Chiến lược khai thác và phát triển thị trường khách du lịch MICE tại Trung tâm tổ chức hội nghị và du lịch chất lượng cao quốc tế - 2


2.14

Doanh thu, lợi nhuận từ kinh doanh loại hình du lịch

MICE của công ty du lịch Goldentour

70

2.15

Giá trọn gói áp dụng cho khách MICE Việt Nam

74

2.16

Bảng phân tích SWOT

88

3.1

Khách du lịch quốc tế và du lịch MICE vào Việt Nam

giai đoạn 2008-2012 – 73

91

3.2

Bảng đánh giá lựa chọn phương án

98

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.

Chiến lược khai thác và phát triển thị trường khách du lịch MICE tại Trung tâm tổ chức hội nghị và du lịch chất lượng cao quốc tế - 2



DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ VÀ BIỂU ĐỒ


Số hiệu sơ đồ, hình vẽ và

biểu đồ


Tên sơ đồ, hình vẽ và biểu đồ


Trang

1.1

Mô hình hoạch định chiến lược cho SBU

8

1.2

Cấu trúc của một ngành du lịch MICE

17

2.1

Tình hình khai thác khách tổng hợp của công ty du lịch

Goldentour

59

2.2

Tình hình doanh thu, chi phí, lợi nhuận của công ty du lịch

Goldentour

65

2.3

Phân loại khách du lịch MICE theo phạm vi lãnh thổ

67

2.4

Cơ cấu khách du lịch MICE theo hình thức khai thác

68

2.5

Cơ cấu khách du lịch MICE theo hình thức chuyến đi

68

2.6

Cơ cấu khách du lịch MICE so với tổng số khách đến

Công ty Goldentour

70

2.7

Doanh thu từ khách du lịch MICE

72

2.8

Doanh thu từ khách du lịch MICE so với doanh thu

chung của Công ty Goldentour

72


2.9

Mục đích của chuyến đi của khách hàng

83

2.10

Đánh giá của khách hàng về phương tiện vận chuyển

83

2.11

Đánh giá của khách hàng về cơ sở lưu trú

83

2.12

Đánh giá của khách hàng về cách thức tổ chức chuyến đi

84

2.13

Đánh giá của khách hàng về cách thức tổ chức sự kiện

84

2.14

Đánh giá của khách hàng về nhân viên lưu trú

84

2.15

Đánh giá của khách hàng về hướng dẫn viên

85

2.16

Đánh giá của khách hàng sau chuyến đi

85

2.17

Đánh giá của khách hàng về sản phẩm vừa sử dụng

85

2.18

Nguyện vọng của khách hàng về việc tham gia vào các

chương trình du lịch khác của công ty.

86

2.19

Phân tích các loại hình khách

86


MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Ngày nay trên phạm vi toàn cầu với sự bùng nổ của khoa học công nghệ, sự phát triển không ngừng của kinh tế, thương mại và mức sống của người dân ngày càng được nâng cao đã gắn kết hoạt động du lịch, giải trí của con người với công việc làm ăn. Hàng năm, những sự kiện chính trị, kinh tế, văn hoá, thể thao mang tầm quốc gia, khu vực và quốc tế diễn ra với mật độ dày đặc đã trở thành một cơ hội tốt cho hoạt động du lịch nói chung phát triển và cũng trở thành mảnh đất màu mỡ để du lịch MICE phát triển. Du lịch MICE là du lịch gắn kết hoạt động du lịch với hoạt động hội nghị, hội thảo, khen thưởng và triển lãm, hội chợ - đây là loại hình đã được rất nhiều nước trên thế giới đẩy mạnh phát triển vì giá trị của nó đem lại.

Trong đó Châu Á trở thành điểm ngắm của các hiệp hội, tổ chức, các công ty tầm cỡ quốc gia, quốc tế trong đó có các điểm như Singapore, Bangkok, Jakarta, Kuala Lumpur, ... đã trở thành điểm đến quen thuộc với khách du lịch MICE. Các nước này đã nhận diện được mức lợi nhuận mà du lịch MICE đem lại, chính vì vậy họ đã có những chiến lược và mức đầu tư phù hợp để khai thác và phát triển các loại hình du lịch này Singapore từ cuối năm 2003 đã xúc tiến quảng bá cho du lịch MICE với 15 triệu SGP (8,6 triệu USD) nhằm hi vọng thu hút thị trường khách du lịch doanh nhân và MICE tăng doanh số từ lĩnh vực này lên 3 tỷ USD trong năm 2005, Trung Quốc được xem là điểm cạnh tranh nhất khu vức về khai thác thị trường này với nhiều trung tâm hội thảo, hội nghị lớn như Thâm Quyến, Bắc Kinh, Thượng Hải và Hồng Kông đang là trung tâm hội nghị lớn của Đông Nam Á – là nơi hội tụ khách du lịch MICE lớn nhất Châu Á – Thái Bình Dương với 4,5 triệu lượt khách. Theo đánh giá của hiệp hội du lịch Châu Á, sau mười năm phát triển, công nghệ du lịch MICE đã giúp các nước Châu Á vừa tăng được lượng khách quốc tế và doanh thu, vừa có tác động mạnh mẽ tích cực đến giao lưu văn hoá, khuyến khích đầu tư và tăng kim ngạch xuất khẩu.

Ở Việt Nam, do hạ tầng du lịch còn yếu cũng như chưa có chuyên gia về phát triển loại hình du lịch này nên trong hơn một thập niên qua, du lịch MICE còn chưa


được khai thác đúng mức. Trong những năm gần đây, du lịch MICE đã được các công ty du lịch khai thác như hãng hàng không quốc gia Việt Nam (Vietnam Airline) và Saigontourist đã phối hợp với hệ thống khách sạn 5 sao như New World, Sofitel, Sheraton, Legend, ... hình thành nên câu lạc bộ MICE (MICE Club). Tuy nhiên, du lịch MICE ở Việt Nam chỉ thực sự phát triển ở Việt Nam trong những năm trở lại đây khi nước ta chính thức tổ chức hội nghị các nước Châu Á – Thái Bình Dương (ASEM 5) và một số hoạt động khác mang tầm quốc tế như Seagames, Festival Huế, ... Trong diễn biến phát triển của các nước trên thế giới, Việt Nam nổi lên như một điểm đến an toàn, thân thiện, ổn định với các thắng cảnh nổi tiếng, thức ăn ngon và rẻ, là nơi lý tưởng để mua sắm như ông Tom Hulton - Hiệp hội tổ chức Hội nghị và Hội thảo Quốc tế (ICCA) khẳng định: “Việt Nam trở thành một điểm đến mới mẻ và hấp dẫn với khách quốc tế trong tình hình quốc tế hiện nay hơn nữa Việt Nam lại nổi lên như một lựa chọn hấp dẫn để tổ chức MICE trong khu vực”. (Theo Việt Báo – Thời báo kinh tế Việt Nam)

Việt Nam có tiềm năng rất lớn cho du lịch MICE và nếu biết phát triển sẽ là đối thủ đáng ngại của Singapore (trung tâm thu hút MICE lớn nhất Đông Nam Á hiện nay). Cảnh quan thiên nhiên ưu đãi, nhiều di sản văn hoá, thiên nhiên thuộc hàng kỳ quan thế giới, bãi biển đẹp, hệ thống khách sạn, resort phát triển. Khai thác thị trường du lịch MICE không những góp phần thúc đẩy ngành du lịch Việt Nam phát triển mà còn thu về nhiều ngoại tệ cho đất nước. Sự “bùng nổ” của lượng du khách MICE đến Việt Nam trong thời gian qua vừa là tín hiệu vui, vừa đặt ra những yêu cầu đối với các công ty du lịch Việt Nam cần phải có các chiến lược hiệu quả để thu hút và phát triển loại hình du lịch MICE.

Để khai thác tiềm năng của thị trường du lịch MICE, trong thời gian qua ban lãnh đạo Trung tâm tổ chức Hội Nghị Du lịch Chất lượng cao Quốc tế (Gọi tắt là Công ty Du lịch Goldentour) cũng đã có nhiều nỗ lực trong việc tập trung nguồn lực, nghiên cứu thị trường, phát triển sản phẩm mới. Tuy nhiên, việc khai thác thị trường du lịch MICE vẫn còn nhiều hạn chế, số lượng khách du lịch MICE đến với công ty chưa nhiều, doanh thu từ khách du lịch MICE chưa cao. Thực hiện đề tài


"Chiến lược khai thác và phát triển thị trường khách du lịch MICE tại Trung tâm tổ chức Hội Nghị Du lịch Chất lượng cao Quốc tế ”, Luận văn hy vọng sẽ góp phần vào sự phát triển loại hình kinh doanh du lịch MICE từ đó đẩy mạnh công tác khai thác và phát triển thị trường khách Du lịch MICE tại Công ty du lịch Goldentour.

2. Mục đích nghiên cứu

Mục đích của đề tài là nghiên cứu cơ sở lý luận; phân tích tiềm năng, thế mạnh loại hình du lịch MICE của Việt Nam; thực trạng hoạt động của Công ty du lịch Goldentour; cơ hội và thách thức trong việc khai thác thị trường khách du lịch MICE từ đó xây dựng chiến lược phát triển thị trường khách du lịch MICE tại Công ty du lịch Goldentour.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của Luận văn là các mối quan hệ nảy sinh trong phát triển loại hình du lịch MICE tại Công ty du lịch Goldentour.

Khoảng thời gian được nghiên cứu để phân tích thực trạng phát triển loại hình du lịch MICE tại công ty Goldentour là từ năm 2009 đến năm 2012. Thời gian để thực hiện các phương hướng và giải pháp chiến lược là giai đoạn 2014 - 2020. Đây là khoảng thời gian tương đối dài phù hợp với một giai đoạn chiến lược của công ty Goldentour.

4. Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình nghiên cứu, luận văn sử dụng kết hợp nhiều phương pháp

nghiên cứu:

- Phương pháp duy vật biện chứng và phương pháp duy vật lịch sử: Đặt việc xây dựng chiến lược phát triển loại hình du lịch MICE trong mối quan hệ biện chứng và có tính lịch sử với hoạt động kinh doanh khác của công ty Goldentour.

- Phương pháp thống kê so sánh: Phương pháp này được sử dụng để thống kê các số liệu từ các cơ quan chức năng về tình hình khai thác loại hình du lịch MICE của các công ty làm cơ sở cho việc phân tích so sánh.


- Phương pháp phân tích hệ thống: Phương pháp này được sử dụng để phân tích điểm mạnh, điểm yếu bên trong công ty và cơ hội, đe doạ bên ngoài trong mối quan hệ với năng lực của công ty Goldentour.

- Phương pháp chuyên gia và sử dụng ý kiến chuyên gia: Tham khảo ý kiến, sử dụng tư liệu của các nhà tư vấn, các chuyên gia trong ngành, làm cơ sở đề xuất các giải pháp.

- Luận văn dựa trên lý thuyết chung về xây dựng chiến lược kinh doanh

trong cơ chế thị trường, kết hợp phân tích và tổng hợp các nghiên cứu kinh tế.

5. Bố cục luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của Luận văn được kết cấu thành 03 chương:

Chương 1: Một số vấn đề lý luận về chiến lược phát triển loại hình du lịch MICE

Chương 2: Phân tích các yếu tố hình thành chiến lược khai thác thị trường khách du lịch MICE của Trung tâm tổ chức Hội nghị và du lịch Chất lượng cao Quốc Tế

Chương 3: Đề xuất chiến lược khai thác và phát triển thị trường khách du lịch MICE tại Trung tâm tổ chức Hội nghị và du lịch Chất lượng cao Quốc Tế giai đoạn 2014-2020


Chương 1

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ

CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN LOẠI HÌNH DU LỊCH MICE

1.1. Một số vấn đề lý luận về chiến lược kinh doanh

1.1.1. Khái niệm chiến lược và chiến lược kinh doanh

Có nhiều khái niệm về chiến lược, có thể nói thuật ngữ “chiến lược” xuất phát từ lĩnh vực quân sự, trong kinh doanh sử dụng khi các tổ chức có sự cạnh tranh với nhau.

- Những năm 1980, khi mà môn học quản trị chiến lược đã trở nên chín muồi, Quinn đã đưa ra định nghĩa chiến lược: “Chiến lược là mô thức kế hoạch tích hợp các mục tiêu chính yếu, các chính sách, chuỗi hành động vào một tổng thể được cố kết một cách chặt chẽ”.

Sau đó, Johnson và Scholes định nghĩa lại thuật ngữ chiến lược trong điều kiện môi trường có nhiều những thay đổi nhanh chóng: “Chiến lược là định hướng và phạm vi của tổ chức về dài hạn nhằm giành lợi thế cạnh tranh thông qua việc định dạng các nguồn lực của nó trong môi trường thay đổi, để đáp ứng nhu cầu thị trường và thoả mãn mong đợi của các bên hữu quan”.

Chúng ta thấy hai định nghĩa chiến lược trên đều xuất hiện các cụm từ biểu thị các khía cạnh khác nhau cần phải bao hàm trong đó. Do đó, cần phải có các định nghĩa đa diện để có thể hiểu rõ hơn trong lĩnh vực này. Trong định nghĩa chiến lược với 5 chữ P, Mintzberg khái quát các khía cạnh của quản trị chiến lược như sau:

- Kế hoạch (Plan): Chuỗi các hành động đã dự định một cách nhất quán.

- Mô thức (Partern): Sự kiên định về hành vi theo thời gian.

- Vị thế (Position): Phù hợp giữa tổ chức và môi trường của nó.

- Quan niệm (Perspective): Cách thức để nhận thức sâu sắc về thế giới.

- Thủ thuật (Ploy): Cách thức cụ thể để đánh lừa đối thủ.

Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp là sự lựa chọn, phối hợp các biện pháp (sức mạnh của doanh nghiệp) với thời gian (thời cơ) và với không gian (lĩnh vực hoạt động) theo sự phân tích môi trường và khả năng nguồn lực của doanh


nghiệp như thế nào để đạt được mục tiêu phù hợp với khuynh hướng của doanh nghiệp. Như vậy, có thể hàm ý chiến lược kinh doanh là kế hoạch tổng quát được xây dựng trong khuôn khổ môi trường cạnh tranh và các biến cố bên ngoài được dự kiến trước, trong đó phải bao gồm:

- Mục tiêu phải đạt được trong tương lai hoặc trong một thời gian dài.

- Các quyết định về biện pháp chiến lược, đó là cách thức chủ yếu để đạt được mục tiêu.

- Những chính sách chủ yếu để thu hút các nguồn lực, phân bổ và sử dụng tối

ưu các nguồn lực.

1.1.2. Phân loại chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp

1.1.2.1. Theo cấp độ tổ chức

- Chiến lược cấp công ty (toàn bộ doanh nghiệp): Đây là chiến lược chung, chiến lược chủ đạo.

- Chiến lược cấp đơn vị kinh doanh: (Strategic business unit, SBU). Chiến lược mà có thể giúp doanh nghiệp tạo nên lợi thế cạnh tranh vượt trội hơn so với đối thủ của nó.

- Chiến lược cấp bộ phận chức năng: Hỗ trợ cho việc thực hiện chiến lược của các SBU và chiến lược công ty bao gồm: Chiến lược marketing, chiến lược nhân sự, chiến lược quản trị nguyên vật liệu và mua hàng, chiến lược nghiên cứu và phát triển (R&D), Chiến lược tài chính, chiến lược sản xuất kinh doanh.

1.1.2.2. Theo mục tiêu tăng trưởng

Theo mục tiêu tăng trưởng doanh nghiệp có thể lựa chọn một trong các chiến

lược sau:

- Chiến lược tăng trưởng tập trung: Chiến lược tăng trưởng tập trung đặt trọng tâm vào cải tiến các sản phẩm và thị trường hiện có bằng cách tăng cường chuyên môn hoá, phát triển thị phần và gia tăng doanh số, lợi nhuận.

- Chiến lược tăng trưởng hội nhập: Là chiến lược phát triển doanh nghiệp trên cơ sở thiết lập và mở rộng các mối quan hệ với các trung gian và đối thủ cạnh tranh trong một số lĩnh vực.

Xem tất cả 137 trang.

Ngày đăng: 06/08/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí