Chế Độ Tài Sản Của Vợ Chồng Trong Pháp Luật Hn&gđ Của Nước Ta Từ Cách Mạng Tháng Tám (1945) Đến Nay

đồng đó. Là chủ sở hữu đối với tài sản của gia đình, người chồng có thể một mình ký kết để chuyển dịch động sản và bất động sản. Trên thực tế, mỗi khi chồng bán hoặc tặng cho bất động sản thì người vợ cũng thường ký cùng chồng vào các giấy tờ, nhưng các án lệ không coi đó là một thể thức có giá trị pháp lý [40].

Tại Bắc và Trung Kỳ, ảnh hưởng của BLDS Pháp (1804) thể hiện trong việc nhà làm luật dự liệu chế độ tài sản ước định và áp dụng nguyên tắc bất di, bất dịch của chế độ tài sản của vợ chồng theo hôn khế. Điều 104 DLBK quy định:

Về đường tài sản, pháp luật chỉ can thiệp đến đoàn thể vợ chồng là khi nào vợ chồng không có tuỳ ý lập ước riêng với nhau mà thôi, miễn là ước riêng ấy không được trái với phong tục và không được trái với quyền lợi người chồng là người chủ trương trong đoàn thể [6]. Tiếp đó, Điều 105 quy định: Phàm tư ước về tài sản giá thú phải làm thành chứng thư tại trước mặt, hoặc do Lý trưởng thị thực, mà phải làm trước khi khai giá thú. Đã khai giá thú rồi thì không được thay đổi gì nữa [6].

Quy định chế độ tài sản ước định này lần đầu tiên được dự liệu trong hệ thống pháp luật Việt Nam theo quan niệm của nhà làm luật tư sản là không phù hợp với tục lệ và truyền thống của gia đình người Việt Nam, nên mặc dù được hai bộ DLBK và DLTK dự liệu, các cặp vợ chồng thường không thoả thuận lựa chọn loại chế độ tài sản ước định này.

Trường hợp vợ chồng không thoả thuận lập hôn khế khi kết lập giá thú, DLBK và DLTK đều dự liệu một chế độ tài sản pháp định để áp dụng cho họ, đó là chế độ cộng đồng toàn sản. Theo tục lệ của người Việt Nam thì mọi tài sản trong gia đình đều là tài sản chung và đều để dành cho con cháu. Các quy định trong hai Bộ Dân Luật Bắc kỳ và Hoàng Việt Trung kỳ hộ luật cũng

chấp nhận tục lệ này. Điều 106 DLBK và Điều 104 DLTK quy định: “Nếu hai vợ chồng không lập hôn ước riêng thì hai người đã theo chế độ cộng đồng toàn sản, gồm tất cả của cải và hoa lợi của chồng cũng như của vợ” [6]; [73].

Vợ hoặc chồng có thể có của riêng trước khi kết hôn, nhưng kể từ khi kết hôn và trong suốt thời kỳ hôn nhân thì các tài sản riêng đó (bao gồm cả động sản và bất động sản) hợp nhất thành khối tài sản chung. Tuy nhiên, đó chỉ là sự hợp nhất tạm thời trong thời kỳ hôn nhân. Chỉ có những tài sản do hai vợ chồng tạo ra trong thời kỳ hôn nhân mới là tài sản chung chính thức. Khi hôn nhân chấm dứt thì các tài sản riêng của vợ chồng đã được hợp nhất tạm thời vào khối tài sản chung lại được tách ra để chia theo nguyên tắc của ai thì người đó lấy lại, còn các tài sản chung thì được chia đôi cho vợ và chồng.

Theo quy định tại Điều 107 DLBK và Điều 105 DLTK thì tài sản chung của vợ và chồng gồm có:

- Các tài sản do vợ chồng có được trong thời kỳ hôn nhân;

- Tài sản do vợ chồng làm việc mà kiếm ra;

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 130 trang tài liệu này.

- Lợi tức của toàn bộ tài sản trong gia đình, không phân biệt lợi tức từ tài sản riêng hay lợi tức từ tài sản chung [6]; [73].

Như vậy, toàn bộ tài sản mà vợ chồng có được trong thời kỳ hôn nhân (cả động sản và bất động sản) đều là tài sản chung của vợ chồng. Để phân biệt được động sản hoặc bất động sản nào là tài sản riêng hay tài sản chung của vợ chồng, thì căn cứ vào việc đăng ký hoặc có chứng thư xác nhận nguồn gốc của tài sản đó. Đối với các động sản không được đăng ký và cũng không có chứng thư xác nhận nguồn gốc thì Toà án suy đoán là tài sản chung của vợ chồng; nếu vợ hoặc chồng muốn khiếu nại đó là tài sản riêng của mình thì phải chứng minh.

Chế độ tài sản của vợ chồng theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam - 5

Điều 111 Bộ DLBK và Điều 109 HVTKHL quy định khối tài sản cộng đồng phải gánh chịu các khoản nợ sau đây:

- Các khoản nợ của vợ chồng đã vay trước khi kết hôn;

- Các khoản nợ của chồng vay trong thời kỳ hôn nhân;

- Các khoản nợ do vợ vay với tư cách là đại diện cho đoàn thể vợ chồng hoặc vay với sự ưng thuận của người chồng;

- Các khoản nợ do hành vi phạm pháp của người vợ gây ra [6]; [40].

Theo quy định trên, tất cả các khoản nợ của chồng, dù vay từ trước khi kết hôn hoặc trong thời kỳ hôn nhân, không phân biệt là do ký kết hợp đồng hoặc do hành vi phạm pháp mà gây ra thì đều phải coi là nợ của hai vợ chồng và do khối cộng đồng phải gánh chịu. Mặc dù các món nợ do hành vi phạm pháp của người chồng gây ra không được quy định rõ trong hai bộ dân luật, nhưng theo đạo lý thì phải trích từ khối tài sản chung của gia đình để thanh toán.

Về việc quản lý tài sản của gia đình, theo Điều 100, Điều 111 DLBK và Điều 98, Điều 109 DLTK quy định đối với các nhu cầu của gia đình thì vợ hoặc chồng đều có thể đại diện cho gia đình để giao dịch và được trích từ khối tài sản của gia đình để chi dùng.

Theo quy định tại Điều 109 Bộ DLBK và Điều 107 HVTKHL vợ chồng muốn sử dụng tài sản chung thì phải có sự ưng thuận của vợ và của chồng, chồng có quyền sử dụng các động sản mà không cần phải có sự đồng ý của vợ, miễn là việc sử dụng đó đem lại lợi ích cho gia đình; việc ưng thuận của người chồng phải được thể hiện bằng văn bản, có chữ ký của người chồng, còn việc ưng thuận của người vợ thì chỉ cần là sự ưng thuận công nhiên hoặc mặc nhiên không cần phải ghi chép hoặc giấy tờ. Quy định này cũng nói lên sự bất bình đẳng trong quan hệ vợ chồng khi định đoạt các tài sản của gia đình. Ngoài ra, pháp luật còn cho phép người chồng có đặc quyền được thực hiện các giao dịch mua bán bất động sản và các bất động sản chung của gia đình (chỉ trừ bất động sản riêng của người vợ) mà

không cần phải có sự tham gia hoặc ưng thuận của người vợ, miễn là việc mua bán đó đem lại lợi ích cho gia đình [6, Điều 109].

Để bảo vệ khối tài sản của gia đình, các Bộ dân luật đều có quy định trong trường hợp người vợ một mình thực hiện các giao dịch cho gia đình mà lạm dụng quyền đó thì người chồng có quyền thu hồi một phần hoặc toàn bộ quyền của người vợ [6, Điều 100].

Ngược lại, trong trường hợp người chồng không chu cấp để nuôi dưỡng vợ con hoặc phá tán tài sản của gia đình thì người vợ có quyền xin Toà án cấm người chồng sử dụng kỷ phần của mình, và tất cả các tài sản do nghề nghiệp riêng của vợ tạo ra. Trong trường hợp này, Toà án có thể cho phép người vợ được quản lý, hưởng dụng các tài sản đó [6, Điều 110].

Khi ly hôn, nếu người vợ không có con thì được lấy lại kỷ phần của mình bằng hiện vật và được nửa của chung. Nếu là vợ thứ thì không được dự phần của chung, chỉ được lấy lại tài sản riêng [6, Điều 112].

Trong trường hợp vợ chồng ly dị mà có con thì pháp luật quy định sẽ không thanh toán tài sản. Điều 112 Bộ DLBK quy định trong trường hợp này, người vợ được hưởng một phần từ khối tài sản chung, phần đó nhiều hay ít tuỳ thuộc vào sự đóng góp của người vợ đã là tăng khối tài sản chung và do Toà án quyết định; nếu người vợ thông gian mà bị ly hôn thì phần đó sẽ bị bớt đi 1/2; Người vợ bị ly hôn bao giờ cũng có quyền lấy lại các đồ tư trang, phục sức của mình. Tuy nhiên, Bộ HVTKHL quy định phần của người vợ khi vợ chồng ly hôn mà có con bằng 1/3 khối tài sản chung, nếu người vợ thông gian mà bị ly dị thì bị mất cả quyền lợi về tài sản chung (Điều 110).

Khi người chồng chết mà người vợ không tái giá, của chung vẫn để nguyên, người vợ goá được thay quyền chồng quản lý tài sản chung.

Nếu người vợ chết trước, người chồng thành sở hữu tất cả tài sản chung kể cả kỷ phần của người vợ.

Vợ thứ được giữ quyền sở hữu và quản lý, hưởng thụ cùng định đoạt tài sản riêng của mình.

1.3.3. Chế độ tài sản của vợ chồng trong pháp luật HN&GĐ của nước ta từ Cách mạng tháng Tám (1945) đến nay

Giai đoạn 1945 - 1954:

Ngay sau Cách mạng tháng Tám thành công, do điều kiện lịch sử xã hội, Nhà nước ta chưa thể ban hành ngay một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh. Các quan hệ dân luật và HN&GĐ từ năm 1945 - 1950 vẫn được điều chỉnh bởi ba văn bản luật (DLBK, DLTK, DLGYNK) do thực dân Pháp ban hành trước năm 1945 (theo Sắc lệnh số 90-SL ngày 10/10/1945 của Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hoà đã cho phép áp dụng pháp luật cũ một cách chọn lọc; miễn sao không trái với lợi ích của chính thể Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà và lợi ích của nhân dân lao động).

Năm 1946 Hiến pháp đầu tiên của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà đã khẳng định quyền bình đẳng giữa nam và nữ. Hiến pháp quy định: “Đàn bà ngang quyền với đàn ông về mọi phương diện” [47, Điều 9]. Đây là cơ sở pháp lý đầu tiên khẳng định quyền bình đẳng giữa nam và nữ và cũng chính là cơ sở pháp lý xác nhận quyền bình đẳng giữa vợ và chồng.

Đến năm 1950, Nhà nước ta đã ban hành sắc lệnh đầu tiên điều chỉnh quan hệ HN&GĐ, đó là Sắc lệnh 97/SL ngày 22/5/1950 về sửa đổi một số quy lệ và chế định trong dân luật và Sắc lệnh số 159/SL ngày 17/11/1950 quy định về vấn đề ly hôn. Một trong những nội dung của hai sắc lệnh này là thể hiện nguyên tắc “nam nữ bình đẳng” và nguyên tắc “người chồng và người vợ có địa vị bình đẳng trong gia đình”. Đây là những quy định mới và tiến bộ góp phần đáng kể vào việc xoá bỏ chế độ HN&GĐ phong kiến lạc hậu, nói lên quan hệ bình đẳng giữa vợ và chồng trong đó có quan hệ về tài sản.

Sắc lệnh số 97/SL quy định: “Trong lúc còn sinh thời người chồng goá hay vợ goá, các con đã thành niên có quyền xin chia phần tài sản thuộc quyền sở hữu của người chết, sau khi đã thanh toán tài sản chung” [17, Điều 11], trong khi Sắc lệnh số 90/SL đã cho phép vận dụng pháp luật cũ có chọn lọc. Theo đó, ta suy luận: Mặc dù Sắc lệnh số 97/SL không có điều nào quy định về thành phần tài sản chung của vợ chồng thì chế độ tài sản của vợ chồng được áp dụng theo tinh thần của các sắc lệnh trên là chế độ cộng đồng toàn sản (chế độ tài sản này đã được áp dụng theo DLBK và DLTK).

Sắc lệnh số 159/SL quy định: “Hai vợ chồng đã ly hôn phải cùng chịu phí tổn về việc nuôi dạy con, mỗi bên tuỳ theo khả năng của mình” [18, Điều 6]. Theo đó, khi ly hôn, tài sản chung của vợ chồng phải được chia tuỳ theo khả năng của mỗi bên vợ, chồng phải cùng có nghĩa vụ trong việc nuôi dạy con.

Như vậy, Sắc lệnh số 97/SL và Sắc lệnh số 159/SL đã góp phần quan trọng vào việc xoá bỏ chế độ hôn nhân và gia đình phong kiến lạc hậu, thúc đẩy sự phát triển của xã hội Việt Nam trong thời kỳ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. Nội dung của hai sắc lệnh đã thể hiện tính dân chủ và tiến bộ của một nền pháp chế mới.

Giai đoạn 1954 - 1975:

Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi, nước ta tạm thời bị chia cắt làm hai miền với hai chế độ chính trị khác biệt. Miền Bắc được giải phóng, bước vào thời kỳ quá độ xây dựng chủ nghĩa xã hội, miền Nam tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ, đấu tranh thống nhất nước nhà. Vì vậy, pháp luật được áp dụng trong giai đoạn này ở hai miền là khác nhau, trong đó có chế độ HN&GĐ.

- Ở miền Bắc, Sắc lệnh số 97/SL và Sắc lệnh số 159/SL tuy góp phần vào việc xoá bỏ chế độ HN&GĐ phong kiến lạc hậu nhưng không còn đáp ứng được tình hình mới. Việc xây dựng và ban hành một đạo luật mới về

HN&GĐ là một tất yếu khách quan. Vào thời gian này, bản Hiến pháp thứ hai của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà đã được Quốc hội thông qua vào năm 1959. Hiến pháp năm 1959 đã quy định và ghi nhận quyền bình đẳng giữa nam và nữ về mọi mặt, là cơ sở pháp lý cho việc xây dựng chế độ HN&GĐ mới XHCN. Vì vậy, cùng thời gian này, Luật HN&GĐ năm 1959 đã ra đời và có những quy định về chế độ tài sản của vợ chồng.

Theo Luật HN&GĐ năm 1959, chế độ tài sản của vợ chồng là chế độ cộng đồng toàn sản quy định: “vợ chồng đều có quyền sở hữu, hưởng thụ và sử dụng ngang nhau đối với tài sản có trước và sau khi cưới” [49, Điều 15]. Nghĩa là toàn bộ các tài sản của vợ chồng dù có trước khi kết hôn hoặc được tạo ra trong thời kỳ hôn nhân; dù vợ, chồng được tặng cho riêng, được thừa kế riêng hoặc cả hai vợ chồng được tặng cho chung hay thừa kế chung, không phân biệt nguồn gốc tài sản và công sức đóng góp đều thuộc khối tài sản chung của vợ chồng. Luật không thừa nhận vợ, chồng có tài sản riêng. Vợ, chồng có quyền bình đẳng ngang nhau khi thực hiện quyền sở hữu đối với tài sản chung và luôn có kỷ phần bằng nhau trong khối tài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất đó. Có hai trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng là khi vợ, chồng chết trước (Điều 16) và khi vợ chồng ly hôn (Điều 29). Về nguyên tắc, tài sản chung của vợ chồng được chia căn cứ vào công sức đóng góp của mỗi bên vào tình hình tài sản. Lao động trong gia đình được kể như lao động sản xuất.

- Ở miền Nam, hệ thống các văn bản pháp luật HN&GĐ được ban hành bao gồm:

+ Luật gia đình ngày 2/1/1959 (Luật số 1 - 59) dưới chế độ Ngô Đình Diệm.

+ Sắc luật số 15/64 ngày 23/7/1964 về giá thú, tử hệ và tài sản cộng đồng.

+ Bộ dân luật ngày 20/12/1972 dưới chế độ Nguyễn Văn Thiệu.

Về chế độ tài sản của vợ chồng, cả ba văn bản luật này đều dự liệu chế

độ tài sản ước định, cho phép vợ chồng ký kết với nhau một hôn ước thoả thuận về vấn đề tài sản từ trước khi kết hôn, miễn là sự thoả thuận bằng hôn ước đó không trái với trật tự công cộng, thuần phong mỹ tục và quyền lợi của con. Trong trường hợp hai vợ chồng không lập hôn ước với nhau về tài sản thì áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng theo các căn cứ quy định của pháp luật. BLDS Sài Gòn năm 1972 quy định: “Luật pháp chỉ quy định chế độ phu phụ tài sản khi vợ chồng không lập hôn ước. Vợ chồng có thể tự do lập hôn ước tuỳ ý muốn, miễn không trái với trật tự công cộng và thuần phong mỹ tục” [62, Điều 144, 145]. Điều 45 LGĐ; Điều 49 Sắc luật số 15/64 cũng quy định tương tự. Về chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định thì LGĐ năm 1959 đã dự liệu chế độ cộng đồng toàn sản, còn Sắc luật số 15/64 và BLDS năm 1972 dự liệu chế độ cộng đồng động sản và tạo sản với những thành phần tài sản, phạm vi quản lý, định đoạt tài sản và việc phân chia tài sản chung của vợ chồng có những nội dung khác nhau. Cả ba văn bản luật này vẫn bảo vệ quyền gia trưởng của người chồng trong gia đình, quan hệ bất bình đẳng về tài sản giữa vợ và chồng vẫn tồn tại trong pháp luật và trong thực tế.

Giai đoạn từ 1975 đến nay:

Cuộc kháng chiến chống Mỹ thắng lợi, cả nước thống nhất, trước thực tế đó đòi hỏi phải có hệ thống pháp luật XHCN thống nhất trên cả hai miền Nam - Bắc, trong đó có pháp luật về HN&GĐ. Ngày 25/3/1977, Hội đồng Chính phủ đã ra Nghị quyết số 76/CP, quy định về việc thực hiện pháp luật thống nhất trong phạm vi cả nước, trong đó có Đạo luật số 13 về hôn nhân và gia đình (Luật hôn nhân và gia đình năm 1959).

Quá trình thực hiện và áp dụng Luật HN&GĐ năm 1959 đã góp phần xoá bỏ những tàn tích lạc hậu của chế độ HN&GĐ phong kiến, thực hiện chế độ HN&GĐ xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Tuy nhiên, đến những năm 1980 nền kinh tế xã hội nước ta đã có những thay đổi căn bản, ảnh hưởng sâu sắc tới

Xem tất cả 130 trang.

Ngày đăng: 18/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí