Những Yêu Cầu Và Định Hướng Chung Cho Việc Hoàn Thiện Pháp Luật Về Quản Lý Nội Bộ Của Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn


hạn của công ty trách nhiệm hữu hạn, nhưng lại có toàn quyền quyết định, chi phối các hoạt động của công ty như một người chủ doanh nghiệp tư nhân. Có thể nói, ở Việt Nam hiện nay, số lượng các doanh nghiệp một chủ được thành lập và hoạt động trên danh nghĩa công ty trách nhiệm hữu hạn có hai thành viên trở lên theo cách “lách luật” này là tương đối phổ biến. Theo một số liệu thống kê chưa chính thức thì có tới trên 60% công ty trách nhiệm hữu hạn có hai thành viên trở lên ở Việt Nam thực chất là do vốn của một người [27]. Điều này chứng tỏ quy định của Luật doanh nghiệp về công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên mà thành viên này phải là một pháp nhân trên thực tế đã bị các nhà đầu tư vô hiệu hoá, đồng thời hoạt động của doanh nghiệp trở nên rất khó kiểm soát.

Để ngăn ngừa tình trạng này đã có rất nhiều ý kiến, quan điểm khác nhau. Có ý kiến cho rằng luật nên quy định tỷ lệ vốn góp tối đa và tối thiểu cho mỗi thành viên công ty trong công ty trách nhiệm hữu hạn có hai thành viên trở lên [21], hoặc để các nhà đầu tư không còn “lách luật” nữa thì nên cho phép nhà đầu tư thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do một cá nhân làm chủ. Đây là một vấn đề cần xem xét thấu đáo để đưa ra giải pháp khắc phục khi hoàn thiện Luật doanh nghiệp.


Chương 3‌‌

MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VỀ QUẢN LÝ NỘI BỘ CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN


3.1. Những yêu cầu và định hướng chung cho việc hoàn thiện pháp luật về quản lý nội bộ của công ty trách nhiệm hữu hạn

3.1.1. Những yêu cầu đối với việc hoàn thiện chế độ pháp lý về quản lý nội bộ của công ty trách nhiệm hữu hạn

Quản lý nội bộ doanh nghiệp là một vấn đề quan trọng gắn liền với sự sống còn, hiệu quả và sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Thực tế cho thấy, sự thất bại trong kinh doanh cũng như sự tan vỡ của nhiều doanh nghiệp sau một thời gian hoạt động là do cơ chế quản lý nội bộ doanh nghiệp không hiệu quả, không rõ ràng, chưa bảo vệ được quyền lợi hợp pháp của doanh nghiệp và nhà đầu tư, gây nên nhiều tranh chấp trong nội bộ doanh nghiệp.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 145 trang tài liệu này.


Như đã phân tích ở trên, về nguyên tắc thì quản lý nội bộ doanh nghiệp là công việc thuộc về nội bộ doanh nghiệp, do chủ doanh nghiệp hoặc các đồng chủ sở hữu doanh nghiệp tự quyết định. Tuy nhiên, để đảm bảo một môi trường pháp lý lành mạnh cho hoạt động quản lý nội bộ doanh nghiệp cũng như đảm bảo được quyền lợi tối thiểu của bản thân doanh nghiệp và nhà đầu tư, thì việc các nhà lập pháp xây dựng một khung pháp lý cho hoạt động quản lý nội bộ doanh nghiệp là một điều hết sức cần thiết.

Chế độ pháp lý về quản lý nội bộ của công ty trách nhiệm hữu hạn theo Luật doanh nghiệp - 14

Hiện nay, quản lý nội bộ đối với từng loại hình doanh nghiệp khác nhau được điều chỉnh bởi các văn bản pháp luật khác nhau. Đối với loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn, vấn đề quản lý nội bộ đang được điều chỉnh bởi Luật doanh nghiệp và các văn bản có liên quan. Tuy nhiên, với những hạn chế, vướng mắc trong các quy định của pháp luật hiện hành về quản lý nội bộ công ty trách nhiệm hữu hạn như đã phân tích ở trên, thì việc hoàn thiện pháp luật về quản lý nội bộ công ty trách nhiệm hữu hạn là hết sức cần thiết.

Việc hoàn thiện pháp luật về quản lý nội bộ công ty trách nhiệm hữu hạn phải đảm bảo các yêu cầu sau đây:

Thứ nhất, việc hoàn thiện pháp luật về quản lý nội bộ của công ty trách nhiệm hữu hạn phải xuất phát từ thực tiễn của doanh nghiệp, phản ánh và đáp ứng được những yêu cầu của thực tiễn cuộc sống, đồng thời phải tính đến các yếu tố như văn hoá, truyền thống kinh doanh của người Việt Nam. Như đã nói ở trên, vai trò của Nhà nước là tạo ra một khung pháp lý cho hoạt động quản lý nội bộ doanh nghiệp là hết sức cần thiết. Song, khung pháp lý đó nếu chỉ được xây dựng dựa trên ý chí chủ quan của nhà làm luật thì không thể nào đi vào cuộc sống được. Khung pháp luật đó phải được xây dựng trên cơ sở nghiên cứu kỹ lưỡng các điều kiện khách quan, phải được thiết kế phù hợp với những điều kiện khách quan mà doanh nghiệp đang tồn tại và hoạt động. Các công ty trách nhiệm hữu hạn ở Việt Nam hiện nay chủ yếu có số lượng thành viên không lớn,


phần lớn mang tính chất công ty gia đình, được quản lý theo tư duy và phương thức truyền thống theo kiểu gia đình chứ chưa thực sự là công ty đại chúng. Cho nên, việc hoàn thiện pháp luật về quản lý nội bộ công ty trách nhiệm hữu hạn đầu tiên phải xuất phát từ thực tiễn khách quan đó. Theo TS. Phạm Duy Nghĩa, mọi cải cách về tổ chức không thể chống lại mô hình kinh doanh gia đình của người Việt Nam, vì gia đình là tâm hồn, cách nghĩ và cách hành động của người Việt [15]. Quốc gia nào cũng vậy, cung cách tổ chức kinh doanh, quản lý doanh nghiệp chịu sự tác động rất lớn của những yếu tố như truyền thống, văn hoá, điều kiện kinh tế - xã hội... Do vậy, không có một mô hình quản lý nội bộ nào có thể áp dụng đối với mọi công ty, mọi nước. Nếu du nhập mô hình quản lý nội bộ công ty trách nhiệm hữu hạn của các nước phát triển, như mô hình quản lý nội bộ công ty trách nhiệm hữu hạn của Đức, Private Company của Anh, hay Close Corporation của Mỹ... để áp dụng ở Việt Nam một cách cứng nhắc mà không tính đến những yếu tố truyền thống, tâm lý và điều kiện kinh tế của người Việt thì không thể đạt được hiệu quả tối ưu. Việc hoàn thiện pháp luật về quản lý nội bộ công ty trách nhiệm hữu hạn nói riêng và đối với các loại hình công ty nói chung phải trên tinh thần tiếp thu có chọn lựa những mô hình, cách thức quản lý tiên tiến trên thế giới, nhưng phải xét đến yếu tố là phù hợp với văn hoá, tâm lý kinh doanh, quản lý truyền thống của người Việt Nam và điều kiện kinh tế khách quan. Bên cạnh đó, pháp luật cũng phải góp phần xoá bỏ những tư duy và cách thức quản lý đã lạc hậu, lỗi thời, dự liệu được những quan hệ xã hội cơ bản xảy ra trong quá trình quản lý nội bộ doanh nghiệp để điều chỉnh một cách kịp thời, đầy đủ. Có như vậy, pháp luật mới thực sự đi vào được đời sống doanh nghiệp, có sức sống lâu dài và đạt được hiệu quả điều chỉnh của mình.

Thứ hai, việc hoàn thiện pháp luật về quản lý nội bộ của công ty trách nhiệm hữu hạn phải đảm bảo được quyền tự do kinh doanh, tôn trọng quyền tự


chủ của doanh nghiệp trong hoạt động quản lý nội bộ. Xuất phát từ quyền tự do kinh doanh, việc định đoạt những vấn đề nội bộ của công ty, trong đó có vấn đề quản lý nội bộ trước hết và cơ bản là thuộc về quyền của người chủ sở hữu công ty. Vì vậy, pháp luật về quản lý nội bộ của công ty trách nhiệm hữu hạn phải đảm bảo quyền đó. Pháp luật về quản lý nội bộ của công ty trách nhiệm hữu hạn phải thoả mãn tiêu chuẩn là “vừa đủ”: vừa không quá lỏng để bảo vệ được quyền lợi của chủ sở hữu và công ty, ngăn chặn những tiêu cực trong hoạt động quản lý nội bộ của công ty, vừa không quá chặt để ảnh hưởng đến quyền tự chủ của công ty trong việc quản lý, điều hành, thoả thuận và quyết định các vấn đề nội bộ của mình.

Thứ ba, việc hoàn thiện pháp luật về quản lý nội bộ của công ty trách nhiệm hữu hạn phải hướng tới mục tiêu xây dựng một khung pháp lý cho hoạt động quản lý nội bộ công ty phù hợp với những thông lệ, chuẩn mực chung của thế giới. Biết rằng, không thể có một mô hình quản lý nội bộ nào để các công ty, các nước có thể sao chép, vì quản lý nội bộ doanh nghiệp luôn khác biệt trong từng thời điểm, ở từng quốc gia, từng nền văn hoá [29]. Tuy nhiên, vẫn có những chuẩn mực quốc tế tối thiểu cho quản lý nội bộ doanh nghiệp, và pháp luật phải thoả mãn những chuẩn mực tối thiểu đó. Ngày nay, trào lưu hội nhập kinh tế khu vực và thế giới đang diễn ra như một xu thế khách quan, và Việt Nam không thể nằm ngoài quá trình chung đó. Hội nhập kinh tế quốc tế đã tác động rất tích cực đến nền kinh tế Việt Nam, song bên cạnh đó cũng đặt ra cho Việt Nam rất nhiều thách thức, trong đó có vấn đề hoàn thiện hệ thống pháp luật, đặc biệt là pháp luật kinh tế. Hệ thống pháp luật của Việt Nam chưa hoàn chỉnh, còn thiếu và chưa phù hợp với thông lệ quốc tế. Do đó, phù hợp với những thông lệ, chuẩn mực của quốc tế là một yêu cầu quan trọng đặt ra cho Việt Nam khi hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung và pháp luật kinh tế nói riêng. Rõ ràng, khi đã trở thành một bộ phận của thế giới, tức là chấp nhận


tham gia một “sân chơi” chung thì chúng ta cũng không thể nào áp dụng một “luật chơi” riêng, việc chấp nhận các tiêu chuẩn hành động và ứng xử chung theo thông lệ quốc tế là một điều tất yếu [14]. Vì vậy, các nhà lập pháp có thể căn cứ vào những yếu tố như điều kiện kinh tế - xã hội, văn hoá, truyền thống kinh doanh của người Việt Nam để thiết kế một mô hình quản lý nội bộ cho các công ty trách nhiệm hữu hạn Việt Nam, song mô hình này phải thoả mãn những chuẩn mực tối thiểu về quản lý nội bộ công ty trên thế giới, đó là: phải bảo vệ và thúc đẩy việc thực hiện các quyền của người góp vốn, đặc biệt là những thành viên có phần vốn góp thiểu số; đảm bảo quyền bình đẳng giữa các thành viên góp vốn, kể cả thành viên góp vốn là nhà đầu tư nước ngoài; bảo đảm tính công khai và minh bạch trong mọi hoạt động của công ty; xác định rõ sự phân công quyền hạn, trách nhiệm giữa người quản lý, người điều hành và giám sát trong công ty… Để đáp ứng nhu cầu hội nhập kinh tế, pháp luật về doanh nghiệp của Việt Nam, trong đó có pháp luật về công ty trách nhiệm hữu hạn phải tương thích với pháp luật thế giới. Điều này càng cần thiết khi chúng ta đang trong quá trình xây dựng dự án Luật doanh nghiệp thống nhất để điều chỉnh đối với tất cả các loại hình doanh nghiệp, không phụ thuộc vào hình thức sở hữu. Rồi đây, khi Luật doanh nghiệp thống nhất được Quốc hội thông qua, những doanh nghiệp do nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vốn vào Việt Nam thành lập cũng được điều chỉnh bởi Luật doanh nghiệp như các doanh nghiệp có vốn đầu tư trong nước, sự tương thích của pháp luật doanh nghiệp Việt Nam với pháp luật thế giới càng trở nên quan trọng nhằm tạo một môi trường đầu tư thuận lợi, đảm bảo thu hút đầu tư, góp phần tăng trưởng kinh tế.

Với tư cách là một nước đi sau và có những đặc thù riêng biệt của một nước đang phát triển, để việc hoàn thiện pháp luật kinh tế nói chung và hoàn thiện khung pháp luật về quản lý nội bộ doanh nghiệp nói riêng đạt được yêu cầu trên, chúng ta nên học tập những mô hình pháp luật đã có quá trình tồn tại,


phát triển lâu dài và thành công trên thế giới, đặc biệt là của những quốc gia phát triển để xây dựng được những mô hình pháp luật phù hợp với những đặc thù của đất nước mình và phù hợp với những nguyên tắc chung của pháp luật thế giới.

3.1.2. Những định hướng chung cho việc hoàn thiện chế độ pháp lý về quản lý nội bộ công ty trách nhiệm hữu hạn

Thứ nhất, việc hoàn thiện khung pháp luật về quản lý nội bộ công ty trách nhiệm hữu hạn cần đảm bảo quyền tự chủ, quyền tự định đoạt của nhà đầu tư và của doanh nghiệp trong hoạt động quản lý nội bộ doanh nghiệp. Khi nền kinh tế Việt Nam chuyển sang vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, quyền tự do kinh doanh của công dân theo quy định của pháp luật đã được ghi nhận trong Hiến pháp và cụ thể hoá trong nhiều văn bản pháp luật khác. Trên cơ sở bảo đảm quyền tự do kinh doanh, Nhà nước cần tôn trọng tự chủ của doanh nghiệp trong việc tổ chức quản lý nội bộ “ở mức tối đa có thể” [34]. Như đã nói ở trên, việc Nhà nước xây dựng một khung pháp luật cho hoạt động quản lý nội bộ cho các loại hình doanh nghiệp là hết sức cần thiết, tuy nhiên khung pháp luật đó phải trên tinh thần tôn trọng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong hoạt động kinh doanh và quản lý nội bộ của doanh nghiệp, tránh can thiệp sâu vào hoạt động nội bộ của doanh nghiệp. Các quy định của Nhà nước chỉ mang tính chất định khung nhằm hướng dẫn, hỗ trợ doanh nghiệp là chính, còn doanh nghiệp có quyền tự do thoả thuận và định đoạt các quan hệ nội bộ, lựa chọn, thiết lập mô hình quản lý nội bộ cho doanh nghiệp phù hợp với quy định của pháp luật. Nếu Nhà nước can thiệp quá sâu hoặc có những quy định quá cứng nhắc về vấn đề quản lý nội bộ công ty sẽ hạn chế sự năng động, sáng tạo, linh hoạt của doanh nghiệp trong suốt quá trình hoạt động.

Thứ hai, việc hoàn thiện pháp luật về quản lý nội bộ công ty trách nhiệm hữu hạn cần hướng tới mục tiêu xây dựng được một khung pháp luật về quản lý


nội bộ công ty mềm dẻo, linh hoạt và đa dạng. Có thể khẳng định rằng không có một cơ cấu quản lý nội bộ nào hoàn toàn phù hợp cho các doanh nghiệp trong mọi thời điểm. Trong một thế giới luôn luôn biến đổi, môi trường và điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp cũng luôn luôn thay đổi. Để doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả, hoạt động quản lý nội bộ của doanh nghiệp phải luôn luôn được cải tiến, đổi mới để thích nghi với môi trường, điều kiện kinh doanh mới [29]. Nhà nước có vai trò quan trọng trong việc xây dựng một khung pháp luật, nhằm tạo dựng một môi trường pháp lý cho hoạt động quản lý nội bộ công ty phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của nước mình. Song, khuôn khổ pháp lý đó phải mềm dẻo, linh hoạt và đa dạng, cho phép các nhà đầu tư và doanh nghiệp lựa chọn, thiết kế được mô hình quản lý nội bộ phù hợp với những yêu cầu riêng của mình, phù hợp với những điều kiện kinh doanh mới. Khung pháp luật về quản lý nội bộ công ty trách nhiệm hữu hạn cần sẵn có những lựa chọn khác nhau về mô hình quản lý nội bộ cho các nhà đầu tư [29]. Có như vậy, pháp luật mới thực sự đi vào đời sống của doanh nghiệp và có được sức sống lâu dài, ngay cả khi điều kiện kinh tế – xã hội biến đổi.

Thứ ba, việc hoàn thiện pháp luật về quản lý nội bộ công ty trách nhiệm hữu hạn cần phù hợp với thông lệ, chuẩn mực quốc tế. Việc hoàn thiện có thể được tiến hành bởi nhiều cách thức, nhưng cần tập trung vào những vấn đề sau: Bảo vệ quyền lợi của các thành viên công ty, đặc biệt quan tâm đến việc bảo vệ quyền lợi của các thành viên thiểu số; tập trung vào việc minh bạch hoá và tăng cường kiểm soát trong nội bộ công ty; nhấn mạnh nghĩa vụ, trách nhiệm của người quản lý, điều hành…

Thứ tư, việc hoàn thiện pháp luật về quản lý nội bộ công ty trách nhiệm hữu hạn cần đặt trong giải pháp hoàn thiện tổng thể pháp luật kinh tế. Với tư cách là một bộ phận của pháp luật kinh tế, pháp luật về quản lý nội bộ công ty trách nhiệm hữu hạn nói riêng và đối với các loại hình doanh nghiệp khác nói

Xem tất cả 145 trang.

Ngày đăng: 26/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí