Tuy nhiên, đây là một giải pháp mang tính cực đoan. Bởi vì, thực tế cho thấy không phải những giao dịch nào giữa công ty với những đối tượng trên đều là những giao dịch tư lợi. Vẫn có những giao dịch nói trên được thực hiện một cách trung thực, công bằng, khách quan và mang lại lợi ích cho công ty. Mặt khác, sự cấm đoán ngặt nghèo đôi khi còn làm cho các hành vi trục lợi diễn ra một cách tinh vi hơn, và Nhà nước càng khó kiểm soát hơn.
- Giải pháp thứ hai là pháp luật vẫn cho phép các chủ thể xác lập và thực hiện các giao dịch dễ phát sinh tư lợi, nhưng phải tuân thủ các quy định chặt chẽ hơn các giao dịch thông thường. Có nghĩa là các giao dịch này phải được xác lập và thực hiện một cách công khai, minh bạch và có sự kiểm tra, giám sát.
Về mặt khoa học, việc tiếp cận để xử lý các giao dịch tư lợi như cách thứ hai là hợp lý hơn cả. Cách này vừa loại trừ được khả năng tư lợi, bảo đảm được lợi ích của công ty khỏi bị xâm hại bởi các giao dịch tư lợi, vừa không ngăn cản những giao dịch đem lại lợi ích đích thực cho công ty.
Trong việc tiếp cận và xử lý các giao dịch tư lợi trong công ty trách nhiệm hữu hạn, Luật doanh nghiệp đã tiếp cận theo cách thứ hai bằng cách quy định một cơ chế giám sát bắt buộc trong nội bộ công ty. Đối tượng giám sát, theo Luật doanh nghiệp, có hai nhóm giao dịch là các hợp đồng liên quan đến tài sản có giá trị lớn của công ty và các hợp đồng kinh tế, lao động, dân sự của công ty với thành viên, Giám đốc (Tổng giám đốc) công ty, với người có liên quan của họ. Mỗi loại hợp đồng này bị giám sát theo các cơ chế khác nhau. Cụ thể là:
- Đối với những hợp đồng liên quan đến tài sản có giá trị lớn của công ty thì phải được các thành viên công ty trực tiếp quyết định thông qua Hội đồng thành viên. Điều này được quy định cụ thể tại Điều 35.2 Luật doanh nghiệp, đó
là Hội đồng thành viên có quyền thông qua hợp đồng vay, cho vay, bán tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong sổ kế toán của công ty hoặc tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty. Sở dĩ những hợp đồng có giá trị lớn như vậy phải do Hội đồng thành viên quyết định bởi vì nếu để người đại diện của công ty toàn quyền quyết định thì nguy cơ trục lợi sẽ rất lớn, xác suất gây ra thiệt hại cho công ty, thành viên công ty và chủ nợ rất cao.
- Đối với những hợp đồng có nguy cơ tư lợi nhưng mức độ không thật nghiêm trọng thì người đại diện của công ty vẫn được quyết định nhưng phải công khai hoá trước khi ký kết. Luật doanh nghiệp quy định tất cả các hợp đồng kinh tế, lao động, dân sự của công ty với thành viên, Giám đốc (Tổng giám đốc) công ty, với người có liên quan của họ đều phải được thông báo cho tất cả các thành viên chậm nhất mười lăm ngày trước khi ký [1, Đ.42]. Mục đích của việc thông báo công khai này là để các thành viên có thể giám sát, phát hiện và ngăn chặn kịp thời khả năng tư lợi trong các giao dịch đó. Luật doanh nghiệp cũng quy định là trường hợp có thành viên phát hiện hợp đồng có tính chất tư lợi thì có quyền yêu cầu Hội đồng thành viên xem xét và quyết định. Trong trường hợp này, hợp đồng chỉ được ký sau khi có quyết định của Hội đồng thành viên. Nếu Hội đồng thành viên chưa chấp thuận mà hợp đồng vẫn được ký thì hợp đồng đó bị coi là vô hiệu và được xử lý theo quy định của pháp luật. Những người gây thiệt hại cho công ty phải bồi thường thiệt hại phát sinh, hoàn trả cho công ty tất cả các khoản lợi thu được từ việc thực hiện hợp đồng đó.
Có thể bạn quan tâm!
- Chế độ pháp lý về quản lý nội bộ của công ty trách nhiệm hữu hạn theo Luật doanh nghiệp - 8
- Tổ Chức Bộ Máy Quản Lý Nội Bộ Và Sự Phân Chia Quyền Lực Giữa Các Cơ Quan Quản Lý, Điều Hành Trong Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Một Thành Viên
- Nghĩa Vụ Và Trách Nhiệm Của Người Quản Lý Công Ty
- Còn Nhiều Điểm Chưa Hợp Lý Trong Các Quy Định Của Luật Doanh Nghiệp Về Chế Độ Làm Việc Của Hội Đồng Thành Viên
- Luật Doanh Nghiệp Còn Thiếu Các Quy Định Về Nghĩa Vụ Trung Thành, Trung Thực, Mẫn Cán, Cẩn Trọng Của Các Chức Danh Quản Lý Trong Công Ty Trách Nhiệm Hữu
- Những Yêu Cầu Và Định Hướng Chung Cho Việc Hoàn Thiện Pháp Luật Về Quản Lý Nội Bộ Của Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn
Xem toàn bộ 145 trang tài liệu này.
Như vậy, Luật doanh nghiệp đã chú ý đến việc giám sát các hợp đồng có khả năng tư lợi của công ty. Chỉ có một vấn đề là dường như định nghĩa của Luật doanh nghiệp về “người có liên quan” là chưa đủ, không ngăn cản được hiện tượng các hợp đồng tư lợi rất đa dạn và phổ biến hiện nay. Theo quy định
của Luật doanh nghiệp, người có liên quan là những người có quan hệ với nhau trong các trường hợp dưới đây [1, Đ.3]:
- Doanh nghiệp mẹ và doanh nghiệp con;
- Doanh nghiệp và người hoặc nhóm có khả năng chi phối việc ra quyết định, hoạt động của doanh nghiệp đó thông qua các cơ quan quản lý doanh nghiệp;
- Doanh nghiệp và người quản lý doanh nghiệp;
- Nhóm người thoả thuận cùng phối hợp để thâu tóm phần vốn góp, cổ phần hoặc lợi ích ở công ty hoặc để chi phối việc ra quyết định của công ty;
- Vợ, chồng, bố, bố nuôi, mẹ, mẹ nuôi, con, con nuôi, anh chị em ruột của người quản lý doanh nghiệp, thành viên công ty, cổ đông có cổ phần chi phối.
Trong thực tế, ngoài những mối quan hệ kể trên, còn có những mối quan hệ khác cũng chứa đựng khả năng tư lợi lớn, ví dụ mối quan hệ giữa người quản lý công ty mẹ với công ty con, mối quan hệ giữa người có thẩm quyền bổ nhiệm người quản lý ở công ty mẹ với công ty con… Đây cũng là một điểm cần xem xét để bổ sung trong quá trình hoàn thiện Luật doanh nghiệp.
Ngoài ra, để tạo điều kiện cho tất cả các thành viên công ty tiếp cận được đầy đủ các thông tin để có thể xác định được hợp đồng có tính chất tư lợi hay không, pháp luật Việt nam còn có các quy định buộc các thành viên, người quản lý công ty trách nhiệm hữu hạn phải công khai hoá lợi ích có liên quan của mình. Cụ thể là các thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn có hai thành viên trở lên, người đại diện thành viên là tổ chức trong Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc (Tổng giám đốc) phải kê khai:
- Những thông tin về doanh nghiệp mà trong đó bản thân họ có sở hữu phần vốn góp hoặc cổ phần, tỷ lệ và thời điểm họ sở hữu phần vốn góp hoặc cổ phần đó;
- Những thông tin về doanh nghiệp do vợ, chồng, con đẻ, con nuôi của họ làm chủ sở hữu;
- Những thông tin về doanh nghiệp mà trong đó vợ, chồng, con đẻ, con nuôi của họ sở hữu hơn 40% vốn điều lệ.
Bản kê khai này sẽ được lưu giữ tại trụ sở chính của doanh nghiệp. Tất cả thành viên, đại diện thành viên là tổ chức của công ty trách nhiệm hữu hạn, thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Giám đốc (Tổng giám đốc) đều có quyền xem nội dung kê khai bất cứ khi nào nếu xét thấy cần thiết [4, Đ.1.12]. Đây là một biện pháp để tạo điều kiện cho mỗi thành viên công ty đều có điều kiện tham gia giám sát các giao dịch tư lợi trong công ty.
Như vậy, cơ chế giám sát nội bộ để kiểm soát các giao dịch tư lợi trong công ty trách nhiệm hữu hạn được Luật doanh nghiệp quy định về cơ bản là linh hoạt, cụ thể, rõ ràng, vừa cho phép kiểm soát các giao dịch tư lợi nhưng vẫn không cản trở các giao dịch có lợi cho công ty. Đây là điểm tiến bộ rất lớn của Luật doanh nghiệp so với Luật công ty (1990). Tuy nhiên, vẫn cần xem xét bổ sung quy định về “người có liên quan” để việc kiểm soát các giao dịch tư lợi trong công ty được chặt chẽ hơn.
2.2. Một số nhận xét về những quy định của Luật doanh nghiệp về quản lý nội bộ công ty trách nhiệm hữu hạn
Việc phân tích các quy định của Luật doanh nghiệp về quản lý nội bộ công ty trách nhiệm hữu hạn ở trên cho thấy Luật doanh nghiệp đã khắc phục được về cơ bản những thiếu sót, bất cập của Luật công ty về quản lý nội bộ công ty trách nhiệm hữu hạn. Tuy nhiên, quá trình thực hiện những quy định
của Luật doanh nghiệp về quản lý nội bộ của công ty trách nhiệm hữu hạn trong thời gian qua đã xuất hiện một số vấn đề vướng mắc cần nghiên cứu và giải quyết. Việc rút ra những vướng mắc này sẽ là cơ sở cho việc hoàn thiện các quy định của pháp luật về quản lý nội bộ công ty trách nhiệm hữu hạn trong thời gian tới.
2.2.1. Bộ máy quản lý nội bộ công ty trách nhiệm hữu hạn có hai thành viên trở lên theo quy định của Luật doanh nghiệp chưa có sự tách biệt giữa quyền sở hữu và quyền quản lý
Theo quy định Luật doanh nghiệp, bộ máy quản lý nội bộ công ty trách nhiệm hữu hạn có hai thành viên trở lên gồm Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc (Tổng giám đốc) và Ban kiểm soát (đối với công ty có trên 11 thành viên). Trong đó, Hội đồng thành viên bao gồm tất cả các thành viên - các chủ sở hữu công ty. Như vậy, nhìn chung cứ người nào góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn đều trở thành viên của Hội đồng thành viên, chỉ trừ người nước ngoài, tổ chức nước ngoài góp vốn thì phải uỷ quyền cho công dân Việt Nam làm thành viên Hội đồng thành viên. Hội đồng thành viên là cơ quan có quyền quyết định cao nhất của công ty, có quyền quyết định tất cả các vấn đề quan trọng nhất của công ty. Hội đồng thành viên bổ nhiệm một người trong Hội đồng thành viên hoặc một người khác làm Giám đốc (Tổng giám đốc) để điều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày của công ty.
Nếu so sánh bộ máy quản lý nội bộ của công ty trách nhiệm hữu hạn với bộ máy quản lý nội bộ của công ty cổ phần (gồm Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Giám đốc (Tổng giám đốc) và Ban kiểm soát), chúng ta có thể dễ dàng thấy Hội đồng thành viên trong công ty trách nhiệm hữu hạn là sự kết hợp của Đại hội đồng cổ đông và Hội đồng quản trị trong công ty cổ phần. Trong công ty cổ phần, sự tách biệt giữa quyền sở hữu - quản lý - điều hành được thể
hiện rất rõ trong hoạt động của Đại hội đồng cổ đông - Hội đồng quản trị - Giám đốc (Tổng giám đốc). Ngay cả trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, mối quan hệ giữa chủ sở hữu công ty - Hội đồng quản trị (Chủ tịch công ty) - Giám đốc (Tổng giám đốc) cũng thể hiện rất rõ sự tách biệt giữa sở hữu - quản lý - điều hành. Còn trong công ty trách nhiệm hữu hạn có hai thành viên trở lên, Hội đồng thành viên gồm tất cả các thành viên, vừa là cơ quan của các chủ sở hữu, vừa là cơ quan quản lý công ty, sự tách biệt giữa quyền sở hữu và quyền quản lý trong chưa rõ ràng.
Theo Điều 3.12 Luật doanh nghiệp, ở công ty trách nhiệm hữu hạn có hai thành viên trở lên, tất cả thành viên Hội đồng thành viên đều được coi là người quản lý công ty. Trong khi đó, người quản lý công ty cổ phần chỉ bao gồm thành viên Hội đồng quản trị và Giám đốc (Tổng giám đốc). Như vậy, theo Luật doanh nghiệp thì một người góp vốn vào công ty cổ phần chưa chắc đã là người quản lý công ty, nhưng đối với công ty trách nhiệm hữu hạn thì tất cả những người góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn có hai thành viên trở lên đều đương nhiên trở thành người quản lý công ty (trừ những người nước ngoài, tổ chức nước ngoài góp vốn), có nghĩa là quyền sở hữu công ty của thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn không tách biệt mà gắn liền với quyền quản lý công ty. Khi xây dựng các quy định này, có lẽ các nhà lập pháp Việt Nam đã xuất phát từ đặc điểm của công ty trách nhiệm hữu hạn là thường có ít thành viên và các thành viên thường có mối quan hệ khăng khít với nhau, do đó đã xây dựng các quy định tạo cơ hội cho tất cả các thành viên đều có quyền quản lý công ty. Tuy nhiên, thực tiễn thi hành Luật doanh nghiệp trong thời gian qua cho thấy những quy định này đã làm phát sinh một số vấn đề sau đây:
Thứ nhất, quy định của Luật doanh nghiệp về cơ cấu thành viên của Hội đồng thành viên đã làm hạn chế quyền góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn của rất nhiều đối tượng.
Rõ ràng, quy định của Luật doanh nghiệp về cơ cấu thành viên của Hội đồng thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn là một quy định “cứng”: Ai là thành viên công ty sẽ là thành viên Hội đồng thành viên và đương nhiên trở thành người quản lý công ty. Khi phân tích Điều 9 (quy định về quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp), Điều 10 (quy định về quyền góp vốn) của Luật doanh nghiệp và đối chiếu với các quy định liên quan trong Pháp lệnh Cán bộ, công chức, chúng tôi thấy quy định “cứng” như vậy đã hạn chế quyền góp vốn, đầu tư vào công ty trách nhiệm hữu hạn để hưởng lợi của một bộ phận những người được gọi là “cán bộ, công chức”. Cán bộ, công chức có thể góp vốn vào công ty cổ phần với tư cách là một cổ đông để hưởng lợi, miễn là không làm cán bộ quản lý trong công ty. Nhưng cán bộ, công chức lại không được đầu tư, góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn, vì khi góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn họ đương nhiên trở thành thành viên Hội đồng thành viên và là người quản lý công ty.
Vậy, có một câu hỏi đặt ra từ thực tiễn là, nếu một cán bộ, công chức muốn góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn, nhưng họ thoả thuận là chỉ hưởng lợi nhuận chứ không tham gia Hội đồng thành viên để quản lý công ty, thoả thuận này được ghi trong Điều lệ công ty thì có được hay không? Nếu được thì vấn đề hoạt động và biểu quyết của Hội đồng thành viên trong trường hợp này sẽ được thực hiện như thế nào?
Đành rằng, việc Luật doanh nghiệp hạn chế những người là cán bộ, công chức không được thành lập và quản lý doanh nghiệp là hợp lý nhằm ngăn chặn những hành vi lợi dụng quyền lực nhà nước để trục lợi cho doanh nghiệp. Song, việc quy định một cách cứng nhắc “Hội đồng thành viên bao gồm tất cả thành viên”, tất cả thành viên Hội đồng thành viên đều là người quản lý công ty, và việc quy định một cách quá rộng những đối tượng là cán bộ, công chức theo pháp luật Việt Nam hiện nay (bao gồm cả những người làm công tác sự
nghiệp chứ không đảm nhận các công việc mang tính quyền lực nhà nước, ví dụ như giáo viên trường công lập, bác sỹ bệnh viện công, cán bộ thư viện nhà nước...) theo tôi là chưa hợp lý, ảnh hưởng đến quyền góp vốn để đầu tư và hưởng lợi hợp pháp của công dân.
Thứ hai, sự tập trung quyền sở hữu và quyền quản lý công ty vào Hội đồng thành viên như quy định của Luật doanh nghiệp chỉ thực sự thích hợp với những công ty trách nhiệm hữu hạn có số lượng thành viên ít, có thể là hai, ba, năm, bảy thành viên, các thành viên lại là bạn bè thân hữu, hay thành viên trong một gia đình... Song, đối với những công ty có số lượng thành viên lớn, hoặc đối với những công ty được thành lập trên cơ sở sự góp vốn của nhiều gia đình, thì quy định của Luật doanh nghiệp sẽ dẫn đến những khó khăn trong hoạt động của Hội đồng thành viên. Luật doanh nghiệp quy định số lượng thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn không vượt quá 50 người. Nhưng trên thực tế, chỉ cần số lượng thành viên công ty lên đến con số 15, 20 thành viên là hoạt động của Hội đồng thành viên đã trở nên phức tạp, bởi vì 15, 20 thành viên đó đều có quyền tham gia quản lý công ty thông qua Hội đồng thành viên. Khi phát sinh một vấn đề của công ty nhưng không thuộc thẩm quyền quyết định của Giám đốc (Tổng giám đốc), việc triệu tập họp Hội đồng thành viên hoặc lấy ý kiến bằng văn bản để quyết định cũng không dễ dàng và không phải là mất ít thời gian. Điều này có thể dẫn đến hậu quả là bỏ lỡ những cơ hội kinh doanh của công ty. Đối với những công ty trách nhiệm hữu hạn được thành lập bởi sự góp vốn của nhiều gia đình, hoạt động của Hội đồng thành viên càng trở nên khó khăn, khó thống nhất, khi mà tâm lý chung là các thành viên trong cùng một gia đình thường có xu hướng vun vén lợi ích cho gia đình mình. Đó là chưa kể đến trường hợp là với số lượng thành viên công ty đông như vậy, ai cũng là thành viên của Hội đồng thành viên, nhưng không phải ai cũng hiểu