Mô Hình Kim Cương Cụm Ngành Du Lịch Bình Thuận


khác có 340 cơ sở, tăng 34.92% so với năm 2005. Tuy nhiên, xét về tốc độ tăng trưởng năm sau so với năm trước thì ở loại hình khách sạn bị giảm sút đáng kể, ở loại hình nhà nghỉ tăng giảm không ổn định. Điều này phần nào phản ánh sự chựng lại của quá trình phát triển du lịch tỉnh nhà.


Hình 3.13 Biểu đồ tăng trưởng số lượng cơ sở kinh doanh du lịch


Nguồn: Tác giả tự lập theo số liệu NGTK BT 2010, có tính toán của tác giả


3.3.1.3 Các điều kiện cầu‌‌


3.3.1.3.1 Xu hướng du lịch


Quan niệm du lịch hiện đang thay đổi nhanh chóng, thể hiện qua việc du khách đặt các tour chi phí cao để thụ hưởng các gói tour sinh thái hướng tới môi trường nhiều hơn. Chương trình nghị sự trọng tâm của Hội nghị UNWTO lần thứ 19 cũng là “du lịch bền vững”. Thực tế, du lịch xanh thân thiện môi trường đã là đề tài nóng được đưa ra bàn luận ở châu Âu từ khá lâu. Từ những năm 1990, du lịch sinh thái xanh đã có mức tăng trưởng trên 20%/năm, gấp 3 lần tốc độ phát triển của các lĩnh vực du lịch khác. Thị phần của du lịch sinh thái trên

thị trường du lịch toàn cầu cũng được kì vọng tăng từ 7% năm 2004 lên 25% trong năm 201225. Khách nội địa đến Bình Thuận cũng không nằm ngoài xu hướng này, thể hiện qua



25 KBS World, Ngành du lịch góp phần phục hồi kinh tế, truy cập ngày 20/04/2012, tại địa chỉ http://rki.kbs.co.kr/vietnamese/program/program_economyplus_detail.htm?No=3041,


kết quả khảo sát 397 du khách có đến 46.9% xác nhận họ sẽ quan tâm đến du lịch xanh và thân thiện môi trường khi chọn nơi du lịch trong tương lai. Bên cạnh đó, giao thông thuận lợi và giá cả hợp l cũng là các yếu tố cần xem xét với tỷ lệ lần lượt là 49.6% và 39.5%. Đáng chú nhất là điểm đến an toàn được sự đòi hỏi của đông du khách nhất với tỷ lệ 63%.

3.3.1.3.2 Phân khúc du khách nội địa đến Bình Thuận


Quy mô khách du lịch nội địa đang chiếm đa số, trong đó có 65% du khách được hỏi xem Bình Thuận là điểm đến có chủ đích và 35% còn lại chỉ là ghé ngang. Đồng thời, rất ấn tượng khi có hơn 50% du khách quay trở lại (34.3% đến lần hai và 24.7% đến ba lần trở lên), và có 64.5% du khách có định trở lại trong tương lai, cũng như có 73.6% sẽ giới thiệu du lịch Bình Thuận cho bạn bè và người thân của họ. Đây là loại khách “vàng” của du lịch Bình Thuận – chất lượng và ổn định. Vì vậy, để thiết kế sản phẩm dịch vụ đáp ứng nhu cầu thị hiếu cho từng phân khúc khách hàng cụ thể, cần lưu một số điểm rút ra từ kết quả khảo sát như sau:

Thứ nhất, có nhiều loại hình sản phẩm dịch vụ được du khách quan tâm khi lựa chọn nơi du lịch. Tuy nhiên, sau khi đến với du lịch Bình Thuận đã có 5 loại hình trong số này chưa thỏa mãn được du khách đó là sự an toàn, tiện nghi cho trẻ em, dịch vụ vui chơi giải trí, môi trường xanh, và sự thân thiện của cư dân địa phương (Phụ lục 15. Mức độ quan trọng từng loại hình sản phẩm dịch vụ. Phụ lục 16. Đánh giá mức độ hài lòng từng loại hình sản phẩm dịch vụ).

Bảng 3.2 Trích, tổng hợp kết quả khảo sát mức độ quan trọng và hài lòng các loại hình sản phẩm dịch vụ



Sản phẩm dịch vụ

Mức độ quan trọng

(tỷ lệ %)

Mức độ hài lòng tỷ lệ %)

Rất quan trọng

Quan trọng

Không hài lòng

Rất không hài lòng

Nghỉ dưỡng

40.05

31.49

2.27

0.76

Ăn uống, ẩm thực

28.21

41.56

1.26

6.8

Tắm biển

15.37

35.77

2.27

4.03

Vui chơi, giải trí

23.93

37.53

29.97

5.04

Tiện nghi cho trẻ em

28.72

40.30

23.93

2.77

Thái độ phục vụ

42.07

30.23

6.05

1.51

Sự an toàn

54.91

25.44

17.88

2.52

Môi trường xanh

22.17

37.28

26.70

3.02

Sự thân thiện của cư dân địa phương

52.14

26.95

12.34

3.02

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 89 trang tài liệu này.

Nguồn: Khảo sát của tác giả


Thứ hai, mặc dù giá cả ảnh hưởng không nhiều đến quyết định lựa chọn nơi du lịch của du khách (35.52% xem là bình thường, 11.59% xem là không quan trọng). Nhưng sau khi đến Bình Thuận, yếu tố giá đã làm cho 23.17% du khách không hài lòng. Điều này có thể giải thích là, vấn đề không phải khách ngại chi tiêu mà vì giá trị thụ hưởng từ sản phẩm dịch vụ không tương xứng với số tiền mà họ bỏ ra.

Thứ ba, có 30.7% cho rằng các sự kiện (1) xây dựng nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận,

(2) ô nhiễm môi trường do khai thác titan ở Bình Thuận, và (3) biến đổi khí hậu toàn cầu có gây quan ngại cho họ khi quyết định đến với du lịch Bình Thuận trong tương lai (Phụ lục 17. Ý kiến quan ngại đối với các sự kiện (1), (2) và (3). Phụ lục 18. Đánh giá mức độ mỗi sự kiện).

Thứ tư, hiện nay du lịch Bình Thuận chỉ mới thu hút được phần lớn du khách đến từ TP.HCM, còn lại là các tỉnh phía Nam, một số ít đến từ miền Trung. Chưa thu hút được khách thuộc khu vực phía Bắc và các tỉnh Tây Nguyên (Phụ lục 19. Biểu đồ cơ cấu khách theo nơi thường trú).

Thứ năm, mức độ quan trọng cũng như tình trạng hài lòng đối với từng loại hình sản phẩm dịch vụ của từng phân khúc khách hàng cũng khác nhau tùy theo giới tính, độ tuổi, nơi thường trú, thu nhập hoặc nghề nghiệp. Kết quả khảo sát cho ra một số điểm cần lưu :

- Du khách nữ xem tiện nghi cho trẻ em quan trọng hơn nam. Đồng thời, tình trạng hài lòng của họ đối với loại hình này cũng khắt khe hơn. Quay lại trao đổi với một vài du khách nữ tại khu du lịch Đồi sứ, phần lớn cho rằng phụ nữ đi du lịch thường là vì con cái, chuyến đi như là phần thưởng cho các con sau một năm học. Do đó, họ rất quan tâm đến những sản phẩm dịch vụ dành cho con cái họ. Như vậy, nếu nâng cấp loại hình này, k vọng sẽ thu hút thêm một số lượng lớn du khách nữ trong tương lai. Đây cũng là giải pháp cho vấn đề lượng du khách nữ đến lần đầu tiên nhiều hơn nam, nhưng tỷ lệ nữ quay lại lại thấp hơn (Phụ lục 20. Biểu đồ số lần quay trở lại).

Bảng 3.3 Trích, tổng hợp kết quả khảo sát mức độ quan trọng và hài lòng về tiện nghi cho trẻ em theo giới tính



Tiện nghi cho trẻ em

MỨC ĐỘ QUAN TRỌNG

MỨC ĐỘ HÀI LÒNG

Rất quan trọng

Quan trọng

Không hài lòng

Rất không hài lòng


Giới tính

Nữ

Tần số

65

83

71

9

Tỷ lệ %

36.52

46.63

39.89

5.06

Nam

Tần số

49

77

25

2

Tỷ lệ %

22.37

35.16

11.42

0.91

Nguồn: Khảo sát của tác giả


- Du khách trẻ tuổi (dưới 44 tuổi) rất quan tâm đến dịch vụ vui chơi giải trí. Và sau khi đến Bình Thuận tỷ lệ không hài lòng của họ đối với loại hình này khá cao.

Bảng 3.4 Trích, tổng hợp kết quả khảo sát mức độ quan trọng và hài lòng dịch vụ vui chơi giải trí theo độ tuổi



Vui chơi giải trí

MỨC ĐỘ QUAN TRỌNG

MỨC ĐỘ HÀI LÒNG

Rất quan

trọng

Quan

trọng

Không

hài lòng

Rất không

hài lòng


Lứa tuổi

< 24 tuổi

Tần số

23

30

26

3

Tỷ lệ %

33.33

43.48

37.68

4.35

Từ 25 - 34 tuổi

Tần số

38

60

43

8

Tỷ lệ %

28.57

45.11

32.33

6.02

Từ 35 - 44 tuổi

Tần số

22

42

29

7

Tỷ lệ %

22.45

42.86

29.59

7.14

Từ 45 - 54 tuổi

Tần số

7

9

11

2

Tỷ lệ %

15.91

20.45

25.00

4.55

Từ 55 - 64 tuổi

Tần số

5

7

8

0

Tỷ lệ %

12.82

17.95

20.51

0.00

Trên 64 tuổi

Tần số

0

1

2

0

Tỷ lệ %

0.00

7.14

14.29

0.00

Nguồn: Khảo sát của tác giả


3.3.1.3.4 Phân khúc du khách quốc tế đến Bình Thuận


Thị trường khách du lịch: Bản đồ khách quốc tế đến Bình Thuận ngày càng mở rộng, 152 nước năm 2005 thành 171 nước năm 2010. Người Nga, Đức thích Mũi Né vì có nhiều nắng gió, thích hợp với các môn thể thao biển. Còn người Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc…thích những danh lam, thắng cảnh và nền văn hóa truyền thống. Thị trường khách quốc tế chủ yếu là khách Nga, năm 2010 chiếm tỷ lệ 34.2% (Phụ lục 21. Cơ cấu số lượng lượt khách quốc tế theo nước đến Bình Thuận). Mùa cao điểm là từ tháng 11 năm này đến tháng 3 năm sau (Tết âm lịch của nguời phuơng Đông và mùa Đông ở các nước châu Âu) (Phụ lục 22. Biểu đồ số lượt khách quốc tế theo tháng, giai đoạn 2006 – 2010).

Ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới: Du lịch Bình Thuận ít bị ảnh hưởng bởi tình hình suy thoái kinh tế thế giới vì cơ cấu khách đến Bình Thuận lần thứ 2 trở lên khá cao (Phụ lục 23. Cơ cấu số lần khách quốc tế đến Bình Thuận) và tỷ lệ du khách đến vì công việc kinh doanh, hội nghị tập huấn khá thấp. Điều này cũng được phản ánh rõ qua số lượt


Hình 3.14 Kết quả khảo sát mục đích du lịch

của khách quốc tế đến Bình Thuận, 2010

Bảng 3.5 Lượt khách quốc tế

đến Bình Thuận, 2001 - 2010

Nguồn: Tác giả tự lập theo số liệu

khảo sát của Sở VHTT&DL BT

Nguồn: Niên giám thống kê BT

khách quốc tế đến Bình Thuận trong những năm qua, đặc biệt sau khủng hoảng kinh tế thế giới 2008 vẫn tăng trưởng ổn định.


Năm

Số lượng

(lượt khách)

2001

67,235

2002

90,000

2003

90,000

2004

102,000

2005

128,029

2006

150,707

2007

177,871

2008

195,156

2009

221,643

2010

250,321


Một số điểm cần lưu ý từ kết quả khảo sát du khách quốc tế:


- Xây dựng điểm đến hấp dẫn, an toàn. Xây dựng đường bộ và đường sắt cao tốc tuyến TP.HCM – Phan Thiết nhằm giảm bớt thời gian di chuyển của du khách. Khách quốc tế đến Việt Nam chủ yếu bằng máy bay, và đến Bình Thuận thông qua một tỉnh thành khác chủ yếu là TP.HCM. Vì vậy, phần lớn sử dụng phương tiện ô tô (79.75% năm 2010 và 88.3% năm 2009), lượng khách đi bằng tàu hỏa có xu hướng tăng (17.75% năm 2010 so với 9% năm 2009), còn lại là phương tiện khác.

Hình 3.15 Tác động tới lựa chọn nơi du lịch

Hình 3.16 Phương tiện di chuyển

Nguồn: Tác giả tự lập theo số liệu khảo sát của Sở VHTT&DL BT


- Xây dựng và nâng cấp trang web bằng tiếng nước ngoài để quảng bá du lịch Bình Thuận đến khách quốc tế vì kênh tham khảo qua Internet có cơ cấu tăng rất nhanh trong những năm qua (Phụ lục 24. Nguồn tham khảo quyết định của khách quốc tế).

- Tăng cường mối liên kết vùng với TP.HCM để khai thác lượng khách quốc tế đến TP.HCM (vì phần lớn khách theo tour đến Việt Nam thông qua du lịch đến TP.HCM).

3.3.1.4 Các ngành hỗ trợ


Cụm ngành được hình thành liên quan chặt chẽ đến yếu tố tự nhiên, quay xung quanh các DN nước ngoài quy mô lớn, nhiều kinh nghiệm và tính chuyên nghiệp cao. Đây là một trong những yếu tố rất thuận lợi để hình thành và phát triển cụm ngành, mở ra cho các DN du lịch trong nước cơ hội học hỏi, cải tiến cách thức hoạt động cũng như chất lượng dịch vụ. Tuy nhiên, yếu tố này chưa được tận dụng, chưa tạo ra sự gắn kết, lan tỏa thực sự từ khu vực FDI, khoảng cách trong cung cấp dịch vụ giữa khu vực trong nước và nước ngoài còn rất lớn. Cụm ngành được hình thành một cách tự nhiên nhiều hơn là kết quả của các chính sách của chính quyền. Ngoại trừ các resort và các điểm du lịch cao cấp do khu vực nước ngoài đầu tư, các DN du lịch trong nước chủ yếu vẫn là quy mô nhỏ, hoạt động manh mún, thiếu chuyên nghiệp, kỹ năng quản lý và khả năng kinh doanh yếu kém. Mức độ hợp tác, kết nối, tương hỗ giữa các cấu phần trong cụm còn yếu. Tình trạng thiếu nhà cung ứng trong nước hoặc có nhưng không đáp ứng yêu cầu làm hạn chế mối liên hệ hợp tác trong cụm. Vai trò của các thể chế hợp tác hỗ trợ như các hiệp hội tại địa phương còn rất mờ nhạt, chưa tạo ra được sự gắn kết, điều phối, chia sẻ về thông tin.


3.3.1.5 Mô hình kim cương cụm ngành du lịch Bình Thuận‌


Hình 3.17 Mô hình kim cương cụm ngành Du lịch Bình Thuận


Bối cảnh cho chiến lược và cạnh tranh công ty


- Số lượng DN kinh doanh du lịch gia nhập vào ngành tăng nhanh.

- Quản l yếu, chỉ khai thác các lợi thế tự nhiên sẵn có, thiếu sáng tạo trong việc nghiên cứu thị trường tìm ra sản phẩm độc đáo, khác biệt. Chỉ khai thác được du lịch biển.

- Công tác quảng bá thương hiệu còn yếu.

- Năng lực tài chính yếu, quy mô DN nhỏ.

Các điều kiện nhân tố đầu vào

- Chưa thu hút được khách quốc tế bằng điểm đến cạnh tranh, chủ yếu tập trung vào mùa trú đông.


- Tiềm năng du lịch rất lớn nhưng thế mạnh là du lịch biển, các tiềm năng còn lại chưa được đầu tư đúng mức, còn dàng trãi, sự tập trung cho du lịch còn hạn chế.

- Giao thông có cải thiện nhưng chưa theo kịp tốc độ phát triển của ngành.

- Hạ tầng cấp thoát nước kém.

- Hạ tầng hành chính đang chiều suy giảm.

- Hạ tầng tài chính còn gây cản trở nhất định.

- Thuận lợi có nguồn nhân lực với cơ cấu dân số trẻ, nhưng đối mặt với thực trạng nhân lực chất lượng thấp.


Các yếu tố điều kiện cầu


- Thị trường du lịch quy mô lớn, tốc độ tăng trưởng nhanh.

- Yêu cầu khách quốc tế rất cao, yêu cầu của khách trong nước cũng tăng dần và khác nhau theo từng phân khúc khách hàng.


Các ngành công nghiệp hỗ trợ và liên quan


- Vấn đề đạo tạo nguồn nhân lực du lịch, đặc biệt là nhân lực quản l đang là một nan giải.

- Mối liên kết giữa các hiệp hội với hoạt động cốt lõi cụm ngành du lịch Bình Thuận còn mờ nhạt

- Các cơ quan quản l nhà nước còn yếu trong vai trò hỗ trợ quảng bá xúc tiến du lịch, thiếu tầm nhìn quy hoạch đa ngành cản trở đến năng lực cạnh tranh cụm ngành du lịch Bình Thuận


Nguồn: Tác giả tự lập theo mô hình kim cương của Porter


3.3.2 Trình độ phát triển cụm ngành

3.2.2.1 Sơ đồ cụm ngành du lịch Bình Thuận‌

Hình 3.18 Sơ đồ cụm ngành du lịch Bình Thuận


Tốt

Khá

Trung bình

Yếu


Nguồn Tác giả tự lập có tham khảo các sơ đồ cụm ngành du lịch Phú Quốc – 1


Nguồn: Tác giả tự lập có tham khảo các sơ đồ cụm ngành du lịch Phú Quốc – Th.s Nguyễn Xuân Thành – Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright và cụm du lịch Phuket – Institute for Management Education for Thailand Foundation (2002), Competitiveness of Phuket Tourism.


3.3.2.2 Giải thích sơ đồ cụm ngành


3.3.2.2.1 Tác nhân chính, những hoạt động cốt lõi


Bình Thuận hiện là điểm du lịch được mệnh danh là “thủ đô resort” của Việt Nam. Thế mạnh hiện nay là du lịch biển. Năm 2009, theo khảo sát của Tạp chí Du lịch quốc tế, Mũi

Xem tất cả 89 trang.

Ngày đăng: 30/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí