Kiến Nghị Các Ngân Hàng Thương Mại Hướng Đến Mảng Kinh Doanh Ngân Hàng Bán Lẻ Như Một Chiến Lược Dài Hạn Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Ngân Hàng Và Giảm


Kết quả nghiên cứu thực nghiệm về mức độ ảnh hưởng của nợ xấu đến hiệu quả chi phí thông qua mối quan hệ giữa nợ xấu với hiệu quả ngân hàng hỗ trợ cho giả thuyết “quản lý kém” (bad management) và “kém may mắn” (bad luck). Chính vì vậy, các giải pháp phải tập trung ở yếu tố nội tại (được đề xuất trong lý thuyết “quản lý kém”) của ngân hàng nhằm nâng cao khả năng quản trị ngân hàng, đồng thời cũng đặt trong sự hỗ trợ của các yếu tố kinh tế vĩ mô. Các giải pháp cụ thể bao gồm:

Các yếu tố nội tại:

- Một là, xây dựng hệ thống quản trị rủi ro và cơ chế cạnh báo sớm rủi ro. Hệ thống này cần hướng đến ba trụ cột: Một là, xây dựng quy trình (cấp tín dụng, tiền gởi, mua bán ngoại tệ…) được chuyên môn hóa và có sự giám sát lẫn nhau. Đồng thời, con người thực hiện quy trình cần được đào tạo đúng chuyên môn và phổ biến trách nhiệm một cách chi tiết nhất; hai là, hình thành bộ phần quản trị rủi ro chủ động. Nhiệm vụ của bộ phận này là kiểm soát chất lượng tài sản và thực hiện quản trị những rủi ro chủ động dựa trên các mô hình cảnh báo sớm; bà là, thiết lập cơ quan giám sát bộ phận quản trị rủi ro nhằm tạo quan hệ giám sát chặt chẽ và tránh sai sót khi thực hiện toàn bộ quy trình nghiệp vụ.

- Hai là, kiện toàn quy trình tín dụng, hướng đến chuyên môn hóa và phê duyệt tập trung. Đồng thời, cơ chế giám sát lẫn nhau sẽ giúp ngân hàng phát hiện những sai lệch trong hoạt động cấp tín dụng. Ngoài ra, chất lượng của nhân viên trong quy trình tín dụng cũng cần quan tâm bằng những chính sách đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ.

- Ba là, hoàn thiện hoạt động định giá tài sản đảm bảo như: Quyết định phương pháp định giá tài sản; quy định về định giá tài sản đảm bảo; tách bạch giữa định giá tài sản và hoạt động cấp tín dụng…Việc hoàn thiện này giúp các ngân hàng đánh giá đúng giá trị thị trường của tài sản và trở thành dòng tiền trả nợ thứ yếu (sau phương án kinh doanh) đáng tin cậy.

- Bốn là, xây dựng và hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ. Hệ thống này sẽ thực hiện xếp hạng toàn bộ các khách hàng vay vốn trên cơ sở chấm điểm theo chỉ tiêu định lượng và định tính với các trọng số phù hợp. Ngoài ra, hệ thống


xếp hạng còn giúp phân loại nợ, hỗ trợ ra quyết định tín dụng và quản trị vài thành tố của một danh mục tín dụng hiệu quả.

- Năm là, ngân hàng nên quyết định một phương pháp quản lý nợ xấu. Quyết định này phải phù hợp với chiến lược phát triển của ngân hàng, danh mục tín dụng, tình trạng tài chính, nguồn lực nhân sự…Điều đó sẽ giúp ngân hàng quản trị nợ xấu va gia tăng tỷ lệ phục hồi của nợ xấu. Các ngân hàng có ba cách tiếp cận để quản trị nợ xấu: Một là, giữ lại các khoản nợ xấu (keep). Các khoản nợ này được ngân hàng dự đoán hoàn trả và tự xử lý theo cơ cấu nợ hoặc đôn đốc thu nợ; hai là, chuyển ra khỏi bảng cân đối kế toán (Write – off). Nợ xấu được chuyển ra khỏi bảng cân đối kế toán nhằm đáp ứng yêu cầu về hệ số an toàn vốn, tránh những chi phí liên quan đến quản lý nợ xấu hoặc khi thu hồi nợ không hiệu quả, hoặc số tiền thu nợ có thể sẽ ít hơn rất nhiều so với chi phí phát sinh; ba là, bán nợ xấu (sell). Ở đây, các khoản nợ xấu được bán theo giá thị trường cho bên thứ ba, có thể là VAMC.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 200 trang tài liệu này.

Sự hỗ trợ của vài yếu tố kinh tế vĩ mô:

- Một là, đối với Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cần tiếp tục thực hiện tái cơ cấu hệ thống ngân hàng thương mại. Đề án tái cơ cấu hệ thống ngân hàng thương mại đã phát huy được vai trò khi cải thiện điểm hiệu quả ngân hàng liên tục hệ thống ngân hàng sau năm 2012. Hoạt động tái cơ cấu ngân hàng cũng đã được thực hiện đồng bộ cùng với tiến trình xử lý nợ xấu nên thành tựu gia tăng thành tựu, số lượng ngân hàng hiệu quả gia tăng, hệ thống ngân hàng được sắp xếp trật tự…Vì vậy, NHNN cần đẩy mạnh hơn nữa hoạt động tái cơ cấu ngân hàng thương mại theo hướng thực chất với các giải pháp: (i) Ban hành chính sách giám sát an toàn vĩ mô hệ thống ngân hàng thương mại; (ii) đẩy nhanh áp dụng hiệp ước Basel II, hướng đến đến Basel III và mở rộng đối tượng ngân hàng áp dụng chuẩn Basel II; (iii) ban hành các chính sách liên quan đến gia tăng nguồn vốn chủ sở hữu và mở rộng quy mô ngân hàng; (iv) áp dụng mô hình đo lường hiệu quả ngân hàng và mô hình DEA với nợ xấu là đầu ra không mong muốn nhằm hướng đến quản trị rủi ro chủ động cũng như đánh giá kịp thời tính hiệu quả của hệ thống ngân hàng thương mại.


- Cuối cùng, VAMC đang và sẽ trở thành công cụ tốt để giảm trừ nợ xấu trong toàn bộ hệ thống. Tuy nhiên, VAMC cần phải được khẳng định vai trò là nhà quản lý thị trường mua bán nợ xấu, nhà tạo lập thị trường, và nhà đầu tư lớn trên thị trường. Vì vậy, quyền của VAMC cần được mở rộng: (i) Quy mô nguồn vốn hoạt động; (ii) đội ngũ nhân sự và chuyên gia; (iii) quản lý – điều hành thị trường mua bán nợ…

5.3. KIẾN NGHỊ

5.3.1. Kiến nghị các ngân hàng thương mại hướng đến mảng kinh doanh ngân hàng bán lẻ như một chiến lược dài hạn nhằm nâng cao hiệu quả ngân hàng và giảm trừ sự tác động của nợ xấu

Kết quả nghiên cứu về đo lường hiệu quả ngân hàng bằng mô hiệu hiệu quả chi phí DEA, mô hình DEA với đầu ra không muốn là nợ xấu và mối quan hệ giữa nợ xấu với hiệu quả chi phí đã cho thấy: các ngân hàng thương mại muốn đạt biên hiệu quả còn phụ thuộc nhiều vào tín dụng; thu ngoài lãi luôn là đầu ra thiếu hụt nhiều; tỷ lệ thừa chi phí rất cao; hiệu quả chi phí toàn hệ thống khá thấp; sự ảnh hưởng của hiệu quả chi phí là tức thời và lên tới 36% cho biến động tiêu cực của nợ xấu…. Vì thế, một trong những giải pháp được lựa chọn để gia tăng hiệu quả ngân hàng mang tính chiến lược và tránh phụ thuộc tín dụng, cũng như hạn chế nợ xấu là các ngân hàng thương mại Việt Nam hướng đến mảng kinh doanh ngân hàng bán lẻ và lựa chọn một phân khúc tiềm năng trong mảng ngân hàng bán lẻ. Cụ thể như sau:

- Các ngân hàng thương mại Việt Nam nên chú trọng đến xây dựng năm trụ cột của ngân hàng bán lẻ gồm: Một là, phát triển đa dạng nhiều sản phẩm – dịch vụ tài chính cá nhân và doanh nghiệp vừa & nhỏ; hai là, xây dựng đa kênh phân phối, lấy kênh phân phối hiện đại làm trọng tâm; nâng cao chất lượng dịch vụ từ chất lượng nhân viên ngân hàng; ba là, ứng dụng công nghệ vào phát triển mảng kinh doanh ngân hàng bán lẻ. Chính sự hiện diện của công nghệ sẽ làm cho khách hàng ngày càng trở nên rõ ràng hơn với ngân hàng thông qua cơ sở dữ liệu điện tử. Từ đó, ngân hàng sẽ có chính sách quản trị quan hệ khách hàng tốt nhất, và tiếp cận


khách hàng ngày càng nhiều hơn; cuối cùng, thiết lập hệ thống quản trị rủi ro và mô hình cảnh báo sớm sẽ giúp ngân hàng phát triển bền vững hơn.

- Để gia tăng lợi nhuận và phát triển bền vững, các ngân hàng thương mại Việt Nam nên lựa chọn mô hình bán lẻ hiện đại đang được khuyến nghị áp dụng. Đó là mô hình khách hàng làm trung tâm (customer centric). Lúc này, khách hàng là trung tâm, họ có thể tiếp cận đa sản phẩm – dịch vụ ngân hàng, đa kênh phân phối. Dịch vụ khách hàng tốt là điểm nhấn tạo sự hài lòng của khách hàng và hướng đến xây dựng lòng trung thành của khách hàng.

- Xây dựng chính sách cạnh tranh phi giá, lấy dịch vụ khách hàng làm trung tâm và khuyến khích mở rộng danh mục những sản phẩm – dịch vụ phi tín dụng. Ngoài ra, ngân hàng cần tập trung quản trị thương hiệu, phát triển mối quan hệ với khách hàng, tạo sự thuận tiện trong giao dịch…

Đã tới lúc, các ngân hàng thương mại Việt Nam phải thật sự thay đổi. Ở đó, các ngân hàng có thể lựa chọn hoặc là vẫn sở hữu sản phẩm – dịch vụ tài chính đa dạng, các phần mềm thanh toán và giao dịch linh hoạt, tích hợp những công nghệ hiện đại; hoặc là vẫn bảo vệ quan điểm “chi nhánh ngân hàng sẽ lên ngôi”, “hành vi khách hàng sẽ không đổi”, “tín dụng là nguồn thu chính”… Sự lựa chọn là của ngân hàng, nhưng kiến nghị của nghiên cứu là các ngân hàng thương mại Việt Nam nên lựa chọn hướng phát triển dựa trên mảng kinh doanh ngân hàng bán lẻ. Điều này phù hợp với xu hướng kinh doanh ngân hàng trên thế giới hiện nay.

5.3.2. Kiến nghị các ngân hàng thương mại xây dựng mô hình quản trị ngân hàng hiện đại nhằm hướng đến biên hiệu quả ngân hàng

Đối với mô hình quản trị ngân hàng truyền thống, sự quản lý là phân tán và có tính định hướng lợi nhuận theo đơn vị kinh doanh. Chính vì vậy, sự can thiệp của hội sở là không nhiều, chi phí quản lý khó kiểm soát, cũng như khả năng quản trị mục tín dụng, kiểm soát sau vay…rất khó khăn và tiêu tốn nhiều chi phí.

Do đó, để nâng cao hiệu quả ngân hàng toàn diện thì các ngân hàng thương mại Việt Nam nên hướng đến mô hình quản trị hiện đại – nơi hội sở sẽ thực hiện vai trò chủ động và chủ đạo. Điều này nằm ở mọi nghiệp vụ đều tập trung ở hội sở,


đồng thời định hướng lợi nhuận cho các chi nhánh theo đối tượng khách hàng, theo sản phẩm – dịch vụ, theo chức năng/quy mô chi nhánh…Khi đó, ngân hàng được sắp xếp và phân định giữa các bộ phận rõ ràng như: bộ phận kinh doanh, bộ phận hỗ trợ, bộ phận kiểm soát…và chi phí quản lý rất dễ kiểm soát lẫn đạt mức tối ưu.

Ngoài ra, mô hình quản trị này còn giúp xây dựng một hạ tầng quản trị rủi ro gồm nhiều ủy ban quản lý như: quản lý rủi ro thanh khoản và rủi ro thị trường; quản lý rủi ro tín dụng; quản lý rủi ro hoạt động; quản lý rủi ro kinh doanh và các tài sản đặc biệt…Và các bộ phận trên chịu sự chỉ đạo lẫn lệ thuộc hoàn toàn khối nghiệp vụ tại hội sở.

5.3.3. Kiến nghị các ngân hàng thương mại áp dụng phương pháp quản lý nợ xấu chủ động

Các ngân hàng thương mại nên áp dụng phương pháp quản lý nợ xấu, trong đó, những khoản nợ xấu được phân loại và đánh giá dựa trên tỷ lệ phục hồi (RR – recovey rate). Việc quản lý giúp ngân hàng nhận diện được hành vi ứng xử với những khoản nợ xấu. Mô hình được cụ thể hóa ở sơ đồ 5.1 bên dưới:


Hình 5.1: Các phương án quyết định bán nợ, giữ nợ hay đưa ra bảng cân đối kế toán


Nguồn Tác giả tổng hợp từ báo cáo của IFC 2012 Khi xuất hiện nợ xấu hoặc 1

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ báo cáo của IFC (2012)

Khi xuất hiện nợ xấu hoặc dấu hiệu nợ sắp thành nợ xấu, thông qua phân loại nợ định lượng hoặc định tính bởi hệ thống xếp hạng tín nhiệm nội bộ. Lúc này, các ngân hàng cần thiết lập hệ thống cảnh báo sớm về nợ xấu dựa trên tỷ lệ phục hồi RR (recovery rate) và tỷ lệ chấp nhận tối thiểu MAR (minium acceptable rate, tương tự phần trăm trong tổng tổn thất dự kiến).

Nếu tỷ lệ phục hồi thấp hơn 0, nghĩa là khoản nợ không có khả năng phục hồi thì ngân hàng nên ra quyết định đưa toàn bộ dư nợ khoản vay ra khỏi bảng cân đối kế toán và dừng mọi hình thức thu hồi nợ. Bước tiếp theo là trích lập dự phòng theo quy định của cơ quan hoạch định chính sách.

Nếu tỷ lệ thu hồi nợ lớn hơn 0, nghĩa là khoản nợ có khả năng phục hồi nhưng sẽ rơi vào hai trường hợp: một là, tỷ lệ phục hồi (RR) lớn hơn tỷ lệ chấp nhận tối thiểu (MAR), nghĩa là khả năng thu hồi nợ rất khả thi và chưa ảnh hưởng nhiều đến


chỉ số tài chính ngân hàng, thì ngân hàng nên giữ lại để xử lý nợ; hai là, tỷ lệ phục hồi nợ nhỏ hơn tỷ lệ chấp nhận tối thiểu (MAR) thì ngân hàng lập tức bán khoản nợ/danh mục nợ này trên thị trường mua bán nợ Việt Nam.

5.3.4. Kiến nghị NHNN xây dựng hệ thống đo lường hiệu quả ngân hàng

Kiến nghị NHNN nên áp dụng mô hình đo lường hiệu quả ngân hàng (có thể là BCC – O, BCC – I, SBM, hiệu quả chi phí, hiệu quả lợi nhuận, hiệu quả doanh thu…) mang tính phù hợp với đặc thù của hệ thống ngân hàng Việt Nam. Tác giả khuyến nghị sử dụng mô hình hiệu quả chi phí DEA. Hiện nay, công cụ được sử dụng để đo lường nhiều mô hình hiệu quả là những phần mềm do nhiều công ty phát triển như maxDEA, DEA Sovler Pro, Konsi…Thông qua các mô hình trên, NHNN sẽ phân loại được hai nhóm ngân hàng rõ rệt là: nhóm ngân hàng đạt biên hiệu quả và nhóm kém hiệu quả; từ đó NHNN sẽ khoanh vùng các ngân hàng kém hiệu quả. Đồng thời có thể phân tích nguyên nhân kém hiệu quả của những ngân hàng này đến từ các loại chi phí cụ thể và những đầu ra thiếu hụt.

Ngoài ra, NHNN áp dụng đồng thời mô hình DEA với đầu ra không mong muốn là nợ xấu để xem xét mức độ tác động của nợ xấu đến hiệu quả ngân hàng. Mô hình này không những phân chia đựa ngân hàng đạt biên hiệu quả/ngân hàng kém hiệu quả, mà còn cung cấp tỷ lệ nợ xấu tối ưu/khoảng tỷ lệ nợ xấu tối ưu giúp ngân hàng tiến tới biên hiệu quả. Thông qua kết quả phân tích ở chương 4, tác giả khuyến cáo không nên có một con số cảm tính về tỷ lệ nợ xấu để áp dụng cho toàn hệ thống ngân hàng, mà cần xây dựng khoảng tỷ lệ nợ xấu tối ưu cho từng ngân hàng dựa vào quy mô, tối ưu hóa đầu vào thừa/đầu ra thiếu, hoặc nhóm ngân hàng, hoặc cả hệ thống ngân hàng.

Thông qua kết quả nghiên cứu ở chương 4 thông qua mô hình DEA với nợ xấu là đầu ra không mong muốn, tác giả kiến nghị NHNN thực hiện phân loại bốn nhóm ngân hàng, cụ thể như sau:

- Nhóm ngân hàng định hướng, là các ngân hàng VCB, CTG, BID, AGR. Bởi lợi thế quy mô, và đạt biên hiệu quả liên tục trong quá trình nghiên cứu. Nhóm ngân hàng này có xu hướng định hướng cho sự phát triển của hệ thống ngân hàng thương


mại Việt nam. Tuy nhiên, nợ xấu là một yếu tố tác động tiêu cực đến hiệu quả ngân hàng, nên bốn ngân hàng cần chú trọng hơn nữa quản trị rủi ro chủ động và kịp thời xử lý những khoản nợ xấu phát sinh.

- Nhóm ngân hàng động lực, bao gồm các ngân hàng thương mại cổ phần đạt biên hiệu quả liên tục với mô hình DEA có nợ xấu là đầu ra không mong muốn. Khi thực hiện đo lường hiệu quả ngân hàng, NHNN sẽ phân loại được các ngân hàng này vào nhóm động lực.

- Nhóm ngân hàng cần cải thiện, bao gồm các ngân hàng thương mại cổ phần đạt biên hiệu quả không liên tục, hoặc dưới điểm biên hiệu quả nhưng phần đầu vào thừa/đầu ra thiếu có khả năng tự kiểm soát. Các ngân hàng này cần phải tự tái cơ cấu mạnh mẽ và tối ưu đầu vào thừa/đầu ra thiếu để hướng đến nhóm ngân hàng động lực.

- Nhóm ngân hàng giám sát đặc biệt, bao gồm các ngân hàng thương mại dưới biên hiệu quả liên tục và có điểm hiệu quả rất thấp. Các ngân hàng thuộc nhóm này buộc phải tái cơ cấu và thực hiện giám sát chặt chẽ bởi NHNN. Đồng thời, NHNN phải khoanh vùng nhóm ngân hàng giám sát đặc biệt, nhất là ở sự ảnh hưởng tiêu cực của nợ xấu đến hiệu quả ngân hàng.

Xây dựng hệ thống đo lường hiệu quả ngân hàng và hiệu quả ngân hàng có đầu ra không mong muốn là nợ xấu sẽ giúp NHNN xếp hạng các ngân hàng một cách khoa học và rõ ràng. Việc nhóm và xếp hạng các ngân hàng theo điểm hiệu quả còn giúp NHNN khoanh vùng ngân hàng yếu kém lẫn đưa ra giải pháp chính sách phù hợp hướng đến ổn định vi mô cho hệ thống ngân hàng.

5.3.5. Nhóm kiến nghị cơ quan hoạch định chính sách nhằm hỗ trợ ổn định hệ thống tài chính và thúc đẩy xử lý triệt để nợ xấu

Các kiến nghị nhằm hỗ trợ ổn định tài chính:

Một là, NHNN nên tăng cường kỷ luật thị trường Ngân hàng thương mại Việt Nam. NHNN cần xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định về công bố thông tin, trong đó có các chế tài thích hợp nếu không tuân thủ và được áp dụng đối với tất cả các NHTM, nhằm bảo đảm tính công khai, minh bạch về thông

Xem tất cả 200 trang.

Ngày đăng: 14/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí