Chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh cụm ngành du lịch Bình Thuận - 2


DANH MỤC BẢNG‌


Bảng 3.1 Nhận diện thế mạnh du lịch từng vùng trên địa bàn tỉnh Bình Thuận 10

Bảng 3.2 Trích, tổng hợp kết quả khảo sát mức độ quan trọng và mức độ hài lòng từng loại hình sản phẩm dịch vụ của khách nội địa 25

Bảng 3.3 Trích, tổng hợp kết quả khảo sát mức độ quan trọng và mức độ hài lòng về tiện nghi cho trẻ em theo giới tính 26

Bảng 3.4 Trích, tổng hợp kết quả khảo sát mức độ quan trọng và mức độ hài lòng dịch vụ vui chơi giải trí theo độ tuổi 27

Bảng 3.5 Lượt khách quốc tế đến Bình Thuận, 2001 – 2010 28

Bảng 3.6 Doanh thu (triệu đồng) và số lượng khách phục vụ (lượt) của cơ sở lữ hành và cơ sở lưu trú trên địa bàn tỉnh, 2005 – 2010 33

Bảng 3.7 Tỷ lệ khách du lịch đến Bình Thuận so với toàn quốc, 2005 – 2010 36

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 89 trang tài liệu này.

Bảng 3.8 Mức chi tiêu bình quân một ngày khách, 2005 – 2010 37

Bảng 3.9 Cơ cấu chi tiêu khách du lịch đến tỉnh 38

Bảng 3.10 Chi tiết từng hạng mục khách sạn xếp chuẩn sao (Tỷ lệ trong tổng số khách sạn đã được xếp tiêu chuẩn) 40

Bảng 3.11 Số lượng và hệ số sử dụng buồng, giường 40


Chương 1: MỞ ĐẦU‌‌

1.1 Tổng quan về vấn đề nghiên cứu‌


1.1.1 Bối cảnh nghiên cứu


Bình Thuận trở thành trung tâm du lịch lớn của cả nước nhờ sự kiện nhật thực toàn phần 24/10/1995, và sau 17 năm phát triển đã trở thành điểm du lịch được mệnh danh là “thủ đô resort” của Việt Nam. Hiện nay, du lịch được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn trong cơ cấu kinh tế của tỉnh. Trong số 3 nhóm ngành kinh tế chủ lực gồm nông lâm thủy sản, công nghiệp xây dựng và dịch vụ, nhóm dịch vụ dẫn đầu về tỷ trọng trong cơ cấu GDP toàn tỉnh cũng như tốc độ tăng trưởng. Trong đó, du lịch phát triển nhanh và chiếm vị trí quan trọng trong nhóm dịch vụ. Số thuế nộp ngân sách của ngành du lịch năm 2010 đạt 180.7 tỷ đồng gấp 4.93 lần so với năm 2005, bình quân tăng 37.6%/năm. Chỉ riêng đối với doanh thu du lịch khách quốc tế nếu tính chỉ tiêu xuất khẩu du lịch tại chỗ trong 5 năm qua tăng bình quân 32.63%/năm đã đóng góp ngày càng cao trong kim ngạch xuất khẩu nói riêng (Phụ lục 1. Doanh thu du lịch khách quốc tế, 2005 – 2010) và cho tăng trưởng kinh tế tỉnh nói chung, góp phần giải quyết việc làm, và là động lực để thúc đẩy các ngành phụ trợ khác cùng phát triển.

Hình 1.1 Cơ cấu GDP và tốc độ tăng trưởng bình quân 2 giai đoạn: 2001 – 2005 và 2006 – 2010 của 3 nhóm ngành kinh tế chủ lực tỉnh Bình Thuận

Nguồn: Tác giả tự tính toán và lập dựa theo số liệu NGTK BT

CƠ CẤU GDP 3

TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG GDP


1.1.2 Vấn đề chính sách‌


Mặc dù Bình Thuận có nhiều điều kiện thuận lợi phát triển kinh tế – xã hội (KT – XH) nói chung và du lịch nói riêng nhưng kết quả tăng trưởng của du lịch Bình Thuận những năm qua chưa đáp ứng k vọng phát triển của ngành và phát triển còn tiềm ẩn nhiều yếu tố thiếu bền vững như:

Đối với chính quyền địa phương, việc nhận thức chưa đầy đủ vai trò của mình khi xác định du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn đã tạo ra các trở lực kiềm hãm đáng kể sự phát triển của ngành. Chẳng hạn như: Quy hoạch phát triển kinh tế chồng lấn; quy hoạch phát triển du lịch kém chất lượng, không kịp thời; quản lý thực hiện quy hoạch không hiệu quả; chưa nhận thức đầy đủ vai trò của cụm ngành thể hiện qua việc quy hoạch đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật – xã hội chưa tương ứng, vai trò tạo ra mối liên kết giữa các tác nhân tham gia trong cụm còn mờ nhạt, chính sách thu hút đầu tư dàn trãi, chưa thu hút được nhiều dự án du lịch có quy mô lớn, không tận dụng được khả năng lan tỏa công nghệ từ các doanh nghiệp (DN) du lịch có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Đối với các nhà cung ứng dịch vụ du lịch – chủ yếu là các dự án quy mô nhỏ – hoạt động và chiến lược phát triển DN kém hiệu quả: Đầu tư mang tính tự phát, chưa đánh giá đúng và khai thác tối ưu lợi thế tự nhiên sẵn có, sản phẩm dịch vụ du lịch đơn điệu, kém chất lượng, thiếu chuyên nghiệp; các hoạt động vui chơi giải trí và mua sắm kém hấp dẫn. Ngoài ra, trong giai đoạn đầu phát triển đang đối mặt với các thách thức về nguồn nhân lực, tiềm năng tài chính, khả năng ứng dụng công nghệ thông tin, kinh nghiệm quản l , cũng như năng lực hội nhập còn nhiều hạn chế.

Đối với cư dân địa phương, thật sự chưa có sự khác biệt nổi bật rõ ràng trong nếp sống văn hóa thường nhật và thái độ ứng xử của người dân đối với sự hiện diện của du khách. Chất lượng sống của cộng đồng chưa cao, vì vậy do cuộc sống mưu sinh đã có không ít những hành vi gian lận trong buôn bán, chèo kéo du khách, gây mất an ninh trật tự,…ít nhiều để lại những ấn tượng không đẹp trong lòng du khách khi đến với du lịch Bình Thuận.

Trong khi đó, đối với nhóm thụ hưởng là khách du lịch thì yêu cầu của họ ngày càng trở nên tinh tế và khắt khe hơn. Xu hướng thị hiếu cũng thay đổi rất nhanh và tăng cao theo thời gian. Cùng với đó, là quá trình hội nhập và cạnh tranh gay gắt của thị trường du lịch, đặc biệt là cạnh tranh trong nước.


1.1.3 Mục tiêu nghiên cứu‌


Đánh giá NLCT cụm ngành du lịch Bình Thuận, xác định cơ hội cải thiện, hướng du lịch Bình Thuận phát triển bền vững, phù hợp với xu hướng phát triển KT – XH của tỉnh, cả nước và khu vực. Qua đó gợi chiến lược để duy trì và nâng cao NLCT cụm ngành nhằm đáp ứng kịp yêu cầu phát triển du lịch trong tình hình mới. Khi du lịch phát triển tác động kéo theo các ngành dịch vụ phụ trợ khác cùng phát triển, góp phần cho sự thịnh vượng của địa phương cũng như cho sự thành công chiến lược phát triển du lịch tỉnh nhà nói riêng và quốc gia nói chung.

1.1.4 Câu hỏi nghiên cứu


Câu hỏi 1: Những nhân tố nào là quan trọng nhất quyết định NLCT cụm ngành du lịch Bình Thuận?

Câu hỏi 2: Chính sách cần thiết nào để nâng cao NLCT cụm ngành du lịch Bình Thuận?


1.2 Phạm vi và phương pháp nghiên cứu‌


1.2.1 Phạm vi nghiên cứu‌


Dựa trên các yếu tố có lợi thế so sánh của tỉnh, đề tài nghiên cứu NLCT cụm ngành du lịch Bình Thuận.

1.2.2 Phương pháp nghiên cứu


Sử dụng phương pháp định tính, cụ thể là dùng khung phân tích NLCT của Porter và mô hình kim cương, kết hợp khung l thuyết phát triển bền vững để phân tích các nhân tố quan trọng quyết định NLCT cụm du lịch Bình Thuận.

Sử dụng dữ liệu sơ cấp thu thập bằng bảng câu hỏi phỏng vấn du khách đến với du lịch Bình Thuận để phân tích các yếu tố điều kiện cầu trong mô hình kim cương.

Nghiên cứu xử dụng phương pháp thảo luận nhóm tập trung để hình thành nhóm câu hỏi đánh giá tác động đến tâm lý khách du lịch của các sự kiện xây dựng nhà máy điện hạt nhân tại tỉnh Ninh Thuận, khai thác titan trên địa bàn tỉnh Bình Thuận và tình hình biến đổi khí hậu toàn cầu. Cụ thể là tác giả mời đại diện Sở VHTT&DL và 03 resort kinh doanh hoạt động du lịch để thảo luận về bản câu hỏi phỏng vấn. Nhóm câu hỏi khác tham khảo từ



phiếu khảo sát khách du lịch đến với khu du lịch Đồi sứ1. Cuối cùng, tác giả điều chỉnh bản câu hỏi phù hợp hơn theo mục đích nghiên cứu của mình. Bằng phương pháp khảo sát tuần tự, tác giả thực hiện phát bản câu hỏi phỏng vấn làm hai đợt cho khách du lịch đến với khu du lịch Mũi Né, huyện Hàm Thuận Nam (Đồi sứ, Tà cú và Mũi Kê Gà), đợt 1 rơi vào mùa cao điểm và đợt 2 vào mùa thấp điểm. Số liệu sau khảo sát được xử lý bằng phương pháp thống kê mô tả sử dụng phần mềm SPSS.

1.3 Nguồn thông tin‌


Thông tin thứ cấp: Tập hợp từ số liệu chính thống của UBND tỉnh Bình Thuận, các Sở ban ngành trong tỉnh. Thông tin từ các sách báo, tạp chí và các website.

Thông tin sơ cấp: Khảo sát ý kiến du khách đến với du lịch Bình Thuận, số lượng bảng hỏi phát ra là 500 và nhận lại được 397.

1.4 Cấu trúc của luận văn


Chương 1: MỞ ĐẦU


Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT


Chương 3: PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Chương 4: KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH



1 Tâm (2011), hoạch định chiến lược Marketing cho khu du lịch Đồi sứ đến năm 2020


Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT‌‌


2.1 Năng lực cạnh tranh và cụm ngành‌


2.1.1 Năng lực cạnh tranh


NLCT là mối quan tâm của các chính phủ ở cấp quốc gia, cấp vùng và cấp tỉnh. Khái niệm có nghĩa duy nhất về NLCT là năng suất – nhân tố quyết định quan trọng nhất của mức sống dài hạn và là nguyên nhân sâu xa của thu nhập bình quân đầu người. Để tăng trưởng năng suất bền vững đòi hỏi nền kinh tế phải liên tục tự nâng cấp mình2. GDP đầu người

được xem là thước đo chung nhất và phù hợp nhất về năng suất, cũng như thể hiện rõ nhất NLCT của quốc gia/vùng/tỉnh3

2.1.2 Cụm ngành‌


Nhìn từ góc hẹp và không có sự liên hệ với cạnh tranh quốc tế thì cụm ngành là “một nhóm các DN, các nhà cung cấp, các ngành công nghiệp liên quan và những thể chế chuyên môn hóa trong những lĩnh vực cụ thể, ở những vùng địa lý nhất định”. Đồng thời thông qua cụm ngành cũng có thể “không chỉ giảm chi phí giao dịch và nâng cao hiệu quả mà còn nâng cao động lực và tạo ra những tài sản chung, thúc đẩy sáng tạo và đẩy nhanh nâng cao năng suất. Chúng cũng tạo điều kiện cho sự hình thành các DN mới”4.

2.2 Lý thuyết năng lực cạnh tranh của Porter ở cấp độ địa phương‌


2.2.1 Các nhân tố nền tảng quyết định năng lực cạnh tranh của địa phương


Năng suất là tập hợp các nhân tố được hình thành dưới tác động của các tác nhân tham gia trong nền kinh tế. Các nhân tố này tạo ra một môi trường tổng thể, và vị thế tương đối của một nền kinh tế được xác định so với các nền kinh tế khác:

- Một số nhân tố được nhóm vào NLCT cấp độ địa phương, xác định môi trường hay bối cảnh chung, gồm các chính sách kinh tế địa phương, hạ tầng xã hội và thể chế chính trị tạo điều kiện thúc đẩy tăng năng suất.



2 Porter (2008)

3 CIEM - Dự án VIE 01/025 (2003, Tr.15), Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, Nxb, 2003, GTVT.

4 Porter, Michael E. (1998, Tr.13), Lợi thế cạnh tranh quốc gia, Nxb. Trẻ, Tp.HCM, 2008.


- Nhóm nhân tố khác được nhóm vào NLCT cấp độ DN, mô tả các yếu tố bên ngoài tác động trực tiếp lên kết quả hoạt động của các DN và cách thức DN hoạt động, gồm chất lượng môi trường kinh doanh, trình độ phát triển cụm ngành và độ tinh thông của DN.

- Nhóm nhân tố cuối cùng là các lợi thế tự nhiên có thể hỗ trợ tạo nên sự thịnh vượng.


Một điểm đáng lưu là NLCT ở cấp độ địa phương tạo ra tiềm năng để đạt mức năng suất cao, nhưng chưa đủ. Năng suất cuối cùng sẽ phụ thuộc vào năng lực vi mô của nền kinh tế và độ tinh vi của cạnh tranh trong nước.

Hình 2.1 Các nhân tố nền tảng quyết định NLCT địa phương


Môi trường kinh doanh và cơ sở

hạ tầng kỹ thuật

Trình độ phát triển cụm ngành

Hoạt động và chiến lược

của doanh nghiệp

Hạ tầng văn hóa, xã hội y tế, giáo dục

Chính sách tài khóa, tín dụng, và cơ cấu kinh tế

Tài nguyên thiên nhiên

Vị trí địa lý

Quy mô địa phương

Năng lực cạnh tranh ở cấp độ doanh nghiệp

Năng lực cạnh tranh ở cấp độ địa phương

Các yếu tố lợi thế có sẵn của địa phương


Nguồn: Porter và Ketels (2010), đã được điều chỉnh bởi TS. Vũ Thành Tự Anh (2011)


2.2.2 Mô hình kim cương‌


Có bốn đặc tính định hình nên môi trường cạnh tranh của DN bao gồm các điều kiện nhân tố đầu vào, các điều kiện cầu, các ngành công nghiệp phụ trợ và liên quan, và bối cảnh cho chiến lược và cạnh tranh công ty5.



5 Porter (1990)


Hình 2.2 Mô hình kim cương


Vai trò chính quyền địa phương

Bối cảnh

chiến lược và cạnh tranh

Các yếu tố điều kiện cầu

Điều kiện yếu tố đầu vào

Ngành CN phụ trợ, liên quan


Nguồn: Porter và Ketels (2010), đã được điều chỉnh bởi TS. Vũ Thành Tự Anh (2011)


2.3 Áp dụng khái niệm cạnh tranh và cụm vào hoạt động du lịch‌


2.3.1. Khái niệm du lịch‌


Trong những hoàn cảnh khác nhau dưới mỗi góc độ nghiên cứu khác nhau có nhiều 1

Trong những hoàn cảnh khác nhau, dưới mỗi góc độ nghiên cứu khác nhau có nhiều cách hiểu khác nhau về du lịch. Trong luận văn này, tác giả đơn cử một định nghĩa ngắn gọn về du lịch: “Du lịch là sự kết hợp và tương tác của 4 nhóm nhân tố trong quá trình phục vụ du khách gồm: Du khách, nhà cung ứng dịch vụ du lịch, cư dân sở tại và chính quyền địa phương nơi đón khách du lịch”6. Được thể hiện bằng sơ đồ:



6 Michael Coltman (Mỹ), trích từ tác phẩm Các khái niệm cơ bản về du lịch, truy cập ngày 12/10/2011, tại địa chỉ http://giaoan.violet.vn/present/show/entry_id/209443

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/04/2023