Nhóm Chính Sách Xây Dựng Hình Ảnh Điểm Đến An Toàn Và Thân Thiện. Phát Triển Du Lịch Theo Hướng Bền Vững: Thân Thiện Môi Trường; Gần Gũi Về Xã Hội


Các dự án đầu tư nước ngoài mặc dù số lượng chưa nhiều nhưng bước đầu là những đầu tàu thúc đẩy các dự án du lịch khác phát triển. Loại khách sạn đã được xếp tiêu chuẩn sao có 108 cơ sở tăng 140% so với năm 2005, tăng bình quân 19.14%/năm.

Bảng 3.10 Chi tiết từng hạng mục khách sạn xếp chuẩn sao (Tỷ lệ trong tổng số khách sạn đã được xếp tiêu chuẩn)


Tiêu chuẩn

Năm 2005

Năm 2010

Tỷ lệ tăng bình quân


Ghi chú

Số

lượng

Tỷ lệ

Số

lượng

Tỷ lệ

Khách sạn 4 sao

5

11.1%

14

12.96%

22.87%


Khách sạn 3 sao

10

22.2%

24

22.2%

19.14%


Khách sạn 2 sao

18

40%

25

32.4%

14.2%


Khách sạn 1 sao

12

26.67%

35

32.41%

23.87%


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 89 trang tài liệu này.

Chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh cụm ngành du lịch Bình Thuận - 7

Nguồn: Sở VHTT&DL Bình Thuận


Một số chỉ tiêu chủ yếu về chất lượng như hệ số buồng, giường năm sau cao hơn năm trước nhưng tăng không cao, việc khai thác công suất sử dụng buồng, giường còn nhiều hạn chế do các cơ sở lưu trú đầu tư theo chiều rộng, một số cơ sở lưu trú mới hoạt động, dự án du lịch chưa hoạt động chiếm tỷ lệ khá lớn trong tổng số dự án đầu tư do vướng đền bù, dự án khai thác titan. Ngoài ra, thời k du khách đến không đều gây ra tình trạng có lúc quá tải, nhưng có lúc không có khách hoặc rất ít khách.

Bảng 3.11 Số lượng và hệ số sử dụng buồng, giường


Tiêu chuẩn

Năm 2005

Năm 2010

Tỷ lệ tăng bình quân

Ghi chú

Tổng số buồng

5,410

9,053

10.85%


Tổng số giường

10,259

17,037

10.7%


Hệ số sử dụng buồng

49.4%

56.32%



Hệ số sử dụng giường

47.5%

54.68%



Nguồn: Sở VHTT&DL Bình Thuận


3.3.3.2.4 Tổng GDP du lịch Bình Thuận


Tốc độ tăng trưởng GDP ngành du lịch giai đoạn 2006-2010: Năm 2005 đạt 297 tỷ đồng, năm 2010 đạt 1,320 tỷ đồng, bình quân tăng 34.7%/năm. Tỷ lệ GDP của ngành du lịch chiếm trong GDP của tỉnh có xu thế chuyển biến tăng khá: Năm 2005 chiếm 3.67%, năm 2010 chiếm tỷ lệ trên 5.7%. Tuy với tỷ lệ tổng giá trị tăng thêm của ngành du lịch hiện nay


so với tổng thể chung chưa cao, nhưng vừa là động lực để thúc đẩy các ngành phụ trợ khác phát triển mạnh31.

3.3.3.3 Chiến lược của các doanh nghiệp du lịch‌


Qua trao đổi với một số DN kinh doanh du lịch tại biển Mũi Né, hầu như họ đang rất hạn chế chi tiêu cho mảng nghiên cứu thị trường, và rất thận trọng trong việc mở rộng quy mô hoạt động tìm kiếm loại hình sản phẩm dịch vụ mới do nghi vấn về khả năng phát triển du lịch trong tương lai vì nạn ô nhiễm môi trường do khai thác titan đang hoành hành, và cảnh báo con người có thể bị nhiễm xạ từ hoạt động này. Chiến lược hoạt động hiện tại là khai thác triệt để cơ sở vật chất và loại hình kinh doanh hiện có, sản phẩm dịch vụ giới thiệu đến du khách đi theo lói mòn, dẫm đạp lẫn nhau giữa các DN, chủ yếu là khai thác mảng du lịch biển.

Trong số 63 tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương, Bình Thuận là tỉnh có xếp hạng mức độ cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến trên Website/Portal của tỉnh rất thấp lần lượt là 54/63 và 31/6332. Riêng đối với các DN du lịch, gần như 100% hệ thống resort đều có hệ thống máy tính để quản l , kết nối ADSL, sử dụng các dịch vụ phổ biến như: email, web, internet, trang bị wifi, fax…Các khách sạn, nhà hàng, nhà nghỉ trong nội thành cũng có khoảng trên 60% DN trang bị các phương tiện và kỹ thuật công nghệ thông tin (CNTT) nói trên33. Tuy nhiên, về đội ngũ nhân lực chuyên về CNTT còn thiếu và yếu. Đội ngũ lãnh đạo thường lớn tuổi, tiếp cận CNTT còn hạn chế và lệ thuộc vào đội ngũ kỹ thuật viên trẻ. Trong khi có đội ngũ nhân viên trẻ có kỹ thuật về CNTT thì lại yếu về kiến thức du lịch. Vì vậy, các DN du lịch phần lớn dựa vào đội ngũ chuyên viên từ TP.HCM nên tốn nhiều thời gian và chi phí, chưa đáp ứng được yêu cầu nhanh nhạy vốn có của DN.



31 UBND tỉnh Bình Thuận (2011), Báo cáo tình hình phát triển KT – XH, quốc phòng an ninh năm 2010 và phương hướng nhiệm vụ năm 2011.

32 Bộ Thông tin và Truyền thông (2012), Báo cáo đánh giá trang/cổng thông tin điện tử và mức độ ứng dụng CNTT của các bộ, cơ quan ngang bộ và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương năm 2011.

33 Hải Thanh (2009), Du lịch Bình Thuận: Tìm hướng ứng dụng CNTT, truy cập 17/4/2012, tại địa chỉ http://www.baomoi.com/Home/CNTT/pcworld.com.vn/Du-lich-Binh-Thuan-Tim-huong-ung-dung- CNTT/5993438.epi


Chương 4. KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH‌‌


4.1 Kết luận


Trả lời cho câu hỏi thứ nhất “Những nhân tố nào quan trọng nhất quyết định NLCT cụm ngành Du lịch Bình Thuận?”, trở lại với định nghĩa “Du lịch là sự kết hợp và tương tác của 4 nhóm nhân tố trong quá trình phục vụ du khách gồm: du khách, nhà cung ứng dịch vụ du lịch, cư dân sở tại và chính quyền địa phương”. Qua kết quả phân tích cụm ngành du lịch Bình Thuận ở chương 3 cho thấy cả 3 tác nhân trong nhóm phục vụ gồm chính quyền địa phương, nhà cung ứng dịch vụ du lịch và dân cư sở tại đều nổi lên nhiều điểm yếu, chúng tác động qua lại lẫn nhau tạo thành những trở lực làm xói mòn NLCT, cản trở sự phát triển cụm ngành. Bên cạnh đó, du khách thuộc nhóm thụ hưởng ngày càng có những nhu cầu và đòi hỏi khắt khe hơn. Như vậy, chính sách nhằm gia tăng giá trị thụ hưởng cho du khách, thỏa mãn được du khách. Cùng các chính sách khắc phục được các điểm yếu của nhóm phục vụ sẽ nâng cao được NLCT cụm ngành Du lịch Bình Thuận.


Rút ra từ kết quả đã phân tích, có thể thấy những nhân tố quan trọng nhất quyết định NLCT cụm ngành du lịch Bình Thuận theo thứ tự ưu tiên phù hợp thực trạng phát triển của cụm ngành như sau:

Ưu tiên 1.


1/ Hình ảnh điểm đến phải an toàn và thân thiện. Phát triển du lịch theo hướng bền vững: Thân thiện môi trường; gần gũi về xã hội và văn hóa; và có kinh tế.

Ưu tiên 2.


2/ Có nhiều không gian và sản phẩm du lịch có sức cạnh tranh.


3/ Hạ tầng giao thông kết nối các tuyến du lịch quốc gia và nội vùng đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch.

4/ Nguồn nhân lực du lịch phải đáp ứng đủ về lượng và chất.


5/ Năng lực cạnh tranh và hội nhập cao của các nhà cung ứng dịch vụ du lịch.


4.2 Gợi ý chính sách


4.2.1 Nhóm chính sách xây dựng hình ảnh điểm đến an toàn và thân thiện. Phát triển du lịch theo hướng bền vững: Thân thiện môi trường; gần gũi về xã hội và văn hóa; và có kinh tế.

Có hai vấn đề sau đây phải được ưu tiên giải quyết là: Nạn ô nhiễm môi trường do khai thác titan và cải thiện hình ảnh của đội ngũ phục vụ và cư dân địa phương ấn tượng hơn trong lòng du khách. Một số hành động gợi cụ thể như sau:

Thứ nhất, Chấm dứt các dự án khai thác titan trong khu vực có các dự án du lịch đang hoạt động và khu vực lân cận. Hoàn trả nguyên trạng các khu vực khai thác titan đang dỡ dang;

Thứ hai, Quy hoạch từng phân khu bán hàng nhỏ lẽ, hợp tác xã xe ôm, xích lô. Xây dựng các tiêu chuẩn bắt buộc người tham gia cung ứng loại hình này phải tuân thủ. Đồng thời có chính sách hỗ trợ kinh phí ban đầu để đội ngũ này trang trí quan gánh, xe, đeo bản tên, đồng phục mang hình ảnh du lịch địa phương đẹp mắt. Thành lập đội quản l tại chỗ tiếp nhận và giải quyết ngay các trường hợp du khách phàn nàn.

Thứ ba, Hình thành kênh tiếp nhận và phản ứng nhanh dành riêng cho hoạt động du lịch để bảo vệ quyền lợi du khách. Tăng thêm các điểm chốt và thiết bị cứu hộ để công tác an toàn trên biển được tốt hơn.

Thứ tư, Thực hiện tốt chương trình tuyên truyền, giáo dục cộng đồng nâng cao ý thức bảo vệ môi trường tự nhiên và xã hội phục vụ du lịch. Cần có chính sách để người dân thấy được các lợi ích cụ thể mà họ nhận được khi du lịch tỉnh nhà phát triển.

Bên cạnh đó, làm tốt công tác bảo tồn, tôn tạo và phát triển các nguồn lợi du lịch. Có chính sách cụ thể để thu hút các thành phần trong xã hội tham gia vào bảo tồn đa dạng sinh học khu BTTN Tà Cú, Núi Ông, Kalon – Sông Mao; Bảo tồn biển đảo Phú Qu và Cù Lao Cau; Đầu tư hạ tầng cấp nước phục vụ du lịch, hệ thống xử l nước thải, chất thải rắn du lịch. Và cuối cùng, Nắm bắt kịp thời các diễn biến của tình hình biến đổi khí hậu toàn cầu và nhà máy điện hạt nhân tại tỉnh Ninh Thuận có thể tác động đến du lịch tỉnh. Thông tin đầy đủ thực trạng theo đúng chủ trương nhà nước khi du khách yêu cầu.


4.2.2 Nhóm chính sách tạo nhiều không gian và sản phẩm dịch vụ du lịch có sức cạnh tranh

Liên tục nghiên cứu xu hướng thị hiếu thay đổi nhanh chóng của du khách. Bắt đúng mạch thị hiếu dòng du khách hiện tại, đón đầu được xu hướng thị hiếu dòng du khách tiềm năng nhằm giới thiệu các chương trình tour có giá trị thụ hưởng cao thỏa mãn được nhu cầu du khách. Một số gợi ý xây dựng không gian và sản phẩm dịch vụ du lịch như: Nâng cấp thiết bị, tiện nghi và sản phẩm dịch vụ cho trẻ em; Nâng cấp các loại hình thể thao, hoạt động vui chơi giải trí; Tiếp tục nâng cấp mảng du lịch biển nhằm khai thác triệt để tam giác du lịch TP.HCM – Bình Thuận – Lâm Đồng để duy trì và mở rộng lượng khách lớn đến từ TP.HCM và các tỉnh phía Nam do cái yếu của biển Vũng Tàu và khoảng cách xa của biển Nha Trang; Liên kết và chi trả hoa hồng cao cho các công ty lữ hành Nha Trang để chia sẽ phân khúc khách hàng miền Bắc dự định lưu trú dài ngày ở Nha Trang qua các tour có nội dung thiên về ẩm thực, văn hóa, bề dày lịch sử, các lễ hội truyền thống mang nét đặc trưng độc đáo của tỉnh. Riêng với du lịch biển phải tìm ra một nét khác biệt mới lạ so với biển Nha Trang (thử nghiệm trước vào mùa thấp điểm); Thuê nước ngoài xây dựng các khu du lịch hiện đại, chất lượng cao. Hình thành các tổ hợp du lịch – thể thao quốc tế, xây dựng trung tâm nghỉ dưỡng cao cấp, khu mua sắm quy mô lớn thu hút phân khúc khách hàng có thu nhập cao; Cuối cùng, Nâng cấp khách sạn, trung tâm hội nghị có hạ tầng cơ sở phục vụ thị trường MICE như phòng ốc với những yêu cầu về kỹ thuật âm thanh, ánh sáng, đèn chiếu để tổ chức hội nghị nhằm tìm kiếm thị trường khách MICE. Đáp ứng cho khách MICE không chỉ ở việc cho thuê phòng mà cần đáp ứng nhu cầu thưởng thức, mua sắm, tham quan các điểm du lịch.

4.2.3 Nhóm chính sách xây dựng hạ tầng giao thông kết nối các tuyến du lịch quốc gia và nội v ng đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch

Trước mắt, Hoàn chỉnh tuyến đường ven biển, các tuyến giao thông nội vùng, cũng như đầu tư xây dựng các tuyến xe buýt nội tỉnh để kết nối các không gian du lịch trong tỉnh.

Song song đó, Xây dựng đường bộ và đường sắt nối liền với hệ thống đường sắt cao tốc Bắc – Nam, xúc tiến xây dựng đường cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây. Tận dụng một số cảng như Kê Gà, Sơn Mỹ, Vĩnh Tân để phục vụ du lịch bên cạnh nâng cấp cảng Phú Quý


để đón tàu du lịch. Xây dựng cảng du lịch Hòn Rơm. Nâng cấp 3 quốc lộ 1A, 55, và 28 để có thể kết nối các vùng du lịch lân cận và cả nước.

4.2.4 Nhóm chính sách tăng cường số lượng và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch

Trước hết, Các cơ sở đào tạo hiện có cần phải thay đổi phương pháp đào tạo, vừa đào tạo kỹ năng, vừa đào tạo đạo đức, lối sống, l tưởng nghề nghiệp để người lao động thực sự chủ động trong khâu phục vụ khách hàng. Giảm thời lượng giảng dạy lý thuyết, tăng cường tổ chức tour cho người học được trải nghiệm thực tế.

Thứ hai, Thành lập cơ sở chuyên ngành du lịch thực hiện đào tạo tại chỗ theo nhu cầu DN. Hình thành mối liên kết giữa Cơ quan quản lý chính sách – Nhà trường – DN, Nhà trường

– DN – Người học. Mối liên kết trong đội ngũ giáo viên, và giữa các cơ sở đào tạo du lịch để trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau. Đồng thời, mời các chuyên gia trong và ngoài nước về giảng dạy tại chỗ. Mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế thông qua hợp tác đào tạo, nghiên cứu học tập trao đổi kinh nghiệm với các dự án đào tạo của nước ngoài.

Cuối cùng, Liên kết hợp tác học tập các mô hình phát triển du lịch thành công của các DN du lịch của các tỉnh khác trong nước và quốc tế cho cán bộ các cơ quan quản l nhà nước về du lịch và lãnh đạo các DN du lịch tỉnh, về áp dụng linh hoạt vào điều kiện cụ thể của DN và địa phương mình.

4.2.5 Nhóm chính sách nâng cao NLCT và hội nhập các nhà cung ứng dịch vụ du lịch


4.2.3.1 Đối với chính quyền địa phương


Trước tiên cần phải khắc phục hệ quả của công tác quy hoạch trước và điều chỉnh lại quy hoạch phát triển du lịch. Cũng như tiếp tục thu hút các dự án quy mô lớn phục vụ quá trình phát triển du lịch. Song song đó, chấn chỉnh lại công tác quản lý phát triển du lịch. Một số hành động gợi ý cụ thể như sau:

Thứ nhất, Triệt để thu hồi những dự án du lịch có chủ đầu tư không đủ năng lực. UBND tỉnh Bình Thuận, các Sở ban ngành ngồi lại đàm phán giải quyết tình trạng chồng lấn trong quy hoạch. Về dài hạn cần có tầm nhìn đa ngành khi hoạch định chiến lược phát triển kinh tế địa phương. Đồng thời, lưu mức độ ưu tiên triển khai các dự án.


Thứ hai, Xây dựng quy hoạch chi tiết không gian du lịch chất lượng và phù hợp từng vùng. Trong đó, Phan Thiết, đảo Phú Quý và 8 huyện có nhiều thế mạnh du lịch trùng lắp nhau, không đầu tư dàn trãi, cân nhắc thế mạnh nào là mạnh nhất của mỗi vùng và tập trung đầu tư sâu kỹ vào cái nhất của từng vùng đó.

Thứ ba, Nhận thức đầy đủ vai trò cụm ngành từ đó có chính sách hiệu quả thu hút dự án du lịch quy mô lớn có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài để tận dụng hiệu ứng lan tỏa về công nghệ và kinh nghiệm quản lý.

Thứ tư, Sở VHTT&DL BT xây dựng tiêu chuẩn phân loại các điểm du lịch và DN du lịch, thành lập tổ tiếp nhận khiếu nại trực tiếp từ du khách. Định k kiểm tra, đánh giá chất lượng các DN, kết quả được công bố công khai qua mạng, báo chí, cấp và yêu cầu các cơ sở treo logo biểu tượng xếp hạng chất lượng phục vụ đúng nơi quy định để thông tin đến cho du khách.

Thứ năm, Sở VHTT&DL BT, và các Ban quản lý khu du lịch trực tiếp bám sát khu vực cùng với các cơ quan quản lý chuyên ngành (đặc biệt là ngành Công an và Môi trường) và chính quyền địa phương để bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn xã hội trong hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh.

Thứ sáu, Đánh giá lại trình độ quản lý, nghiệp vụ của cán bộ du lịch để xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng. Mở rộng bồi dưỡng nghiệp vụ, kỹ năng mềm cho cả đội ngũ lái xe du lịch, taxi, nhân viên bến xe, nhà ga, cảng, nhân viên bán hàng, nhân viên phục vụ trong các khách sạn, khu du lịch, trung tâm vui chơi giải trí, mua sắm, thể thao.

Thứ bảy, Nâng cấp và mở rộng các website quảng bá hình ảnh Du lịch Bình Thuận bằng nhiều thứ tiếng, trước mắt là tiếng Việt, tiếng Anh và tiếng Nga.

Thứ tám, Đánh giá lại các làng nghề, cơ sở sản xuất đặc sản truyền thống địa phương, quà lưu niệm và gắn chúng với du lịch. Qua đó du khách, thông qua hiện tượng xã hội hóa giúp các cơ sở này tạo ra các sản phẩm thiết thực và chất lượng hơn.

Cuối cùng, Giảm thuế nhập khẩu các trang thiết bị chuyên dùng cho khách sạn, khu du lịch, cơ sở vui chơi giải trí, phương tiện vận chuyển khách, vật tư phục vụ du lịch mà trong nước chưa sản xuất được, miễn giảm thuế đối với ngành sản xuất hàng lưu niệm phục vụ du lịch.


4.2.3.2 Đối với các doanh nghiệp kinh doanh du lịch


Việc làm trước mắt là cần phải duy trì và mở rộng lượng khách vàng hiện có và đảm bảo quân số lao động vào mùa thấp điểm. Sau đó, triển khai song song các hoạt động như: Ứng dụng CNTT vào hoạt động kinh doanh; Xây dựng, mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế để học hỏi kinh nghiệm, mở rộng quy mô và hình thức kinh doanh; Liên kết hợp tác với các tỉnh, thành trong cả nước trong việc nghiên cứu thị trường, quảng bá du lịch. Một số hành động gợi ý cụ thể như sau:

Thứ nhất, Thiết kế nhiều chương trình tour du lịch nội vùng chất lượng cao để giới thiệu đến du khách bằng cách liên kết các không gian du lịch trên cơ sở đảm bảo 2 tiêu chí cơ bản: Nội dung tour đa dạng và chất lượng, hướng vận chuyển thuận tiện. (Phụ lục 26. Giới thiệu một số tour du lịch nội vùng). Đồng thời, Xây dựng đội ngũ hướng dẫn viên du lịch không chỉ thuyết minh nội dung co cụm của chính tour du khách đã mua mà còn quảng bá thông tin của nhiều tour khác nhằm kích thích du khách quay trở lại trong tương lai để mua những chương trình tour còn lại.

Thứ hai, Vào mùa thấp điểm cần tăng chất lượng những dịch vụ hiện có trong các tour trọn gói đã thiết kế, đồng thời tăng số lượng dịch vụ vào tour để phục vụ thêm cho du khách nhưng không tăng giá thành. Hình thành mối liên kết giữa các cơ sở lưu trú trên địa bàn tỉnh với các công ty lữ hành trong và ngoài tỉnh. Trong đó, cơ sở lưu trú tích cực đưa thông tin khuyến mãi đến các cơ sở lữ hành và chi trả hoa hồng cao hơn khi họ mang khách về. Đưa các nhân viên có năng lực đi học ở những resort lớn trong hoặc ngoài nước, cũng như cử đội ngũ nhân viên và quản lý tham gia các khóa học chuyên môn về nghiệp vụ du lịch và quản lý du lịch. Bên cạnh đó, cho sửa chữa, trùng tu và nâng cấp cơ sở vật chất phục vụ du khách.

Cuối cùng, Ứng dụng phần mềm tin học thực hiện chức năng cho phép khách hàng đăng k đặt phòng, tour trực tuyến; trao đổi trực tuyến giữa du khách và nhà cung ứng để du khách thực sự được tham gia vào quá trình cung ứng sản phẩm dịch vụ.

Xem tất cả 89 trang.

Ngày đăng: 30/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí