Thị Phần Dịch Vụ Điện Thoại Và Thuê Bao Adsl Năm 2008

cao không ngừng, nhu cầu về giải trí, dịch vụ cũng như tiếp cận thông tin cũng ngày một tăng mở ra một thị trường đầy tiềm năng cho các doanh nghiệp Bưu chính – viễn thông – công nghệ thông tin nói chung và VNPT nói riêng.


1.5. Các yếu tố tự nhiên


Các yếu tố về tự nhiên bao gồm vị trí địa lý, khí hậu, cảnh quan thiên nhiên, đất đai, các nguồn tài nguyên khoáng sản, … có thể khai thác vào trong sản xuất kinh doanh ở trong nước cũng như khu vực. Đối với một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chủ yếu là Bưu chính – Viễn thông, cung cấp dịch vụ như VNPT, các yếu tố về tự nhiên không có nhiều tác động tới quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

2. Môi trường ngành


2.1. Các doanh nghiệp hiện tại


Là một doanh nghiệp kinh doanh đa ngành, VNPT luôn có các đối thủ cạnh tranh trong từng lĩnh vực hoạt động. Ở đây sẽ xem xét trên ba lĩnh vực kinh doanh chính của Tập đoàn là Bưu chính, Viễn thông và Công nghệ thông tin.

* Trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ Viễn thông và Công nghệ thông tin, đối thủ cạnh tranh lớn nhất của VNPT là FPT và Viettel. Bên cạnh đó có thể kể đến EVN Telecom và Công ty Viễn thông Sài gòn SPT

a. Tập đoàn FPT (FPT Corporation)

FPT là một trong những đối thủ cạnh tranh lớn nhất của VNPT trên lĩnh vực sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu thiết bị viễn thông – công nghệ thông tin và cung cấp dịch vụ Internet

Thành lập năm 1988, FPT gồm có sáu công ty con, trong đó Công ty phân phối FPT và Công ty giải pháp phần mềm FPT là nổi bật trong việc đem lại lợi nhuận cho công ty mẹ. FPT hiện là doanh nghiệp xuất nhập khẩu thiết bị viễn thông – công nghệ thông tin lớn nhất trên thị trường với thế mạnh là mạng lưới phân phối

lớn nhất tại Việt Nam gồm hơn 956 đại lý tại 53/64 tỉnh thành trong toàn quốc, trong đó có 396 đại lý phân phối các sản phẩm công nghệ thông tin và 560 đại lý phân phối sản phẩm điện thoại di động. Trên lĩnh vực cung cấp dịch vụ Internet, FPT Telecom được đánh giá là nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) có chính sách dịch vụ tốt nhất tại Việt Nam. Tuy nhiên, trong năm 2008, FPT đã để mất vị trí nhà cung cấp dịch vụ nắm giữ thị phần lớn thứ hai vào tay Viettel do sự hạn chế về hạ tầng viễn thông hậu thuẫn cho dịch vụ ADSL. Hiện FPT chiếm khoảng 19% thị phần Internet ADSL tại Việt Nam.

b. Công ty điện tử Viễn thông quân đội Viettel

Viettel được coi là đối thủ cạnh tranh mạnh nhất của VNPT trên tất cả các dịch vụ viễn thông10. Tuy sử dụng công nghệ tương đồng với VNPT nhưng thực sự Viettel là một công ty có tiềm lực mạnh, có thể có được sự ủng hộ lớn từ phía các cơ quan quản lý Nhà nước do xuất thân từ đội ngũ quốc phòng an ninh. Sự tham gia của Viettel trên thị trường sẽ tạo ra một nguy cơ lớn đối với VNPT. Hiện Viettel đã thay thế vị trí của FPT để trở thành nhà cung cấp dịch vụ Internet lớn thứ hai Việt Nam với khoảng 21% và đồng thời cũng nắm giữ thị phần điện thọai lớn thứ hai Việt Nam với 31%, chỉ đứng sau VNPT (47%)11.

c. Công ty Thông tin Viễn thông Điện lực EVNTelecom

Công ty Thông tin Viễn thông Điện lực là thành viên hạch toán độc lập trực thuộc Tổng Công ty Điện lực Việt nam.

EVNTelecom là một trong 3 doanh nghiệp đã được Bộ Bưu chính - Viễn thông cấp phép cung cấp đầy đủ các loại hình dịch vụ viễn thông tại Việt nam. Là đơn vị thành viên của Tổng công ty Điện lực Việt nam, EVNTelecom có thế mạnh về cơ sở hạ tầng của ngành Điện cùng hệ thống đại lý kinh doanh điện rộng khắp nên có nhiều điều kiện thuận lợi trong việc chăm sóc khách hàng. Vì vậy, EVN Telecom được kỳ vọng là doanh nghiệp có tiềm lực đủ sức cạnh tranh với VNPT.

EVN Telecom hiện là doanh nghiệp dẫn đầu về số thuê bao điện thoại không dây với gần 2,8 triệu thuê bao trên tổng số 3,8 triệu thuê bao tính đến quý II/2008

10 Tập đoàn Bưu chính Viễn thông, Tài liệu tham khảo phục vụ lãnh đạo và cán bộ quản lý - số tháng 3 năm 2008, trang 17

11 Tập đoàn Bưu chính Viễn thông VNPT, Báo cáo Viễn thông Việt Nam - Quý IV/2008, trang 07

trong cuộc cạnh tranh khốc liệt với HomePhone của Viettel (700.000 thuê bao) và Gphone của VNPT(300.000 thuê bao)12. Như vậy, có thể coi EVN Telecom là đối thủ cạnh tranh lớn nhất của VNPT trên lĩnh vực kinh doanh dịch vụ điện thoại cố định.

d. Công ty Viễn thông Sài Gòn (Saigon Postel – SPT)

Tháng 9/2001, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã cấp phép cho Saigon Postel cung cấp dịch vụ ĐTDĐ. Đây là kết quả hợp tác giữa SaiGon Postel và Công ty SLD Telecom Pte Ltd trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

Giữa tháng 3/2003, công ty này đã kết nối dịch vụ của mình với mạng của VNPT. Ngày 01/7/2003, Saigon Postel chính thức cung cấp dịch vụ điện thoại di động S-Fone và đây là dịch vụ mũi nhọn được quan tâm đầu tư của SPT. Hiện S- Fone là mạng lớn nhất trên thị trường CDMA với 6 triệu thuê bao trên tổng số 8 triệu vào thời điểm tháng 12/2008, góp phần giúp SPT nắm giữ 8% thị phần điện thoại Việt Nam năm 2008.

Tuy nhiên, SPT lại gặp khó khăn trong điều kiện chạy đua triển khai mạng lưới, tốc độ xây dựng mở rộng hạ tầng mạng và mở thêm đại lý do tiềm lực kinh tế còn hạn chế.

Hình 4: Thị phần dịch vụ điện thoại và thuê bao ADSL năm 2008


Nguồn Báo cáo Viễn thông Việt Nam quý IV 2008 – Tập đoàn Bưu chính Viễn 1Nguồn Báo cáo Viễn thông Việt Nam quý IV 2008 – Tập đoàn Bưu chính Viễn 2

(Nguồn: Báo cáo Viễn thông Việt Nam quý IV/2008 – Tập đoàn Bưu chính Viễn thông)


12 Tập đoàn Bưu chính Viễn thông VNPT, Báo cáo Viễn thông Việt Nam - Quý II/2008, trang 22

Trên lĩnh vực Bưu chính, trong những năm trước đây, VNPost của VNPT vẫn luôn giữ vị trí chủ đạo trên thị trường cạnh tranh thì hiện nay, cục diện thị trường đã bắt đầu thay đổi. Tại thị trường dịch vụ chuyển phát nhanh, Viettel vẫn là đối thủ cạnh tranh lớn nhất của VNPT. Nếu như trước đây dịch vụ EMS của VNPT nắm giữ khoảng 80% thị phần trong nước và 25% thị phần quốc tế thì nay khoảng cách đã bị rút ngắn lại khi chỉ riêng trong năm 2008 doanh thu của Viettel đã đạt khoảng 200 tỷ đồng. Lĩnh vực tài chính được coi là dịch vụ đầy tiềm năng của Bưu chính cũng đang đối mặt với cạnh tranh khốc liệt. Dịch vụ chuyển tiền của VNPost không thể cạnh tranh nổi với dịch vụ của Ngân hàng với mức phí thấp hơn hay sự tiện lợi của thẻ ATM.

