Giới Thiệu Khái Quát Về Công Ty Cổ Phần Thực Phẩm Bim‌


tục khiến giá thức ăn nội địa chịu ảnh hưởng lớn của biến đống giá nguyên liệu thế giới. Điều này đẩy chi phí nuôi tăng cao. Giá tôm nguyên liệu trong 3 năm trở lại đây tăng ổn định và duy trì ở mức cao do sự thiếu hút nguồn cung tôm nguyên liệu nghiêm trọng.

2.2. Giới thiệu khái quát về công ty cổ phần thực phẩm BIM‌

2.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty

Phân tích môi trường Marketing cho sản phẩm tôm đông lạnh của công ty cổ phần thực phẩm BIM BIM Group là tập đoàn dẫn đầu trong rất nhiều lĩnh vực ở Việt Nam như phát triển bất động sản, phát triển cơ sở hạ tầng, du lịch vận tải, sản xuất muối và thủy sản. Có trụ sở chính tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, được thành lập bởi ông Đoàn Quốc Việt, một doanh nhân sở hữu và điều hành chuỗi khách sạn, nhà hàng và hoạt động kinh doanh thương mại ở Ba Lan trước khi đầu tư về Việt Nam vào năm 1994.

Công ty BIM là một trong những công ty con trực thuộc tập đoàn BIM Group, được thành lập năm 2007. Hiện nay, BIM là nhà nuôi trồng tôm lớn hàng đầu tại Việt Nam, đang quản lý và phát triển khoảng 2.000 ha nuôi tôm cùng với hệ thống đầm tôm và máy móc chế biến hiện đại. Công ty sở hữu hệ thống trại giống sạch bệnh, nhà máy chế biến thủy sản. Khu nuôi tôm của công ty được quy hoạch tốt đảm bảo việc nuôi bền vững theo mô hình biosecurity. BIM là một trong những công ty đầu tiên ở Việt Nam sử dụng công nghệ vi sinh tự nhiên trong nuôi tôm. Nhờ đó mà chất lượng tôm được nâng cao đáp ứng những tiêu chuẩn xuất khẩu khắt khe nhất của Nhật, Châu Âu và Mỹ.

Hệ thống quản lý chất lượng đạt các chứng nhận như HACCP, ISO 9001:2000, ISO 22000, tiêu chuẩn BRC về an toàn vệ sinh thực phẩm và quy trình nuôi trồng khép kín từ con giống – nuôi tôm – chế biến. BIM luôn đảm bảo mang đến cho khách hàng những sản phẩm tốt nhất, an toàn nhất.

Bên cạnh đó, BIM cũng là thành viên của hiệp hội chế biến thủy sản Việt Nam – VASEP. Các cơ sở sản xuất và CN nhánh của BIM bao gồm trại giống Phú Quốc –


Kiên Giang, khu nuôi Đồng Hòa – Kiên Giang, Khu nuôi Minh Thành – Quảng Ninh, nhà máy chế biến Tắc Cậu – Kiên Giang, chi nhánh hoạt động khác của công ty tại Kiên Giang, TP. HCM và Hà Nội.

2.2.2. Cơ cấu tổ chức, chức năng và nhiệm vụ của công ty BIM

Cơ cấu tổ chức (xem sơ đồ trang kế tiếp) Chức năng của công ty:

- Nuôi trồng con giống, tôm nguyên liệu và chế biến tôm thẻ chân trắng.

- Xuất khẩu tôm sơ chế, tôm giá trị gia tăng đông lạnh ra thị trường nước ngoài.

- Phân phối sản phẩm tôm nguyên liệu, tôm đông lạnh, muối và gạo tại thị trường nội địa.

Nhiệm vụ của công ty:

- Lập kế hoạch kinh doanh ngắn hạn và dài hạn để không ngừng củng cố và phát triển quy mô hoạt động phù hợp với chức năng và nội dung kinh tế của công ty.

- Sản xuất kinh doanh thu lợi nhuận, góp phần gia tăng thu nhập quốc dân, tăng

nguồn thu cho ngân sách nhà nước và đẩy nhanh tốc độ phát triển của công ty.

- Tạo công ăn việc làm và tăng thu nhập cho hàng ngàn lao động, góp phần giải quyết tình trạng thất nghiệp, nâng cao hiệu quả kinh tế và xã hội.

- Chấp hành các chính sách, quy định và luật lệ liên quan đến quá trình hoạt động của doanh nghiệp, hoàn thành các hợp đồng kinh tế, hợp đồng mua bán ngoại thương và các văn bản đã kí kết.

2.2.3. Định hướng phát triển của công ty

- Ngoài thị trường xuất khẩu ngày càng được mở rộng và phát triển, BIM tham gia ngành thực phẩm thị trường nội địa với 3 ngành hàng: muối, gạo và tôm đây là 3 ngành hàng cơ bản mà hầu như 100% dân số đều có nhu cầu sử dụng và sử dụng thường xuyên hàng ngày, liên tục. Tuy vậy, đây lại là những ngành hầu như trống về mặt thương hiệu mà thị trường hiện nay chỉ xuất hiện những sản phẩm có nhãn hiệu hoặc không có nhãn hiệu. Chính vì thế, BIM sẽ được xem là “người đầu tiên” đặt chân xây dựng thương hiệu vào các ngành hàng này.


- Định hướng trở thành một trong số những thương hiệu hàng đầu Việt Nam; có sức cạnh tranh cao với các tập đoàn kinh tế trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ;

- Hướng tới một tập đoàn kinh tế đa ngành; có tiềm lực mạnh về tài chính và nguồn nhân lực; lên sàn chứng khoán vào năm 2015.

- Tốc độ tăng trưởng hằng năm từ 30 – 50% trong 3 năm đầu (2013 – 2015) và 25

– 30% cho các năm sau (2015 – 2020).

- Với mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài, luận văn này tập trung nghiên cứu, phân tích về sản phẩm tôm và tôm đông lạnh.

2.2.4. Tình hình sản xuất và kinh doanh của công ty BIM

Công nghệ và năng lực sản xuất: Công ty có quy trình sản xuất khép kín từ khâu sản xuất con giống đến chế biến thành phẩm với công nghệ hiện đại nhất. Trại giống, đầm tôm và nhà máy đạt tiêu chuẩn quốc tế và chứng nhận ACC.

Trại giống Phú Quốc – Kiên Giang: Là khu sản xuất con giống, đặt tại đảo Phú Quốc, cách vùng biển miền Nam 200 km. Tôm bố mẹ được nhập từ Singapore, được kiểm nghiệm và chứng nhận tôm sạch, khỏe và không bị bệnh. Với số lượng công nhân khoảng 500 người, đây là khu cung cấp tôm con giống cho khu nuôi Đồng Hòa, đảm bảo chất lượng tôm sạch bệnh và nguồn gốc an toàn. Áp dụng kỹ thuật nuôi hiện đại nhất. Không sử dụng con giống bên ngoài nên kiểm soát được chất lượng đầu vào.

Khu nuôi Đồng Hòa – Kiên Giang: Đặt tại tỉnh Kiên Giang với 1.700 ha gồm

1.484 ao nuôi, diện tích mỗi ao từ 5.000 m2 – 15.000 m2, công suất mà đầm tôm đạt được khoảng 20.000 tấn/năm. Đây là khu nuôi tôm lớn nhất tại Việt Nam. Là nguồn cung cấp tôm cho nhà máy Tắc Cậu và bán tôm nguyên liệu tại thị trường nội địa. Tôm được nuôi khép kín, kiểm tra thường xuyên bởi các chuyên gia nên đảm bảo chất lượng, không nhiễm kháng sinh và dịch bệnh từ các nơi. Tại đầm tôm, áp dụng kỹ thuật nuôi trồng thâm canh nên BIM chủ động được size nguyên liệu từ nhỏ đến lớn. Hơn nữa, kinh nghiệm và công nghệ tốt nên công ty nuôi được tôm size lớn, mang lại giá trị kinh tế cao.

26


CHỦ TỊCH HĐQT

TỔNG GIÁM ĐỐC

BAN KIỂM

SOÁT

GĐ NHÂN SỰ

MARKETING

GĐ TÀI

CHÍNH

GĐ SẢN XUẤT

GĐ PHÒNG GĐ CN TP.

THU MUA HCM, HÀ NỘI

Phòng hành chính

Trưởng phòng

logistics

Trưởng phòng

Marketing

Phòng ISO

Kho

Nhân viên Marketing

Ban tài chính

Phòng kế

toán

QĐ trại giống Phú Quốc

Phòng

vật tư

Phòng kế

toán

Phòng pháp lý

Vận tải

Nhân viên R & D

QĐ đầm tôm Đồng Hòa


QĐ nhà máy Tắc Cậu

Phòng

vật tư


Phòng pháp lý

KCS

Nhân viên

thiết kế

Phòng chất lượng

Phòng thống

Phòng kế

toán


Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức của công ty BIM

Nguồn: Công ty cổ phần thực phẩm BIM


Khu nuôi Minh Thành – Quảng Ninh: Đặt tại tỉnh Quảng Ninh với diện tích khoảng 251 ha. Khu nuôi chủ yếu cung cấp nguyên liệu tôm nguyên con cho các nhà hàng, khách sạn ở khu vực phía Bắc. Số lượng công nhân khoảng 150 người.

Nhà máy Tắc Cậu – Kiên Giang: Được xây dựng tại khu công nghiệp cảng cá Tắc Cậu, Kiên Giang. Nguồn nguyên liệu chế biến lấy hoàn toàn từ đầm tôm Đồng Hòa. Hệ thống máy móc hiện đại, được quản lý theo tiêu chuẩn quốc tế nên sản phẩm làm ra đáp ứng được yêu cầu khắt khe từ các thị trường nhập khẩu như Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản,… Công suất khoảng 15.000 tấn/năm. Số lượng công nhân khoảng 1,000 người. Nhà máy chế biến Kiên Giang với hệ thống dây chuyền đảm bảo tất cả các kiểu đông lạnh theo yêu cầu của khách như đông IQF, đông block, đông semi – IQF, semi – block.

Sản phẩm: Đối với thị trường nội địa, BIM bán tôm thẻ chân trắng nguyên liệu cho các đầu nậu thu gom tôm cho các nhà máy chế biến tôm xuất khẩu khu vực miền Nam và một ít tại khu vực miền Trung. Bán tôm tươi sục oxy cho các nhà hàng phía Bắc từ đầm tôm Minh Thành – Quảng Ninh. Sản phẩm của công ty chủ yếu xuất khẩu sang các thị trường lớn như Mỹ, Châu Âu, Nhật, Hàn Quốc,… Vì vậy, sản phẩm của công ty đạt các yêu cầu:

- Sản phẩm đạt tiêu chuẩn xuất khẩu sang các thị trường lớn và khó tính.

- Sản phẩm phong phú, đa dạng về mẫu mã, quy cách, đóng gói, kích cỡ,… Có hầu hết các size thỏa mãn nhiều nhu cầu của thị trường như 21/25, 26/30, 31/40/ 41/50, 51/60, 61/70, 71/90, 91/120, 100/200, 200/300, 300/500.

- Sản phẩm được các công ty nhập khẩu nước ngoài đánh giá cao về chất lượng, đặc biệt đảm bảo không nhiễm kháng sinh, tạp chất, các chỉ tiêu vi sinh theo yêu cầu khó tính của thị trường.

- Giá sản phẩm cạnh tranh so với các công ty xuất khẩu tôm trong nước do chủ động nguồn và giá thành của nguyên liệu.

Thị trường và kết quả kinh doanh

Từ 2007 đến nay (2012) công ty BIM chủ yếu xuất khẩu tôm đông lạnh ở các nước Mỹ, Châu Âu, Nhật,… chiếm 97% tổng doanh thu trong khi đó, bán tôm


nguyên liệu tại thị trường nội địa chiếm 3% tổng doanh thu. Kết quả kinh doanh từ 2009 – 2011 như bảng sau đây.

Bảng 2.4: Kết quả kinh doanh của công ty BIM qua các năm 2008 – 2011

Đơn vị tính: 1.000.000 đồng


Chỉ tiêu

2008

2009

2010

2011

Doanh thu nội địa

5.165

6.198

7.128

8.553

Doanh thu xuất khẩu

140.848

197.188

276.063

331.275

Tổng doanh thu

146.013

203.386

283.191

339.829

Các khoản giảm trừ

158

221

307

369

Giá vốn hàng bán

87.608

122.031

169.914

203.897

Lợi nhuận gộp

58.405

81.354

113.276

135.931

Doanh thu tài chính

396

552

768

922

Chi phí tài chính

1.575

2.194

3.055

3.665

CFBH và QLDN

17.296

24.093

33.546

40.256

Lợi nhuận từ HĐKD

39.930

55.619

77.443

92.932

Thu nhập khác

187

261

364

436

Lợi nhuận trước thuế

40.117

55.880

77.807

93.368

Thuế lợi tức nộp

10.029

13.970

19.452

23.342

Lợi nhuận sau thuế

30.088

41.910

58.355

70.026

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

Chiến lược Marketing cho sản phẩm tôm đông lạnh của công ty cổ phần thực phẩm BIM tại thị trường nội địa đến năm 2020 - 5

Nguồn: Công ty cổ phần thực phẩm BIM

Thị trường nội địa chủ yếu là các đầu nậu thu gom tôm nguyên liệu bán lại cho các công ty chế biến tôm đông lạnh xuất khẩu cung cấp cho nhóm khách hàng của BIM từ miền Trung trở vào đến Cà Mau. Còn các nhà hàng mua tôm tươi của BIM chủ yếu ở miền Bắc và đầm tôm Minh Thành đáp ứng nhu cầu này.

2.3. Phân tích môi trường bên trong công ty BIM

2.3.1. Phân tích các nguồn lực của công ty

Nguồn nhân lực: Nguồn nhân lực của công ty tương đối ổn định 2,000 – 2,300 người. Đội ngũ quản lý của công ty tốt, được đào tạo bài bản. Hằng năm công ty tổ chức tuyển dụng và đào tạo tay nghề cho đội ngũ kế thừa sẵn sàng đáp ứng công việc. Đội ngũ nhân viên trẻ, có trình độ cao. Cán bộ quản lý được trang bị các kiến thức về ISO, kiến thức quản trị điều hành, thường xuyên được đào tạo nhằm


đáp ứng yêu cầu phát triển trong giai đoạn đổi mới. Luôn luôn chú trọng tuyên truyền ý thức nâng cao chất lượng sản phẩm, xây dựng hình ảnh công ty,‌

- Quản trị viên cấp cao: Gồm ban giám đốc và các trưởng phó phòng ban có trình độ quản lý cao, có nhiều kinh nghiệm kinh doanh trên thương trường, có khả năng đánh giá và quan hệ đối ngoại tốt nên công ty sẽ có sức cạnh tranh cao.

- Quản trị viên cấp trung gian: Đây là đội ngũ trực tiếp quản lý phân xưởng sản xuất sản phẩm đòi hỏi phải có có kinh nghiệm công tác, khả năng ra quyết định và diều hành công tác.

- Đội ngũ quản trị viên cấp cơ sở: Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp phần nào cũng chịu sự chi phối của đội ngũ này thông qua các yếu tố như: năng suất lao động, trình độ tay nghề, ý thức trách nhiệm, kỷ luật lao động và sự sáng tạo của họ... bởi vì các yếu tố này chi phối việc nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành sản phẩm cũng như tạo thêm tính ưu việt, độc đáo mới lạ của sản phẩm.

Công ty luôn xem nguồn nhân lực là vốn quý nhất nên hàng năm đầu tư nhiều vào công tác đào tạo, bao gồm cả đào tạo nội bộ và gởi nhân viên đào tạo dài hạn. công tác chăm sóc sức khỏe được quan tâm đúng mực, hằng năm người lao động được khám sức khỏe định kỳ đầy đủ.

Nguồn lực tài chính: Trong những năm gần đây, tình hình xuất khẩu tôm đông lạnh của công ty phát triển khá tốt nên nguồn lực tài chính khá dồi dào và ổn định. Bên cạnh đó, công ty còn góp phần vốn vào các công ty con của tập đoàn BIM nên phát huy tối đa khả năng sinh lời từ lợi nhuận giữ lại.

Hệ số thanh khoản hiện thời của công ty luôn duy trì ở mức tương đối an toàn và khá hợp lý. Việc duy trì tài khoản lưu động không quá cao cũng không quá thấp đã đảm bảo khả năng chi trả vừa đảm bảo việc sử dụng vốn hiệu quả. Trong năm 2008 và 2009 khoản nợ ngắn hạn tăng lên do nợ dài hạn đến hạn phải trả chuyển sang, nên hệ số thanh toán hiện thời giảm, gây áp lực lên tình hình thanh toán nợ của công ty. Tuy nhiên vẫn đảm bảo ở mức an toàn.

Hệ số thanh toán nhanh: thanh toán tiền mặt cũng được duy trì ở an toàn, những năm gần đây giảm xuống do công ty đầu tư vào nhiều lĩnh vực khác và một phần do các khoản nợ dài hạn tới kỳ phải trả.


Bảng 2.5: Các chỉ tiêu tài chính của công ty BIM qua các năm 2008 – 2011

STT

Chỉ tiêu

ĐVT

2008

2009

2010

2011

I

Chỉ số thanh toán nhanh






1

Chỉ số thanh toán hiện thời

Lần

1,54

1,46

0,84

0,99

2

Hệ số thanh toán nhanh

Lần

1,21

1,26

0,68

0,65

3

Hệ số thanh khoản tiền mặt

Lần

1,01

1,12

0,49

0,35

4

Vòng quay các khoản phải thu

Lần

9,40

15,72

14,03

13,25

5

Ngày thu tiền bình quân

Lần

39

25

24

2

6

Vòng quay hàng tồn kho

Lần

6,12

5,64

7,50

6,70

7

Số ngày bình quân hàng tồn kho

Ngày

59

64

48

64

8

Vòng quay các khoản phải trả

Lần

7,87

3,91

3,84

4,13

9

Số ngày bình quân các khoản phải trả

Ngày

63

78

79

82

II

Chỉ số hoạt động






1

Biên lợi nhuận hoạt động

%

32,27

32,60

24,00

27,60

2

Biên lợi nhuận trước thuế

%

36,18

35,57

27,95

27,86

3

Biên lợi nhuận thuần (ROS)

%

26,01

25,32

20,01

20,30

4

Tỷ suất EBIT/TS

%

31,35

32,25

26,03

20,13

5

Tỷ suất LN ròng/TS (ROA)

%

24,42

21,24

16,12

13,21

6

Tỷ suất LN ròng/vốn CSH

%

36,09

51,23

35,25

27,43

7

Vòng quay vốn CSH

Lần

1,61

2,14

1,97

1,23

Nguồn: Công ty cổ phần thực phẩm BIM

Chỉ số hoạt động vòng quay các khoản phải thu có xu hướng tăng lên nên số ngày thu tiền bình quân giảm xuống. Năm 2010 là 24 và năm 2011 là 23 ngày. Vòng quay tồn kho qua các năm ít biến động, số ngày hoạt động từ 48 – 64 ngày điều này phản ánh tình hình hoạt động của công ty là khá ổn định.

Chỉ số sinh lời trong những năm qua cho thấy tình hình kinh doanh của công ty luôn đạt hiệu quả cao, các chỉ tiêu này luôn ở mức cao hơn so với trung bình ngành. Chỉ tiêu biên lợi nhuận hoạt động lợi nhuận trước thuế đạt ở mức cao. Cụ thể là đối với biên lợi nhuận hoạt động năm 2011 là 27,60%, lợi nhuận trước thuế năm 2011 là 27,86%. Chỉ tiêu lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) và chỉ tiêu lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) phản ánh tính hiệu quả trong việc sử dụng vốn của công ty. Qua các năm chỉ tiêu này đạt được ở mức khá, cho thấy

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/01/2023