỉnh, chiếm 83.88%/tổng số khách nội địa). Riêng với khách quốc tế, đa số các resort (chủ yếu tại Mũi Né) hợp đồng với bác sĩ địa phương, họ không làm việc trực tiếp mà có mặt khi có ca cần xử l do quản l resort thông báo. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp bác sĩ không đến kịp thời do kẹt giờ làm việc chính. Đây là một trong số các nguyên nhân khiến du khách đánh giá thấp khía cạnh an toàn dành cho họ (14.61% là hài lòng, 17.88% không hài lòng, và 53.65% cho là bình thường).

Hình 3.4 Cơ cấu khách du lịch theo

nơi thường trú

Hình 3.5 Đánh giá chất lượng dịch vụ

mang lại sự an toàn cho du khách

Nguồn: Khảo sát của tác giả



19 Cục thống kê tỉnh Bình Thuận (2010)

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/04/2023