Chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh cụm ngành du lịch Bình Thuận - 1


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT


NGUYỄN VŨ GIANG HÀ


CHIẾN LƯỢC NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỤM NGÀNH DU LỊCH BÌNH THUẬN

Chuyên ngành: Chính sách công Mã ngành: 60.31.14

Người hướng dẫn khoa học: TS.Jonathan Pincus

Thầy Phan Chánh Dưỡng


LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ


Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2012


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan luận văn này hoàn toàn do thôi thực hiện. Các đoạn trích dẫn và số liệu sử dụng trong luận văn đều được dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu biết của tôi. Luận văn này không nhất thiết phản ánh quan điểm của Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh hay Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright.


TP.HCM, ngày tháng năm 2012 Tác giả luận văn

Nguyễn Vũ Giang Hà


LỜI CẢM ƠN


Để có cơ hội thực hiện luận văn này tôi xin trân trọng cảm ơn:


- Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright đã đồng ý và trao học bổng cho tôi theo học chương trình Thạc sĩ Chính sách công, khóa 3.

- Cảm ơn thầy Phan Chánh Dưỡng, TS.Vũ Thành Tự Anh và TS. Jonathan Pincus đã tận tình góp ý những kiến thức có giá trị khoa học cao và những kinh nghiệm thực tiễn quý báu, giúp tôi từng bước thực hiện được luận văn này.

- Cảm ơn tất cả Quý thầy cô, các anh chị và các bạn làm việc và học tập ở Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright đã giúp đỡ, động viên cũng như tạo điều kiện cho tôi có được môi trường học tập và làm việc tốt nhất.


Tác giả luận văn Nguyễn Vũ Giang Hà


TÓM TẮT‌


Sau 17 năm phát triển, du lịch đã được tỉnh Bình Thuận xác định là ngành kinh tế trọng điểm trong cơ cấu kinh tế địa phương. Bên cạnh sự đóng góp cho ngân sách, còn là động lực thúc đẩy các ngành phụ trợ khác cùng phát triển, góp phần giải quyết việc làm, cải thiện môi trường, và nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho cư dân địa phương. Tuy nhiên, do chiến lược phát triển kinh tế còn nhiều bất cập, cũng như năng lực cạnh tranh (NLCT) của địa phương còn yếu khiến mức độ tinh thông của các doanh nghiệp (DN) du lịch và trình độ phát triển cụm ngành du lịch không cao. Đến thời điểm này, Du lịch Bình Thuận phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, phát triển dựa trên lợi thế so sánh một cách thiếu bền vững, sức cạnh tranh trong nước kém.

Bằng phương pháp nghiên cứu định tính, sử dụng khung phân tích NLCT của Porter, kết hợp lý thuyết phát triển bền vững, nghiên cứu chỉ ra các thách thức nổi bật hiện du lịch Bình Thuận đang ứng phó, gồm: Môi trường du lịch bị ô nhiễm trầm trọng do sự phát triển chồng lấn của công nghiệp khai thác titan và nuôi trồng chế biến thủy sản; Mối đe dọa sụt giảm lượng khách từ sự kiện xây dựng nhà máy điện hạt nhân tại tỉnh Ninh Thuận và biến đổi khí hậu toàn cầu; Nguồn nhân lực du lịch bị thiếu hụt trầm trọng; Hạ tầng giao thông kết nối du lịch quốc gia và nội vùng chưa đáp ứng; Hạ tầng hành chính chưa bắt kịp tốc độ thay đổi năng động của khu vực kinh tế tư nhân; Chưa có sự khác biệt cần có trong nếp sống văn hóa thường nhật và thái độ ứng xử của người dân đối với sự hiện diện của du khách. Đặc biệt, là sự cạnh tranh gay gắt thị trường du lịch trong nước.

Thông qua đó, nghiên cứu chỉ ra các nhân tố quan trọng nhất quyết định NLCT cụm ngành, gồm: Hình ảnh điểm đến phải an toàn và thân thiện, phát triển du lịch theo hướng bền vững: Thân thiện môi trường – gần gũi về xã hội và văn hóa – và có kinh tế; Có nhiều không gian và sản phẩm dịch vụ du lịch có sức cạnh tranh; Hạ tầng giao thông kết nối các tuyến du lịch quốc gia và nội vùng đáp ứng kịp với tốc độ phát triển du lịch; Nguồn nhân lực du lịch phải đáp ứng cả về lượng lẫn chất; Cuối cùng, NLCT và hội nhập cao của các nhà cung ứng dịch vụ du lịch.

Ý nghĩa chính sách của nghiên cứu là đưa ra các gợi ý chính sách để cải thiện các nhân tố quan trọng nhất quyết định NLCT cụm ngành như đã nêu trên nhằm nâng cao NLCT cụm ngành trong bối cảnh hội nhập và cạnh tranh gay gắt, giúp cụm ngành phát triển bền vững, tiếp tục đóng góp cho phát triển kinh tế và sự thịnh vượng của địa phương.


MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

TÓM TẮT iii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT vi

DANH MỤC HÌNH VẼ vii

DANH MỤC BẢNG viii

Chương 1: MỞ ĐẦU 1

1.1 Tổng quan về vấn đề nghiên cứu 1

1.1.1 Bối cảnh nghiên cứu 1

1.1.2 Vấn đề chính sách 2

1.1.3 Mục tiêu nghiên cứu 3

1.1.4 Câu hỏi nghiên cứu 3

1.2 Phạm vi và phương pháp nghiên cứu 3

1.2.1 Phạm vi nghiên cứu 3

1.2.2 Phương pháp nghiên cứu 3

1.3 Nguồn thông tin 4

1.4 Cấu trúc của luận văn 4

Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 5

2.1 Năng lực cạnh tranh và cụm ngành 5

2.1.1 Năng lực cạnh tranh 5

2.1.2 Cụm ngành 5

2.2 Lý thuyết năng lực cạnh tranh của Porter ở cấp độ địa phương 5

2.2.1 Các nhân tố nền tảng quyết định năng lực cạnh tranh của địa phương 5

2.2.2 Mô hình kim cương 6

2.3 Áp dụng khái niệm cạnh tranh và cụm vào hoạt động du lịch 7

2.3.1. Khái niệm du lịch 7

2.3.2 Bản chất du lịch 8

2.3.3 Điểm đến cạnh tranh và cụm du lịch 8

2.3.4 Môi trường du lịch 9

2.4 Phát triển bền vững 9

2.4.1 Phát triển bền vững 9

2.4.2 Du lịch bền vững 9

Chương 3: PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 10

3.1 Các yếu tố lợi thế sẵn có của địa phương 10

3.1.1 Tài nguyên thiên nhiên 10

3.1.2 Vị trí địa lý 11

3.1.2.1 Vị trí địa lý 11

3.1.2.2 Mối quan hệ không gian du lịch quốc tế 11

3.1.2.3 Mối quan hệ không gian du lịch quốc gia 12

3.1.3 Quy mô địa phương 12

3.1.3.1 Quy mô dân số và lao động 12

3.1.3.2 Lao động ngành du lịch 12

3.2 Năng lực cạnh tranh ở cấp độ địa phương 13

3.2.1 Hạ tầng văn hóa – xã hội, y tế, giáo dục 13

3.2.1.1 Hạ tầng văn hóa – xã hội 13

3.2.1.2 Hạ tầng y tế 15

3.2.1.3 Hạ tầng giáo dục 16

3.2.2 Chính sách tài khóa tín dụng và cơ cấu kinh tế 16

3.2.2.1 Cơ cấu kinh tế địa phương 16

3.2.2.3 Chính sách tài khóa 18

3.2.3.4 Chiến lược phát triển du lịch 18

3.2.3.5 Chính sách phát triển nguồn nhân lực 19

3.2.3.6 Chính sách thu hút đầu tư 19

3.3 Năng lực cạnh tranh ở cấp độ doanh nghiệp 19

3.3.1 Môi trường kinh doanh và hạ tầng kỹ thuật 19

3.3.1.1 Điều kiện yếu tố đầu vào 19

3.3.1.2 Bối cảnh cho chiến lược và cạnh tranh công ty 23

3.3.1.3 Các điều kiện cầu 24

3.3.1.4 Các ngành hỗ trợ 29

3.3.1.5 Mô hình kim cương cụm ngành du lịch Bình Thuận 30

3.3.2 Trình độ phát triển cụm ngành 30

3.2.2.1 Sơ đồ cụm ngành du lịch Bình Thuận 31

3.3.2.2 Giải thích sơ đồ cụm ngành 31

3.3.3 Hoạt động và chiến lược của doanh nghiệp 35

3.3.3.1 Sơ lược về các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh 35

3.3.3.2 Kết quả hoạt động cụm ngành du lịch Bình Thuận 35

3.3.3.3 Chiến lược của các doanh nghiệp du lịch 41

Chương 4. KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH 42

4.1 Kết luận 42

4.2 Gợi ý chính sách 42

DANH MỤC PHỤ LỤC 50

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT‌


BTTN

Bảo tồn thiên nhiên

CIEM

Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương

CTK BT

Cục thống kê tỉnh Bình Thuận

DN

DN

GDP tỉnh Bình Thuận

Tổng sản phẩm địa bàn tỉnh Bình Thuận

Green Globe

Hệ thống toàn cầu về định chuẩn

ITE HCMC

Triển lãm quốc tế du lịch TP.HCM

KT – XH

Kinh tế – Xã hội

NGTK Bình Thuận

Niên giám thống kê Bình Thuận

NLCT

Năng lực cạnh tranh

Sở VHTT&DL Bình Thuận

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bình Thuận

SP/DV

Sản phẩm/Dịch vụ

TT XTTMDL Bình Thuận

Trung tâm Xúc tiến Thương mại Du lịch Bình Thuận

UBND tỉnh Bình Thuận

Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận

UNWTO

World Tourism Organization

USAID

United States Agency International Development

VCCI

Trung tâm thương mại quốc tế

VNCI

Vietnam Competitiveness Initiative

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 89 trang tài liệu này.

Chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh cụm ngành du lịch Bình Thuận - 1


DANH MỤC HÌNH VẼ‌

Hình 1.1 Cơ cấu GDP và tốc độ tăng trưởng bình quân 2 giai đoạn: 2001 – 2005 và 2006 – 2010 của 3 nhóm ngành kinh tế chủ lực tỉnh Bình Thuận 1

Hình 2.1 Các nhân tố nền tảng quyết định NLCT địa phương 6

Hình 2.2 Mô hình kim cương của Michael E.Porter 7

Hình 3.1 Thu nhập bình quân tháng theo giá thực tế của 5 nhóm thu nhập 13

Hình 3.2 Tỷ lệ (%) hộ nghèo tỉnh Bình Thuận 13

Hình 3.3 Trích kết quả khảo sát về mức độ quan trọng của 2 nhân tố (thái độ phục vụ và sự thân thiện của cư dân địa phương) trong quyết định lựa chọn nơi du lịch 14

Hình 3.4 Cơ cấu khách du lịch theo nơi thường trú 15

Hình 3.5 Đánh giá chất lượng dịch vụ mang lại sự an toàn cho du khách 15

Hình 3.6 Cơ cấu GDP BTtheo giá thực tế 3 nhóm ngành chủ lực, 2000 – 2010 16

Hình 3.7 Tốc độ tăng trưởng GDP và của 3 nhóm ngành kinh tế chủ lực, 2000 – 2011 17

Hình 3.8 Cơ cấu thu chi ngân sách tỉnh, 2001 – 2010 (Không tính thu từ dầu thô) 17

Hình 3.9 Số lao động làm việc tại các ngành KT – XH/tổng số trong độ tuổi lao động 21

Hình 3.10 Xếp hạng chỉ số NLCT tỉnh Bình Thuận, 2005 – 2011 22

Hình 3.11 Xếp hạng chỉ số NLCT tỉnh và các tỉnh lân cận có hoạt động du lịch 22

Hình 3.12 Xếp hạng chỉ số NLCT du lịch Việt Nam và một số quốc gia trong khu vực ... 23 Hình 3.13 Biểu đồ tăng trưởng số lượng cơ sở kinh doanh du lịch, 2005 – 2010 24

Hình 3.14 Kết quả khảo sát mục đích du lịch của khách quốc tế đến BT, 2010 28

Hình 3.15 Tác động tới sự lựa chọn điểm đến du lịch khách quốc tế, 2010 28

Hình 3.16 Phương tiện di chuyển khách quốc tế, 2010 28

Hình 3.17 Mô hình kim cương cụm ngành Du lịch Bình Thuận 30

Hình 3.18 Sơ đồ cụm ngành Du lịch Bình Thuận 31

Hình 3.19 Biểu đồ tăng trưởng lượt khách đến với Du lịch Bình Thuận, 1997 – 2010 36

Hình 3.20 Số ngày ở lại bình quân 1 lượt khách đến Bình Thuận, 1997 – 2010 36

Hình 3.21 Doanh thu, cơ cấu doanh thu du khách quốc tế và nội địa đến BT 37

Hình 3.22 Cơ cấu khách nội địa đến với Du lịch Bình Thuận theo thu nhập 37

Hình 3.23 Năng suất lao động phân theo ngành kinh tế tỉnh Bình Thuận 38

Hình 3.24. Số lượng và doanh thu của cơ sở lưu trú trên địa bàn tỉnh, 2005 – 2010 39

Hình 3.25 Doanh thu hoạt động du lịch phân theo thành phần kinh tế, 1997 – 2010 39

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/04/2023