. Bảo đảm quyền đăng ký dự tuyển vào học nghề đối với mọi công dân Việt Nan, người nước ngoài đã đăng ký thường trú, hoặc tạm trú dài hạn tại Việt Nam có đủ độ tuổi và trình độ học vấn theo yêu cầu của nghề đào tạo và tiêu chuẩn tuyển sinh của trường, trung tâm.
. Ưu tiên tuyển dụng công dân Việt Nam vào làm giáo viên, cán bộ quản lý và nhân viên kỹ thuật tại trường, trung tâm. Đối với những giáo viên, nhân viên đòi hỏi trình độ cao mà phía Việt Nam chưa đáp ứng được thì trường, trung tâm có quyền tuyển dụng người nước ngoài, những người này phải được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xem xét, cấp giấy phép lao động và được hưởng các quyền ưu tiên như: nhập cảnh, thuế nhập khẩu, xuất khẩu, đi lại và các ưu đãi khác theo quy định của pháp luật.
. Căn cứ vào các nghề đào tạo, cơ sở vật chất và địa bàn hoạt động của mình, quy định mức học phí phù hợp với từng nghề và địa bàn dạy nghề.
. Bảo đảm quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động Việt Nam làm việc tại trường, trung tâm theo hợp đồng lao động, quyền lợi và nghĩa vụ của người học nghề theo hợp đồng học nghề đã ký kết với trường, trung tâm.
2.2.3. Hợp đồng học nghề.
2.2.3.1. Khái niệm hợp đồng học nghề.
Có thể bạn quan tâm!
- Chế Độ Dạy Và Học Nghề Giai Đoạn 1986-1994.
- Nội Dung Cơ Bản Của Chế Độ Dạy Và Học Nghề Theo Pháp Luật Lao Động Hiện Hành.
- Trình Tự, Thủ Tục Mở Cơ Sở Dạy Nghề.
- Trách Nhiệm Của Nhà Nước Và Doanh Nghiệp Trong Việc Dạy Và Học Nghề Cho Người Lao Động.
- Thực Tiễn Thực Hiện Chế Độ Pháp Lý Về Dạy Nghề Và Học Nghề Trong Giai Đoạn Hiện Nay.
- Chế độ dạy và học nghề theo pháp luật lao động Việt Nam - 12
Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.
- Hợp đồng học nghề là cơ sở pháp lý làm phát sinh quan hệ pháp luật về học nghề, trong đó ghi nhận cụ thể quyền và nghĩa vụ của các bên. Trong Bộ luật lao động ngày 23/6/1994 chưa đưa ra khái niệm cụ thể về hợp đồng học nghề, tại Điều 24 chỉ ghi: “Việc học nghề phải có hợp đồng học nghề bằng văn bản hoặc bằng miệng giữa người học nghề với người dạy nghề hoặc đại diện cơ sở dạy nghề”. Như vậy, trong quy định này, chỉ
xác định được hình thức của hợp đồng học nghề và các bên trong hợp đồng học nghề. Tại Điều 28 Nghị định 02/CP ngày 09/01/2001 thì “Hợp đồng học nghề thể hiện các cam kết giữa cơ sở dạy nghề và người học nghề hoặc giữa cơ sở dạy nghề và tổ chức, cá nhân có nhu cầu đào tạo nghề về quyền, lợi ích, nghĩa vụ và trách nhiệm của mỗi bên trong thời gian dạy nghề”. Lần đầu tiên khái niệm hợp đồng học nghề được quy định một cách cụ thể để ràng buộc trách nhhiệm pháp lý giữa các bên, nó cũng là căn cứ để giải quyết các tranh chấp, bất đồng về dạy và học nghề.
Hợp đồng học nghề là một dạng đặc biệt của hợp đồng lao động, nó thể hiện bản chất thỏa thuận giữa các chủ thể tham gia quan hệ học nghề, ràng buộc trách nhiệm của hai bên không chỉ trong quá trình học nghề mà cả khi người học nghề tham gia quan hệ việc làm nếu trong hợp đồng học nghề cơ sở dạy nghề cam kết bảo đảm việc làm cho người học nghề. Từ khái niệm trên, hợp đồng học nghề có những dấu hiệu sau:
Thứ nhất, về phạm vi áp dụng của hợp đồng học nghề. Theo Điều 29 Nghị định 02/CP thì hợp đồng học nghề giữa cơ sở dạy nghề và người học nghề hoặc giữa cơ sở dạy nghề và tổ chức, cá nhân có nhu cầu đào tạo nghề có phạm vi áp dụng như sau:
+ Đối với người học nghề và cơ sở dạy nghề:
- Học nghề tại các cơ sở dạy nghề bán công, dân lập, tư thục, cơ sở dạy nghề của doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở dạy nghề có vốn đầu tư nước ngoài.
- Học nghề tại cơ sở dạy nghề công lập ngoài chỉ tiêu đào tạo có ngân sách Nhà nước giao cho cơ sở dạy nghề đó.
- Người học nghề sau thời gian đào tạo được phân công công tác theo địa chỉ định trước hoặc để thực hiện nhiệm vụ xuất khẩu lao động và chuyên gia.
+ Đối với cơ sở dạy nghề với tổ chức, cá nhân có nhu cầu đào tạo nghề thì hợp đồng học nghề được lập phải kèm theo danh sách người học nghề.
Thứ hai, về tính chất của hợp đồng học nghề: Hợp đồng học nghề mang tính chất song vụ. Theo đó các bên tham gia trong quan hệ hợp đồng đều có các quyền và nghĩa vụ đối với nhau. Khi một bên đã nghiêm túc thực hiện các nghĩa vụ của mình thì có quyền yêu cầu bên kia thực hiện các nghĩa vụ tương ứng.
Thứ ba, về trách nhiệm bồi thường trong hợp đồng học nghề.
- Trong hợp đồng học nghề, người không tham gia quan hệ học nghề cũng có thể phải bồi thường khi có vi phạm xảy ra. Trách nhiệm bồi thường trong hợp đồng học nghề có thể thuộc về người thứ ba nếu người học nghề là vị thành niên vi phạm thì cha mẹ hoặc người đại diện hợp pháp phải đứng ra bồi thường.
2.2.3.2. Nguyên tắc giao kết hợp đồng học nghề.
Hợp đồng học nghề là một dạng đặc biệt của hợp đồng lao động, do đó khi tiến hành ký kết cũng phải tuân thủ những nguyên tắc nhất định.
Thứ nhất, nguyên tắc tự do, tự nguyện: Hợp đồng học nghề thể hiện sự thỏa thuận, cam kết giữa các bên cho nên khi tiến hành giao kết phải tuân thủ triệt để nguyên tắc tự do, tự nguyện. Nguyên tắc này thể hiện ý chí và lý trí của các chủ thể, theo đó, mọi sự cưỡng bức, lừa dối, dụ dỗ đều xa lạ với nguyên tắc này và không được pháp luật thừa nhận. Nguyên tắc này,
chẳng những phù hợp với bản chất của các hợp đồng nói chung, hợp đồng học nghề nói riêng mà còn phù hợp với nguyên tắc tự do làm việc, tự do lựa chọn học nghề phù hợp với nguyện vọng và điều kiện của người lao động. Sự tự do, tự nguyện thể hiện mặt chủ quan của chủ thể giao kết hợp đồng học nghề, bất cứ sự vi phạm nào trong nguyên tắc này khi tiến hành giao kết sẽ dẫn đến vô hiệu. Nguyên tắc này vừa mang tính tuyệt đối, vừa mang tính tương đối. Tính tuyệt đối thể hiện ý chí chủ quan của các chủ thể trên cơ sở quy định của pháp luật, phản ánh sự tương đồng giữa các chủ thể mà không bị áp đặt, chi phối bởi ý chí của cá nhân, tổ chức nào khác. Tính tương đối thể hiện sự không đồng đều giữa ý chí của các chủ thể, trong trường hợp này sự tự do, tự nguyện bị chi phối bởi ý chí của người thứ ba, khi giao kết hợp đồng học nghề giữa người chưa đủ 13 tuổi phải có sự tham gia của cha mẹ, người giám hộ hợp pháp.
Thứ hai, nguyên tắc bình đẳng. Theo nguyên tắc này các chủ thể bình đẳng với nhau về địa vị pháp lý, khi tiến hành giao kết hợp đồng học nghề thì các bên ở vị trí ngang bằng nhau. Pháp luật đã quy định cụ thể điều kiện để các chủ thể tham gia hợp đồng học nghề, các trường hợp cơ sở dạy nghề được miễn, giảm thuế khi sử dụng đối tượng học nghề đặc biệt hoặc các trường hợp giao kết người dưới 13 tuổi phải có cha, mẹ, người giám hộ hợp pháp. Như vậy, pháp luật luôn ghi nhận sự bình đẳng về tư cách pháp lý của chủ thể và trong quá trình ký kết hợp đồng học nghề các chủ thể phải thực hiện nghiêm túc nguyên tắc này.
Thứ ba, nguyên tắc không trái pháp luật. Khi tham gia hợp đồng học nghề, nguyên tắc tự do, tự nguyện là sự tôn trọng cái riêng tư, cá nhân của các bên trong quan hệ. Các bên có quyền tham gia quan hệ hay không? Tham gia trong thời gian bao lâu, với nội dung gì? Như vậy, pháp luật đã tôn trọng cái riêng trong quan hệ. Nhưng để được xã hội trân trọng, để
được pháp luật chấp nhận và bảo vệ thì cái riêng của các bên phải được đặt trong cái chung của xã hội, có nghĩa phải tuân thủ nguyên tắc không trái pháp luật.
2.2.3.3. Hình thức của hợp đồng học nghề.
Hình thức của hợp đồng học nghề có thể coi là cách thức chứa đựng các điều khoản đã thỏa thuận. Pháp luật về học nghề quy định hợp đồng học nghề có thể giao kết bằng văn bản hoặc bằng miệng.
Theo quy định của Bộ luật lao động Điều 24 khoản 1 và theo quy định của Nghị định 02/CP Điều 28 khoản 2 thì hợp đồng học nghề được ký kết bằng văn bản theo mẫu do Bộ lao động-thương binh và xã hội ban hành, hợp đồng được làm thành hai bản, mỗi bên giữ một bản. Việc quy định hình thức của hợp đồng bằng văn bản là điều cần thiết để các bên thỏa thuận các điều khoản cụ thể ràng buộc quyền và nghĩa vụ của các bên, đồng thời nó cũng là căn cứ pháp lý quan trọng để giải quyết các tranh chấp, bất đồng.
Tuy nhiên, tại Điều 28 Nghị định 02/CP cũng quy định đối với trường hợp thời gian dạy nghề dưới 15 ngày, thì hai bên có thể giao kết hợp đồng học nghề bằng miệng. Trong trường hợp giao kết bằng miệng, thì các bên phải tuân theo các quy định của pháp luật lao động. Việc giao kết hợp đồng bằng miệng tuy không có được những ưu điểm như trên, nhưng pháp luật vẫn ghi nhận để khuyến khích các bên tham gia vào quan hệ học nghề.
2.2.3.4. Nội dung của hợp đồng học nghề.
Hiểu theo nghĩa rộng, nội dung của hợp đồng học nghề bao gồm toàn bộ những vấn đề được phản ánh trong hợp đồng học nghề nhằm tạo lập nên giá trị pháp lý của bản hợp đồng này. Với cách hiểu như vậy thì nội dung của hợp đồng học nghề không chỉ giới hạn trong phạm vi các điều
khoản mà còn cả những vấn để đảm bảo cho tính hợp pháp của hợp đồng này.
Dưới góc độ pháp lý, khi nghiên cứu nội dung của hợp đồng học nghề chủ yếu xét đến các điều khoản hợp đồng bởi sự thỏa thuận cam kết của các bên, từ đó tạo lập các quyền và nghĩa vụ thể hiện qua các điều khoản của hợp đồng học nghề.
Có thể nói, nội dung của hợp đồng học nghề là toàn bộ những điều khoản của hợp đồng, trong đó chứa đựng các quyền và nghĩa vụ do các bên đã thỏa thuận. Như vậy, theo Điều 30 Nghị định 02/CP thì trong một hợp đồng học nghề bao gồm những nội dung chủ yếu sau:
Thứ nhất, tên nghề học: các bên phải thỏa thuận rõ bằng miệng hoặc bằng văn bản học nghề gì một cách cụ thể. Tránh tình trạng trong hợp đồng ghi tên một nghề, nhưng người học lại được học một nghề khác.
Thứ hai, mục tiêu học trong đó xác định rõ trình độ nghề phải đạt được, những việc phải làm được, những sản phẩm sẽ làm ra sau khi học xong. Đây là một điều khoản quan trọng là cái đích cuối cùng mà người học mong muốn đạt đến, do đó khi ký kết hợp đồng, người học phải thể hiện rõ ý chí của mình.
Thứ ba, thời gian học lý thuyết và thực hành: các bên cần cam kết với nhau số thời gian học lý thuyết và thực hành cụ thể. Phải có tỷ lệ thời gian hợp lý giữa hai hình thức học này căn cứ vào từng loại nghề cụ thể, tính chất của công việc cụ thể.
Thứ tư, loại máy móc, thiết bị dùng cho thực tập, cách tổ chức thực tập, phương tiện an toàn lao động, vệ sinh lao động. Nói chung khi tham gia giao kết hợp đồng học nghề, người học ít quan tâm đến điều khoản này, trong khi đó trên thực tế thì đa số máy móc, thiết bị dùng cho thực tập chưa
đảm bảo yêu cầu đặt ra về mức độ tiên tiến, hiện đại và độ mới của máy móc. Như vậy, nếu người học nghề không được đáp ứng cụ thể điều khiển thì cơ sở dạy nghề có bị coi là vi phạm? Và nếu như vi phạm thì tính chất hợp pháp của hợp đồng học nghề sẽ như thế nào? Đến nay pháp luật vẫn chưa quy định cụ thể về vấn đề này.
Thứ năm, nơi học và thực tập.
Thứ sáu, số học phí phải trả, mức học phí được miễn, giảm (nếu có), phương thức trả học phí. Các bên có thể thỏa thuận mức học phí cụ thể tùy theo yêu cầu của công việc. Ngoài ra, các bên tiến hành thống nhất phương thức trả học phí có thể đầu học kỳ, giữa học kỳ...
Thứ bảy, hướng giải quyết việc làm cho người học nghề xong. Đây là một nội dung rất quan trọng. Tuy nhiên, người học khi học nghề xong chủ yếu là tự tìm việc làm. Nghị định 02/CP và Bộ luật lao động chưa có quy định về trường hợp doanh nghiệp, cơ sở dạy nghề tuyển người học nghề để làm việc cho cơ sở dạy nghề đó, nhưng sau khi học nghề xong thì cơ sở này không giải quyết được công việc cho người học hoặc bố trí công việc không phù hợp với thỏa thuận ghi trong hợp đồng. Đây là vấn đề dễ dẫn đến tranh chấp giữa các bên.
Thứ tám, trách nhiệm bồi thường thiệt hại của mỗi bên khi vi phạm hợp đồng học nghề. Các bên phải dựa trên các quy định của pháp luật để thỏa thuận các trường hợp bồi thường khi vi phạm hợp đồng.
Riêng đối với doanh nghiệp, hợp tác xã tuyển người vào học nghề để sau đó làm việc cho doanh nghiệp thì người học không phải đóng học phí và hợp đồng học nghề phải bổ sung nội dung về:
. Thời gian phải làm việc cho doanh nghiệp hợp tác xã sau khi học
xong.
. Mức tiền công trả cho người học nghề khi họ trực tiếp hoặc tham gia làm ra sản phẩm cho doanh nghiệp, hợp tác xã trong thời gian học nghề.
Đối với cơ sở dạy nghề theo hình thức kèm cặp tại xưởng, tại nhà ngoài các nội dung trên thì trong hợp đồng phải ghi rõ thời gian bắt đầu được trả công và mức tiền công trả cho người học nghề cho từng thời gian.
Ngoài các nội dung nêu trên, pháp luật vẫn thừa nhận và khuyến khích cho các bên thỏa thuận những điều khoản không trái pháp luật, nhưng có lợi cho các bên. Những điều khoản này, nếu các bên đã thỏa thuận và ghi vào hợp đồng thì nó có giá trị pháp lý và ràng buộc trách nhiệm của các bên.
2.2.3.5. Vấn đề chấm dứt hợp đồng học nghề.
Chấm dứt hợp đồng học nghề là chấm dứt việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ mà các bên đã thỏa thuận trong hợp đồng. Việc chấm dứt hợp đồng học nghề xảy ra do những lý do chủ quan hoặc khách quan khác nhau. Pháp luật quy định cụ thể và chặt chẽ các trường hợp chấm dứt như sau:
- Nếu người học nghề đơn phương chấm dứt hợp đồng học nghề trước thời hạn thì không được trả lại học phí đã nộp. Trong thời gian học nghề, nếu người học nghề đi làm nghĩa vụ quân sự, bị bệnh không đủ sức khỏe để tiếp tục học tập hoặc do cơ sở dạy nghề không thực hiện đúng hợp đồng học nghề thì được trả lại phần học phí của thời gian học còn lại.
- Trường hợp cơ sở dạy nghề đơn phương chấm dứt hợp đồng học nghề trước thời hạn thì phải báo cho cơ quan quản lý nhà nước về dạy nghề biết rõ nguyên nhân. Nếu cơ quan này xác nhận việc chấm dứt hợp đồng do nguyên nhân bất khả kháng gây ra, thì cơ sở dạy nghề không phải trả lại cho người học nghề số học phí đã thu, nếu do các nguyên nhân khác, thì cơ sở dạy nghề phải trả lại cho người học nghề toàn bộ số học phí đã thu.