2.2.2. Môi trường ngành
2.2.2.1. Khả năng cung ứng các dịch vụ phục vụ khách du lịch MICE
Do thế mạnh của MICE, du lịch MICE đã được nhiều công ty trong ngành du lịch Việt Nam đầu tư và kinh doanh từ nhiều năm nay. Bước đầu các công ty du lịch, các hang lữ hành và khách sạn đã liên kết để cùng nhau hoạt động thu hút khách du lịch MICE kể cả khách Inbound (Khách du lịch quốc tế nhận khách) và khách Outbound (Khách du lịch quốc tế gửi khách). Đánh dấu cho sự hợp tác và lien kết này là sự ra đời của một số tổ chức chuyên nghiệp để hỗ trợ nhau cùng phát triển. Tổ chức này có tên gọi là Việt Nam Meeting and Incentive Club vào năm 2002. Tham gia tổ chức này bao gồm Hãng hàng không quốc gia Việt Nam (Vietnamairline – VNA), Tổng công ty du lịch Hà Nội, Tổng công ty du lịch Sài Gòn – Saigontourist phối hợp với 23 khách sạn lớn trong cả nước như New World, Sofitel, Sheraton , Legend, Deawoo, Melia, Equatorial… và các khu vực lớn trong cả nước hình thành lên Câu lạc bộ Việt Nam Meeting and Incentive Club viết tắt là MICE Club Vietnam. Chính nhờ sự ra đời của MICE Club Vietnam, nên sự phối hợp giữa các công ty lữ hành, các khách sạn và các hãng vận chuyển trở lên dễ dàng và thuận tiện hơn trong việc phục vụ khách du lịch MICE, thậm chí có được những chính sách ưu đãi đặc biệt về giá để có được những sản phẩm chất lượng và giá cả hợp lý đến với khách hàng. Chính hàng hàng không Vietnamairline cũng đã cam kết giảm giá vé cho Ban tổ chức và Hội viên Câu lạc bộ MICE Việt Nam, xây dựng chính sách giá riêng cho khách MICE và bán các sản phẩm tại các thị trường tiềm năng. Ngày 23/4/2004 đã khai trương trang website http://www.meetingvietnam.com. Với sự ra đời của MICE Club Vietnam và trang website đã góp phần xúc tiến và quảng bá hình ảnh đất nước Việt Nam như một điểm sáng du lịch trên thị trường du lịch thế giới để tổ chức loại hình du lịch MICE mang tầm vóc quốc tế.
Dưới đây là các bảng tổng hợp thông tin về khả năng cung ứng của các khách sạn và các trung tâm tổ chức hội nghị hội thảo tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
Bảng 2.1 Khả năng đáp ứng các dịch vụ của các khách sạn 5 sao tại Hà Nội
Tên khách sạn | Số lượng phòng | Giá phòng trung bình (VNĐ) | Số lượng nhà hàng | Số lượng quầy bar | Phòng họp | ||
Số lượng | Sức chứa | ||||||
1 | Sofitel Metropol Hanoi | 364 | 3.570.000 | 2 | 3 | 11 | 300 |
2 | Sofitel Plaza Hanoi | 322 | 3.150.000 | 2 | 4 | 10 | 600 |
Có thể bạn quan tâm!
- Khái Quát Về Trung Tâm Tổ Chức Hội Nghị Và Du Lịch Chất Lượng Cao Quốc Tế
- Cơ Cấu Tổ Chức, Chức Năng, Nhiệm Vụ Của Công Ty
- Tình Hình Hoạt Động, Xúc Tiến Du Lịch Và Hội Nhập Quốc Tế.
- Xu Hướng Thay Đổi Năng Lực Thương Lượng Của Khách Hàng
- Kết Quả Hoạt Động Sản Xuất Kinh Doanh Của Công Ty Du Lịch Goldentour
- Các Yếu Tố Marketing Của Công Ty Du Lịch Goldentour
Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.
Melia Hanoi | 306 | 3.360.000 | 4 | 2 | 4 | 900 | |
4 | Sheraton Hanoi | 299 | 2.940.000 | 2 | 2 | 5 | 500 |
5 | Intercontinental Hanoi | 359 | 3.150.000 | 5 | 4 | 4 | 200 |
6 | Hilton Hanoi Opera | 269 | 3.360.000 | 3 | 3 | 7 | 300 |
7 | Nikko Hanoi | 255 | 2.520.000 | 3 | 2 | 2 | 120 |
8 | Hanoi Daewoo | 411 | 2.310.000 | 4 | 2 | 10 | 800 |
9 | Hanoi Horizon | 250 | 2.207.000 | 2 | 3 | 6 | 600 |
Nguồn: Phòng kinh doanh của các khách sạn 5 sao năm 2012
Bảng 2.2 Khả năng đáp ứng các dịch vụ của các khách sạn 5 sao tại TP Hồ Chí Minh
Tên khách sạn | Số lượng phòng | Giá phòng trung bình (VNĐ) | Số lượng nhà hàng | Số lượng quầy bar | Phòng họp | ||
Số lượng | Sức chứa | ||||||
1 | Caravelle | 335 | 3.360.000 | 3 | 2 | 5 | 600 |
2 | Legend Saigon | 282 | 3.150.000 | 4 | 4 | 7 | 698 |
3 | Majestic | 175 | 2.207.000 | 6 | 3 | 17 | 1200 |
4 | New World Saigon | 552 | 2.520.000 | 3 | 2 | 8 | 1100 |
5 | Park Hyatt | 252 | 2.940.000 | 3 | 2 | 4 | 320 |
6 | Renaisance Riverside | 349 | 2.310.000 | 5 | 3 | ||
7 | Sheraton Saigon | 382 | 2.940.000 | 6 | 3 | 17 | 1200 |
8 | Sofitel Plaza Saigon | 290 | 3.360.000 | 2 | 1 | 8 | 500 |
Nguồn: Phòng kinh doanh của các khách sạn 5 sao năm 2012
Bảng 2.3 Các địa điểm tổ chức hội ghị hội thảo tại Hà Nội
Địa điểm | Địa chỉ | Khả năng | ||||
1 | Trung tâm Hội nghị Quốc Gia (NCC – National Convention Center) | Mỹ Đình, Hà Nội | Tổ chức Hội nghị hội thảo chuyên nghiệp | |||
2 | Trung tâm Hội nghị Quốc tế | 11 Lê Hồng Phong, Ba Đình, Hà Nội. | Tổ chức Hội nghị, hội thảo chuyên nghiệp | |||
3 | Trung tâm Hội chợ triển | 138 Giảng Võ, Hà Nội | Tổ | chức | Hội | Chợ |
lãm Việt Nam | chuyên nghiệp | ||
4 | Trung tâm triển lãm văn hóa nghệ thuật Việt Nam | Số 2, Hoa Lư, Hà Nội | Tổ chức Hội Chợ, Hội nghị chuyên nghiệp |
5 | Nhà hát lớn Hà Nội | Hoàn Kiếm, Hà Nội | Tận dụng mặt bằng |
6 | Cung Văn hóa Hữu nghị Việt Xô | Đường Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm Hà Nội | Tận dụng mặt bằng |
7 | Nhà hát Quân đội | Hồ Tùng Mậu, Cầu Giấy, Hà Nội | Tận dụng mặt bằng |
8 | Và một số nhà hát, nhà văn hóa các quận |
Bảng 2.4 Các địa điểm tổ chức hội ghị hội thảo tại TP Hồ Chí Minh
Địa điểm | Địa chỉ | Khả năng | |||
1 | Trung tâm Hội chợ Triển lãm Sài Gòn SECC | Đường Nguyễn Văn Linh, P. Tân Phú, Q7, TP Hồ Chí Minh | Tổ nghiệp | chức | chuyên |
2 | Trung tâm Triển lãm và Hội nghị Quốc tế TP Hồ Chí Minh - HIECC | 446 Hoàng Văn Thụ, Q. Tân Bình, TP Hồ Chí Minh | Tổ nghiệp | chức | chuyên |
3 | Cung Văn hóa Lao động | 55B Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 1, TP Hồ Chí Minh | Địa điểm tổ chức hội chợ, hội nghị chuyên nghiệp | ||
4 | Nhà thi đấu Quân khu 7 | 202 Hoàng Văn Thụ, Q. Phú Nhuận, TP Hồ Chí Minh | Tận dụng mặt bằng | ||
5 | Nhà thi đấu Thể dục Thể thao Phú Thọ | 01 Lữ Gia, Phường 15, Quận 1, TP Hồ CHí Minh | Tận dụng mặt bằng | ||
6 | Nhà hát Bến Thành | 06 Mạc Đĩnh Chi, Quận 1, TP Hồ Chí Minh | Tận dụng mặt bằng | ||
7 | Và một số nhà văn hóa các quận |
Ngoài hệ thống các khách sạn, nhà hàng và các địa điểm tổ chức hội nghị, hội thảo, phục vụ khách du lịch MICE còn có sự đóng góp lớn của các hãng lữ hành, các hãng vận chuyển lớn như hàng không, đường sắt, đường thủy, đường bộ…
Trong 20 năm qua, với tốc độ tăng trưởng trung bình năm luôn đạt mức hai con số, Vietnam Airlines đã không ngừng lớn mạnh và vươn lên trở thành một hãng hàng không có uy tín trong khu vực nhờ thế mạnh về đội bay hiện đại, mạng bay rộng khắp và lịch nối chuyến thuận lợi, đặc biệt là tại Đông Dương. Khởi đầu với những chuyến bay nội địa không thường lệ, ngày nay Vietnam Airlines đã khai thác đến 21 tỉnh, thành phố trên khắp mọi miền đất nước và 28 điểm đến quốc tế tại 26 quốc gia và vùng lãnh thổ. Năm 2006, sau khi được đạt được chứng chỉ uy tín về an toàn khai thác của Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA), Vietnam Airlines đã chính thức trở thành thành viên của Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế và khẳng định chất lượng dịch vụ mang tiêu chuẩn quốc tế của mình. Ngày 10/6/2010, Vietnam Airlines chính thức trở thành thành viên thứ 10 của Liên minh hàng không toàn cầu - SkyTeam. Sự kiện này đánh dấu một bước phát triển vượt bậc của hãng trong tiến trình hội nhập thành công vào thị trường quốc tế. Sau khi gia nhập liên minh, mạng đường bay của Vietnam Airlines được mở rộng lên tới hơn 1000 điểm đến trên toàn cầu.
Sự hình thành các hãng hàng không giá rẻ như Jetstar, Vietjet Air… mang lại cơ hội đi máy bay cho những người chưa từng sử dụng loại phương tiện này trước đó do hạn chế về khả năng tài chính, đáp ứng nhu cầu giao thương, thăm hỏi người thân và đi du lịch của người Việt Nam và khách quốc tế ngày càng tăng.
Qua một số các ví dụ điển hình ở trên, chúng ta có thể nhận thấy Việt Nam đã sẵn sàng nhập cuộc với việc hội tụ đầy đủ các dịch vụ để đón những đoàn khách MICE trong tương lai.
2.2.2.2. Cạnh tranh trong ngành
Hiện nay cả nước có trên dưới 500 công ty du lịch, phân bố ở 63 tỉnh thành trên cả nước. Riêng tại thành phố Hà Nội có khoảng 284 công ty du lịch và chi nhánh và văn phòng đại diện của các công ty du lịch trên cả nước. Thị trường du
lịch MICE bắt đầu cạnh tranh mạnh mẽ kể từ năm 2000. Sự góp mặt của các công ty du lịch mới thời gian qua đã tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ trong việc hướng tới khách hàng, đặc biệt là khách MICE. Bằng nhiều biện pháp thu hút khách như thay đổi phương thức tính giá, vùng tính giá, triển khai các chương trình khuyến mãi... Các công ty đều dồn lực để mở rộng thị trường khách du lịch MICE, một số công ty tập trung phát triển thị trường quốc tế.
Có thể nói, hiện tại trên thị trường du lịch MICE Trung tâm tổ chức hội nghị và du lịch Chất lượng cao Quốc tế có khá nhiều đối thủ cạnh tranh. Tuy nhiên, khả năng cạnh tranh như: Công ty lữ hành Hanoitourist, Công ty du lịch Vietravel, Công ty dịch vụ lữ hành Saigontourist, Công ty du lịch Trans Viet,…
- Công ty lữ hành Hanoitourist:
Các năng lực cạnh tranh trong kinh doanh loại hình du lịch MICE của công ty Lữ hành Hanoitourist
- Kinh doanh loại hình du lịch MICE sớm nhất cả nước. Trụ sở công ty ngay tại thủ đô Hà Nội, nơi được đánh giá là có hoạt động kinh doanh khách du lịch MICE rất phát triển.
- Công ty có tiềm lực mạnh về tài chính, có quan hệ hợp tác với nhiều đối tác lớn trong khu vực
- Nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao, nhiều kinh nghiệm, thông thạo nhiều ngoại ngữ.
- Công tác xúc tiến, quảng bá thương hiệu mạnh.
Từ năm 1998- 2005: là đơn vị du lịch có tổng doanh thu đứng thứ nhất của Hàng không Việt Nam tại khu vực miền Bắc. Hanoitourist là đối thủ mạnh của Goldentour.
- Vietravel:
Các năng lực cạnh tranh trong kinh doanh loại hình du lịch MICE của công ty Lữ hành Vietravel:
- Chính sách giá cả linh hoạt hợp lý, lịch trình tham quan định kỳ, thường xuyên.
- Nguồn nhân lực có chất lượng cao, phong cách phục vụ tận tâm, chuyên nghiệp.
- Hệ thống phương tiện vận chuyển hiện đại, đồng bộ hạn chế tối thiểu rủi ro cho du khách.
- Các tour du lịch của Vietravel có chất lượng dịch vụ đứng đầu cả nước về điều hành.
- Công ty dịch vụ lữ hành Saigontourist ( thuộc Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn). Năng lực cạnh tranh trong kinh doanh loại hình du lịch MICE.
- Có quy mô lớn hoạt động mạnh trên cả nước, là một trong các công ty Lữ hành có hệ thống khách sạn lớn và hiện đại.
- Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại và đồng bộ, công ty có 13 khu du lịch và 28 nhà hàng với đầy đủ tiện nghi...Đứng đầu về hợp tác liên doanh với nước ngoài tổ chức các tour du lịch quốc tế, là thành viên chính thức của các tổ chức du lịch thế giới như PATA, ASTA, JATA và USTOA.
- Đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn cao, làm việc chuyên nghiệp sẽ mang lại cho quý khách thông tin cần thiết nhất.
- Sản phẩm du lịch phục vụ nhu cầu của khách MICE phong phú, đa dạng mang tính tổng hợp cao.
