Các yếu tố so sánh | Hệ số quan trọng | Phương án 1 | Phương án 2 | Phương án 3 | ||||
điểm đánh giá | điểm quy đổi | điểm đánh giá | điểm quy đổi | điểm đánh giá | điểm quy đổi | |||
1 | Khả năng đạt được mục tiêu | |||||||
2 | Khai thác được cơ hội lớn | |||||||
3 | Hạn chế được nguy cơ | |||||||
4 | Tận dụng được các thế mạnh | |||||||
5 | Khắc phục các điểm yếu | |||||||
6 | Phù hợp với khả năng tài chính của công ty | |||||||
Tổng cộng |
Có thể bạn quan tâm!
- Chiến lược khai thác và phát triển thị trường khách du lịch MICE tại Trung tâm tổ chức hội nghị và du lịch chất lượng cao quốc tế - 1
- Chiến lược khai thác và phát triển thị trường khách du lịch MICE tại Trung tâm tổ chức hội nghị và du lịch chất lượng cao quốc tế - 2
- Hoạch Định Chiến Lược Cấp Đơn Vị Kinh Doanh Chiến Lược (Sbu: Strategic
- Khái Quát Về Trung Tâm Tổ Chức Hội Nghị Và Du Lịch Chất Lượng Cao Quốc Tế
- Cơ Cấu Tổ Chức, Chức Năng, Nhiệm Vụ Của Công Ty
- Tình Hình Hoạt Động, Xúc Tiến Du Lịch Và Hội Nhập Quốc Tế.
Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.
Trên đây là các bước để xây dựng chiến lược kinh doanh cho công ty hoặc đơn vị kinh doanh chiến lược (SBU), trong đó đặc biệt chú trọng đến những nội dung liên quan đến loại hình kinh doanh đặc thù trong ngành du lịch. Đó là những bước xây dựng chiến lược quyết định sự thành bại trong kinh doanh của một đơn vị kinh doanh chiến lược. Tuy nhiên, chiến lược kinh doanh của các đơn vị kinh doanh mang lại kết quả như thế nào còn phụ thuộc vào việc thực thi chiến lược, kiểm tra và đánh giá chiến lược.
1.2. Tổng quan về du lịch MICE
1.2.1. Khái niệm về loại hình du lịch MICE
MICE là tên ghép của bốn chữ cái đầu của các từ chuyên biệt: Meeting (hội nghị), Incentive (khuyến thưởng), Convention (hội thảo) và Exhibition (triển lãm). Có thể định nghĩa chung nhất, loại hình du lịch MICE chính là sự kết hợp hài hoà giữa các yếu tố cấu thành nên một mô hình du lịch đem lại sự hứng khởi, tham gia của du khách thông qua phong cách giao tiếp với nhà tổ chức tour du lịch, giúp cho
du khách thấu hiểu hơn đặc trưng văn hoá-xã hội, định hướng phát triển kinh tế của từng vùng, từng miền du khách đến tham quan. Định nghĩa một cách cụ thể như sau:
1.2.1.1. Meeting
Là các cuộc họp được tổ chức bởi một tổ chức hoặc bởi các cá nhân, trong đó họ cùng nhau thảo luận về một số vấn đề. Theo Davision (Business travel and Tourism), thì hội họp là những sự kiện mà các thành viên tham dự cùng thảo luận một vấn đề quan tâm cần được chia sẻ có thể là lĩnh vực thương mại hoặc phi thương mại. Các cuộc hội họp được chia làm hai loại:
- Cuộc hội họp giữa các công ty với nhau (Association meetings).
- Các cuộc họp giữa các thành viên trong một công ty (Coporate meetings).
1.2.1.2. Incentive
Theo SITE (Business travel and Tourism), thì du lịch khuyến thưởng là loại hình kết hợp mang tính kinh doanh và thư giãn, được sử dụng như là một phần thưởng cho những cá nhân xuất sắc tại nơi làm việc. Về bản chất Incentive được xem như những cuộc họp nhưng mục đích của nó thì khác so với meeting, Incentive thường được tổ chức:
- Nhằm tập hợp những lực lượng bán hàng mạnh nhất để thảo luận những chiến lược trong tương lai.
- Liên kết các nhà quản lý cấp cao với các lực lượng hàng đầu trong bán hàng
trong môi trường làm việc bên ngoài.
- Nhằm mục đích tuyên dương nhân viên nhân viên xuất sắc, khen thưởng các
đại lý bán hàng vượt chỉ tiêu.
1.2.1.3. Convention
Ở Anh, thì người ta gọi hội nghị là Conference. Đây là cuộc họp được tổ chức ở nơi được thuê, thời gian họp kéo dài tối thiểu 4 tiếng đồng hồ; số người tham dự hội họp ít nhất là 8 người; phải có chương trình được bố trí trước. Một sự kiện được tổ chức phải nhằm mục đích trao đổi những quan điểm, truyền đạt những thông điệp, đưa ra những vấn đề tranh luận hoặc công khai ý kiến vào một vấn đề cụ thể.
Ở Mỹ, Úc và các quốc gia Châu Á, thì gọi là Convention. Đây là một nhóm người vì mục tiêu chung là trao đổi những quan điểm, ý kiến và thông tin cần được chia sẻ đối với nhóm. Để chuẩn bị cho cuộc họp loại này thì phải mất tối thiểu 2 năm vì qui mô lớn và nó thường được tổ chức bởi những hiệp hội quốc tế.
Thuật ngữ này được sử dụng ở Pháp. Những sự kiện hàng năm được nhóm họp với số đại biểu tham dự từ vài trăm đến vài ngàn người. Những cuộc họp này có xu hướng được tổ chức bởi những tổ chức, những liên đoàn, mà các đại biểu tham dự cùng thảo luận một đề tài đặc biệt. Một cuộc hội thảo, thường kéo dài khoảng vài ngày, có các phiên họp xảy ra đồng thời.
Hình thức hội họp này có quy mô lớn hơn so với meeting hay incentive. Các cuộc hội họp này được tổ chức bởi những tổ chức quốc tế và quy tụ nhiều thành viên tham dự hơn (thường được gọi là các cuộc hội thảo).
1.2.1.4. Event/ Exhibition
Theo Davision, triển lãm được xem là một phần của ngành du lịch MICE vì chúng thu hút du khách là những người tham gia và tham quan. Nó tạo ra một nhu cầu cao về dịch vụ du lịch, về vấn đề ăn ở. Đây là một hình thức của MICE mà qua đó nó thu hút được sự chú ý của khách nước ngoài. Vì vậy hình ảnh của đất nước và con người quốc gia đó sẽ được biết đến nhiều hơn.
Bao gồm hai hình thức sau:
- Coporate event/ exhibition là hình thức hội họp nhằm mục đích công nhận, tuyên dương thành tích của nhân viên hay trình bày sản phẩm.
Special event/ exhibition là hình thức đặc biệt vì quy mô của nó thu hút rất nhiều báo, đài cũng như các phương tiện truyền thông khác và đây chính là các cuộc triển lãm.
Khách hàng/ người tiêu dùng
Công ty, tổ chức kinh doanh
Hiệp hội, đoàn thể
Các tổ chức thuộc lĩnh vực công
Các tổ chức trung gian:
Công ty chuyên tìm địa điểm tổ chức hội thảo
Công ty “cung cấp các dịch vụ” trong tổ chức hội thảo
Đại lý du lịch chuyên về khuyến thưởng
Công ty quản lý tại điểm đến
Công ty lữ hành
Nhà tổ chức hội chợ, triển lãm
Nhà cung cấp:
Các điểm đến
Các nơi hội họp
Các cơ sở lưu trú
Công ty vận chuyển
Các dịch vụ phụ trợ
Cầu
Các tổ chức trung gian
Cung
Hình 1.2: Cấu trúc của một ngành du lịch MICE
(Nguồn: Horner và Swarbrooke (Business Travel and Tourism)
1.2.2. Đặc điểm của loại hình du lịch MICE
1.2.2.1. Đặc điểm về sản phẩm du lịch MICE
Để phát triển loại hình du lịch MICE cần phải phát triển các sản phẩm du lịch MICE. Sản phẩm du lịch MICE không phải là loại sản phẩm du lịch mới nhưng nó cần cải tiến theo sự phát triển trong nhận thức của khách MICE và những người làm du lịch. Ngày nay, MICE được xem là sản phẩm du lịch tổng hợp của những sản phẩm du lịch đơn lẻ kết hợp với sự tổ chức và hạ tầng cơ sở nhất định.
Sản phẩm du lịch MICE có một số đặc điểm cơ bản sau :
- Sản phẩm du lịch MICE là sự kết hợp giữa những hoạt động công vụ, công việc và tham quan, giải trí.
- Tính đồng bộ và tính tổng hợp cao: Sản phẩm du lịch MICE phải đầy đủ nhằm đáp ứng những nhu cầu phong phú, đa dạng của du khách đồng thời phải đạt được các tiêu chuẩn ở cùng một mức nhất định phù hợp với từng đối tượng du khách.
- Nhu cầu về sản phẩm du lịch MICE lớn trong cùng một thời gian: Khách MICE thường đi theo đoàn với số lượng lớn (vài trăm đến vài nghìn người) do đó nhu cầu về tiêu dùng sản phẩm cũng lớn.
- Sản phẩm du lịch MICE có tính khoa học và chuyên nghiệp cao: Sản phẩm du lịch MICE chủ yếu là dịch vụ tổ chức các cuộc họp, các hội nghị, hội thảo cho đối tượng là những người có kiến thức có trình độ và tác phong làm việc chuyên nghiệp.
- Độ tin cậy lớn: Sản phẩm du lịch MICE thường phải được hoạch định và chuẩn bị trong thời gian tương đối dài có thể từ vài tháng đến một năm.
1.2.2.2. Đặc điểm của khách MICE
Khách MICE đa số là các nhân vật có thành tích, có vị trí trong các tổ chức. Họ là những du khách không chi tiêu du lịch bằng tiền của mình, họ là những người được mời, được những nhà tổ chức quan tâm một cách chu đáo. Vì vậy, khách MICE là những khách sử dụng những dịch vụ cao cấp và có những yêu cầu mang tính đa dạng bao gồm yêu cầu cả lợi ích kinh tế của tổ chức lẫn lợi ích hưởng thụ cá nhân. Yêu cầu về lợi ích kinh tế là yêu cầu sau chuyến đi, nhà tổ chức phải đạt được mục đích kinh tế của chuyến đi. Yêu cầu về lợi ích hưởng thụ cá nhân là yêu cầu được gia tăng kiến thức, kinh nghiệm sống thông qua việc khám phá những nét đặc trưng về con người, phong cách sống, cách làm việc, phong tục tập quán, các món đặc sản của địa phương. Đây là yêu cầu được trải nghiệm qua những cảm xúc mới lạ tại những địa hình, phong cảnh thiên nhiên riêng biệt của điểm đến và được săn sóc phục vụ chu đáo về tâm sinh lý sau những chuyến đi mệt mỏi.
Có thể phân nhóm khách thị trường MICE làm 2 nhóm: nội địa và quốc tế. Trong thực tế, đôi khi khó phân biệt giữa 2 thị trường này khi mà một số công ty đa quốc gia cùng họp mặt với nhau tại nước đặt trụ sở chính hay tại các thành viên.
Có thể nhận định một cách tổng quát như sau: thị trường MICE nội địa sẽ là thị trường mà nơi xuất phát các yêu cầu là từ các công ty, trụ sở đặt tại Việt Nam và nơi quyết định và thực hiện từ hình thức, tính chất của sự kiện và thanh toán cho toàn bộ sự kiện là các công ty, trụ sở tại Việt Nam. Thành phần tham gia vào các cuộc hội họp, sự kiện đa số là người Việt Nam, có thể có một số người nước ngoài nhưng chỉ là thiểu số.
Thị trường MICE quốc tế sẽ là thị trường mà nơi xuất phát là các công ty, trụ sở tại nước ngoài, tất cả các yêu cầu, quyết định về hình thức dịch vụ, chất lượng đến giá cả, thanh toán... đều do công ty tại nước ngoài quyết định và thực hiện.
“Khách MICE có thể là những giám đốc, tổng giám đốc, những khách hàng, những đối tác quan trọng, những cán bộ, nhân viên và những đại lý đạt thành tích tốt nhất…100 vị khách có thể cần đến 100 xe đưa đón. Họ có thể được đưa đón tận chân thang máy bay, được làm thủ tục trả phòng khách sạn khi đang tắm ở ngay hồ bơi. Phải nắm rõ ý thích của từng vị khách để sắp xếp bữa ăn hàng ngày, để đừng xếp đặt chỗ ngồi kề cận giữa hai người vốn không thuận thảo với nhau…Đó là chưa kể những ý muốn đột xuất mang tính ngẫu hứng của các vị khách VIP này.” (Ông Recardo Perran, Tổng giám đốc Công ty cổ phần du lịch Kỳ Vân)
1.2.3. Lợi ích do loại hình du lịch MICE đem lại
Hội họp (meeting), cho dù ở lĩnh vực kinh tế, thể thao, văn hoá, chính trị... đều có thể mang lại giá trị du lịch cho một vùng. Incentive (khen thưởng) thì vừa hội họp vừa vui chơi, tức phát sinh nhu cầu tham quan du lịch và thưởng ngoạn. Còn hội nghị, hội thảo (convention hay conference) là những diễn đàn quốc tế, mà những đại biểu tham dự là đối tượng khách của ngành du lịch. Trong khi đó, Exhibition (triển lãm) thì liên quan nhiều đến các hội chợ hay triển lãm quốc tế, mà thành phần là những nhóm doanh nghiệp hoặc từng doanh nghiệp riêng lẻ, lại cũng chính là khách hàng tiềm năng của các công ty du lịch.
Ông Nguyễn Hải Giang tổng giám đốc công ty du lịch Victoria cho biết, chi tiêu của khách MICE cao gấp 6 lần chi tiêu của khách du lịch thông thường. Chi tiêu của họ không chỉ trong các hội nghị mà còn ở bên ngoài hội nghị. Theo một số
liệu nghiên cứu cho thấy, một du khách chi 1 đồng khi họ tham dự một sự kiện nào đó của MICE, thì bên ngoài họ chi đến 15 đồng. Đó là chi tiêu ở nước phát triển, còn những nước kém phát triển thì mức chi tiêu cao hơn là 25 đồng ở bên ngoài.
Những chương trình du lịch MICE thường có sự tham gia của các chính khách, doanh nhân, nghệ sĩ, đây là cơ hội quảng bá tiếp thị tốt cho điểm đến du lịch. Theo đánh giá của các chuyên gia, MICE là loại hình có bước tăng trưởng cao và sẽ là một trong những nguồn khách chính của hoạt động du lịch thế giới.
1.2.4. Kinh nghiệm trong phát triển loại hình du lịch MICE
1.2.4.1. Kinh nghiệm của Singapore
Hiện nay Singapore có thể nói là đứng đầu ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương và đứng thứ 3 trên thế giới về thị trường khách du lịch MICE. Singapore đã tổ chức thành công một số sự kiện có uy tín nhất trên thế giới như diễn đàn kinh tế thế giới 2005, phiên họp lần thứ 117 của Uỷ ban Olympic thế giới 2005 và hội nghị thường niên của Quỹ tiền tệ thế giới và Ngân hàng thế giới vào năm 2006. Và các sự kiện thương mại như tuần lễ trao đổi thương mại truyền thống Infocom, hội chợ hàng gia dụng quốc tế Singapore…
Singapore – nơi hội tụ rất nhiều yếu tố để trở thành địa điểm tốt nhất cho du lịch MICE trong khu vực Châu Á. Du lịch đến Singapore rất thuận tiện nhờ giao thông đi lại dễ dàng, và hệ thống cơ sở hạ tầng mang đẳng cấp quốc tế. Singapore, chiếc cầu nối của khu vực Châu Á, mang lại rất nhiều lựa chọn cho các chuyến du lịch kết hợp tới các địa điểm lân cận trong khu vực như Malaysia, Indonesia và Thái Lan, qua nhiều phương tiện giao thông khác nhau: đường bộ, đường biển và đường hàng không.
Đối với những hội nghị lớn, Singapore đem đến nhiều sự lựa chọn về địa điểm tổ chức như: Trung tâm Hội nghị & Triển lãm quốc tế Suntec Singapore, Singapore Expo, Trung tâm Hội thảo Raffles City, và Trung tâm Hội nghị HarbourFront. Tất cả đều nằm rất gần với các khu vực lưu trú và và ăn uống. Với những đoàn khách lớn, Singapore cung cấp nhiều lựa chọn vô cùng phong phú về chỗ ở có chất lượng tại 100 khách sạn với trên 30.000 phòng trên khắp đảo quốc. Có thế mạnh độc đáo
của một quốc gia đa văn hoá và sắc tộc, nền kinh tế tiên tiến, Singapore đem lại cho du khách những trải nghiệm tuyệt vời về sự giao hoà trong văn hoá, nghệ thuật, giải trí, mua sắm và ẩm thực giữa Đông và Tây.
Trong những năm qua, Singapore đã nhận được nhiều giải thưởng quan trọng, điều này không những chứng tỏ được danh tiếng của họ mà còn góp phần quảng bá thêm cho Singpore như một nơi đầy uy tín và chất lượng cho các sự kiện thương mại và MICE như:
- Phòng tổ chức hội nghị/ văn phòng du lịch quốc gia tốt nhất và vị trí thứ ba trong các thành phố tốt nhất cho các sự kiện MICE. (Giải Lựa chọn của độc giả theo Khảo sát Công nghiệp thường niên của CEI Châu Á Thái Bình Dương năm 2008)
- Thành phố hội nghị tốt nhất Châu Á lần thứ 9/Vị trí thứ ba trong TOT các thành phố hội nghị của Thế giới. (Đánh Giá Toàn Cầu ICCA 2007).
- Thành phố MICE tốt nhất cho du khách doanh nhân. (Giải thưởng Du lịch TTG năm 2007)
Không dừng lại ở đó, với mục đích tiếp tục xây dựng Singapore thành một thành phố toàn cầu năng động, Tổng cục Du lịch Singapore đã trích 170 triệu đô la Singapore, trên tổng số 2 tỷ đô la Singapore từ Quỹ Phát Triển Du Lịch, để đầu tư cho chương trình “Các Sự Kiện Kinh Doanh tại Singapore” trong vòng 5 năm, từ 2006 đến 2010. Đây là chương trình khuyến khích phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng và đa dạng của du lịch MICE. Được sự tư vấn của các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực du lịch MICE, chương trình này hỗ trợ việc tổ chức các sự kiện kinh doanh mới tại Singapore cũng như khuyến khích các sự kiện sẵn có tại đây phát triển hơn. Tổng cục Du lịch Singapore không những cung cấp hỗ trợ tài chính và phi tài chính cho các doanh nghiệp tổ chức các sự kiện MICE tại quốc đảo này mà còn có một số ưu đãi cho chính các du khách. Theo đó, ngoài việc hỗ trợ làm thủ tục hải quan, miễn phí các chương trình biểu diễn nghệ thuật, thông điệp chào mừng... các đoàn khách MICE còn có thể được hỗ trợ đến 30% kinh phí tổ chức sự kiện tại đảo quốc này. Văn phòng hội nghị và triển lãm Singapore đóng vai