Cơ hội (O) | Thách thức (T) |
O1. Điều kiện kinh tế càng phát triển, thu nhập bình quân tăng, nhu cầu và tỉ lệ thu nhập dành cho sử dụng dịch vụ càng cao. O2. Xu hướng hội nhập kinh tế, giao lưu kinh tế, văn hoá, chính trị càng phát triển, nhu cầu trao đổi thông tin càng cao O3. Thị trường tiềm năng còn nhiều, đặc biệt là thị trường Internet và băng thông rộng. O4. Cơ chế quản lý nới lỏng tạo sự linh hoạt, năng động cho các doanh nghiệp O5. Các công nghệ chất lượng cao phát triển mạnh tạo khả năng cung cấp dịch vụ tốt hơn. | T1. Điều kiện kinh tế giữa các vùng chưa phát triển đồng đều, tạo khoảng cách số, VNPT là doanh nghiệp chủ lực của Nhà Nước có trách nhiệm thu hẹp khoảng cách này. T2. Nguy cơ có nhiều đối thủ mới tham gia thị trường, giảm thị phần do chính sách mở cửa của nhà nước cho mọi thành phần kinh tế tham gia cung cấp dịch vụ Bưu chính – viễn thông và mở của thị trường Bưu chính Viễn thông cho các doanh nghiệp nước ngoài vào năm 2012. T3. Thách thức đổi mới công nghệ, đầu tư mạng lưới, mức độ nhanh chóng triển khai các dịch vụ mới trước đối thủ cạnh tranh. T4. Thách thức giảm cước dịch vụ, cải tiến hình thức tính cước. T5. Sự hợp nhất ồ ạt của các doanh nghiệp Viễn thông trong tương lai. |
Có thể bạn quan tâm!
- Cơ Cấu Tổ Chức Tập Đoàn Bưu Chính Viễn Thông Việt Nam (Công Ty Mẹ)
- Thị Phần Dịch Vụ Điện Thoại Và Thuê Bao Adsl Năm 2008
- Chi Phí Của Một Số Đơn Vị Nghiên Cứu Thuộc Tập Đoàn
- Dịch Vụ Tiết Kiệm Bưu Điện Thuộc Lĩnh Vực Bưu Chính
- Một Số Vấn Đề Còn Tồn Tại Trong Quá Trình Thực Hiện Chiến Lược Đa Dạng Hóa Của Vnpt
- Thực Hiện Chiến Lược Ổn Định Và Suy Giảm Tại Một Số Lĩnh Vực, Dịch Vụ Kinh Doanh Hiệu Quả Thấp Hoặc Không Hiệu Quả
Xem toàn bộ 108 trang tài liệu này.
Kết hợp S/O | Kết hợp S/T | |
S1. Là nhà cung cấp đầu tiên tại Việt Nam nên đã tạo dựng được hình ảnh, uy tín và thói quen tiêu dùng đối với khách hàng. S2. VNPT hiện vẫn giữ phần lớn thị phần tại hầu hết các lĩnh vực Bưu chính – Viễn thông S3. Mạng lưới phân phối rộng khắp cả nước, cơ sở hạ tầng vững chắc, công nghệ thông dụng, hiện đại... tạo ra lợi thế cạnh tranh cho VNPT. S4. Có sẵn khách hàng truyền thống, khối lượng khách hàng lớn tạo ra một cơ sở thuê bao vững chắc đảm bảo cho tập trung phát triển các dịch vụ mới. S5. Có lợi thế tiếp nhận các công nghệ hiện đại đầu tiên, cung cấp các dịch vụ mới chất lượng cao. S6. Có uy tín với đối tác nước ngoài. S7. Tiềm lực tài chính mạnh | - Duy trì lợi thế cạnh tranh của một nhà khai thác chủ đạo. (S1,2,3 - O1,2,3,5) - Tiến hành bao phủ, chiếm lĩnh thị trường cả về mặt địa lý và đối tượng ngành nghề. Phân chia thị trường thành từng đoạn mục tiêu để phục phụ đúng nhu cầu từng đối tượng. (S1,2,3 - O1,2,3) - áp dụng công nghệ mới, hiện đại để tung ra các dịch vụ mới chất lượng cao đáp ứng đối tượng khách hàng trình độ cao. (S5,6,7, - O5) - Tiếp tục phát triển dịch vụ GTGT tại các vùng thị trường hiện có, đồng thời triển khai dịch vụ này tại các vùng thị trường tiềm năng chưa khai thác. (S4,7 - O1,2,3) | - Triển khai nhiều loại hình dịch vụ đa dạng thích hợp với nhiều đối tượng khách hàng (S1,2,3,5,7 - T1,3) - Nhanh chóng triển khai các dịch vụ gia tăng mới, đổi mới công nghệ để cung cấp các dịch vụ chất lượng cao so với đối thủ. (S4,7 - T2,3) - Mở rộng kênh phân phối, phát triển các đại lý trên toàn quốc, giữ vững thị phần. (S1,2,3 - T2) - Giảm cước dịch vụ (S4,7 - T4) |
Kết hợp W/O | Kết hợp W/T | |
W1. ý thức cạnh tranh của cán bộ nhân viên chưa cao, thiếu năng động, còn có tư tưởng độc quyền. W2. Chất lượng dịch vụ chưa thực sự tốt. W3. Thủ tục cung cấp dịch vụ rườm rà. W4. Các hình thức quảng cáo, khuyến mại chưa thật sự hấp dẫn để tạo động lực thu hút khách hàng. W5. Cơ chế quản lý chưa gắn kết được các công ty trên cùng lĩnh vực trong nội bộ VNPT để nâng cao sức cạnh tranh. W6. Cơ chế quản lý cước chưa tạo cho các công ty chủ động trong sử dụng công cụ giá cước để cạnh tranh, hạn chế năng lực cạnh tranh. W7. Ngoài mục tiêu kinh doanh còn phải thực hiện mục tiêu phục vụ nên VNPT phải đầu tư cả ở những vùng thị trường chưa có hoặc ít khả năng sử dụng dịch vụ | - Nâng cao chất lượng dịch vụ, phục vụ, đơn giản hoá thủ tục, xây dựng nhiều kế hoạch giá cước. (W1,3,7 - O1,2,3) - Đầu tư hơn vào hoạt động marketing, tạo dựng hình ảnh công ty, thương hiệu, khách hàng trung thành, ... (W4,5 - O1,2,3) - Lựa chọn đầu tư ở những vùng thị trường chưa có hoặc ít nhu cầu sử dụng dịch vụ trước mắt thoả mãn yêu cầu phục vụ của Bộ BCVT, tương lai sẽ là lợi thế của VNPT: mở rộng vùng phủ sóng, phát huy ưu điểm vốn có của VNPT, nâng cao chất lượng dịch vụ, chiếm lĩnh các mảng thị trường mới trước các đối thủ. (W3,7 - O3) | - Nghiên cứu để lựa chọn vùng đầu tư hiệu quả nhất, có thể là thị trường tiềm năng trong tương lai. (W8 - T1) - Nâng cao chất lượng đường truyền tạo lợi thế cạnh tranh với các đối thủ (W3 - T2,3) - Chiến lược giảm giá, đa dạng hoá các hình thức thanh toán để tạo lợi thế so với đối thủ cạnh tranh. (W2,7 - T4) - Chiến lược xúc tiến bán hàng, khuyến mại hấp dẫn để thu hút khách hàng của đối thủ cạnh tranh. (W4,5, - T2) |
II. Chiến lược đa dạng hóa hoạt động của VNPT
Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam là một loại hình của tập đoàn kinh tế hoạt động trong linh vực thương mại dịch vụ, bởi vậy, VNPT mang đầy đủ những đặc điểm của tập đoàn kinh tế nói chung. Tuy nhiên, Tập đoàn cũng có những đặc thù riêng khác với các tập đoàn kinh tế khác ở chỗ: Nếu như các tập đoàn kinh tế nói chung bắt nguồn kinh doanh từ lĩnh vực đầu tư vào sản xuất hàng hoá, với các chiến lược kinh doanh tập trung vào đầu tư nghiên cứu, thiết kế sản phẩm, ứng dụng tiến bộ công nghệ để sản xuất những sản phẩm có sức cạnh tranh cao trên thị trường... thì VNPT lại bắt đầu lĩnh vực hoạt động kinh doanh bằng việc đầu tư vào xây dựng hạ tầng mạng lưới Bưu chính viễn thông và bắt đầu các hoạt động kinh doanh của mình qua việc cung cấp các dịch vụ Bưu chính Viễn thông (bưu phẩm, điện thoại...), và tổ chức các kênh phân phối dịch vụ đến khách hàng. Do vậy chiến lược kinh doanh của VNPT là tập trung đầu tư vào phát triển hạ tầng mạng lưới, đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ và tổ chức các kênh phân phối để thoả mãn tối đa các nhu cầu đa dạng của các thị trường về hàng hoá (thiết bị đầu cuối, hệ thống mạng...) và dịch vụ Bưu chính Viễn thông. Từ đó, VNPT sẽ mở rộng liên kết với các nhà cung cấp khác nhau để hình thành nên các kênh phân phối hàng hoá, dịch vụ đa dạng, rộng khắp đảm bảo khai thác, thâm nhập và mở rộng được cả thị trường trong nước và thị trường thế giới. Bên cạnh đó, cùng với khả năng tích tụ và tập trung vốn của tập đoàn được nâng lên, VNPT đã mở rộng kinh doanh đầu tư sang các lĩnh vực sản xuất, dịch vụ khác có lợi thế nhằm đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của thị trường, hoạt động kinh doanh thương mại và sản xuất được tích hợp, trở thành tập đoàn kinh tế vừa chuyên sâu vừa tổng hợp dựa trên các liên kết kinh tế đa chiều.
Dựa trên những ý tưởng kinh doanh ban đầu rất sơ khai được nảy sinh trong quá trình hoạt động của mình, VNPT đã dần xây dựng nên chiến lược đa dạng hóa hoạt động dựa trên cơ sở phân tích kỹ càng môi trường kinh doanh bên trong và bên ngoài của Tập đoàn. Từ một lĩnh vực kinh doanh chính ban đầu là bưu chính – viễn thông, nhờ tận dụng khá tốt những nguồn lực sẵn có của các đơn vị thành viên trước
đây, VNPT đã vươn tới các lĩnh vực kinh doanh hoàn toàn mới. Nhìn chung, có thể chia chiến lược đa dạng hóa hoạt động của VNPT được chia ra làm 02 dạng cơ bản sau đây:
1. Chiến lược đa dạng hóa liên kết
Bản “Kế hoạch phát triển 5 năm 2006 – 2010” của VNPT có xác định rõ: Mục tiêu tổng quát đến năm 2010 là xây dựng Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Quốc gia Việt Nam trở thành Tập đoàn kinh tế hàng đầu Việt Nam,..; kinh doanh đa ngành trong đó bưu chính, viễn thông, và công nghệ thông tin là ngành kinh doanh chính với nhiều loại hình sở hữu…19. Vì vậy, chiến lược đa dạng hóa hoạt động liên kết đã được các nhà lãnh đạo Tập đoàn sử dụng như một công cụ để đạt được mục tiêu đề ra. Từ lĩnh vực cung cấp các dịch vụ bưu chính – viễn thông – Công nghệ thông tin (CNTT) ban đầu, VNPT đã dần dần phát triển sang các lĩnh vực khác như sản xuất, kinh doanh vật tư, thiết bị Viễn thông, sản phẩm công nghệ thông tin, thiết kế các công trình viễn thông, đào tạo nhân lực viễn thông, … Và ở lĩnh vực nào, VNPT cũng đạt được những thành công nhất định.
Hình 5: Mô hình đa dạng hóa liên kết hoạt động của VNPT
Trước hết, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam là một Tập đoàn kinh doanh đa ngành có sự khác biệt so với các Tập đoàn kinh tế khác do bối cảnh hoạt động cũng như lịch sử hình thành. Phát triển từ một doanh nghiệp Nhà nước độc quyền trong lĩnh vực Bưu chính Viễn thông, tiền thân của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam là Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam, xa hơn nữa là
19 Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam, Kế hoạch phát triển 5 năm 2006 – 2010, trang 01
Tổng cục Bưu điện, quá trình đa dạng hóa hoạt động sản xuất kinh doanh của VNPT cũng có sự khác biệt so với các doanh nghiệp khác.
1.1. Lĩnh vực Công nghiệp Viễn thông
Năm 1995, vào thời điểm được thành lập, Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam (tiền thân của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam) đã là một doanh nghiệp đa ngành bởi vì thực chất việc thành lập Tổng công ty chỉ là việc tổ chức sắp xếp lại các đơn vị dịch vụ, sản xuất lưu thông, sự nghiệp về Bưu chính- Viễn thông thuộc Tổng cục Bưu điện, tách công tác quản lý Nhà nước ra khỏi công tác điều hành kinh doanh.
Vào thời điểm này, ngoài lĩnh vực cung cấp các dịch vụ Bưu chính – Viễn thông, VNPT còn hoạt động trên lĩnh vực công nghiệp Bưu chính Viễn thông với sự tồn tại của một vài nhà máy xí nghiệp sản xuất và các xí nghiệp liên doanh như Xí nghiệp liên doanh sản xuất thiết bị viễn thông (VTC), Nhà máy Cáp và Vật liệu Viễn thông (SACOM)... Tuy nhiên, công nghiệp viễn thông cho đến thời điểm mới chỉ ở thời điểm bắt đầu. Các cơ sở công nghiệp với những thiết bị dây chuyền lạc hậu, cũ kỹ, không đồng bộ, chỉ có thể sản xuất một số vật tư cho bưu chính, các hộp đầu cuối cáp,...
Ngay khi vừa mới thành lập, VNPT đã từng bước tìm hiểu thị trường công nghiệp viễn thông thế giới, xây dựng các dự án chuyển giao công nghệ, liên doanh lắp ráp, sản xuất thiết bị tại Việt Nam với các đối tác có công nghệ tiên tiến, có tiềm năng kinh tế và thiện chí chuyển giao công nghệ cho Việt Nam nhằm phát triển lĩnh vực công nghiệp viễn thông. Hết năm 1995, Tập đoàn đã thực hiện liên doanh với 6 doanh nghiệp nước ngoài sản xuất thiết bị công nghiệp thông tin.
Năm 1996, theo quyết định của Tổng cục Bưu điện, một loạt các công ty, nhà máy hoạt động trong ngành công nghiệp viễn thông được thành lập trên cơ sở sắp xếp lại các xí nghiệp cũ và trở thành thành viên của VNPT, bao gồm: Nhà máy Thiết bị Bưu điện (nay là Công ty cổ phần Thiết bị Bưu điện POSTEF); Công ty Thiết bị Điện thoại (nay là Công ty Cổ phần Công nghệ Viễn thông VITECO); Nhà máy Vật liệu Bưu điện (nay là Công ty cổ phần Vật liệu Bưu điện PMC); Công Ty
Vật Tư Bưu Điện I (nay là Công Ty Cổ Phần Thương Mại Bưu Chính Viễn Thông COKYVINA); Công Ty Vật Tư Bưu Điện II (nay là Công ty Cổ phần Vật tư Bưu Điện POSTMASCO).
Trong quá trình hoạt động, VNPT và các đơn vị thành viên đã xây dựng được một lực lượng các nhà sản xuất thiết bị, cung cấp nhiều sản phẩm chủ yếu cho ngành viễn thông. Các sản phẩm cũng hết sức đa dạng về chủng loại như tổng đài viễn thông Alcatel, EWSD, VK50...; các thiết bị truyền dẫn của VFT, CT-IN, Kasati...; cáp quang của VinaGSC, Focal; cáp đồng của VinaDeasung, Sacom; các thiết bị đấu nối của Postef, PTC...; các thiết bị bưu chính của Postef, Công ty In Tem Bưu điện... Từ đó, công nghiệp Bưu điện phát triển vững chắc, đáp ứng ngày càng nhiều tỷ lệ các sản phẩm nội địa, bảo đảm chất lượng cho mạng lưới bưu chính
- viễn thông. Cho đến nay, khối công nghiệp của Tập đoàn đã đáp ứng được 50% tổng giá trị đầu tư thiết bị cho mạng viễn thông của Tập đoàn. Các sản phẩm công nghiệp Viễn thông của VNPT được đánh giá là tương đối phong phú, hiện đại, đáp ứng nhu cầu phát triển mạng viễn thông, chất lượng tương đương thiết bị công nghệ cao của khu vực. Nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, tăng cường tích tụ về vốn, nâng cao khả năng cạnh tranh và tối đa hóa lợi nhuận, trong đó điểm mấu chốt là tập trung sắp xếp đổi mới quản lý, xác lập lại cơ cấu sản xuất kinh doanh, lành mạnh hóa các quan hệ tài chính trong quá trình đổi mới, tạo điều kiện thuận lợi hơn trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, Tập đoàn đã tiến hành Cổ phần hóa cho các công ty con trên lĩnh vực này và cho tới nay, việc cổ phần hóa đã hoàn tất và thu được những kết quả tích cực. Hầu hết các doanh nghiệp đã tiến hành cổ phần hoá đều kinh doanh có lãi, có tích luỹ và nộp ngân sách nhà nước.
Trong quá trình hoạt động, VNPT dần dần mở rộng sang lĩnh vực xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp viễn thông và bước đầu xác lập được một số thị trường xuất khẩu. Mặc dù vậy, với một số mặt hàng, sản phẩm, do chỉ hoạt động trên các dây chuyển sản xuất nhỏ nên vẫn mới chỉ đáp ứng được nhu cầu của Tập đoàn là chính. Chẳng hạn như việc sản xuất thẻ viễn thông, hiện tại mới chỉ lắp ráp với mức đầu tư nhỏ, sản lượng thấp nên khả năng cạnh tranh với các hãng nước ngoài để chiếm lĩnh thị trường nội địa và xuất khẩu còn khó khăn.
Cho tới hết năm 2008, lĩnh vực công nghiệp Viễn thông đã cùng với lĩnh vực công nghệ thông tin (được gộp chung là khối công nghiệp) đã thu được 5.730 tỷ đồng doanh thu, chiếm 10% trong tổng doanh thu toàn Tập đoàn (55.732 tỷ đồng). Đây là một con số không hề nhỏ khi so sánh với doanh thu của một số lĩnh vực khác của Tập đoàn như Tài chính, quảng cáo,…
1.2. Lĩnh vực Công nghệ thông tin
Năm 1997, Công nghệ thông tin bắt đầu trở thành một trong ba ngành kinh doanh chính của VNPT với việc chính thức khai trương mạng Internet vào tháng 11/1997.
Bên cạnh đó, Tập đoàn còn thành lập một số đơn vị chuyên về tin học như Công ty Điện toán và Truyền số liệu (VDC), Công ty Tin học Bưu điện Tp Hồ Chí Minh (Netsoft), Trung tâm Tin học Tp Hà Nội, Công ty Phần mềm và Truyền thông (VASC) và các Trung tâm Tin học của Bưu điện các tỉnh/thành phố. Các đơn vị này không chỉ có khả năng phát triển, sản xuất các phần mềm ứng dụng mà còn cung cấp các giải pháp Công nghệ thông tin cho các đơn vị trong và ngoài ngành: trong lĩnh vực bưu chính là các phần mềm như định vị EMS, chương trình xây dựng mã vạch, phần mềm ứng dụng cho dịch vụ chuyển tiền truyền thống CTT95.... Nhiều phần mềm cho lĩnh vực viễn thông cũng đã được phát triển với chủng loại đa dạng, phong phú về giao diện như: hệ thống tính cước ghi sê, chương trình tính cước cho các tổng đài Host và các loại tổng đài độc lập khác nhau... Năm 1999, Tập đoàn lại mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh sang lĩnh vực xuất khẩu phần mềm với việc Trung tâm dịch vụ Giá trị gia tăng (VASC) thuộc Công ty điện toán và truyền số liệu (VDC) (nay là Công ty Phần mềm và Truyền thông (VASC)) ký hợp đồng gia công và xuất khẩu sản phẩm phần mềm đầu tiên tại Việt Nam cho nước ngoài.
Trong quá trình hoạt động và phát triển , chiến lược đa dạng hóa của VNPT được thực hiện xuyên suốt xuống tới các đơn vị. Các công ty chuyên về tin học cũng đã dần dần từng bước đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ cũng như lĩnh vực kinh doanh của mình, bắt đầu mở rộng sang lĩnh vực lĩnh vực dịch vụ Công nghệ thông tin với nhiều dịch vụ đa dạng như: bảo hành, bảo trì, lưu trữ, xử lý số liệu,