Khái Quát Về Trung Tâm Tổ Chức Hội Nghị Và Du Lịch Chất Lượng Cao Quốc Tế


trò tích cực trong việc phát triển du lịch MICE. Văn phòng này có các chức năng cơ

bản sau:

- Cung cấp thông tin toàn diện về các cơ sở vật chất, các địa điểm tổ chức và dịch vụ ở Singapore.

- Phối hợp với các nhà tổ chức và các cơ quan chính phủ khác để đảm bảo các buổi họp và các sự kiện được tổ chức thành công.

- Phối hợp với các nhà tổ chức kiểm tra địa điểm.

- Sắp xếp và tạo thuận lợi các cuộc gặp gỡ với các thành viên tham gia.

- Dàn dựng đề cương quảng cáo cho thông báo sơ bộ của các cuộc họp.

- Cung cấp tài liệu và thông tin quảng cáo cho các cuộc họp.

Bảng 1.3. Các trung tâm hội thảo ở Singapore



Trung tâm

Khu vực triển lãm

Phòng họp

Bên trong (m2)

Bên ngoài (m2)


Số phòng

Sức chứa

Loại

lớp học

Loại

nhà hát

Singapore Expo

60.000

25.000

19

27.645

46.090

Trung tâm hội nghị và triển

lãm quốc tế Suntec

26.830


33

10.916

22.796

Tổng cộng

86.830

25.000

52

38.561

68.886

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.

Chiến lược khai thác và phát triển thị trường khách du lịch MICE tại Trung tâm tổ chức hội nghị và du lịch chất lượng cao quốc tế - 5


1.2.4.2. Kinh nghiệm của thành phố Hồ Chí Minh

Ở nước ta hiện nay, thành phố Hồ Chí Minh là một trong những trung tâm tổ chức du lịch MICE thuộc loại lớn và có tiếng trong cả nước. Các công ty lữ hành của thành phố đã từng tổ chức được nhiều tour phục vụ cho khách MICE. Tại thành phố Hồ Chí Minh có các công ty có tiếng và cũng khá thành công trong lĩnh vực du lịch MICE này như: Bến Thành tourist, Viet travel, Fidi tour,… cũng đã đạt được


nhiều thành công đáng kể. Để có được những thành công như trên, qua cách tổ chức các tour MICE của các công ty, ta thấy được các kinh nghiệm sau:

- Về phía chính quyền thành phố: thành phố đã sớm nhận ra được những lợi ích có được từ du lịch MICE, do đó đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển cơ sở hạ tầng cần thiết nhằm phát triển du lịch MICE, qua một điển hình như việc UBNDTP đã đồng ý cho phép Saigontourist đầu tư xây dựng Trung tâm hội nghị quốc tế tại quận 7 với diện tích khoảng 12ha, và kinh phí khoảng 52 triệu USD nhằm thu hút khách MICE đến thành phố.

- Việc năng động trong công tác chuẩn bị của các công ty nhằm đáp ứng nhu cầu thưởng thức sự khác biệt về văn hoá, ẩm thực và khám phá các điểm du lịch là một điều không thể thiếu trong công việc tổ chức du lịch MICE. Có lẽ đây là yếu tố quyết định trong thành công của việc tổ chức MICE. Kinh nghiệm của các công ty trong việc tổ chức tour MICE. Về mặt ý tưởng trong công tác chuẩn bị thì các công ty luôn có những chiêu độc và mới lạ nhằm làm hài lòng khách du lịch. Trong tour MICE do Saigontourist tổ chức cho 40 khách VIP, công ty đã gây bất ngờ cho tham quan Vịnh Hạ Long bằng trực thăng hay việc tổ chức du lịch MICE cho khách từ thành phố Hồ Chí Minh đến Malaixia và Singapore bằng du thuyền 5 sao Super Star Gemini.

- Các công ty cũng chú trọng rất nhiều trong công tác chuẩn bị cho tour, thường thời gian thiết kế xong một chương trình cũng phải mất từ 6 tháng đến một năm. Do “sai sót” là điều tối kị đối với các công ty lữ hành. Tất cả đều phải hoàn hảo trước những vị khách khó tính. Bên cạnh đó, người xây dựng chương trình phải dùng kinh nghiệm của mình để “đoán ý thích” của khách.

- Sự liên kết giữa các công ty lữ hành và các cơ sở lưu trú cũng là điều quan trọng không kém. Hệ thống khách sạn tại thành phố cũng phải đáp ứng được nhu cầu ngày một cao của khách. Hiện tại, hệ thống khách sạn 4-5 sao như Sheraton, Caravell,..cũng đáp ứng được phần nào nhu cầu của khách. Phòng họp lớn, có sức chứa tới 1000 khách, phòng ốc hiện đại tiện nghi phải đủ số lượng để đảm bảo cho khách lưu trú cùng lúc mà không phải tách phòng ở các địa điểm khác là yếu tố đầu


tiên để khách du lịch MICE lựa chọn. Đi đầu trong việc này là công ty Bến Thành tourist với việc thành lập trung tâm tố chức hội thảo, sự kiện và du lịch (CUTE), và theo đó là Saigontourist với trung tâm hội nghị quốc tế tại quận 7.

- Ngoài ra, đối với các cơ sở cung cấp dịch vụ hỗ trợ (tổ chức trò chơi dân gian, tham quan cảnh miền quê, nấu các món ăn dân dã,…) các công ty đòi hỏi phải có sự cam kết trong việc cung cấp dịch vụ có chất lượng.

1.2.4.3. Kinh nghiệm của Đà Nẵng

Nằm ở trung độ của đất nước, trên trục giao thông Băc – Nam về đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không, Đà Nẵng là một trong những cửa ngõ quan trọng ra biển của Tây Nguyên và các nước Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanma đến các nước vùng Đông Bắc Á qua hành lang kinh tế Đông Tây. Bên cạnh đó, với các tuyến giao thông quan trọng như Quốc lộ 1A, đường sắt liên vận quốc tế Trung Quốc – ASEAN dự kiến đi qua, cảng biển và sân bay quốc tế, tạo ưu thế về vị trí địa lý kinh tế của Đà Nẵng, xứng đáng là thành phố hạt nhật của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Các trung tâm kinh doanh – thương mại của các nước vùng Đông Nam Á và Thái Bình Dương đều nằm trong phạm vi bán kính 2.000km từ thành phố Đà Nẵng. Không nơi đâu tại Việt Nam du khách có thể trải nghiệm những hình thái phong cảnh đa dạng như tại Đà Nẵng. Thành phố Đà Nẵng hội tụ đủ: Sông, núi, biển, vịnh, đảo, đèo... tạo nên một “hòn non bộ” khổng lồ. Tất cả những điều kiện trên đã tạo cho thành phố Đà Nẵng một vị trí địa lý đặc biệt thuận lợi cho sự phát triển nhanh chóng và bền vững.

Thêm nữa là nguồn tài nguyên du lịch phong phú và đa dạng như thiên nhiên tươi đẹp, hấp dẫn, đa dạng sinh học, bãi biển đẹp, nhiều di tích lịch sử văn hoá. Đà Nẵng là cửa ngõ đến với các di sản văn hoá thế giới, du khách dễ dàng có được những chuyến đi trong ngày đến Hội An, Mỹ Sơn, Huế. Hệ thống cơ sở hạ tầng đồng bộ, tập trung nhiều cơ sở lưu trú đẳng cấp quốc tế với đầy đủ các tiện nghi và dịch vụ kèm theo. Hệ thống giao thông ngày càng hoàn thiện, nhiều tuyến đường mới được khai thông. Với việc xây dựng cảng hàng không mới tại Sân Bay Quốc tế Đà Nẵng, dự kiến đên năm 2015, sân bay có thể đạt công suất 4 triệu lượt


khách/năm. Những lợi thế nền tảng này hoàn toàn đáp ứng được nhu cầu của khách

MICE khi đến Đà Nẵng.

Đà Nẵng trong những năm gần đây nổi lên như một: “ Thành phố sự kiện” với rất nhiều sự kiện nổi bật: Hội nghị Liên minh Nghị viện các nước Đông Nam Á AIPO (2002), Hội nghị Đầu tư Đà Nẵng (2003), Cuộc họp Nội các Việt Nam – Thái Lan (2004), các Hội nghị Bộ trưởng trong khuôn khổ Năm APEC Việt Nam 2006, Hội nghị Doanh nhân Kiều bào 2006, Tuần lễ Hành lang Kinh tế Đông – Tây 2007, cuộc thi Bắn pháo hoa Quốc tế Đà Nẵng, diễn đàn Đầu tư Đà Nẵng 2009, và hôi nghị ASEAN tại Đà Nẵng (2009-2010).

Để có được thành công như trên, thành phố Đà Nẵng có những kinh nghiệm

như sau:

- Tận dụng lợi thế về phong cảnh đẹp, và lợi thế về hạ tầng, cơ sở vật chất và các tọên ích của Đô thị loại một và là trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất miền Trung Việt Nam để phát triển du lịch công vụ.

- Có sự liên kết với các công ty lữ hành tại thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội nhằm có được lượng khách MICE đáng kể từ các công ty ở hai đầu đất nước.

- Được sự quan tâm, giúp đỡ rất nhiều từ phía chính quyền thành phố.

- Thường xuyên tạo ra các sự kiện nhằm thu hút khách du lịch như: Lễ hội bắn pháo hoa Quốc tế Đà Nẵng hàng năm.

1.2.4.4. Những bài học rút ra

Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng đều có lợi thế về điều kiện tự nhiên, với những danh lam thắng cảnh và những di sản văn hoá thế giới được du khách quốc tế yêu thích. Tuy nhiên, chúng ta chưa biết khai thác hết tiềm năng và thế mạnh du lịch của mình. Trong khi đó một số nước như Nhật Bản, Singapore, Thái Lan, Hong Kong lại tận dụng rất tốt lợi thế so sánh của mình để phát triển và có thể rút ra một số ý như sau:

- Thứ nhất, để phát triển loại hình du lịch MICE thì phải có cơ quan quản lý chuyên trách, như vậy hiệu quả mới cao, kết quả mới tốt được. Chính vì thế để phát triển du lịch MICE thì một cơ quan quản lý chuyên trách về MICE là không thể


thiếu. Hầu hết các quốc gia khai thác thị trường này đều có một cơ quan hay tổ chức xúc tiến du lịch MICE như một số quốc gia đã thành lập: Japan Congress and Convention Bureau, Singapore Convention Bureau, Malaysia Covention Bureau, HongKong Convention and Incentive Travel Bureau, Shanghai Convention Bureau, Thailand Incentive and Convention Bureau.

- Thứ hai, du lịch MICE là loại hình du lịch đòi hỏi phải có một hệ thống cơ sở vật chất, kỹ thuật hiện đại. Vì thế các công ty du lịch cần phải có một hệ thống khách sạn 4-5 sao với các trang thiết bị hội nghị, hội thảo đạt chuẩn quốc tế. Thêm vào đó là những trung tâm hội họp đủ tiêu chuẩn để tổ chức các sự kiện hội nghị, hội thảo, triển lãm có sức chứa từ vài nghìn người trở lên, mang tầm vóc quốc tế. Đặc biệt chúng ta không thể thiếu được là các trung tâm mua sắm, khu vui chơi giải trí…để phục vụ cho sự tiêu xài của du khách MICE - du khách có sự chi tiêu cao.

- Thứ ba, khách hàng của MICE thường là những công ty, tập đoàn đa quốc gia, những tổ chức quốc tế lớn trên thế giới nên cần phải có những nhà tổ chức chuyên nghiệp (Profession Convention Organizer) đứng ra đảm nhiệm để cho việc tổ chức các sự kiện MICE được thành công.

- Thứ tư, một hệ thống các phòng ban, các đơn vị được phân chia rõ nhiệm vụ, chức năng và phối hợp hài hoà với nhau là điều mà du lịch Việt Nam hiện đang còn thiếu và phải cải thiện. Một bộ máy được thiết kế một cách khoa học và được điều hành tốt sẽ là “chìa khoá”, là nền tảng vững chắc cho sự thành công của du lịch Việt Nam. Ta có thể thấy, “Tổng cục du lịch Singapore” cũng bao gồm nhiều phòng ban và mỗi phòng ban vừa có những nhiệm vụ riêng, vừa có những hỗ trợ cho toàn ngành du lịch. Vì vậy, du lịch Thái Lan hay Singapore đã thành công một phần là nhờ vào nền tảng vững chắc đó.

- Thứ năm, đầu tư có trọng điểm và mạnh để khai thác những thế mạnh của mình, qua đó tạo nên một “điểm tựa” thúc đẩy sự phát triển của toàn ngành du lịch chứ không nên dàn trải dẫn đến kém hiệu quả. Những năm qua, mặc dù du lịch Việt Nam đã có rất nhiều cố gắng vươn xa, quảng bá đến những khu vực tiềm năng nhất trên thế giới, nhưng sự đầu tư của Nhà nước cho ngành du lịch vẫn được ví như


"muối bỏ bể". Hiện tượng này xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Trước hết, nguồn ngân sách dành cho hoạt động du lịch của Việt Nam được đầu tư quá dàn trải. Ở 64 tỉnh, thành từ vùng núi cao cho đến duyên hải, hiện nay đều chọn du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn và đều đều hàng năm ném vào đó những món tiền đầu tư khá lớn. Một hiện tượng nữa, đó là sự lãng phí trong đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch. Không một địa phương nào trong số 64 tỉnh thành không dành khoản đầu tư lớn cho kinh tế du lịch. Đặc biệt là các tỉnh duyên hải từ Quảng Ninh vào đến Cà Mau, gần như diện tích bờ biển đều chỉ giành để đầu tư cho các dự án nghỉ ngơi, giải trí. Đơn cử, chỉ tính trên gần 200km bờ biển Quảng Nam và Đà Nẵng, hàng trăm dự án resort, với con số đầu tư (còn trên giấy) hàng tỉ USD, đã đăng ký kín gần như không còn một chỗ nào trống.

Trong khi đó tại Thái Lan, trong số ba điểm tham quan đáng chú ý và thu hút hầu hết con số du khách đến đất nước này, thì chỉ có hai điểm du lịch biển gần như duy nhất được giới thiệu du khách đến, đó là Phuket và Pattaya. Cả hai điểm này không chỉ được đầu tư rất tốt về cơ sở hạ tầng mà hàng trăm dịch vụ vui chơi, giải trí trên cạn, dưới nước như Nongnoc, Fantasy, Tiffanys show, vịnh Phangnam, Công viên biển Marine Park... đều được đầu tư đến nơi đến chốn và trình độ "móc hầu bao" du khách còn được nâng lên hàng công nghệ. Ở Phuket - một điểm du lịch biển ở miền Nam Thái Lan, cứ 30 phút là có 1 chuyến bay, trong khi tại Đà Nẵng (một trong những bãi biển đẹp nhất thế giới) thì lịch bay mỗi ngày 1-2 chuyến. Một điểm khác, hiện nay giá tour Thái Lan từ Việt Nam đi chưa đến 5 triệu đồng, trong khi dịch vụ phục vụ du khách khá hoàn hảo và khép kín.

- Thứ sáu, Việt Nam nói chung và thành phố Hà Nội nói riêng phải xây dựng được cho mình một hình ảnh đặc biệt ấn tượng để quảng bá rộng khắp cho du khách mọi nơi biết. Chính vì thế việc xây dựng hình ảnh là rất cần thiết và thêm vào đó là sự liên kết với các trung tâm MICE nổi tiếng để học hỏi kinh nghiệm của những chuyên gia đồng thời thông qua đó có thể giới thiệu đất nước Việt Nam.


1.3 Tóm tắt chương 1

Ở chương này chúng ta đã tìm hiểu những lý luận cơ bản về chiến lược phát triển loại hình du lịch MICE, cũng như tìm hiểu các cơ sở lý luận về du lịch MICE từ đó đưa ra những quan điểm và hình thành hệ thống phân tích cho các chương tiếp theo. Những kinh nghiệm về phát triển du lịch MICE được đúc rút từ Singapore và một số tỉnh thành trong cả nước như Thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng sẽ là cơ sở để Trung tâm tổ chức hội nghị và du lịch chất lượng cao Quốc tế có thể học hỏi và tìm ra các phương pháp để khai thác và phát triển thị trường khách du lịch MICE.


Chương 2

PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ HÌNH THÀNH CHIẾN LƯỢC KHAI THÁC THỊ TRƯỜNG KHÁCH DU LỊCH MICE TẠI TRUNG TÂM TỔ CHỨC HỘI NGHỊ VÀ DU LỊCH CHẤT LƯỢNG CAO QUỐC TẾ

2.1. Khái quát về Trung tâm tổ chức Hội nghị và du lịch chất lượng cao quốc tế

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển

Trung tâm tổ chức hội nghị và du lịch chất lượng cao Quốc tế

(Goldentour & Convention) được hình thành và phát triển qua nhiều giai đoạn.

Thời kỳ đầu là: Trung tâm tổ chức hội nghị và Du lịch chất lượng cao quốc tế (Golden Tour and Convention). Viết tắt là Goldentour and Convention.

Tên giao dịch là: GOLDEN PROMTION AGENCY

Trụ sở chính: Số 1 Đặng Thái Thân, Hoàn Kiếm, Hà Nội

Điện thoại: (04) 39332166

Fax: ++84-39332168

Email: GDS@vnn.vnWebsite: Goldentour.com.vn

Trung tâm trực thuộc Công ty TNHH Nhà nước Một thành viên Đầu tư Thương Mại và Du lịch Thắng Lợi.

Tên giao dịch: VICTORIA INVESTMENT TRADE AND TOURISM CORPORATION COMPANY LIMITED.

Tên viết tắt: VICTORIA CORPORATION CO., LTD

Trực thuộc: Hội đồng Trung ương Liên minh các hợp tác xã Việt Nam.

Trụ sở chính: Ngõ 149 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội.

Điện thoại: (04) 37331857 Fax: (04) 37331967

Email: victoria-ist@fpt.vn

Công ty TNHH NN Một thành viên đầu tư TM & Du lịch Thắng Lợi được thành lập năm 1988. Sau đó công ty được thành lập theo nghị định 778-QĐUB quyết định thành lập Doanh nghiệp đoàn thể tại số 2914/QĐUB của UBND Thành

Xem tất cả 137 trang.

Ngày đăng: 06/08/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí