Dịch Vụ Tiết Kiệm Bưu Điện Thuộc Lĩnh Vực Bưu Chính

đào tạo, tư vấn, dịch vụ nội dung số, tích hợp hệ thống... Và đây là một lĩnh vực phát triển đầy tiềm năng trong tương lai.

Trong thời gian qua, cùng với sự phát triển của bưu chính viễn thông, công nghệ thông tin cũng trở thành một trong những ngành kinh doanh chính của VNPT, từng bước giúp Tập đoàn khẳng định vai trò và vị trí của mình trong sự phát triển công nghệ thông tin cuả đất nước.

1.3 Lĩnh vực đào tạo


Cũng trong năm 1997, VNPT bắt đầu bước chân vào lĩnh vực đào tạo nhân lực với sự kiện Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông chính thức ra mắt ngày 17/9/1997 theo Quyết định số 516/TTg ngày 11/7/1997 của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở sắp xếp lại Viện Khoa học Kỹ thuật Bưu điện, Viện Kinh tế Bưu điện, Trung tâm Đào tạo Bưu chính-Viễn thông I, Trung tâm Đào tạo Bưu chính- Viễn thông II. Đây được coi là một mốc lịch sử quan trọng trong sự nghiệp đào tạo nguồn nhân lực cho hiện nay và mai sau của ngành bưu điện. Ngoài nhiệm vụ đào tạo nhân lực cho ngành, Học viện còn đảm nhiệm nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, tư vấn, chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực Bưu chính, Viễn thông và công nghệ thông tin đáp ứng nhu cầu xã hội và nhu cầu của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam.

Trải qua các giai đoạn phát triển, cho đến nay, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông đã đào tạo được 9.578 kỹ sư và cử nhân, 264 thạc sỹ, 43 tiến sỹ cùng hàng nghìn kỹ sư văn bằng 2, đào tạo từ xa; hàng ngàn cử nhân cao đẳng và trung cấp; bồi dưỡng ngắn hạn trực tiếp cho 276.511 lượt người; đào tạo bồi dưỡng ngắn hạn qua mạng cho 20.419 lượt người. Các thế hệ học viên sau khi ra trường đã đóng góp một phần không nhỏ cho sự phát triển của mạng lưới Bưu chính Viễn thông và Công nghệ Thông tin của đất nước.

1.4. Dịch vụ Tiết kiệm Bưu điện thuộc lĩnh vực Bưu chính


Ngày 25.4.1999, VNPT thành lập Công ty Dịch vụ Tiết kiệm Bưu điện (VPSC), với chức năng ban đầu là huy động vốn từ dân cư và chuyển giao cho Quỹ

Hỗ trợ phát triển để đầu tư cho các công trình trọng điểm về viễn thông của quốc gia.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 108 trang tài liệu này.

Công ty Dịch vụ Tiết kiệm Bưu điện (VPSC) đi vào hoạt động với 2 sản phẩm là Tiết kiệm có kỳ hạn lãi cuối kỳ rút một lần và Tiết kiệm gửi góp với số bưu cục cung cấp dịch vụ là 39 điểm. Các dịch vụ của VPSC đã nhận được nhiều phản ứng tích cực từ thị trường. Sau những thành công ban đầu đó, VPSC đã triển khai quyết liệt việc mở rộng địa bàn hoạt động, số bưu cục cung cấp dịch vụ tăng dần. Đến cuối năm 1999, tổng số bưu cục cung cấp dịch vụ đã lên tới 202 điểm và ngày một được mở rộng. Năm 2000, VPSC thành lập chi nhánh Công ty tại TP.HCM và bắt đầu triển khai thử nghiệm dịch vụ tài khoản Tiết kiệm cá nhân - gửi, rút nhiều nơi và dịch vụ nhận trả lương qua tài khoản cho cán bộ nhân viên Công ty. Vào thời điểm này, số lượng bưu cục của VPSC đã đạt tới con số 539 điểm. Ngoài việc tích cực mở rộng phát triển hoạt động kinh doanh của mình, VPSC cũng bắt đầu chú trọng tới việc phát triển công nghệ, nâng cao chất lượng dịch vụ. Công ty bắt đầu nối mạng tin học trực tuyến Tiết kiệm Bưu điện cho các bưu cục vào năm 2002. Đến năm 2003, VPSC chính thức triển khai dịch vụ thanh toán giữa hai tài khoản Tiết kiệm cá nhân tại tất cả các bưu cục nối mạng tin học trực tuyến trong hệ thống Tiết kiệm Bưu điện. Nhận thức được nhu cầu của người dân về sử dụng dịch vụ của các tổ chức tài chính ngân hàng tại Việt Nam, mặc dù bị giới hạn trong việc cung cấp một số dịch vụ, VPSC đã tiến hành đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ, mở rộng phạm vi phục vụ để đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng tại các vùng sâu, vùng xa nơi mà các dịch vụ tài chính ngân hàng khó tiếp cận, đưa thương hiệu VNPT cùng VPSC tới mọi nơi. Năm 2005, khi Trung tâm Chuyển tiền thuộc Công ty Bưu chính liên tỉnh và quốc tế sáp nhập vào Công ty Dịch vụ Tiết kiệm Bưu điện, số lượng dịch vụ của VPSC lại tăng lên và trở nên phong phú hơn bao giờ hết khi Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 270/2005/QĐ-TTg về việc huy động, quản lý và sử dụng nguồn vốn tiền gửi Tiết kiệm, thay thế cho Quyết định số 215/2005/QĐ- TTg ban hành ngày 04/11/1998. Theo đó, ngoài cung cấp dịch vụ Tiết kiệm Bưu điện truyền thống (huy động vốn để chuyển cho Quỹ Hỗ trợ phát triển và Ngân hàng Chính sách xã hội), VPSC còn được bổ sung chức năng, nhiệm vụ kinh doanh

trong lĩnh vực ngân hàng, cung ứng một số phương tiện thanh toán như séc rút tiền mặt, thẻ ATM, mở tài khoản, làm đại lý, nhận ủy thác phát hành trái phiếu...

Chiến lược đa dạng hoá hoạt động của sản xuất kinh doanh của tập đoàn bưu chính viễn thông quốc gia Việt Nam (VNPT) - 9

Hoạt động cung ứng các dịch vụ trong lĩnh vực Ngân hàng, song, các dịch vụ của VPSC lại được xếp là dịch vụ Bưu chính, và trách nhiệm chính của VPSC vẫn chỉ là huy động các khoản tiền nhàn rỗi trong dân cư rồi chuyển cho Quỹ Hỗ trợ phát triển. Vì vậy, khi thành lập VPSC, chưa thể nói VNPT đã đa dạng hóa hoạt động của mình sang lĩnh vực Ngân hàng. Tuy nhiên, năm 2007, Tâp đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam đã trình Chính phủ đề án thành lập Ngân hàng Thương mại Cổ phần trên cơ sở chuyển đổi từ VPSC và đã được chấp thuận. Nếu việc chuyển đổi thành công, lúc đó, các dịch vụ của VPSC sẽ không còn xếp vào các dịch vụ Bưu chính nữa, và VNPT sẽ chính thức bước chân vào lĩnh vực Ngân hàng. Khi mở rộng hoạt động sang lĩnh vực Ngân hàng, hình thức đa dạng hóa hoạt động của VNPT sẽ là đa dạng hóa liên kết, vì khi đó VPSC sẽ tiếp tục thông qua các bưu cục của mình để cung cấp các dịch vụ, sử dụng các công nghệ do các đơn vị tin học cung cấp để thực hiện các dịch vụ thanh toán. Và một phần lượng vốn huy động được của doanh nghiệp vẫn tiếp tục được chuyển cho Quỹ Hỗ trợ phát triển.

Nhìn chung, cho đến thời điểm hiện tại, khi Ngân hàng của VNPT chưa được thành lập, Công ty Dịch vụ Tiết kiệm Bưu điện VPSC đã tạo được một kênh huy động vốn hiệu quả và ổn định cho đầu tư phát triển đất nước, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng mạng lưới bưu chính, cùng các Ngân hàng đưa dịch vụ tiết kiệm đến gần dân hơn, giảm lượng thanh toán bằng tiền mặt trong dân cư, tạo nên được một hình ảnh mới cho dịch vụ Bưu chính của VNPT .

2. Chiến lược đa dạng hóa không liên kết


Với tiềm lực tài chính mạnh và vị thế của một Tập đoàn kinh tế, VNPT đã mở rộng lĩnh vực kinh doanh của mình, đầu tư sang lĩnh vực đầu tư tài chính và kinh doanh vốn nhà nước, kinh doanh bất động sản và cho thuê văn phòng, bảo hiểm, du lịch, vận chuyển hàng hóa và cả lĩnh vực y tế. Trong khuôn khổ của khóa luận, người viết xin được tập trung vào phân tích chiến lược đa dạng hóa sang lĩnh vực Tài chính – Bảo hiểm, lĩnh vực đa dạng hóa không liên kết mạnh nhất từ trước tới

nay của Tập đoàn và đã trở thành một trong những mục tiêu chiến lược của Tập đoàn.

2.1. Quá trình thực hiện chiến lược


Năm 1997, Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông (nay là Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam) đã lập đề án trình Tổng cục Bưu điện (nay là Bộ Thông tin và Truyền thông) xin thành lập Công ty tài chính Bưu điện (PTF). Và đến năm 1998, Công ty Tài chính Bưu điện được thành thành lập theo Quyết định số 415/1998/QĐ -TCCB ngày 08/07/1998 của Tổng cục trưởng Tổng cục Bưu Điện với số vốn điều lệ ban đầu là 70 tỷ đồng. Từ đây, VNPT chính thức “đặt chân” vào lĩnh vực tài chính.

Công ty Tài chính Bưu điện (PTF) có vị trí quan trọng trong dây chuyền vốn – tín dụng, là trung gian tài chính – cầu nối giữa VNPT với thị trường tài chính và các tổ chức trung gian tài chính khác. PTF có chức năng huy động vốn, cho vay, đầu tư tài chính và thực hiện các hoạt động tư vấn và kinh doanh khác theo quy định của pháp luật. Thông qua PTF, VNPT đã và đang tham gia vào nhiều công đoạn, như xây dựng phương án đầu tư, phương án gọi vốn, tham gia quản lý dự án và quản lý doanh nghiệp của hàng chục dự án lớn nhỏ, điển hình là các dự án đầu tư ra nước ngoài của VNPT, dự án Trường đại học dân lập Lương Thế Vinh (Nam Định), dự án Trung tâm Thương mại Cầu Giấy, dự án Cầu Nhơn Trạch (TP.HCM - Đồng Nai)… hay tham gia góp vốn vào các liên doanh, Quỹ và Công ty cổ phần như: Quỹ Đầu tư chứng khoán Sài Gòn, Quỹ Đầu tư Việt Nam, Quỹ thành viên VCB… Ngoài ra, PTF đã tham gia giao dịch chứng khoán ngay từ khi Trung tâm Giao dịch chứng khoán TP.HCM đi vào hoạt động. Hoạt động đầu tư tài chính của VNPT dần dần từng bước được khẳng định.

Cùng thời gian này, VNPT cũng bắt đầu mở rộng hoạt động của mình sang lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm thông qua việc trở thành một trong những cổ đông sáng lập của Công ty Cổ phần Bảo hiểm Bưu điện (PTI) vào tháng 6 năm 1998. Từ đó, PTI trở thành công ty trực thuộc Tập đoàn, hoạt động theo đường lối chiến lược của VNPT. Ngoài việc cung cấp các sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ và kinh doanh tái

bảo hiểm, PTI còn thực hiện các hoạt động đầu tư tài chính có liên quan. Mặc dù ra đời muộn hơn các công ty bảo hiểm khác nhưng PTI đã tạo được chỗ đứng vững chắc trên thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam và có uy tín cao đối với khách hàng nhờ có định hướng kinh doanh đúng đắn cũng như tiềm lực về vốn của các cổ đông sáng lập.

Trong quá trình hoạt động, các công ty hoạt động liên tục đa dạng hóa các dịch vụ cung cấp của mình. Từ đó, dịch vụ VNPT cung cấp trong lĩnh vực tài chính và bảo hiểm cũng ngày một đa dạng và mở rộng thêm.

Từ hoạt động đầu tư tài chính ban đầu, Công ty Tài chính Bưu điện (PTF) đã mở rộng dịch vụ sang tư vấn và tín dụng. Trong mảng tín dụng, số vốn thông qua Công ty Tài chính Bưu Điện cho tới năm 2003 đã đạt gần 1.000 tỷ đồng, với đối tác là tất cả các ngân hàng thương mại lớn và khách hàng là hơn 100 đơn vị thành viên của VNPT. Dịch vụ tư vấn cũng được coi là một nội dung quan trọng, không chỉ đối với việc nâng cao hiệu quả hoạt động, đào tạo và nâng cao trình độ cho các chuyên gia đầu tư tài chính và các nhà quản lý doanh nghiệp, mà còn góp phần thúc đẩy hoạt động đổi mới, tái thiết doanh nghiệp, hỗ trợ đắc lực cho việc quyết định tài trợ vốn hoặc đầu tư vốn. Danh mục các doanh nghiệp cổ phần hóa, các đơn vị tái cơ cấu, doanh nghiệp cần xây dựng lại các quy chế quản lý do PTF tư vấn đã lên đến con số trên 30 đơn vị trong và ngoài VNPT, trong đó, có những công ty lớn như Công ty Xây dựng bưu điện, Công ty cổ phần Xây lắp bưu điện Hà Nội HACISCO, Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng bưu chính viễn thông SAICOM, Công ty cổ phần Viễn thông tin học bưu điện CT-IN, Công ty Tái bảo hiểm quốc gia VINARE... Doanh thu từ dịch vụ tư vấn của Công ty năm 2008 đạt gần 2 tỷ đồng. Năm 2003, PTF chính thức gia nhập đội ngũ các đơn vị được thực thi hoạt động ngoại hối, bắt đầu mở rộng cung cấp các dịch vụ liên quan đến ngoại hôi. Năm 2006, khi Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam được thành lập trên cơ sở sắp xếp, tổ chức lại một số đơn vị của Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam, nhận thức được hình thức kinh doanh đã không còn phù hợp, VNPT đã tách bộ phận Đầu tư tài chính chuyển về Công ty mẹ và chuyển đổi Công ty Tài chính Bưu điện thành Công ty cổ phần Dịch vụ Tài chính Bưu điện. Ngày 26/3/2007, theo Quyết định số

624/QĐ-NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, vốn điều lệ của PTF được tăng lên 500 tỷ đồng trong năm tài chính 2007. Từ đó, tiềm lực và khả năng hoạt động của PTF trên thị trường tài chính càng được nâng cao. Cho đến nay, PTF đã làm tốt vai trò công cụ hoạt động tài chính của VNPT và giành được uy tín trên thị trường. Hoạt động đầu tư tài chính đã trở thành một trong những lĩnh vực chiến lược của Tập đoàn. Hàng năm, Tập đoàn đều dành một số vốn lớn cho hoạt động đầu tư tài chính. Trong Kế hoạch phát triển 5 năm 2006 – 2010, VNPT đã dành 2000 tỷ đồng cho hoạt động này. Con số này đã cho thấy mức độ quan tâm đến lĩnh vực đầu tư tài chính của VNPT.

Tại lĩnh vực bảo hiểm, Công ty Cổ phần Bảo hiểm Bưu điện (PTI) không ngừng phát triển, ngày càng tạo vị thế vững chắc cho VNPT. Trong quá trình hoạt động, với sự quản lý, định hướng của VNPT và các cổ đông sáng lập khác, PTI đã tìm và xác định được định hướng để triển khai các hoạt động nghiệp vụ của mình. Hoạt động ngày càng được triển khai mạnh mẽ đem lại hiệu quả và bước đầu thực hiện được mục tiêu nhiệm vụ đặt ra khi thành lập Công ty. Để đảm bảo an toàn tài chính của công ty, khả năng bồi thường cho khách hàng và năng lực nhận bảo hiểm cho các dự án đầu tư lớn, trong quá trình phát triển, PTI đã tạo lập quan hệ hợp tác lâu dài, tốt đẹp và đã ký kết những hợp đồng tái bảo hiểm cố định với các công ty, tập đoàn tái bảo hiểm có uy tín trên thị trường quốc tế như: Swiss Re, Munich Re, CCR, Mitsui Sumitomo, Tokio Marine, Hannover Re, Vinare… và các công ty môi giới hàng đầu như: Marsh, Aon, Willis, Arthur J. Gallagher… Nhờ vậy, PTI có khả năng nhận và thu xếp tái bảo hiểm ra thị trường quốc tế các dịch vụ bảo hiểm có giá trị tới hàng trăm triệu USD, đặc biệt là các dự án xây dựng quy mô lớn như: thuỷ điện, xi măng, cầu, đường… Tổng doanh thu nhận tái bảo hiểm năm 2006 đạt 24 tỷ VNĐ. Tổng năng lực hợp đồng tái bảo hiểm của PTI năm 2007 là 21 triệu USD. Tỷ lệ bồi thường trung bình hành năm của PTI 25% trên doanh thu bảo hiểm. PTI cũng không ngừng phát triển, đa dạng hóa các sản phẩm bảo hiểm của mình và cho đến nay, gần 50 sản phẩm bảo hiểm chất lượng cao, mức phí cạnh tranh đã được công ty triển khai rộng khắp trên phạm vi cả nước. Cùng những thành tích đã đạt được, PTI đang ngày càng phát triển với mức tăng trưởng về doanh thu bảo hiểm gốc đạt trung

bình 30% năm. PTI đã khẳng định được vị trí của mình trên thị trường bảo hiểm Việt Nam và quốc tế và là một trong 5 doanh nghiệp bảo hiểm hàng đầu trong lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ trên thị trường bảo hiểm Việt Nam.

Tuy cả PTF và PTI là hai định chế tài chính lớn nhất của VNPT nhưng trong quá trình hoạt động và phát triển, hai công ty hoạt động gần như độc lập với nhau. Chỉ cho đến ngày 30/11/2007, Công ty Tài chính Bưu điện (PTF) và Công ty Cổ phần Bảo hiểm Bưu điện (PTI) mới chính thức ký kết thoả thuận hợp tác. Với vị thế là hai định chế tài chính của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam, việc PTI và PTF ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược sẽ tạo ra một cơ chế hợp tác phát triển tối ưu. Với thoả thuận này, hai bên cam kết trở thành cổ đông chiến lược của nhau thông qua việc nắm giữ cổ phần của đối tác. Hai bên cũng sẽ chia sẻ các cơ hội đầu tư tiềm năng với nhau thông qua việc góp vốn đầu tư các dự án tiềm năng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Trong lĩnh vực huy động, quản lý ngồn vốn và dịch vụ tài chính, ngân hàng, Bảo hiểm PTI sẽ ưu tiên PTF trong việc tiếp cận, quản lý các nguồn vốn của mình nhằm đạt được hiệu qủa tốt nhất. Bên cạnh đó, PTF cũng cung cấp các dịch vụ cho vay ưu đãi đối với PTI và cán bộ công nhân viên của PTI. Đồng thời với việc ưu tiên sử dụng các sản phẩm bảo hiểm của PTI, PTF sẽ giới thiệu khách hàng tiếp cận các sản phẩm này. Việc ký thoả thuận hợp tác này sẽ mở ra một thời kỳ mới, hướng tới việc xây dựng những định chế tài chính của VNPT trở thành những doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực dịch vụ tài chính và bảo hiểm.

Ngoài ra, trong quá trình hoạt động, VNPT cũng liên tục đa dạng hóa các hình thức tham gia đầu tư, phát triển hợp tác với nhiều đối tác lớn trong lĩnh vực đầu tư tài chính và bảo hiểm nhằm khai thác tốt nhất lợi thế, thế mạnh của đối tác và bản thân Tập đoàn, tạo cơ hội đa dạng hoá lĩnh vực hoạt động và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của mỗi doanh nghiệp. Năm 2007, VNPT đã ký thỏa thuận hợp tác chiến lược với nhiều ngân hàng, tổ chức tài chính, bảo hiểm, đầu tư... lớn tại Việt Nam như Ngân hàng Đầu tư và Phát triển (BIDV), Ngân hàng Công thương Việt Nam (Incombank), Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), Ngân hàng TMCP Hàng hải (Maritime Bank), Ngân hàng Phát triển nhà Đồng bằng Sông Cửu Long (MHB), Tập đoàn Bảo Việt, Công ty Bảo hiểm Nhân thọ Prudential Việt

Nam,... Trong quá trình hợp tác, VNPT và các đối tác sẽ dựa vào lợi thế của nhau để khai thác tiềm năng, đẩy mạnh tăng trưởng, đa dạng hoá hoạt động kinh doanh. Hai bên cùng xúc tiến các liên doanh liên kết để hỗ trợ nhau mở rộng phát triển kinh doanh đa ngành, đa lĩnh vực, đa mô hình quản lý để khai thác tối ưu nhất tiềm năng của thị trường trong và ngoài nước, trong lĩnh vực kinh doanh truyền thống cũng như các lĩnh vực khác mà hai bên cùng quan tâm. Ngoài ra, để thực hiện mục tiêu kinh doanh đa ngành, đa lĩnh vực, VNPT đã cùng các đối tác chiến lược thống nhất thành lập các công ty quản lý quỹ với vai trò là các sáng lập viên cốt lõi và cùng xem xét thành lập các Quỹ đầu tư trong các lĩnh vực như: Năng lượng, Viễn thông, Bất động sản, Khoáng sản, … trong đó VNPT sẽ đóng vai trò là cổ đông chiến lược cùng với các đối tác khác.

2.2. Kết quả thu được


Năm 2007, sau khi chủ động mở rộng các hình thức đầu tư tài chính, Tập đoàn đã thực hiện đầu tư tài chính ngắn hạn với tổng giá trị vốn đầu tư là 24.266 tỷ đồng và thu được doanh thu là 1.263 tỷ đồng, tăng 60% so với năm 2006 20. Với việc góp thêm vốn vào các doanh nghiệp đang hoạt động kết hợp với đầu tư tài chính vào các doanh nghiệp mới thành lập có nhiều tiềm năng với tổng giá trị vốn đầu tư là 840 tỷ đồng, doanh thu hoạt động tài chính từ đầu tư tài chính dài hạn đạt 250 tỷ đổng. Tuy đây chỉ là một con số nhỏ so với tổng doanh thu của năm (46.302 tỷ đồng) nhưng đã bước đầu khẳng định vai trò của lĩnh vực này trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Tập đoàn.


20 Tập đoàn Bưu chính Viễn thông, Báo cáo đánh giá công tác năm 2007.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/04/2022