Trình Tự, Thủ Tục Mở Cơ Sở Dạy Nghề.


sản phải phù hợp. Đây cũng là điều kiện vật chất để thành lập, duy trì cơ sở dạy nghề, giúp cho cơ sở dạy nghề hoạt động một cách hiệu quả.

Thứ năm, cơ sở dạy nghề nói trên phải đăng ký hoạt động dạy nghề tại cơ quan Lao động-thương binh và xã hội nơi sở tại. Riêng các cơ sở dạy nghề sau phải đăng ký hoạt động dạy nghề tại Tổng cục dạy nghề:

+ Trường dạy nghề, trung tâm dạy nghề trực thuộc cơ quan của tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội-nghề nghiệp, tổ chức xã hội.

+ Trường dạy nghề, trung tâm dạy nghề của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có nhiệm vụ dạy nghề, bồi dưỡng nghề phục vụ cho xuất khẩu lao động.

* Đối với cơ sở dạy nghề tư thục, cơ sở dạy nghề của doanh nghiệp, của hợp tác xã dạy nghề ngắn hạn có dưới 10 người, học theo hình thức kèm cặp tại xưởng, tại nhà và có thu học phí phải có các điều kiện:

- Có địa điểm dạy nghề, trang thiết bị thực hành nghề phù hợp với nghề dạy, bảo đảm các điều kiện về vệ sinh và an toàn lao động cho người học nghề.

- Có người thành thạo nghề hướng dẫn thực hành.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.

- Có đủ công cụ, nguyên vật liệu để người học thực hành.


Chế độ dạy và học nghề theo pháp luật lao động Việt Nam - 8

- Có hợp đồng học nghề giữa cơ sở dạy nghề và người học nghề.


- Phải đăng ký với UBND xã, phường, thị trấn nơi sở tại và Phòng lao động-thương binh xã hội.

* Đối với cơ sở dạy nghề có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được thành lập theo loại hình trường, trung tâm dạy nghề với hình thức liên doanh, hợp tác kinh doanh, 100% vốn nước ngoài để thực hiện hoạt động


dạy nghề thì việc thành lập, giải thể cơ sở dạy nghề có vốn đầu tư nước ngoài tuân thủ quy định của Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ngày 12/11/1996 và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ngày 09/6/2000. Ngoài ra, các cơ sở này phải hoạt động tuân thủ pháp luật lao động về dạy, học nghề và phải đăng ký hoạt động với Bộ lao động-thương binh và xã hội.

Có thể nói, so với Nghị định 90/CP ngày 15/12/1995 quy định chi tiế và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật lao động về học nghề thì Nghị định 02/CP ngày 09/01/2001 thể hiện rất nhiều điểm ưu việt. Nghị định 02/CP đã quy định cụ thể về việc đăng ký của các cơ sở dạy nghề, mở rộng phạm vi của cơ sở dạy nghề, quy định rõ về điều kiện thành lập, các cơ quan có thẩm quyền thẩm định cấp giấy phép và đặc biệt là ghi nhận hoạt động của cơ sở dạy nghề có vốn đầu tư nước ngoài. Đây là những ưu điểm giúp cho việc quản lý, kiểm tra các cơ sở dạy nghề một cách nghiêm túc, chặt chẽ, nâng cao hiệu quả hoạt động dạy và học nghề.

2.2.2.2. Trình tự, thủ tục mở cơ sở dạy nghề.


Cơ sở dạy nghề phải tiến hành đăng ký nội dung hoạt động với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và chỉ khi nào cơ sở dạy nghề được cấp giấy phép hoạt động thì nó mới được phép tiến hành chức năng của mình trên thực tế. Có thể nói, việc đăng ký và được cấp giấy phép là thủ tục luật định có ý nghĩa pháp lý là cơ sở điều kiện để thành lập cơ sở dạy nghề, đồng thời giúp Nhà nước kiểm tra, giám sát, quản lý hoạt động của cơ sở dạy nghề đầy đủ, có hệ thống. Theo quy định tại Điều 1, Thông tư 20/LĐTBXH-TT ngày 21/9/1996 hướng dẫn việc mở và quản lý cơ sở dạy nghề thì thủ tục thành lập, mở cơ sở dạy nghề được quy định như sau:


- Các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân muốn mở cơ sở dạy nghề phải đăng ký với Sở lao động-thương binh và xã hội để được cấp giấy phép. Hồ sơ đăng ký gồm:

* Đơn xin mở cơ sở dạy nghề.


* Dự án tổ chức và hoạt động của cơ sở dạy nghề. Trong đó nội dung dự án cần nêu rõ:

+ Mục tiêu đào tạo: trình độ nghề cao nhất của từng nghề mà cơ sở dạy nghề có thể đào tạo.

+ Địa điểm, quy mô: tên các địa điểm, số lớp học, số người học nhiều nhất có thể nhận dạy cho một khóa học.

+ Tên các nghề nhận dạy.


+ Các hình thức dạy.


+ Nội dung chương trình giảng dạy.


+ Thiết bị, máy móc để dạy nghề, số lượng và tính năng kỹ thuật chủ yếu của từng loại.

+ Thời gian dạy nghề: thời gian dài nhất, ngắn nhất, trung bình cho một khóa học.

+ Đội ngũ giáo viên: số lượng giáo viên, trình độ của giáo viên dạy lý thuyết và giáo viên hướng dẫn thực hành.

- Sau khi nhận được hồ sơ đăng ký, Sở lao động-thương binh và xã hội có trách nhiệm tiếp nhận và thẩm định hồ sơ xin mở cơ sở dạy nghề, trong thời hạn không quá 30 ngày, Sở phải thông báo cho người nộp hồ sơ biết kết quả cấp giấy phép. Nếu không cấp giấy phép phải nói rõ lý do bằng văn bản cho người nộp hồ sơ biết. Khi cấp giấy phép hoạt động, Sở thông


báo cho các cơ quan cùng cấp như thuế, tài chính, quản lý thị trường...để phối hợp quản lý. Sau khi cấp giấy phép 6 tháng, cơ sở dạy nghề không hoạt động sẽ bị cơ quan cấp giấy phép thu hồi.

- Đối với trường hợp cơ sở dạy nghề xin hưởng quyền ưu đãi thì trong thời hạn không quá 20 ngày Sở lao động-thương binh và xã hội có trách nhiệm thẩm định và cấp giấy xác nhận cho cơ sở dạy nghề được hưởng ưu đãi.

Tóm lại, cho đến nay chưa có văn bản nào thay thế Thông tư 20/TT ngày 21/09/1996 hướng dẫn việc mở và quản lý cơ sở dạy nghề. Có thể nói, trong thời gian dài thì Thông tư 20/TT đã được áp dụng triệt để trên thực tế. Tuy nhiên, với sự ra đời của Nghị định 02/CP ngày 09/01/2001 thiết nghĩ, Nhà nước ta cần phải ban hành thêm các văn bản hướng dẫn khác để việc thành lập, đăng ký, cấp giấy phép đào tạo nghề cho các doanh nghiệp tổ chức và tư nhân được quản lý chặt chẽ, đồng thời cũng khuyến khích được các cơ sở dạy nghề tham gia vào quan hệ này.

2.2.2.3. Quyền và nghĩa vụ của cơ sở dạy nghề.


* Quyền của cơ sở dạy nghề.


- Cơ sở dạy nghề có quyền tự do lựa chọn ngành nghề, phương thức, hình thức đào tạo. Tùy theo từng điều kiện hoàn cảnh của gia đình hay bản thân của người học nghề mà họ có quyền tham gia vào các cơ sở dạy nghề phù hợp. Đây là một quy định tạo điều kiện cho các cơ sở dạy nghề có thể phát huy được thế mạnh và khả năng sáng tạo phù hợp ngành nghề đã lựa chọn, đáp ứng được yêu cầu của người học nghề, đáp ứng được thị trường lao động và nhu cầu của xã hội. Hiện nay, có rất nhiều cơ sở dạy nghề với nhiều ngành nghề, hình thức, loại hình đào tạo đa dạng, phong phú như đào tạo theo loại hình dài hạn, ngắn hạn...rất thích ứng được với


điều kiện của xã hội. Với hình thức dạy nghề có thể là tổ chức thành lớp học, có thể kèm cặp tại xưởng, tại nhà, chuyển giao công nghệ, phổ biến kiến thức khoa học, công nghệ, kinh nghiệm sản xuất kinh doanh, bổ túc, bồi dưỡng nghề, người học nghề có quyền tham gia vào một trong các loại hình trên. Các cơ sở dạy nghề không được phép dạy các nghề mà pháp luật cấm, không được dạy các nghề ảnh hưởng đến đạo đức, văn hóa của nước ta.

- Cơ sở dạy nghề có quyền xây dựng dự án, kế hoạch hoạt động nghề. Đây là một quy định giúp cho cơ sở dạy nghề có quyền chủ động trong các hoạt động dạy nghề, tạo ra tính hệ thống, đảm bảo tính khoa học, nhằm thu hút sự tham gia của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.

- Cơ sở dạy nghề được thu học phí theo thỏa thuận trong hợp đồng học nghề trên cơ sở các quy định của pháp luật, trừ trường hợp đào tạo nghề để sử dụng.

- Cơ sở dạy nghề có quyền cấp bằng nghề, chứng chỉ nghề và công nhận tốt nghiệp cho người học nghề. Bằng nghề, chứng chỉ nghề do Tổng cục dạy nghề quản lý và phát hành trên cả nước.

- Cơ sở dạy nghề có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng học nghề trước thời hạn, nếu vì nguyên nhân bất khả kháng thì không phải bồi thường.

- Ngoài ra, các cơ sở dạy nghề được xét miễn thuế, giảm thuế theo quy định của Bộ tài chính.

* Theo quy định tại Thông tư 20/LĐTBXH-TTngày 21/09/1996 hướng dẫn việc mở và quản lý cơ sở dạy nghề thì các cơ sở dạy nghề được xét miễn thuế gồm:


+ Cơ sở dạy nghề dành riêng cho các đối tượng xã hội:


- Cơ sở dạy nghề dành riêng cho người tàn tật là cơ sở thường xuyên ít nhất có 70% người học là người tàn tật.

- Cơ sở dạy nghề dành riêng cho trẻ em mồ côi không nơi nương tựa là cơ sở dạy nghề chỉ dành cho: trẻ em mồ côi cha, mẹ hoặc cả cha mẹ, bị gia đình ruồng bỏ, hoặc gia đình không có khả năng nuôi dưỡng, có xác nhận của chính quyền cấp xã hoặc Phòng lao động-thương binh và xã hội.

- Cơ sở dạy nghề dành riêng cho người dân tộc thiểu số là cơ sở dạy nghề thường xuyên ít nhất có 70% người học là người dân tộc thiểu số.

+ Cơ sở dạy nghề dành riêng cho đối tượng tệ nạn xã hội: là cơ sở dạy nghề chỉ dành cho người học là những người cai nghiện, những người từ bỏ mại dâm.

+ Cơ sở dạy nghề truyền thống: là cơ sở dạy những nghề có từ lâu đời, được truyền từ đời nọ sang đời kia, theo hình thức kèm cặp của nghệ nhân.

+ Cơ sở dạy nghề theo hình thức kèm cặp tại xưởng, tại nhà: là cơ sở dạy nghề hướng dẫn nghề cho ngưòi học tại nơi sản xuất, lấy thực hành là chính và người học trực tiếp tham gia tạo ra sản phẩm.

* Những cơ sở dạy nghề được giảm thuế theo quy định của Bộ tài chính, bao gồm:

- Cơ sở dạy nghề thu nhận đối tượng xã hội; là cơ sở dạy nghề thường xuyên có ít nhất 31% tổng số người học là người tàn tật hoặc người dân tộc thiểu số hoặc đối tượng tệ nạn xã hội hoặc thuộc ba đối tượng trên.

- Cơ sở dạy nghề ở nơi có nhiều người thiếu việc làm: là cơ sở dạy nghề được mở tại làng, xã, thị trấn thuộc huyện.


- Cơ sở dạy nghề ở nơi có nhiều người mất việc làm: là cơ sở dạy nghề được mở ở quận, thành phố, ở đó có số người thất nghiệp, từ 7% trở lên theo công bố của Bộ trưởng Bộ lao động-thương binh và xã hội.

+ Cơ sở dạy nghề của các trung tâm dịch vụ việc làm được lập dự án nâng cấp, đề nghị cơ quan quản lý quỹ quốc gia về việc làm cấp kinh phí hoặc xin vay vốn lãi suất thấp.

* Nghĩa vụ của cơ sở dạy nghề.


- Cơ sở dạy nghề phải cấp chứng chỉ trình độ nghề cho người học nghề sau khóa học trên cơ sở bảo đảm quy chế cấp chứng chỉ và theo mẫu chứng chỉ do Bộ giáo dục và đào tạo quy định.

- Cơ sở dạy nghề phải hoạt động theo đúng nội dung được đăng ký. Trường hợp thay đổi, bổ sung nội dung hoạt động phải đăng ký bổ sung với cơ quan đã cấp giấy phép. Trường hợp cơ sở dạy nghề chấm dứt hoạt động phải báo và trả lại giấy phép cho cơ quan cấp giấy phép.

- Cơ sở dạy nghề phải trang bị bảo hộ, vệ sinh lao động cho người học nghề theo Nghị định 02/CP ngày 09/01/2001 và Nghị định 06/CP ngày 20/1/1995 quy định chi tiết một số điều của Bộ luật lao động về an toàn lao động, vệ sinh lao động. Đây là một nhiệm vụ quan trọng nhằm bảo đảm sức khỏe cho người học nghề. Cơ sở dạy nghề phải tuân thủ các tiêu chuẩn về an toàn lao động, vệ sinh lao động của Nhà nước.

- Cơ sở dạy nghề phải ký và thực hiện hợp đồng dạy nghề. Khi nhận người học nghề, nếu thời gian học từ 15 ngày trở lên thì cơ sở dạy nghề phải ký hợp đồng học nghề với người học hoặc đơn vị cử người đến học, theo mẫu hợp đồng học nghề thống nhất của Bộ lao động-thương binh và xã hội. Nội dung của bản hợp đồng học nghề phải được ghi đầy đủ theo mẫu quy định.


- Cơ sở dạy nghề phải nộp thuế theo quy định của pháp luật. Đối với những cơ sở dạy nghề thuộc diện miễn hoặc giảm thuế thì phải lập hồ sơ xin miễn, giảm thuế gửi đến cơ quan thuế có thẩm quyền giải quyết. Hồ sơ gồm:

+ Đơn xin miễn hoặc giảm thuế của cơ sở dạy nghề có xác nhận của cơ quan thuế trực tiếp quản lý về các điều kiện được xét miễn giảm thuế.

+ Giấy phép đăng ký hoạt động dạy nghề.


+ Giấy xác nhận của Sở lao động-thương binh và xã hội xác nhận là cơ sở dạy nghề dành riêng cho các đối tượng người tàn tật, trẻ mồ côi, đối tượng tệ nạn xã hội hoặc cơ sở dạy nghề truyền thống.

+ Đăng ký nộp thuế.


+ Biên bản quyết toán thuế của cơ quan thuế trực tiếp quản lý.


+ Danh sách học viên có kèm xác nhận của cơ quan thuế trực tiếp quản lý về tỷ lệ học viên là người tàn tật, trẻ mồ côi không nơi nương tựa, người dân tộc thiểu số, đối tượng tệ nạn xã hội.

Trong thời hạn 30 ngày, cơ quan có thẩm quyền phải ra quyết định miễn, giảm thuế hoặc thông báo cho cơ sở dạy nghề lý do chưa giải quyết hoặc không giải quyết miễn, giảm thuế.

- Cơ sở dạy nghề phải trang bị đủ cơ sở vật chất phục vụ cho việc dạy và học nghề, chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động dạy nghề.

- Riêng trường dạy nghề, trung tâm dạy nghề có vốn đầu tư nước ngoài phải tuân thủ theo quy định tại Điều 6 Nghị định 02/CP và các quy định cụ thể sau:

. Chỉ được đào tạo nghề và tổ chức thực tập sản xuất cho người học nghề theo đúng nghề đào tạo ghi trong giấy phép đầu tư.

Xem tất cả 129 trang.

Ngày đăng: 26/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí