trước đó. Các nền kinh tế đang phát triển và mới nổi sẽ tăng trưởng 5,3% trong năm 2012 và 5,7% trong năm tới, giảm tương ứng 0,2% và 0,1% so với dự báo trước đó. Mặc dù hạ mức dự báo song IMF vẫn ghi nhận tốc độ tăng trưởng kinh tế của nhóm nước này tiếp tục góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
IMF cho biết các nhà làm chính sách đã ngăn chặn được nguy cơ suy giảm tài khóa lớn ở EU. Tuy nhiên, Eurozone vẫn là một trong những rủi ro lớn nhất đối với nền kinh tế toàn cầu. Tại Eurozone, các ngân hàng vẫn bị kẹt trong lợi nhuận thấp và thiếu vốn, khiến nguồn cung tín dụng bị hạn chế. Ngoài ra, các rủi ro chính trị và tài khóa cũng khiến khả năng phục hồi của khu vực này càng thêm mờ nhạt. Vì thế, GDP dự kiến năm 2013 giảm 0,25% và năm 2014 chỉ tăng 1,1%.
IMF cảnh báo những rủi ro cũ đối với kinh tế khu vực vẫn còn, trong khi những rủi ro mới lại bắt đầu xuất hiện. Trong ngắn hạn, các rủi ro phần lớn vẫn xuất phát ở Eurozone bao gồm những sự kiện bất ổn tương tự như ở Síp và Italia trong thời gian vừa qua. Các nền kinh tế Pháp, Italy và Tây Ban Nha đều được IMF dự báo có mức tăng trưởng âm. Trong khi đó, nền kinh tế lớn nhất EU là Đức được dự báo tăng trưởng nhưng dưới mức 1% trong năm 2013.
Mới đây, IMF và Cơ quan kiểm soát ngân sách quốc gia còn cảnh báo, nền kinh tế Pháp có thể rơi vào vùng âm trong năm nay và không thể đạt những con số dự báo của chính phủ. Tuyên bố này đã làm dấy lên tâm lý nghi ngờ về cam kết của Paris đưa thâm hụt ngân sách về dưới mốc 3% GDP như chỉ số giới hạn của Liên minh.
IMF dự báo kinh tế Mỹ sẽ tăng trưởng 1,9% trong năm nay, trước khi tăng lên 3,0% vào năm 2014. Các biện pháp cắt giảm chi tiêu công đã khiến các nhà dự báo của IMF hạ triển vọng kinh tế Mỹ xuống, nhưng mức tăng trưởng này vẫn được cho là mạnh hơn so với các nền kinh tế phát triển khác. Những dấu hiệu sôi động của thị trường, tỷ lệ thất nghiệp giảm, một số ngành hàng chủ lực của nền kinh tế doanh thu tăng mạnh, bắt đầu có lãi…phản ánh sự khởi sắc của nền kinh tế.Tuy nhiên, các nhà phân tích cho rằng, việc khởi sắc của thị trường tiêu dùng Mỹ mới chỉ là bước đầu, do vẫn còn thiếu các yếu tố bảo đảm cho sự tăng trưởng bền vững.
Đối với châu Á nói chung, IMF đã nâng dự báo tăng trưởng ở mức khiêm tốn khoảng 5,75% trong năm 2013, chủ yếu do kết quả của sự hồi phục nhu cầu bên ngoài và nhu cầu trong nước tiếp tục gia tăng. Nhu cầu cá nhân tăng mạnh nhờ các chính sách nới lỏng, điều kiện tài chính thuận lợi và nguồn lao động dồi dào. Bên cạnh đó, khu vực này cũng được hưởng lợi từ nhu cầu đang tăng tại Trung Quốc và chính sách kích thích kinh tế của Nhật Bản. Tuy nhiên, IMF cũng cảnh báo châu Á có thể đối mặt với rủi ro do thiếu cân bằng tài chính giữa các nền kinh tế và nguy cơ mất niềm tin vào các chính sách trong khu vực. Việc này có thể gián đoạn các hoạt động đầu tư và thương mại. Vì vậy, các nhà hoạch định chính sách cần đảm bảo cân bằng giữa tăng trưởng bền vững và ổn định tài chính. Theo đó, IMF hạ dự báo tăng trưởng của Trung Quốc xuống còn 8%. Được biết, GDP quý 1 của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới giảm còn 7,7%, thấp hơn so mức 7,9% trong quý 4- 2012. Nhật Bản – nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới năm nay dự kiến tăng trưởng đạt 1,6% và lạm phát là 0,1%. Tốc độ này cho năm tới là 1,4% và 3% nhờ chính sách nới lỏng tiền tệ mạnh mẽ trong thời gian vừa qua. Trong báo cáo, IMF cũng dự báo tăng trưởng kinh tế của 5 nước ASEAN, gồm Indonesia, Thái-lan, Malaysia, Philippines và Việt Nam, sẽ đạt trung bình 5,9% năm 2013 và 5,5% năm 2014. Theo đó, tăng trưởng của Indonesia năm 2013 sẽ ở mức 6,3% và năm 2014 là 6,4%, các con số tương ứng của Thái Lan là 5,9% và 4,2%; Malaysia là 5,1% và 5,2%; Philippines là 6,0% và 5,5%; Việt Nam là 5,2% và 5,2%.
Chịu tác động tiêu cực từ sự suy thoái kinh tế thế giới, từ cuối năm 2008, kinh tế Việt Nam đã gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, đến nay, đã xuất hiện những tín hiệu tích cực ở hầu hết các lĩnh vực kinh tế. Việc GDP năm 2012 đạt 5.03%, thấp hơn mục tiêu đề ra là 5.5%, nhưng theo một nghiên cứu về Việt Nam giai đoạn 2012 - 2017 được 'Research and Markets' bổ sung gần đây: Dự kiến, đến năm 2017, tổng thu nhập quốc nội (GDP) thực tế của Việt Nam sẽ đạt 206 tỷ USD, tốc độ tăng trưởng đạt 6,5%. Như vậy, với dự báo trên, sau 5 năm, GDP của Việt Nam sẽ tăng gấp rưỡi hiện tại. Việt Nam được các bạn bè trên thế giới đánh giá là nước có nền
Có thể bạn quan tâm!
- Kinh Nghiệm Trong Phát Triển Loại Hình Du Lịch Mice
- Khái Quát Về Trung Tâm Tổ Chức Hội Nghị Và Du Lịch Chất Lượng Cao Quốc Tế
- Cơ Cấu Tổ Chức, Chức Năng, Nhiệm Vụ Của Công Ty
- Khả Năng Cung Ứng Các Dịch Vụ Phục Vụ Khách Du Lịch Mice
- Xu Hướng Thay Đổi Năng Lực Thương Lượng Của Khách Hàng
- Kết Quả Hoạt Động Sản Xuất Kinh Doanh Của Công Ty Du Lịch Goldentour
Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.
kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao và ổn định so với thế giới, đây là một lực hút đối với các nhà đầu tư nước ngoài.
Qua đây, ta nhận thấy rằng môi trường kinh tế cũng có ảnh hưởng không nhỏ cho việc phát triển du lịch MICE. Đồng thời những thay đổi bất ngờ của nó cũng có thể sẽ tạo ra những bất lợi không nhỏ cho việc phát triển loại hình du lịch này.
2.2.1.2. Môi trường chính trị - luật pháp – an ninh
Môi trường chính trị của Hà Nội hiện nay được đánh giá là rất ổn định. Chính sách “đổi mới” và “mở cửa” Đảng và Nhà nước luôn được lãnh đạo thành phố quan tâm mở rộng, điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế nói chung và phát triển du lịch nói riêng. Việc ra đời của Luật Du Lịch năm 2005, nhằm khẳng định sự quan tâm triệt để của nhà Nước ta đối với ngành kinh tế du lịch. Là một thành phố có thế mạnh về du lịch, trong những năm qua thành phố Hà Nội cũng đã triển khai ban hành nhiều Chỉ thị, Nghị quyết, Quyết định liên quan đến du lịch nhằm tạo điều kiện cho du lịch Hà Nội ngày càng phát triển.
Hà Nội là thủ đô của cả nước, môi trường du lịch của thành phố có nhiều diễn biến phức tạp, tình trạng ép giá, tăng giá, nạn ăn xin, đeo bám, chèo kéo khách du lịch được báo chí nói nhiều trong thời gian vừa qua. Nhưng ông Mai Tiến Dũng – Phó Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Hà Nội khẳng định, hiện tượng này không phải là mới xuất hiện và cũng không phải chỉ xuất hiện ở riêng Hà Nội mà cả nước, cả thế giới vẫn đang có rất nhiều bức xúc với thực trạng này. Trước thực trạng đó, Sở VHTTDL Hà Nội đã triển khai nhiều hoạt động thanh tra, kiểm tra và xử phạt, đình chỉ hoạt động đối với các cơ sở lưu trú có dấu hiệu móc nối với taxi bắt chẹt khách du lịch, không làm thủ tục để thẩm định xếp hạng…; kiểm tra các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành trên địa bàn thành phố; giải quyết nhiều vụ việc khiếu kiện của khách du lịch như vụ xích lô dù ép giá khách du lịch, taxi dù đưa khách tới nơi không đúng điểm khách muốn tới… Tuy vậy, những vụ việc gây ảnh hưởng không tốt đến hình ảnh du lịch Việt Nam nói chung hay du lịch Hà Nội nói riêng vẫn chưa được giải quyết triệt để, một phần của thực trạng đó là văn bản pháp quy chưa quy định cụ thể về những hành vi vi phạm, chế tài xử phạt các hành vi vi phạm
chưa có tính răn đe cao, chưa có sự vào cuộc đồng bộ của các ngành các cấp trong việc giải quyết thực trạng trên…
Phó Tổng cục trưởng Tổng cục du lịch Việt Nam - Ông Nguyễn Mạnh Cường nhận định, trong thời gian qua, môi trường du lịch nóng lên bởi các hiện tượng taxi dù, chèo kéo, đeo bám khách du lịch… nhưng một sự thật không thể phủ nhận Hà Nội vẫn là điểm du lịch hấp dẫn đối với khách du lịch quốc tế. Mới đây, trang web du lịch lớn nhất thế giới TripAdvisor đã bình chọn Hà Nội là một trong 25 điểm đến tại châu Á được du khách yêu thích nhất.
2.2.1.3. Giao thông và những ảnh hưởng của nó
Mạng lưới kết cấu hạ tầng ở Hà Nội đa dạng với hệ thống đường hàng không,
đường thuỷ, đường sắt và đường bộ phát triển đồng bộ.
- Đường hàng không: Sân bay Quốc tế Nội Bài, sân bay này là cửa ngõ giao thông quan trọng không chỉ của thủ đô Hà Nội mà còn của cả miền Bắc. Đây là sân bay lớn thứ hai của Việt Nam hiện nay, sau Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất ở Sài Gòn. Sân bay quốc tế Nội Bài thuộc huyện Sóc Sơn, cách trung tâm thủ đô Hà Nội 30 km về phía Tây Bắc. Có rất nhiều hãng máy bay đặt đường bay đến với sân bay Nội Bài như Cathay Pacific, China Airlines, Eva Air, Hong Kong Airlines, Korean Air, Vietnam Airlines. Điều này tạo thuận lợi cho việc di chuyển của khách MICE, họ là những vị khách rất tiết kiệm về thời gian. Nói chung vận chuyển đường không đến Hà Nội là tương đối thuận lợi đối với khách MICE trong và ngoài nước.
- Đường sắt: Ga Hà Nội là một trong những ga lớn của đường sắt Bắc-Nam Việt Nam, tất cả các chuyến tàu đều phải dừng tại đây. Nhà ga nằm ngay trung tâm thành phố. Hà Nội là một đầu mút của đường sắt Thống Nhất Bắc Nam dài 1.726 km, nằm trong tổng chiều dài 2.600 km của hệ thống đường sắt Việt Nam, chủ yếu do Pháp xây dựng. Ngoài ra, từ Hà Nội còn có các tuyến đường sắt nối với các tỉnh phía Bắc và đi ra cảng Hải Phòng. Đường sắt Hà Nội là hệ thống giao thông quan trọng trong vận chuyển hàng hóa và hành khách, được nối liền với hầu hết với mọi miền ở Việt Nam.
- Đường thuỷ: Hà Nội có hệ thống sông ngòi khá lớn, thuận lợi cho việc vận tải bằng đường sông. Các sông chảy qua địa bàn: Sông Hồng, Sông Đáy, Sông Đuống, Sông Cà Lồ, Sông Nhuệ…rất thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hoá và cả những chuyến du lịch bằng đường thủy như du lịch Sông Hồng.
- Giao thông trong thành phố Hà Nội: Đi lại trong nội thành Hà Nội có thể sử dụng các loại xe công cộng như xe bus, taxi, xe máy, ô tô du lịch... Khách du lịch cũng có thể đi xích lô, xe điện và được ngắm cảnh phố phường một cách thuận tiện.
2.2.1.4. Môi trường công nghệ
Hệ thống thông tin liên lạc được hiện đại hoá và phát triển mạnh, đảm bảo nhu cầu trong nước và quốc tế, là trung tâm thông tin lớn của cả nước cùng với thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, Các công ty du lịch nhìn chung vẫn chưa có mạng lưới truyền thông và các công nghệ phục vụ cho du lịch MICE sánh được với các trung tâm MICE lớn trên thế giới, công nghệ của các trung tâm du lịch MICE nổi tiếng trên thể giới không ngừng nâng cao tạo thêm một áp lực mới cho việc phát triển công nghệ phục vụ cho du lịch MICE tại nước ngoài.
2.2.1.5. Tình hình hoạt động, xúc tiến du lịch và hội nhập quốc tế.
Trong những năm cuối thế kỷ XX hoạt động xúc tiến của Tổng cục du lịch Việt Nam về du lịch nói chung đặc biệt là du lịch MICE nói riêng về cơ bản chưa được quan tâm đúng mức nên còn khá mờ nhạt. Hoạt động xúc tiến chủ yếu chỉ dừng lại ở việc tham gia các hội chợ du lịch quốc tế và tổ chức một số hội chợ và sự kiện du lịch trong nước. Các tài liệu truyền thông không được đầu tư nhiều về nguồn lực tài chính cũng như nguồn lực con người nên ít về số lượng, kém hấp dẫn và nghèo về nội dung và chất lượng thấp. Vai trò của xúc tiến du lịch nói chung, du lịch MICE nói riêng chưa được nhận thức đúng đắn trong các cấp, các ngành nên rất hạn chế về cơ chế tạo nguồn kinh phí và phối hợp lực lượng trong các chiến dịch quảng bá và xúc tiến du lịch. Tổ chức bộ máy xúc tiến còn nhiều bất cập, nhân lực cho xúc tiến còn thiếu và yếu do đó không có tính chuyên nghiệp. Việc tham gia các hội chợ du lịch, tổ chức các chương trình giới thiệu điểm đến mang nặng tính hình thức, theo lối mòn, đơn điệu, do đó hiệu quả thấp. Các hoạt động lễ hội, sự kiện du
lịch khá dập khuôn, nặng về phô trương, sân khấu hóa do đó thông tin đến với đối tượng truyền thông chưa nhiều.
Bắt đầu từ năm 2000, năm đầu tiên của chương trình hành động quốc gia về du lịch 2000-2001 hoạt động xúc tiến du lịch mới xuất hiện những dấu hiệu khởi sắc. Trong năm 2000 Tổng cục du lịch đã phối hợp với Sở Du lịch Hà Nội tham gia các hội chợ du lịch quốc tế tại các thị trường trọng điểm như Anh, Nhật Bản, Đức, Pháp, Mỹ, Trung Quốc. Việc triển khai Chương trình hành động quốc gia về du lịch dưới sự chỉ đạo Nhà nước về du lịch đã tăng tính lien thông, mang đến những thay đổi tích cực trong quá trình triển khai hoạt động xúc tiến của Việt Nam. Một số các hoạt động xúc tiến du lịch như: Tham dự các hội chợ IT & CMA (Incentive Travel & Conventions, Meetings ASIA) lần thứ 11 từ ngày 4-6.11.2003 tại trung tâm hội nghị IMPACT, Bawngkok, Thái Lan. Đây là hội chợ chuyên về thị trường du lịch MICE có uy tín tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Tại đây có tới 277 nhà hoạt động triển lãm và khách hang, với 110 công ty trong đó có nhiều đoàn tham dự với quy mô lớn như Đức, Úc, Anh, Bỉ, Ba Lan…
Tham dự hội chợ IMEX – đây là hội chơi chuyên về du lịch MICE (5/2004 – Frankfurt – Đức), thu hút sự chú ý của các hang du lịch cũng như các nhà cung ứng dịch vụ du lịch MICE của thế giới.
Tham gia những ngày văn hóa Hà Nội tại Toulouse Pháp tháng 5/2007. Tham gia các hội chợ quốc tế quan trọng như Hội chợ quốc tế Hoa Kỳ (ASTA) tổ chức tại Jeju, Hàn Quốc tháng 3/2007. Các hội chợ du lịch quốc tế lớn, hội chợ chuyên đề như MICE, Sinh thái, Văn hóa (tại Nga tháng 5 và tháng 9, WTM tháng 11 tại Anh, ITB tháng 3 tại Đức…)
Những hội chợ quốc tế như thế này luôn có sự kết hợp với các hội thảo chuyên đề, là diễn đàn trao đổi những vấn đề và hướng phát triển của du lịch MICE, giới thiệu những sản phẩm cũng như các thách thức mới với các công ty cung ứng du lịch MICE tại Việt Nam. Việc tham gia các kỳ hội chợ du lịch hàng năm trên thế giới là cơ hội để quảng bá thương hiệu của công ty ở thị trường quốc tế góp phần việc quảng cáo điểm đến du lịch MICE tại Việt Nam.
Ngoài việc tham gia các hội chợ, triển lãm, Tổng cục du lịch, các Sở du lịch ở các địa phương (nay là các Sở Văn hóa – Thể Thao – Du lịch) như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện quảng cáo qua mạng với địa chỉ www.vietnamtourism.gov.vn,www.hanoitourism.gov.vn, www.hochiminhcity.gov.vn, www.meetingvietnam.com , …xúc tiến qua các quầy cung cấp thông tin, qua các phương tiện thông tin đại chúng như Đài truyền hình Việt Nam, Đài phát thanh truyền hình Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh như “Dạo quanh phố phường, dạo qua thị trường”, “Dư địa chí truyền hình”, “Việt Nam vẻ đẹp tiềm ẩn”… xúc tiến qua truyền hình, kênh CNN hoặc xúc tiến qua các tài liệu truyền thông như ấn phẩm, băng đĩa, đặc biệt ở Hà Nội còn có lắp đặt trạm thông tin du lịch tự động.
Đặc biệt, báo Thanh niên khởi xướng chương trình duyên dáng Việt Nam đầu tiên tạo nguồn tài chính hỗ trợ cho những học sinh nghèo hiếu học, nhưng trong những năm qua, chương trình vì mục đích từ thiện này còn được nâng lên thành một chương trình giao lưu văn hóa Việt Nam và thế giới. Từ đó đem đến cho thế giới một nền văn hóa Việt Nam đẹp đẽ và phong phú. Thưởng thức những tiết mục này, bạn bè quốc tế có thể nhận ra một đất nước Việt Nam yên bình và giàu bản sắc đang trên con đường hội nhập.
Chương trình Duyên dáng Việt Nam (Charming Vietnam Gala) đã gây tiếng vọng lớn tại Úc năm 2005, Singapore năm 2007 và tại Anh năm 2008. Có thể nói đây là một chương trình nghệ thuật mang tính đột phá trong việc giới thiệu hình ảnh đất nước và con người Việt Nam, là hành trình đưa văn hóa Việt Nam đến với Cộng đồng thế giới, xứng đáng với vai trò làm cầu nối, làm động lực phát triển du lịch, kinh tế và quan hệ hợp tác giữa Úc, Singapore và Anh Quốc.
Và hơn nữa, Việt Nam đã trực tiếp tham gia chủ trì, tổ chức thành công Hội nghị mạng lưới các thành phố lớn châu Á thế kỷ XXI – ANMC 21 (tháng 11/2003), Đại hội thể thao các nước khu vực Đông Nam Á SEA GAMES 22 (tháng 12/2003), Hội nghị thượng đỉnh Á – Âu lần thứ 5 (ASEM 5 – tháng 10/2004), đặc biệt là Hội nghị cấp cao APEC 14 (tháng 11/2006).
APEC là hội nghị quốc tế lớn nhất từ trước đến nay được tổ chức tại Việt Nam. Hội nghị này đã đánh dấu một mốc quan trọng để Việt Nam tham gia vào thị trường du lịch MICE trong khu vực và trên thế giới. Tham gia vào hội nghị APEC 14 có 21 nền kinh tế thành viên, 3 tổ chức quan sát viên và một đội ngũ hung hậu các nhà báo đưa tin. Chỉ vài tuần phục vụ APEC bằng mấy năm chúng ta “lê la” khắp các hội chợ du lịch Quốc tế và hình ảnh đất nước, con người Việt Nam, du lịch Việt Nam và đặc biệt là du lịch MICE của Việt Nam, không mất chi phí xúc tiến mà vẫn xuất hiện trên khắp các kênh truyền hình thế giới.
Tổ chức thành công Đại lễ Phật đản Liên hợp quốc VESAK lần V (tháng 5/2008), Diễn đàn Du lịch Đông Nam Á tại Hà Nội (ATF 2009), Năm 2010, Sở Văn hóa - Thể Thao và Du lịch Hà Nội nhận nhiệm vụ đón tiếp và phục vụ các đoàn đại biểu khách quốc tế và trong nước trong sự kiện trọng đại của đất nước – Đại lễ Thăng Long – Hà Nội 1000 năm. Đã chủ trì tổ chức đăng cai thành công hội nghị lần thứ XI của Hội đồng Xúc tiến du lịch Châu Á (CPTA) từ ngày 10/10- 13/10/2012. Tổ chức Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam – Hà Nội tháng 4. 2013…
Và trong thời gian tới, Tổng cục du lịch kết hợp với Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch Hà Nội tham gia các hoạt động, tham dự kỳ họp lần thứ XII – Hội đồng Xúc tiến du lịch Châu Á (CPTA), tham gia Tổ chức xúc tiến du lịch các thành phố Châu Á – Thái Bình Dương (TPO), tổ chức Giới thiệu du lịch Hà Nội (Roadshow) tại Hàn Quốc, tổ chức đoàn xúc tiến du lịch tại Canada, tổ chức làm việc và khảo sát du lịch tại Đại Liên – Trung Quốc. Đón một số đoàn khảo sát quốc tế đến từ Nhật Bản, Trung Quốc, Phần Lan – Thụy Điển, Pháp… vào khảo sát tuyến điểm, thị trường du lịch Hà Nội và các vùng phụ cận, tiếp xúc với các doanh nghiệp du lịch Hà Nội, tìm kiếm cơ hội hợp tác kinh doanh, đầu tư trên lĩnh vực du lịch…
Những sự kiện trên đã góp phần thu hút khách du lịch đến với Việt Nam nói chung và đến với Hà Nội nói riêng trong thời gian qua. Và trong thời gian tới, chính những sự kiện, những chương trình xúc tiến và hội nhập quốc tế này là cơ hội để quảng bá du lịch Việt Nam ra thị trường thế giới góp phần vào việc thúc đẩy, phát triển thị trường khách du lịch quốc tế đến Việt Nam.