quan đánh giá công nhận Singapore, hơn hẵn nhiều phòng kiểm nghiệm trong khu vực Đông Nam Á.
2.5.2/. Điểm yếu
(1) Yếu kém trong quản lý Nhà nước đối với sự phát triển của ngành thủy sản Việc quy hoạch chưa rõ ràng, cụ thể khiến cho các chương trình nuôi
trồng khai thác nhiều khi bị chồng chéo lẫn nhau, không nhất quán trong việc sử dụng quỹ đất, mặt nước, đặc biệt là những vùng chuyển đổi và các vùng eo, vịnh biển. Điều này ảnh hưởng tới việc đảm bảo cân bằng sinh thái, ảnh hưởng tiêu cực tới việc nuôi trồng thủy sản và môi trường.
Thiếu sự phối hợp chặt chẽ trong chỉ đạo xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển giữa các địa phương và ngành dẫn đến tình trạng nuôi trồng thủy sản phát triển tự phát.
Cơ sở hạ tầng, nhất là thủy lợi cho nuôi trồng kém, thiếu các yếu tố đảm bảo vệ sinh, ao, đầm, dẫn đến môi trường sinh thái bị đảo lộn, nguy cơ dịch bệnh cao.
Các tiêu chuẩn đối với khu vực sản xuất nguyên liệu với sự tham gia của hàng triệu ngư dân gần như bỏ trống.
Thiếu quy họach trong phát triển con giống nuôi dẫn đến chất lượng con giống kém và nguồn giống còn bị động.
Thiếu một đội ngũ cán bộ kỹ thuật, cán bộ thú y thủy sản để cộng tác với các chủ nuôi thủy sản trong việc phòng trừ dịch bệnh.
Có thể bạn quan tâm!
- /. Phân Tích Đánh Giá Môi Trường Marketing Của Xuất Nhập Khẩu Thủy Sản
- Nguồn Nguyên Liệu Cho Chế Biến Xuất Khẩu Chưa Ổn Định
- Hoạt Động Xúc Tiến Xuất Khẩu Của Doanh Nghiệp
- /. Phân Khúc Thị Trường, Chọn Thị Trường Mục Tiêu,
- /. Chiến Lược Phân Phối Sản Phẩm Của Thủy Sản Xuất Khẩu
- Thông Tin Về Xuất Khẩu Thủy Sản Sang Hoa Kỳ Của Việt Nam/ Và Của Quý Công Ty. ( Nếu Quý Anh/chị Đồng Ý, Xin Đánh Dấu ‘X’ Vào Ô Trống )
Xem toàn bộ 133 trang tài liệu này.
(2) Chất lượng sản phẩm thủy sản xuất khẩu còn thấp
Công nghệ bảo quản sau thu hoạch còn thô sơ, không đảm bảo chất lượng và an toàn vệ sinh cho nguyên liệu, làm giảm giá trị sản phẩm, giảm khả năng cạnh tranh và mất uy tín với khách hàng. Nguyên nhân chủ yếu là:
- Tập quán lạc hậu của nông ngư dân trong bảo quản nguyên liệu, tỷ lệ tàu sử dụng công nghệ mới trong bảo quản còn thấp, cảng cá Việt Nam chủ
yếu chỉ là bến cập tàu và cơ sở dịch vụ hậu cần hầu như chưa phát triển, hệ thống kho lạnh còn thiếu.
- Nông ngư dân hầu như không có kiến thức về an toàn vệ sinh, sử dụng kháng sinh và hóa chất bừa bãi, khiến nguyên liệu nhiễm kháng sinh bị cấm. Một khi nguyên liệu bị nhiễm vi sinh sâu, kháng sinh, doanh nghiệp chế biến cũng không thể khắc phục được.
- Tệ nạn đưa tạp chất vào nguyên liệu thủy sản tiếp tục diễn ra với thủ đoạn ngày càng tinh vi, vẫn còn có doanh nghiệp mua nguyên liệu đã có chứa tạp chất để chế biến, để có đủ hàng giao đúng theo hợp đồng.
- Một số doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu trong tình trạng trang thiết bị lạc hậu, nhà xưởng xuống cấp, trình độ công nghệ mặc dù đã được cải thiện nhưng vẫn chưa thỏa mãn yêu cầu về chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm, dẫn tới chất lượng sản phẩm chưa ổn định.
- Việc triển khai và áp dụng quản lý chất lượng theo các tiêu chuẩn HACCP, ISO… có một số các doanh nghiệp còn chưa thành thạo.
- Ý thức đảm bảo chất lượng, vệ sinh và an toàn cho thực phẩm thủy sản xuất khẩu cũng như tiêu dùng nội địa của các doanh nghiệp chưa cao và không đồng đều. Điều này khiến cho nhiều lô hàng thủy sản xuất khẩu bị cảnh báo tại thị trường Hoa Kỳ, uy tín thủy sản của Việt Nam bị đe dọa và phải đối diện với nguy cơ mất khách hàng.
Còn chưa kiểm soát chặt chẽ chất lượng nguyên liệu nhập khẩu, nhất là kênh nhập khẩu bằng con đường tiểu ngạch.
(3) Nguồn nguyên liệu cho chế biến thủy sản xuất khẩu chưa đủ lớn và chưa
ổn định, ảnh hưởng đến việc đáp ứng các đơn đặt hàng với khối lượng lớn.
Sự tăng trưởng của ngành trong thời gian dài mà chủ yếu dựa vào khai thác các tiềm năng thiên nhiên sẵn, khai thác gần bờ làm cho nguồn lợi ven bờ cạn kiệt. Bên cạnh đó, hiệu quả của khai thác xa bờ còn thấp, do:
- Nghề khai thác chủ yếu là do dân làm với công cụ vẫn còn lạc hậu.
- Hiểu biết hạn chế về cơ hội đánh bắt (cách xác định vị trí ngư trường phù hợp, mùa đánh bắt và các loại định bắt có chủ định).
- Việc quản lý và tổ chức khai thác ở các ngư trường trọng điểm, nhất là đối với nguồn lợi xa bờ còn nhiều bất cập. Chưa tổng kết các dự báo về nguồn lợi thủy sản nên không có cơ sở chỉ đạo di chuyển ngư trường. Các dự án điều tra nguồn lợi thủy sản triển khai chậm nên chưa tìm được hướng chuyển dịch cho cơ cấu khai thác.
Thủy sản xuất khẩu của Việt Nam từ nuôi trồng chiếm 58,03% trong đó hơn 90% là nuôi quảng canh và bán thâm canh nên chất lượng không đồng đều và không ổn định. Năng suất nuôi trồng tuy đã được cải thiện song còn thấp hơn nhiều so với các nước như Trung Quốc, Thái Lan,…
(4) Tỷ lệ sản phẩm qua chế biến còn thấp, chủ yếu ở dạng sơ chế. Kim ngạch xuất khẩu tăng chủ yếu nhờ xuất khẩu với khối lượng lớn chứ không phải nhờ gia công chế biến. Nguyên nhân chủ yếu gồm :
Quy hoạch, kế hoạch nuôi trồng chế biến chậm so với yêu cầu của thị trường. Công nghệ sản xuất giống của nhiều đối tượng được chú ý nghiên cứu, những chất lượng giống chưa thật sự ổn định và chưa đủ lượng để có thể chuyển giao nuôi thương mại đại trà.
Việc đầu tư vẫn dàn đều, chú ý đến số lượng và tốc độ tăng trưởng, xem nhẹ chiều sâu nên năng suất và chất lượng nguyên liệu chưa đủ đáp ứng yêu cầu chế biến sản phẩm có giá trị gia tăng. Công tác đầu tư nghiên cứu đổi mới công nghệ chế biến chưa tập trung cao, dẫn đến sự mất cân đối giữa trình độ công nghệ hiện tại với nhu cầu chất lượng và dạng sản phẩm đối với thị trường nên mặt hàng chế biến đơn điệu, phần lớn là dạng bán chế phẩm vừa tiêu hao nhiều nguyên liệu vừa làm cho giá xuất khẩu thấp.
(5) Bao bì còn chưa đúng, chưa phù hợp với yêu cầu của thị trường.
Còn tồn tại những lô hàng phán mác bao bì không đúng yêu cầu như: không ghi hoặc ghi không đầy đủ hoặc ghi không rõ thành phần các chất, không ghi hướng dẫn sử dụng, thời hạn sử dụng, không ghi rõ nguồn gốc là sản phẩm tự nhiên hay sản phẩm nuôi, nhại tên của sản phẩm khác, nhãn không được ghi bằng tiếng Anh,… nên cảnh báo tại Mỹ.
(6) Giá nguyên liệu của ngành thủy sản bị tác động bởi nhiều yếu tố tiêu cực, làm giảm sức cạnh tranh của hàng thủy sản Việt Nam.
- Chưa xây dựng được thị trường nguyên liệu có tổ chức (một số chợ cá đang xây dựng, chưa có hệ thống đấu giá nguyên liệu) nên còn chịu tác động của hệ thống nậu vựa, cung ứng thủy sản bấp bênh, dễ mất cân đối, giá nguyên liệu thường bị đẩy lên cao.
- Sự gia tăng nhanh chóng số lượng các nhà máy chế biến làm gia tăng thêm sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp chế biến.
- Giá các yếu tố nguyên liệu đầu vào của nuôi trồng thủy sản trong thời gian qua cũng gia tăng. Bên cạnh đó, các công ty cung cấp nguyên liệu đầu vào cho nuôi trồng thủy sản nước ngoài (hiện chủ yếu là của Thái Lan – đối thủ chính của VN trên thị trường Hoa Kỳ) có hiện tượng liên kết để đẩy giá thức ăn nuôi trồng thủy sản và thuốc phòng bệnh, làm giảm khả năng cạnh tranh của thủy sản Việt Nam. Điều này cũng cho thấy hệ thống dịch vụ, hậu cần để phát triển nuôi trồng thủy sản chưa tăng trưởng kịp tốc độ nuôi trồng.
(7) Hoạt động mạrketing và xúc tiến thương mại hiện nay chưa tương xứng quy mô giá trị xuất khẩu.
Hoạt động Marketing hầu như không được các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản của Việt Nam coi trọng, điều này đã làm cho hoạt marketing và xúc tiến thương mại của các doanh nghiệp hầu như rất yếu ảnh hưởng xấu đến khả năng cạnh tranh và phát triển của doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản.
Kênh phân phối sản phẩm thủy sản xuất khẩu của doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu là thông qua kênh bán buôn, các trung gian nhập khẩu ở nước ngoài, các công ty phân phối và các xí nghiệp chế biến, chỉ một số ít doanh nghiệp đã tiếp cận được hệ thống siêu thị và mở chi nhánh (công ty con) ở thị trường Hoa Kỳ.
Các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản hầu như chưa có chiến lược xây dựng thương hiệu riêng cho sản phẩm của DN mình và cũng chưa có thương hiệu quốc gia cho thủy sản Việt Nam.
Đội ngũ nhân viên của hầu hết các doanh nghiệp còn thiếu sự đào tạo cơ bản về công tác tiếp thị, thiếu kinh nghiệm về tiếp thị quốc tế.
Hoạt động xúc tiến, quảng bá sản phẩm xuất khẩu cũng không được các doanh nghiệp coi trọng, hình thức sử dụng còn mang tính thụ đông chủ yếu là thông qua website của công ty, gửi Catalogue, brochure và tham dự các hội chợ trong và ngoài nước.
(8) Mối liên kết giữa các doanh nghiệp chế biến và các nhà sản xuất nguyên liệu còn yếu:
Chưa tạo được liên kết có hiệu quả giữa các doanh nghiệp chế biến, đã gây ra sự cạnh tranh mua nguyên liệu không lành mạnh, đẩy giá nguyên liệu đầu vào trong nước lên cao, làm yếu đi sức mạnh cạnh tranh của hàng thủy sản xuất khẩu.
Thiếu liên kết, trao đổi thông tin giữa các doanh nghiệp thuộc khu vực chế biến xuất khẩu và người nuôi trồng thủy sản nên việc phát triển sản xuất nguyên liệu thủy sản và chế biến phần lớn là do tình trạng tự phát, từ việc xác định đối tượng nuôi đến thời điểm thu hoạch dẫn tới khi thừa, khi thiếu nguyên liệu, làm giá nguyên liệu biến động mạnh, ảnh hưởng tới lợi nhuận khi thì của người nuôi, khi thì của khu vực chế biến.
(9) Sự thiếu hụt nguồn nhân lực được đào tạo ngày một gay gắt.
Sự phát triển nhanh của khu vực chế biến và xuất khẩu thủy sản kéo theo sự thiếu hụt cán bộ quản lý kinh doanh giỏi, thiếu cán bộ có nghiệp vụ kinh doanh am hiểu về hệ thống pháp luật của nước nhập khẩu và công nhân lành nghề,… làm cho các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản của Việt Nam gặp không ít khó khăn khi xảy ra tranh chấp.
Hàng chục vạn nông dân ở các vùng chuyển đổi từ nông nghiệp sang nuôi tôm đang hết sức bỡ ngỡ với nghề mới.
Đội ngũ ngư dân trên các tàu đánh cá xa bờ chưa được đào tạo và huấn luyện để khai tác hiệu quả ngư trường xa bờ.
2.5.3/. Cơ hội
(1) Thị trường Hoa Kỳ là thị trường có rất nhiều tiềm năng, giá bán, mức tiêu thụ thủy sản luôn cao và có xu hướng gia tăng. Đặc biệt là người dân Mỹ rất ưa chuộng mặt hàng thủy sản tươi sống và có xu hướng tăng tiêu dùng thủy sản thay cho thực phẩm khác.
(2) Hiệp định Thương mại song phương Việt – Mỹ đã có hiệu lực, Việt Nam đã gia nhập WTO tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam thâm nhập sâu hơn vào thị trường Hoa Kỳ.
(3) Quan hệ với các tổ chức nước ngoài và quốc tế được mở rộng, củng cố và phát triển, tạo điều kiện cho Việt Nam tiếp cận với công nghệ mới, đào tạo nguồn nhân lực cho ngành thủy sản.
(4) Bắt đầu có đầu mối tiêu thụ thủy sản của Việt Nam tại Hoa Kỳ, đã có nhiều doanh nghiệp Việt Nam mạnh dạn đầu tư sang Mỹ dưới hình thức 100% vốn của công ty, ví dụ như Công Ty Cổ Phần Xuất nhập khẩu An Giang. Họ sẽ là đầu mối phân phối, bán, tiếp thị các sản phẩm thủy sản của Việt Nam đến tận tay người tiêu dùng cuối cùng, các nhà bán lẻ, các nhà hàng tại Mỹ. Với kênh phân phối này doanh nghiệp thủy sản Việt Nam sẽ có thêm nhiều thông tin từ thị trường Hoa Kỳ để có thể đáp ứng và thích ứng tốt hơn
nhu cầu của thị trường này, người dân Mỹ đã dần ưa thích mùi vị của sản phẩm thủy sản Việt Nam.
(5) Doanh nghiệp được sự hỗ trợ tứ Chính phủ và các ngân hàng thương mại trong việc cung cấp tín dụng cho lĩnh vực nuôi trồng và chế biến thủy sản.
(6) Thủy sản Việt Nam nhận được sự ủng hộ từ Ủy ban đặc nhiệm Tôm (CITAC) và hiệp hội các nhà phân phối thủy sản Mỹ (ASDA) trong việc phản đối mức thuế chống bán phá giá đối với tôm của Việt Nam.
2.5.4/. Nguy cơ
(1) Hoa Kỳ là quốc gia có hệ thống pháp luật và chính sách về thương mại khá rõ ràng và chặt chẽ, tuy nhiên do sự khác biệt về hệ thống luật pháp dẫn đến những lúng túng, khó khăn cho các DN Việt Nam khi có tranh chấp.
(2) Những yêu cầu về chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm của Hoa Kỳ ngày càng một khắt khe. Việc thực hiện Luật khủng bố sinh học và quy định về ghi nhãn mác của Hoa Kỳ làm phát sinh nhiều lúng túng phiền toái và chi phí cho các doanh nghiệp. Hiện nay Hoa Kỳ đang từng bước hoàn thiện quy định về truy xuất sản phẩm và sẽ bắt buộc thực hiện đối với các nhà sản xuất và nuôi trồng thủy sản, gây nên một thách thức lớn hơn cả về phương pháp và chi phí thực hiện.
(3) Phán quyết của Hoa Kỳ về kiện bán phá giá tôm hiện gây nhiều bất lợi cho Việt Nam. Điều này sẽ tạo ra khó khăn rất lớn cho các doanh nghiệp chế biến tôm của Việt Nam, đòi hỏi doanh nghiệp phải nghiên cứu các biện pháp để giảm chi phí sản xuất và phát triển sản phẩm mới để tránh bị đánh thuế.
(4) Cạnh tranh trên thị trường Hoa Kỳ ngày càng một gay gắt, đặc biệt với các đối thủ như Trung Quốc,Thái Lan, Ecuador, Ấn Độ, …
- Hiện nay, Thái Lan và Trung Quốc đang phát triển nuôi tôm he chân trắng ồ ạt với giá thành thấp hơn hẳn tôm sú. Điều này khiến cho tôm sú của
Việt Nam bị cạnh tranh trên thị trường Hoa Kỳ ngày càng gay gắt hơn về giá, bên cạnh hậu quả của việc áp thuế chống bán phá giá.
- Thái Lan bắt đầu triển khai dự án truy tìm xuất xứ bằng cách sử dụng phần mềm quản lý thông tin đối với mọi tiến trình từ trại nuôi tới tiêu thụ. Khách hàng có thể truy tìm từng bước riêng rẽ mà sản phẩm đó trải qua trên mạng. Với dự án này, nhu cầu tiêu thụ thủy sản của Thái Lan sẽ gia tăng, nhất là thị trường khó tính như Hoa Kỳ.
- Ấn Độ đưa ra logo gắn trên các sản phẩm giá trị gia tăng nhằm nâng cao hơn nữa nhãn hiệu cho các mặt hàng thủy sản của nước này. Những sản phẩm này được chế biến tại các cơ sở tuân thủ các tiêu chuẩn nghiêm ngặt do cơ quan quản lý đề ra. Những logo này sẽ được đăng ký và được quảng bá trên thị trường Mỹ.
(5) Cước vận tải hàng quốc tế tăng lên đối với cả đường hàng không và
đường biển do giá dầu thô thế giới tăng cao.
(6) Doanh nghiệp Việt Nam còn yếu và chưa có nhiều kinh nghiệm trong xúc tiến thương mại tại thị trường Hoa Kỳ.