Bảng 2.5: Tổng hợp so sánh giữa các đối thủ cạnh tranh
Thương hiệu | Quy mô | Sản phẩm | |
Hanoi Tourist | Thương hiệu | Quy mô lớn tại Việt Nam | Sản phẩm tour du lịch đa |
mạnh tại Miền | nói chung và ở Hà Nội | dạng, có cả các chương | |
Bắc | nói riêng. | trình chuyên phục vụ | |
khách du lịch MICE, các | |||
khách sạn và nhà hàng | |||
phục vụ khách du lịch | |||
MICE như Khách sạn | |||
Dân Chủ - 4 sao, khách | |||
sạn Hòa Bình 3 sao, |
khách sạn Thăng Long Opera 3 sao… | |||
Viettravel | Thương hiệu lữ hành mạnh trong cả nước | Quy mô lớn trong cả nước: Miền Bắc, Miền Trung và Miền Nam – có văn phòng tại 18 tỉnh thành trong cả nước, có nhiều văn phòng đại diện ở nước ngoài như Mỹ, Campuchia. | Sản phẩm du lịch đa dạng - Các chương trình tour du lịch trong và ngoài nước phong phú, có các chương trình riêng dành cho khách du lịch MICE - Có phòng vé máy bay -Có xí nghiệp vận chuyển xuyên Á |
Saigontourist | Thương hiệu | Saigontourist được Tổng | Sản phẩm du lịch đa |
mạnh trong cả | cục Du lịch Việt Nam | dạng | |
nước, đặc biệt | đánh giá là một trong | -Có các chương trình | |
là tại miền | những doanh nghiệp hàng | tour du lịch phong phú | |
Nam. | đầu về lĩnh vực du lịch. | phục vụ khách MICE. | |
Hiện đang quản lý 8 công | -Có khách sạn – nhà | ||
ty dịch vụ lữ hành, 54 | hàng và khu du lịch phục | ||
khách sạn, 13 khu du lịch | vụ khách MICE | ||
và 28 nhà hàng với đầy đủ | - Có công ty vận chuyển | ||
tiện nghi. Trong lĩnh vực | chủ động trong dịch vụ | ||
liên doanh, Saigontourist | vận chuyển khách du | ||
đã đầu tư vào hơn 50 | lịch. | ||
công ty cổ phần và trách | |||
nhiệm hữu hạn trong | |||
nước và 9 công ty liên | |||
doanh có vốn nước ngoài, | |||
hoạt động tại các thành |
phố nước. | lớn | trên | khắp | cả |
2.2.2.3. Đối thủ cạnh tranh tiềm tàng
Hầu hết các hãng lữ hành lớn của cả nước đều đã có chi nhánh tại Hà Nội, vì vậy đối thủ cạnh tranh tiềm tàng chỉ có thể đến từ nước ngoài. Tuy nhiên, khác với các loại hình du lịch văn hoá, giải trí,.. vai trò của hệ thống bán lẻ (các đại lý du lịch của các hãng lữ hành) là rất quan trọng, còn đối với du lịch MICE, các công ty có nhu cầu tổ chức du lịch MICE có xu hướng làm việc trực tiếp với các hãng lữ hành địa phương vốn có những quan hệ chặt chẽ với các hệ thống phiên dịch viên, vận chuyển nội thị cùng những đơn vị cung cấp các phương tiện nghe nhìn. Do đó, trong thời gian đến, đối thủ cạnh tranh tiềm tàng chưa đáng kể.
2.2.2.4. Xu hướng thay đổi năng lực thương lượng của nhà cung cấp
Công ty du lịch Goldentour có mối quan hệ tốt với các nhà kinh doanh khách sạn, các nhà cung cấp dịch giải trí trên cả nước. Hơn nữa, đối với loại hình du lịch MICE chi phí chuyển đổi khách hàng không đáng kể, đây cũng là nguyên nhân làm gia tăng áp lực từ nhà cung cấp đối với công ty. Bên cạnh đó, trong những năm qua số lượng khách MICE đến với công ty chưa nhiều và không ổn định nên nhu cầu sử dụng các dịch vụ phục vụ khách MICE của nhà cung cấp cũng hạn chế. Vì vậy, công ty du lịch Goldentour rất khó thực hiện các chính sách “mở” của nhà cung cấp như sẵn sàng sử dụng những dịch vụ mới, đa dạng. Điều này đã tạo ra những áp lực lớn cho công ty du lịch Goldentour từ nhà cung cấp, nhà cung cấp gây áp lực làm giảm khả năng thương lượng mức độ điều chỉnh giá, giảm khả năng thương lượng thời hạn áp dụng giá mới của công ty du lịch Goldentour với nhà cung cấp, họ có thể huỷ bỏ những dịch vụ điều chỉnh giá thấp để cung cấp sản phẩm cho khách hàng khác đưa ra mức giá cao hơn. Bên cạnh đó nhà cung cấp cũng có xu hướng giảm đi chất lượng dịch vụ.