2.2. Các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn


Theo Nghị định 121/2008/NĐ-CP, 3 năm đầu kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO, nhà đầu tư nước ngoài bắt đầu được liên doanh với các đối tác Việt Nam kinh doanh cung cấp dịch vụ viễn thông hoặc chuyển phát dưới hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh, 100% vốn nước ngoài. Vì vậy, có thể xác định đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn của VNPT là các đối thủ nước ngoài có kinh nghiệm kinh doanh lâu đời trên trường quốc tế như AT & T, Qualcom... Trên lĩnh vực viễn thông, HT Moblie đã cùng với Vimpelcom – nhà cung cấp dịch vụ di động lớn thứ nhì của Nga

– thành lập liên doanh với công ty Gtel của Bộ công an. Tuy rằng cho tới tận thời điểm cuối năm 2008, Gtel Telecom dường như vẫn chưa có bất cứ động tĩnh gì nhưng với tiềm lực về kinh tế cũng như kinh nghiệm của Vimpelcom, đây sẽ là một đối thủ nặng ký trong tương lai của VNPT.

Tại lĩnh vực bưu chính, sự xuất hiện của các hãng nước ngoài tại Việt Nam như FedEx, TNT hay các doanh nghiệp tư nhân như Công ty Cổ phần chuyển phát nhanh Hợp Nhất (HNC) cũng là mối đe dọa trong tương lai trên thị trường chuyển phát nhanh mặc dù rằng cho tới nay, VNPT vẫn hầu như thống trị tại lĩnh vực Bưu chính.

2.3. Áp lực từ nhà cung cấp

Đặc thù của ngành Bưu chính Viễn thông là công nghệ ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng dịch vụ và các dịch vụ cung cấp. Công nghệ như thế nào sẽ quyết định các dịch vụ khai thác trên đó. Và công nghệ trong lĩnh vực Bưu chính viễn thông – công nghệ thông tin luôn luôn thay đổi, đòi hỏi VNPT liên tục cập nhật, nâng cấp. Việc thay đổi công nghệ tiên tiến hơn sẽ khiến cho VNPT phải chịu áp lực từ phía các nhà cung cấp trên thế giới khi mà hoạt động Nghiên cứu phát triển của Tập đoàn nói riêng và Việt Nam nói chung còn nhiều hạn chế, công nghệ mới chủ yếu là phải mua từ các doanh nghiệp thế giới.

Bên cạnh đó, VNPT còn phải chịu áp lực từ các nhà cung cấp hệ thống, cụ thể hơn là các nhà cung cấp kênh viễn thông. Tuy nhiên, năm 2008, khi VinaSat-I đi vào hoạt động, áp lực này giảm đi rõ rệt. Tập đoàn không những đáp ứng được nhu cầu của nội bộ mà còn cung cấp dịch vụ thuê kênh cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Ngoài nhà cung cấp hệ thống, các nhà cung cấp thiết bị đầu cuối cũng ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh của VNPT. Phần lớn cơ sở hạ tầng dịch vụ Tập đoàn vẫn phải mua từ các nhà cung cấp nước ngoài, cụ thể trong những năm gần đây là các Tập đoàn Acatel (Pháp), Tập đoàn Huawei (Trung Quốc),…

2.4. Áp lực từ phía khách hàng


Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước, đời sống của người dân ngày càng được nâng cao, việc đảm bảo cung cấp cho khách hàng những sản phẩm và dịch vụ hoàn hảo là một yêu cầu khách quan đặt ra không chỉ với VNPT mà cho tất cả các doanh nghiệp.

Khách hàng bao giờ cũng mong muốn tối đa hoá lợi ích của mình. Điều đó đồng nghĩa với việc đòi hỏi doanh nghiệp phải cung cấp dịch vụ ngày càng có giá cước rẻ hơn nhưng chất lượng phải tốt hơn, mạng lưới phủ sóng rộng hơn. Khi xuất hiện thêm các nhà cung cấp mới họ lại càng có quyền lựa chọn nhà cung cấp mà họ ưa thích. Đặc biệt khi xuất hiện các nhà khai thác nước ngoài tham gia thị trường với các hình thức thanh toán đa dạng, loại hình dịch vụ sử dụng phong phú, công tác chăm sóc khách hàng hiệu quả... thì việc khách hàng dễ dàng từ bỏ để chuyển

sang sử dụng dịch vụ của nhà cung cấp khác là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Nhìn chung, VNPT phải chịu một số áp lực như:

- Giảm cước: Khi thị trường dịch vụ bưu chính – viễn thông cạnh tranh sôi động hơn, cước các loại dịch vụ sẽ tiếp tục giảm xuống. Đối với khách hàng, giảm cước là tín hiệu đáng mừng vì tăng khả năng được sử dụng dịch vụ. Tuy nhiên, việc giảm cước sẽ ảnh hưởng đến doanh thu của các nhà cung cấp dịch vụ. Khi đó, VNPT sẽ phải chịu áp lực thúc đẩy tăng thuê bao để bù đắp lại phần doanh thu bị giảm do giảm giá cước.

- Cung cấp các dịch vụ mới: Ngoài việc giảm giá cước, các nhà khai thác chủ đạo và các đối thủ mới tham gia thị trường bắt đầu cạnh tranh về chất lượng dịch vụ và giới thiệu ngày càng nhiều dịch vụ giá trị gia tăng với nhiều tính năng sử dụng mới. áp lực từ giảm cước sẽ buộc VNPT phải mở thêm nhiều loại hình dịch vụ mới nhằm vào nhiều đối tượng khách hàng khác nhau. Chính vì vậy, cạnh tranh sẽ làm cho các dịch vụ ngày càng đa dạng hơn và khách hàng có cơ hội lựa chọn nhiều hơn.

2.5. Áp lực từ phía sản phẩm thay thế


Như đã đề cập ở trên, công nghệ có ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng dịch vụ và các dịch vụ cung cấp trong lĩnh vực Bưu chính viễn thông - Công nghệ thông tin. Các sản phẩm dịch vụ mới có công nghệ cao hơn sẽ sẵn sàng thay thế các sản phẩm dịch vụ hiện tại. Hiện nay, áp lực từ phía sản phẩm thay thế lớn nhất đến từ các dịch vụ ứng dụng công nghệ 3G trên lĩnh vực di động khi mà xu hướng công nghệ di động trên thế giới đang tiến dần tới 3G, 4G và chuẩn IMT-2000.

3. Môi trường nội bộ doanh nghiệp


3.1. Hoạt động tài chính


VNPT là doanh nghiệp có quy mô hoạt động lớn, trong những năm gần đây, các chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh có tốc độ phát triển mạnh. Cụ thể: tổng doanh thu phát sinh đạt 55.732,49 tỷ đồng, tăng 19,04% so với năm 2007, con số này của năm 2007 là 46.302 tỷ đồng, tăng 14,08% so với năm 2006. Mặc dù vậy,

lợi nhuận của năm 2008 chỉ đạt 11.752 tỷ đồng, bằng 91,27% so với năm 2007. Tuy nhiên, trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đang bị ảnh hưởng nặng nề từ cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái thì đây vẫn là một là một kết quả kinh doanh khả quan.

Bảng 1 : Doanh thu của Tập đoàn và các đơn vị trực thuộc

Đơn vị : Tỷ đồng


STT

Tên đơn vị

Năm 2006

Năm 2007

Năm 2008

I

Công ty mẹ

28.957,12

30.889,75

32.440,72


Các đơn vị còn lại

21.88,14

23.300,23

22.801,06


Vinaphone

7.069,09

7.589,52

9.639,66


Tỷ lệ của Vinaphone trong Công ty

mẹ (%)

24,41

24,57

29,71


Tỷ lệ của Vinaphone trong toàn Tập

đoàn (%)

17,83

16,39

17,30

II

Các đơn vị độc lập

10.558,24

15.263,67

18.004,06

1

VMS

10.294,15

14.469,12

17.500,00


Tỷ lệ VMS trong toàn Tập đoàn (%)

25,97

31,25

31,40

2

FOCALL


114,37

160,00

3

Tài chính

176,28

634,21

334,06

III

Các đơn vị sự nghiệp

129,12

148,81

397,71

IV

Tổng công ty Bưu chính



4.890,00

V

Cộng toàn Tập đoàn

39.644,59

46.302,24

55.732,49

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 108 trang tài liệu này.

(Nguồn: Tổng hợp doanh thu giai đoạn năm 2006 – 2008 của các đơn vị thuộc Tập

đoàn, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam) Trong những năm qua, năng lực tài chính của Tập đoàn tiếp tục được củng cố ; thực hiện tốt nghĩa vụ với Ngân sách Nhà nước ; nguồn vốn được bảo toàn và phát triển. Các hoạt động đầu tư tài chính đã được tăng cường trên cơ sở có chọn lọc, các

quan hệ tài chính tiếp tục phát triển.

Về công tác huy động và sử dụng vốn, Tập đoàn đã tổ chức rà soát toàn bộ nguồn vốn của các năm trước và khối lượng đầu tư thực hiện, xác định rõ nguồn

vốn tái đầu tư để sử dụng cho đầu tư phát triển của tập đoàn, đồng thời đưa ra dự báo nguồn vốn bổ sung và kế hoạch đầu tư trước cho từng năm. Trong năm 2008, tổng giá trị vốn thực hiện là 14.505 tỷ đồng (con số này năm 2007 là 12.476 tỷ đồng), trong dó giá trị giải ngân từ nguồn vốn vay là 1.208 tỷ đồng. Về tình hình quả lý công nợ, Tập đoàn đã giám sát chặt chẽ và thường xuyên chỉ đạo Trung tâm thanh khoản - Công ty VTN thực hiện công tác đối soát cước kết nối với các doanh nghiệp khác để kịp thời thông báo tới các Viễn thông tỉnh, thành phố. Bên cạnh đó, Tập đoàn còn đưa ra các chính sách khuyến khích gắn kết quả thu nợ với tiền lương, khen thưởng nên đã góp phần nâng cao hiệu quả công tác thu nợ.

Nhìn chung, VNPT là một doanh nghiệp có nội lực tài chính mạnh mẽ. Đây là một trong những yếu tố tạo nên thế mạnh của Tập đoàn, là nền tảng để Tập đoàn có thể mở rộng kinh doanh sang các lĩnh vực khác và là lợi thế cạnh tranh so với các doanh nghiệp cùng ngành.

3.2. Hoạt động Marketing


- Sản phẩm: Các sản phẩm đến từ VNPT đều hết sức đa dạng trên tất cả các lĩnh vực. Trong quá trình hoạt động, VNPT liên tục đưa ra các dịch vụ mới phù hợp với nhu cầu của từng phân đoạn thị trường và có tính cạnh tranh cao như các dịch vụ mạng Di động, các dịch vụ do Vinasat cung cấp; MegaVNN; Mega Wan; IP-Centrex; IP-TV; các dịch vụ trên nền mạng NGN; dịch vụ thuê kênh riêng, các dịch vụ mạng như đào tạo từ xa, chính phủ điện tử; hội nghị trực tuyến; các dịch vụ băng thông rộng... Ngoài ra, VNPT còn đưa ra các sản phẩm phần mềm của các công ty trực thuộc như: phần mềm VNPT school, Hệ thống tính cước cho khách hàng; quản trị dịch vụ; hệ thống quản trị công văn AIS, phần mềm quản lý kinh doanh, phần mềm báo cáo nhanh trực tuyến, ...

- Chính sách giá: Trong quá trình hoạt động, VNPT đã chủ động xây dựng kế hoạch tổng thể điều chỉnh giá cước các dịch vụ Viễn thông của Tập đoàn và điều hành công tác giá cước theo tình hình thị trường. Bên cạnh đó, Tập đoàn cũng nhiều

Xem tất cả 108 trang.

Ngày đăng: 30/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí