Cơ Cấu Tổ Chức Tập Đoàn Bưu Chính Viễn Thông Việt Nam (Công Ty Mẹ)

Trụ sở chính: Tầng 10 OCEAN PARK, số 1 Đào Duy Anh, Đống Đa, Hà Nội. Vốn điều lệ: (tại thời điểm 01/01/2006) 36.955.000.000.000

Trong những năm qua, Tập đoàn đã góp phần to lớn vào thành quả phát triển của ngành Bưu điện. VNPT đã phát triển mạng lưới Bưu chính Viễn thông rộng khắp cả nước và nối mạng Bưu chính Viễn thông quốc tế, các loại hình dịch vụ ngày càng đa dạng với tinh thần nhanh chóng hiện đại hoá thông tin liên lạc theo hướng số hoá. Tập đoàn Bưu chính Viễn thông đã mạnh dạn thu hút vốn đầu tư nước ngoài, đưa thẳng thiết bị kĩ thuật số vào Bưu chính Viễn thông, lấy Viễn thông quốc tế làm bước đột phá, nhằm đưa trình độ Bưu chính Viễn thông Việt Nam tương xứng với trình độ công nghệ Bưu chính Viễn thông thế giới, nhanh chóng hoà mạng Bưu chính Viễn thông quốc tế.

2. Ngành nghề kinh doanh


VNPT có nhiệm vụ kinh doanh theo quy hoạch, kế hoạch và chính sách của Nhà nước, bao gồm trực tiếp thực hiện các hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh hoặc đầu tư vào doanh nghiệp khác trong các ngành, nghề lĩnh vực sau:

+ Dịch vụ viễn thông đường trục

+ Dịch vụ viễn thông- Công nghệ thông tin (CNTT)

+ Dịch vụ truyền thông; quảng cáo

+ Khảo sát, tư vấn, thiết kế, lắp đặt, bảo dưỡng các công trình viễn thông và CNTT

+ Sản xuất, kinh doanh xuất nhập khẩu, cung ứng vật tư, thiết bị viễn thông và CNTT

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 108 trang tài liệu này.

+ Dịch vụ tài chính, tín dụng, ngân hàng

+ Kinh doanh bất động sản, cho thuê văn phòng

Chiến lược đa dạng hoá hoạt động của sản xuất kinh doanh của tập đoàn bưu chính viễn thông quốc gia Việt Nam (VNPT) - 5

+ Các ngành, nghề khác theo quy định của pháp luật


3. Cơ cấu tổ chức


3.1. Cơ cấu tổ chức Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (Công ty mẹ)

Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (Công ty mẹ) là công ty Nhà nước do Nhà nước quyết định đầu tư và thành lập, hoạt động theo quy định của pháp luật đối với công ty Nhà nước.

Hình 2: Cơ cấu tổ chức Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam


(Nguồn: Phê duyệt đề án thành lập Công ty mẹ – Tập đoàn Bưu chính Viễn thông)

* Cơ quan quản lý và điều hành Tập đoàn: gồm có:

- Hội đồng quản trị: Là cơ quan đại diện trực tiếp chủ sở hữu Nhà nước tại Tập đoàn và Tổng Công ty Bưu chính Việt Nam cùng các đơn vị thành viên do Tập đoàn sở hữu 100% vốn điều lệ. Hội đồng quản trị gồm 09 thành viên do Thủ tướng Chính phủ quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật.

- Ban kiểm soát: là cơ quan giúp Hội đồng quản trị kiểm tra và giám sát việc tuân thủ pháp luật và quy định của Tập đoàn; tính hợp pháp, các hoạt động của Tập đoàn, các quyết định của Hội đồng quản trị.

- Tổng giám đốc: người đại diện theo pháp luật của Tập đoàn, điều hành hoạt động hàng ngày của Tập đoàn theo mục tiêu, kế hoạch và các nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị. Tổng giám đốc là ủy viên Hội đồng quản trị, do Hội đồn quản trị bổ nhiệm, miễn nhiệm sau khi được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận bằng văn bản.

- Ngoài ra, dưới Tổng giám đốc còn có các Phó tổng giám đốc và kế toán trưởng.

* Văn phòng Tập đoàn: là đơn vị hành chính tổng hợp, có chức năng phục vụ cho Hội đồng quản trị trong công tác quản lý, phục vụ cho Tổng giám đốc trong công tác điều hành. Văn phòng Tập đoàn là đơn vị kế hoạch được mở tài khoản tại Ngân hàng và dùng con dấu theo tên gọi "Văn phòng Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam" để giao dịch.

* Các cơ quan tham mưu, điều hành trực thuộc Tổng giám đốc: là các cơ quan chuyên môn, nghiệp vụ, thừa ủy nhiệm Tổng giám đốc trực tiếp điều hành theo từng lĩnh vực cụ thể thuộc chức năng nhiệm vụ được phân giao, được gọi chung là Ban kèm theo tên gọi gắn liền chức năng nhiệm vụ chính. Tập đoàn gồm có 09 Ban tham mưu.

* Trung tâm Thông tin và quan hệ công chúng (PR): là đơn vị hạch toán phụ thuộc có chức năng thực hiện về công tác thông tin, tuyên truyền, quản lý và thực hiện hoạt động công chúng của Tập đoàn và các đơn vị thành viên.

* Trung tâm Nghiên cứu – Phát triển (R&D) : là đơn vị hạch toán phụ thuộc có chức năng nghiên cứu và phát triển về chiến lược kinh doanh, đầu tư tài chính, công nghệ, nguồn nhân lực.

* Bộ phận quản lý, khai thác mạng viễn thông đường trục: là đơn vị hạch toán phụ thuộc, có chức năng tổ chức, xây dựng, quản lý, vận hành, khai thác mạng lưới dịch vụ viễn thông liên tỉnh và quốc tế. Bộ phận này có địa bàn hoạt động trong nước và quốc tế, được tổ chức thành Công ty Viễn thông liên tỉnh (VTN) và Công ty Viễn thông quốc tế (VTI).

3.2. Các công ty thành viên


Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam hoạt động theo mô hình Công ty mẹ

- Công ty con bao gồm như hình vẽ sau:


II. Phân tích môi trường kinh doanh và nội bộ Tập đoàn‌


1. Môi trường vĩ mô


1.1. Các yếu tố về kinh tế


Thực trạng nền kinh tế và xu hướng trong tương lai có ảnh hưởng tới thành công và chiến lược của một doanh nghiệp8. Trải qua nhiều thời kỳ, các yếu tố về kinh tế có tác động khác nhau tới hoạt động sản xuất kinh doanh của VNPT.

Năm 1995, Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam được thành lập theo mô hình Tổng công ty 91 trên cơ sở sắp xếp lại Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông trực thuộc Bộ Giao thông vận tải – Bưu điện. Giai đoạn năm 1995 - 1996 là giai đoạn có nhiều chuyển biến tích cực khi tư duy cải cách thực sự được chuyển hóa thành các chính sách kinh tế và đi vào cuộc sống, nền kinh tế đã bắt đầu có xu hướng ưu tiên phát triển thành phần kinh tế ngoài quốc doanh. Tuy nhiên, số lượng các doanh nghiệp ngoài quốc doanh giai đoạn này vẫn không đáng kể vì vậy đối thủ cạnh tranh của VNPT vẫn gần như không có. Nền kinh tế đã nhanh chóng vượt qua giai đoạn khó khăn và bước vào thời kỳ phát triển mạnh với tốc độ tăng GDP bình quân 8,2%/năm, đạt mức cao nhất trong chu kỳ là 9,5% năm 1994, thất nghiệp chỉ còn 5,8%. Lạm phát giảm dần xuống chỉ còn có một con số. Cơ cấu kinh tế đã chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trong khu vực công nghiệp và dịch vụ, giảm dần của khu vực nông, lâm ngư nghiệp. Trong giai đoạn này, Tổng công ty đã được chuyển thành trực thuộc Chính phủ, tạo điều kiện thuận lợi cho VNPT mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh.

Giai đoạn 1997 – 1998 là giai đoạn đầy khó khăn đối với nền kinh tế Việt Nam nói chung và doanh nghiệp Việt Nam nói riêng do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á và ảnh hưởng nặng nề của thiên tai. Tốc độ tăng trưởng GDP liên tục suy giảm: năm 1997 đạt 8,15%; năm 1998 chỉ còn 5,83% và năm 1999 chỉ đạt 4,8%. Lạm phát cũng bắt đầu tăng trở lại : 3,5% năm 1997, 3,7% năm 1998 và lên tới 4,5% năm 1999. Điều này có tác động không nhỏ tới các hoạt động kinh doanh của Tổng công ty, nền kinh tế phát triển chậm lại khiến cho nhu cầu của

8 Lê Văn Tâm (2000), Giáo trình Quản trị chiến lược, ĐH KTQD, trang 79

người dân về dịch vụ Bưu chính Viễn thông giảm sút. Hầu như trong khoảng thời gian tới năm 1999, VNPT không có thêm được một bước đột phá nào, mà chỉ dừng lại ở mức duy trì và củng cố các hoạt động hiện có.

Trong giai đoạn từ 1999 – 2007, nền kinh tế Việt Nam bắt đầu hồi phục sau khủng hoảng vào năm 1999 và tăng trưởng mạnh. GDP liên tục tăng qua các năm và đạt 8,5% năm 2007, lạm phát vẫn được duy trì ở mức một con số (tới năm 2007 trở lại mức 02 con số). Các doanh nghiệp Nhà nước được cổ phần hóa từng bước với tốc độ nhanh chóng. Thành phần kinh tế tư nhân và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cũng phát triển mạnh đã góp phần tích cực cho sự phát triển kinh tế, đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp, góp phần nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh cho các sản phẩm trong nước tạo thành động lực buộc VNPT phải có những thay đổi trong cách thức hoạt động, xóa bỏ sự trì trệ vốn có của các cơ quan Nhà Nước, và chính thức thành lập Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam vào năm 2006.

Từ năm 2008 cho đến nay, kinh tế Việt Nam lại vấp phải nhiều khó khăn do tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới. Sự suy yếu của thị trường tài chính thế giới, nền kinh tế Mỹ suy thoái đã lan rộng, ảnh hưởng đến nền kinh tế của tất cả các quốc gia, trong đó có Việt Nam. Năm 2008, tình hình phát triển của nền kinh tế trong nước đã ảnh hưởng lớn tới mức tiêu dùng của người dân, ảnh hưởng tới các hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành, các doanh nghiệp. Việt Nam đã phải đối mặt, trải qua hai lần chuyển đổi mục tiêu với các nhóm giải pháp phù hợp. Lạm phát thời kỳ này tăng cao (giá tiêu dùng bình quân 2008 so với 2007 tăng 22,97%). Lãi suất vẫn còn cao làm cho các doanh nghiệp khó tiếp cận được nguồn vốn. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng 6,23% so với năm 2007, tuy thấp hơn tốc độ tăng 8,48% của năm 2007 và mục tiêu kế hoạch điều chỉnh là 7% nhưng trong bối cảnh tài chính thế giới khủng hoảng, điều kiện kinh tế nhiều nước suy giảm thì đây đã là một cố gắng rất lớn. Có thể nói, giai đoạn này là một khoảng thời gian khó khăn cho các doanh nghiệp nói chung và VNPT nói riêng.


1.2. Các yếu tố chính trị - pháp luật


Kể từ năm 1990 đến nay, Việt Nam đã có nhiều thay đổi đáng kể về chính sách, mang lại nhiều cơ hội mới cho các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và VNPT nói riêng. Kể từ sau khi bắt đầu Đổi mới vào năm 1986, cơ chế quan liêu bao cấp dần dần được xóa bỏ, đời sống nhân dân dần dần ổn định. Các văn bản Luật lần lượt được ban hành: Luật doanh nghiệp tư nhân và Luật công ty năm1991, Luật doanh nghiệp năm 2000 và sửa đổi năm 2005… giúp các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế hoạt động rõ ràng và nhanh chóng hơn.

Riêng trong lĩnh vực Bưu chính Viễn thông và Công nghệ thông tin, hệ thống các văn bản pháp luật và chủ trương chính sách có liên quan cũng dần được ban hành hoàn thiện cho phù hợp với điều kiện thực tế và thông lệ quốc tế. Sau hơn 10 năm phát triển thị trường Internet ở Việt Nam, theo đánh giá của các chuyên gia viễn thông, Việt nam đã có những bước tiến dài trong việc cải tổ khung pháp lý cho ngành Bưu chính – Viễn thông và Internet. Năm 2002, Pháp lệnh Bưu chính - Viễn thông ra đời đã làm thay đổi rất nhiều môi trường kinh doanh của các doanh nghiệp. Theo Pháp lệnh, chính sách của Nhà nước là khuyến khích, tạo điều kiện để các thành phần kinh tế tham gia kinh doanh Bưu chính, Viễn thông trong môi trường cạnh tranh công bằng, minh bạch do Nhà nước quản lý với đầy đủ các loại hình dịch vụ, bảo đảm chất lượng và giá cước hợp lý. Đồng thời, mở rộng hợp tác quốc tế về Bưu chính, Viễn thông trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, bình đẳng, cùng có lợi, phù hợp với pháp luật Việt Nam và công ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập... Với những chính sách này, môi trường kinh doanh dịch vụ viễn thông tại Việt Nam sẽ ngày càng sôi động hơn với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế cả trong và ngoài nước. Đặc biệt đối với 2 dịch vụ thành công nhất trong lịch sử ngành viễn thông là di động và Internet, cạnh tranh sẽ rất gay gắt vì nhu cầu và xu hướng sử dụng hai dịch vụ này ngày càng cao. Đây là một thách thức không nhỏ đối với VNPT. Bên cạnh đó, lĩnh vực bưu chính và chuyển phát tiếp tục được tạo điều kiện phát triển. Việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật mới đã tạo nên hành

lang pháp lý đồng bộ cho hoạt động chuyển phát ở Việt Nam, tạo thuận lợi và hỗ trợ tích cực cho dịch vụ chuyển phát góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ của các doanh nghiệp. Ngoài ra, Nghị định 9/2009/NĐCP của Chính phủ mới được ban hành qui định các doanh nghiệp Nhà nước phải sử dụng tối thiểu 70% tổng nguồn vốn đầu tư vào các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực thuộc ngành nghề kinh doanh chính của công ty cũng tạo ra khó khăn cho VNPT trong việc sắp xếp và xem xét các lĩnh vực đầu tư kinh doanh một cách có hiệu quả và chọn lọc, nhất là trong bối cảnh khủng hoảng tài chính thế giới ngày một lan rộng.

1.3. Các yếu tố về công nghệ


Là một doanh nghiệp hoạt động trên lĩnh vực Bưu chính – Viễn thông – Công nghệ thông tin, các yếu tố về công nghệ có ảnh hưởng rất lớn tới VNPT.

Trải qua quá trình xây dựng và phát triển đất nước, cơ sở hạ tầng khoa học công nghệ của Việt Nam đã có những bước chuyển biến tích cực. Công nghệ thông tin là một trong những lĩnh vực có tốc độ phát triển nhanh chóng nhất mấy năm gần đây. Theo báo cáo của Diễn đàn Kinh tế thế giới mới đây, ngành công nghệ thông tin của Việt Nam đã vươn lên chín bậc trong năm 2007-2008, xếp thứ 73 trong bảng xếp hạng 127 quốc gia. Những thông tin chính thức cũng cho thấy Nhà nước đang dành cho ngành công nghệ thông tin rất nhiều ưu tiên.

Tuy vây, trình độ khoa học công nghệ của nước ta vẫn bị đánh giá là thấp so với các nước trong khu vực. Việt Nam vẫn bị coi là bãi rác thải công nghệ. Các công nghệ nhập khẩu về Việt Nam được là các công nghệ lạc hậu, lỗi thời so với thế giới. Theo đánh giá của nhiều tổ chức nước ngoài, tỷ lệ sử dụng công nghệ cao tại Việt Nam thấp (khoảng 20%); vào thời điểm này, Philippin đã đạt được 29%, Malaysia là 51% và Singapore tới 73%. Tổ chức tình báo kinh tế EIU cho biết, chỉ số sẵn sàng điện tử Việt Nam xếp thứ 61 trong 65 nước phân tích, kém Malaysia 30 bậc và Singapore tới 54 bậc. Đây là một khó khăn không nhỏ cho các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và VNPT nói riêng.

Tóm lại, Bưu chính - Viễn thông – Công nghệ thông tin là những lĩnh vực có sự thay đổi về công nghệ nhanh nhất. VNPT với lợi thế về vốn lớn do đó cần lập kế

hoạch nguồn vốn sẵn sàng để đầu tư nghiên cứu, phát triển hoặc mua các phát minh mới về công nghệ, cải tiến, nâng cấp và ứng dụng kịp thời các công nghệ mới để luôn ở vị trí dẫn đầu so với các đối thủ cạnh tranh.


1.4. Các yếu tố văn hóa – xã hội


Trải qua hơn 20 năm sau đổi mới, tình hình văn hóa – xã hội của Việt Nam ngày càng có nhiều chuyển biến tích cực.

Cùng với những thay đổi của nền kinh tế, vấn đề giải quyết công ăn việc làm và tình trạng thất nghiệp cũng dần dần được giải quyết. Nếu như trong năm 1989, tỷ lệ thất nghiệp ở nước ta còn ở mức 13% thì sang đến năm 1994, và tới năm 2007, thất nghiệp giảm xuống chỉ còn 4,2%. Trong đó, số lượng lao động làm việc trong lĩnh vực Bưu chính – Viễn thông – Công nghệ thông tin tuy không cao nhưng ngày càng tăng. Tuy rằng, từ năm 2008 đến nay, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế – tài chính thế giới, tỷ lệ thất nghiệp của Việt Nam đang có dấu hiệu tăng trở lại (năm 2008 tăng lên 4,6%) nhưng nhu cầu lao động trong lĩnh vực Viễn thông – Công nghệ thông tin vẫn không hề giảm. Chỉ riêng TP.HCM, mỗi năm thành phố cần được cung ứng một lực lượng lao động ngành công nghệ thông tin lên đến 30.000 người và dự báo đến năm 2010 nhu cầu lao động ngành công nghệ thông tin sẽ cần đến hơn 91.000 người9.

Tình hình dân số Việt Nam cũng có nhiều thay đổi. Quy mô dân số đã tăng từ 52,742 triệu năm 1979 lên 85,155 triệu năm 2007; cơ cấu dân số cũng thay đổi mạnh, đặc biệt là cơ cấu dân số theo nhóm tuổi; tỷ lệ những người trong độ tuổi lao động tăng từ 51% lên 65%. Tương ứng, tỷ lệ những người ngoài độ tuổi lao động giảm từ 49% xuống còn 35%. Sự biến đổi cơ cấu dân số theo tuổi đã và đang tác động to lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta theo cả hai chiều: tạo ra cơ hội và nảy sinh những thách thức lớn. Cùng với sự thay đổi tiến bộ về cơ cấu xã hội, đời sống người dân ngày càng được nâng cao, thói quen tiêu dùng của người dân cũng có nhiều biến đổi rõ rệt. Trình độ dân trí của người dân Việt Nam được nâng


9 http://education.hrvietnam.com?m=education&a=news_detail&resource_id=9616&type=1

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/04/2022