Thực Tiễn Thực Hiện Chế Độ Pháp Lý Về Dạy Nghề Và Học Nghề Trong Giai Đoạn Hiện Nay.


Tóm lại, nhu cầu dạy và học nghề ngày càng gia tăng trong xã hội, đòi hỏi việc quản lý Nhà nước về dạy nghề phải ngày càng chặt chẽ. Công tác quản lý Nhà nước về dạy nghề càng hoạt động có hiệu quả bao nhiêu càng giúp cho hoạt động đào tạo nghề phát triển bấy nhiêu, tránh được các hiện trượng tiêu cực trong công tác đào tạo nghề, đáp ứng nhu cầu công nhân kỹ thuật, nhân viên kỹ thuật nghiệp vụ cho sự phát triển kinh tế, xã hội, cho sự chuyển đổi cơ cấu lao động, công nghiệp hóa-hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn, cho các khu công nghiệp, khu chế xuất và xuất khẩu lao động. [5]


2.3. THỰC TIỄN THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VỀ DẠY NGHỀ VÀ HỌC NGHỀ TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY.

2.3.1. Những kết quả bước đầu về dạy và học nghề.


Dạy và học nghề cùng với trung học chuyên nghiệp nằm trong bậc học giáo dục nghề nghiệp của hệ thống giáo dục quốc dân. Dạy và học nghề luôn gắn với chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước trong từng thời kỳ, từng giai đoạn và gắn với thị trường sức lao động. Nó có nhiệm vụ góp phần đào tạo nguồn nhân lực trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất cho xã hội. Trong những năm qua, mặc dù việc dạy và học nghề đã trải qua những bước thăng trầm nhưng vẫn luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm, lãnh đạo nên đã có những bước chuyển biến tích cực, dần ổn định và có bước phát triển mới để thích ứng với nhu cầu, biến động của sản xuất, khoa học công nghệ và của thị trường sức lao động. Quá trình này đã thu được kết quả bước đầu trong thực hiện các nhiệm vụ và mục tiêu của Đại


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.

hội VIII và các Nghị quyết Trung ương đề ra cho thời kỳ 1996-2000 như sau:

Thứ nhất, về hệ thống mạng lưới cơ sở dạy nghề:

Chế độ dạy và học nghề theo pháp luật lao động Việt Nam - 11


Hệ thống cơ sở dạy nghề hiện nay đã được hình thành, đa dạng, rộng khắp đất nước với 164 trường dạy nghề và 137 trường cao đẳng, trung học chuyên nghiệp có dạy nghề dài hạn; 298 trung tâm dạy nghề và trung tâm dịch vụ việc làm, các lớp dạy nghề tại các doanh nghiệp, các làng nghề, các trung tâm giáo dục kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp, trung tâm giáo dục thường xuyên có tham gia đào tạo nghề ngắn hạn. “Chủ trương xã hội hóa, đa dạng hóa được triển khai với nhiều loại hình đào tạo không những đã làm cho quy mô và chất lượng ngày càng tăng mà còn tạo thêm

nguồn lực phát triển đào tạo nghề”. [23]

Thứ hai, về quy mô đào tạo nghề: Trong những năm qua, riêng tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng liên tục từ 10% năm 1996 lên khoảng 20% năm 2000, trong đó qua đào tạo nghề khoảng 13,4%. Theo số liệu thống kê của Tổng cục dạy nghề thì năm 1997 đào tạo được khoảng 474.000 người, năm 1998 đào tạo được khoảng 550.000 người. Năm 1997-1998 so với năm 1994-1995 học sinh học nghề tăng 1,75 lần. Bước đầu có chuyển biến tích cực trong phân luồng học sinh vào học các trường dạy nghề. Năm 1999 đào tạo nghề đạt 99,3%, trong đó đào tạo nghề dài hạn được 97.153 người (đạt 81% kế hoạch), đào tạo nghề ngắn hạn đạt được 568.580 lượt người (đạt 103% kế hoạch). Tính chung trong cả nước đến cuối năm 1999, tỷ lệ lao động được đào tạo đạt 19,97%, trong đó đào tạo nghề là 12,17%. Trong 5 năm (1996-2000), quy mô đào tạo nghề bình quân hàng năm tăng khoảng 20,5%, riêng đào tạo dài hạn năm 2000 tăng gấp 3 lần so với năm 1996.


Thứ ba, dạy và học bước đầu đã gắn với nhu cầu thật sự của sản xuất và thị trường lao động, nhờ đó đã thu hút được nhiều người học nghề và tạo động lực thúc đẩy nâng cao chất lượng đào tạo. Công tác đào tạo nghề cũng tập trung nâng cấp cơ sở vật chất các cơ sở dạy nghề, bồi dưỡng và đào tạo giáo viên dạy nghề, nghiên cứu, hoàn thiện nội dung, chương trình và giáo trình giảng dạy, đổi mới khâu tuyển sinh và quản lý học sinh học nghề. Các cơ sở dạy nghề có nội dung hoạt động phong phú, đa dạng, bước đầu nắm bắt được nhu cầu của người học. Thời gian của khóa học ngắn, có những nghề chỉ cần 2 đến 3 tháng với nội dung học thực hành là chính, học sinh được thực hành từ đơn giản đến phức tạp, tạo điều kiện cho người học tiếp cận nhanh được với công việc, nắm bắt được thành thạo kỹ năng của thiết bị máy móc. Hiện nay, đa số các cơ sở đào tạo nghề đã định hướng dạy những nghề đáp ứng với thị hiếu người học và đặc biệt là đáp ứng với nhu cầu của thị trường lao động. Với hình thức ngành nghề đa dạng, đáp ứng với nhu cầu lao động ở thành thị như may, lái xe, giày da, điện tử, sửa chữa xe máy...còn có các ngành nghề phù hợp với nông thôn như trồng lúa, trồng cây cảnh, chăn nuôi gia súc, gia cầm, tôm, chế biến thức ăn gia súc...

Ngoài ra các ngành nghề truyền thống cũng đang được quan tâm và phát triển, làm sống lại các làng nghề như thêu, dệt, đan lát, gốm, sứ, tre...Đặc biệt các ngành nghề mới với công nghệ cao như: công nghệ thông tin (vi điện tử, tin học truyền thông, viễn thông vũ trụ), công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu, năng lượng mới, công nghệ siêu vi mô cũng nhanh chóng xuất hiện. [9]

Thứ tư, chính sách về dạy nghề đã bước đầu mang tính linh hoạt, năng động và thiết thực, đa dạng về hình thức, dần đáp ứng được điều kiện hiện nay. Nghị định 02/CP ngày 09/01/2001 đã ghi nhận sự phát triển các


cơ sở dạy nghề của Nhà nước, doanh nghiệp, tư nhân, các làng nghề truyền thống với các loại hình đào tạo chính quy và không chính quy. Bên cạnh đó, Nhà nước cũng xây dựng và đang dần hoàn chỉnh các đề án dạy nghề như: dạy nghề dài hạn, dạy nghề ngắn hạn, phát triển các trường dạy nghề thuộc các Tổng công ty, dạy nghề cho nông dân, dạy nghề cho lao động các làng nghề truyền thống. Đặc biệt Nhà nước còn có một số chính sách cho đào tạo nghề ở nông thôn.

Thứ năm, công tác xây dựng và kiện toàn bộ máy quản lý về dạy nghề cũng đã được các cấp, các ngành quan tâm. Cơ cấu tổ chức cán bộ của Tổng cục dạy nghề được kiện toàn thêm một bước. Các địa phương đã hoàn thành việc bàn giao nhiệm vụ quản lý Nhà nước về đào tạo nghề sang Sở Lao động-thương binh và xã hội, 41 địa phương đã thành lập phòng quản lý dạy nghề, các địa phương khác đã bố trí bộ phận quản lý dạy nghề. Các Bộ, ngành đã cử cán bộ quản lý chuyên trách công tác dạy nghề.

Thứ sáu, đầu tư của Nhà nước cho dạy nghề các năm qua cũng không ngừng tăng lên. Theo số liệu thống kê cho thấy trong tổng ngân sách Nhà nước chi cho giáo dục và đào tạo hàng năm, tỷ lệ cho đào tạo nghề đã tăng từ hơn 4% các năm trước đây lên 4,3% năm 1999 và 4,7% năm 2000. Nguồn hợp tác quốc tế thông qua các dự án hỗ trợ và vay vốn (dự án vay vốn ADB, dự án hỗ trợ của Thụy Sỹ, của Nhật và các nước khác) cũng góp phần đáng kể nguồn lực tài chính cho đào tạo nghề hiện nay.

Tóm lại, vấn đề dạy và học nghề đã có những bước chuyển biến mới trong những năm gần đây. Các cấp, các ngành và xã hội đã có những nhận thức mới và quan tâm đầu tư nhiều hơn cho công tác dạy nghề. Dạy và học nghề bước đầu đã gắn đào tạo với sản xuất và thị trường lao động. Các trường đã kết hợp với hệ thống lao động địa phương để tuyển sinh, đặc


biệt là vùng nông thôn, đã thu hút được thêm nhiều người học nghề tạo ra nét mới trong công tác tuyển sinh của các trường dạy nghề, bước đầu góp phần mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng đào tạo. Quá trình dạy và học nghề đã có những thay đổi căn bản về chất, dần đáp ứng nhu cầu hiện nay trong xã hội.

Đối với người học nghề họ đã có những cách nhìn nhận mới trong việc lựa chọn cho mình con đường đi thích hợp để đến với đào tạo nghề. Họ có thể lựa chọn các ngành nghề phong phú, đa dạng, các hình thức mô hình đào tạo nghề dài hạn, ngắn hạn, chính quy, phi chính quy, phù hợp với điều kiện sống của bản thân và gia đình. Thực tế cho thấy tuy con số chưa nhiều những người sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở hay trung học phổ thông đã đi vào học nghề, nhưng phải khẳng định rằng tỷ lệ những người này tham gia vào học nghề đã có xu hướng tăng lên. Qua quá trình dạy và học nghề một lực lượng lớn đội ngũ công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ, chuyên gia kỹ thuật công nghệ hàng đầu, các thợ lành nghề bậc cao...đã được hình thành và phát triển. Rất nhiều lao động bước ra từ các trường nghề đã và đang làm việc trong các nhà máy, công xưởng, xí nghiệp, đồng ruộng khắp cả nước tạo ra nhiều của cải, vật chất cho xã hội.

Đối với cơ sở dạy nghề: bước đầu Nhà nước đã xây dựng được hệ thống thông thoáng, bộ máy quản lý Nhà nước về dạy nghề dần đi vào hoạt động ổn định và phát triển làm nền tảng vững chắc để cơ sở dạy nghề hoạt động có hiệu quả cao. Bên cạnh việc dạy nghề cho các đối tượng lao động bình thường, với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, đối tượng dạy nghề được mở rộng không chỉ áp dụng cho thương binh, bệnh binh, người tàn tật, dân tộc thiểu số, người học nghề thuộc đối tượng hưởng chính sách xã hội mà cơ sở dạy nghề còn đặc biệt quan tâm tới phát triển dạy nghề cho lao động ở nông thôn. Nhiều gia đình chính sách được tạo điều kiện học


các trường nghề, qua quá trình dạy nghề hàng triệu lao động nông thôn được phổ biến kiến thức và kỹ thuật hiện đại, áp dụng cho địa phương mình. Đặc biệt hơn trong sự nghiệp phát triển đào tạo nghề, một số nghề mới xuất hiện, bắt kịp nhu cầu hiện nay như công nghệ thông tin, sinh học...là một dấu ấn ghi nhận kết quả bước đầu của dạy và học nghề. Những kết quả trên cho thấy các chính sách xã hội và pháp luật của Nhà nước về dạy và học nghề khá hợp lý, phù hợp với thực tế, tạo hành lang pháp lý vững chắc cho việc thực hiện công tác đào tạo nghề.

Có thể nói, việc dạy và học nghề trong giai đoạn hiện nay là sự nghiệp của toàn xã hội. Dạy và học nghề có nhiệm vụ cung cấp phần lớn công nhân kỹ thuật cho sự nghiệp công nghiệp hóa-hiện đại hóa. Nếu không phát triển quá trình này sẽ không thể thực hiện được mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực trong giai đoạn hiện nay. Quá trình này không những đã thu hút được sự quan tâm của người lao động, của đơn vị dạy nghề mà còn thu hút được sự quan tâm của toàn xã hội. Trong thời gian tới, cần phải phát triển hơn nữa việc dạy và học nghề, phải biết chọn, bấm trúng những vấn đề trọng tâm của dạy nghề để đầu tư, làm được nhiều việc có hiệu quả cao, tạo niềm tin trong nhân dân.

2.3.2. Những tồn tại.


Dạy và học nghề là sự nghiệp của toàn xã hội, nhằm mục tiêu phát triển nguồn nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trong thời gian qua, vấn đề dạy và học nghề đã gặt hái được những thành quả nhất định. Tuy nhiên, trước yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của hướng hội nhập toàn cầu hóa thì vấn đề dạy và học nghề vẫn còn nhiều khó khăn và bất cập.

* Về quy mô, hình thức, nội dung và chất lượng đào tạo.


Hiện nay, quy mô đào tạo nhỏ bé, nhất là quy mô đào tạo công nhân kỹ thuật và nhân viên kỹ thuật nghiệp vụ lành nghề và trình độ cao. Tốc độ phát triển đào tạo nghề chậm, mất cân đối giữa các bậc đại học, cơ cấu ngành nghề và cơ cấu vùng miền. Theo Giáo sư, Tiến sĩ khoa học Phạm Minh Hạc thì hiện nay, cả nước có 190 trường cao đẳng và đại học, trong khi đó chỉ có 158 trường dạy nghề (kể cả 27 trường mới xây dựng cách đây vài năm). Tất cả các trường dạy nghề trong đó chỉ có 8% tổng số trường có quy mô trên 1.000 học sinh, số còn lại chỉ có quy mô khoảng trên dưới 500 học sinh, trong khi đó hầu như không có trường cao đẳng và đại học nào có quy mô dưới 1.000 sinh viên. Qua con số trên để thấy được một tỷ lệ bất hợp lý giữa hệ thống, quy mô dạy nghề so với đào tạo trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học.

Bên cạnh đó, tuyệt đại bộ phận học sinh học nghề lại được đào đạo ngắn hạn. Theo số liệu thống kê cho thấy năm 2.000 số học sinh được đào tạo ngắn hạn là 693.000 so với 127.000 được đào tạo dài hạn. Việc chênh lệch giữa tỷ lệ đào tạo ngắn hạn và dài hạn như hiện nay sẽ dẫn đến sự bất hợp lý trong quá trình dạy nghề. Một chỉ số hợp lý là có sự ngang bằng giữa hai loại đào tạo này. Nếu chỉ chú ý đến phát triển mô hình đào tạo ngắn hạn thì ưu điểm của nó là thời gian đào tạo ngắn, đã học được một nghề, có thể ra tìm việc trước nhưng dẫn đến tình trạng thiếu lao động lành nghề, trình độ cao, đáp ứng được sự nghiệp công nghiệp hóa của nước ta hiện nay và sự phát triển của thế giới cũng như khu vực.

Một thực tế đặt ra trong tình hình hiện nay là đội ngũ công nhân kỹ thuật chưa đáp ứng được yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nhiệp và nông thôn, yêu cầu của xuất khẩu lao động. Đội ngũ này vừa thiếu về số lượng vừa yếu kém về chất lượng. Theo đánh giá năm 2000, tổng đội ngũ lao động của cả nước ước tính là 44 triệu người, trong đó khu vực Nhà


nước có khoảng 8,44 triệu cán bộ, công nhân viên, gần 80% dân cư sống ở nông thôn. Số lao động đã qua đào tạo khoảng 7,5 triệu người, chiếm 20% đội ngũ lao động, trong đó trình độ công nhân kỹ thuật là 4,9 triệu, trình độ trung học chuyên nghiệp 1,47 triệu, trình độ cao đẳng, đại học 1,3 triệu, thạc sĩ hơn 100.000 người, tiến sĩ và tiến sĩ khoa học 11.718 người. Như vậy, quá trình dạy nghề đã có sự mâu thuẫn giữa số lượng và chất lượng.

Ngoài ra, tình trạng nội dung chương trình, phương pháp dạy nghề vừa lạc hậu lại không được thiết kế liên thông với các cấp học phổ thông và các trường trung học chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học. Hệ thống đào tạo nghề lại chậm được đổi mới, chưa gắn dạy nghề với sử dụng, chưa gắn sản xuất với việc làm. Lối dạy nghề còn chủ yếu là lý thuyết, chưa chú trọng đến thực hành. Dạy nghề chưa gắn bó mật thiết với tạo việc làm nên có những người học ba, bốn nghề mới tìm được việc làm. Cần phải tạo mối liên hệ giữa dạy nghề và việc làm mới đảm bảo được nhiều người quan tâm, tham gia vào học nghề. Song song với những tồn tại trên còn phải kể đến đội ngũ giáo viên trong các trường dạy nghề còn thiếu, lại không đồng bộ về cơ cấu ngành nghề đào tạo, cơ cấu trình độ. Những giáo viên này chưa có điều kiện nâng cao kiến thức tiếp cận công nghệ hiện đại để truyền đạt lại cho học viên. Hiện nay theo số liệu đánh giá cho thấy số lượng giáo viên trong các trường đại học và cao đẳng là 30.309 người, trong khi đó số giáo viên trong các trường dạy nghề chỉ chiếm 6.000 giáo viên. Đây là một tỷ lệ khá khiêm tốn cho thấy sự lo ngại về thực trạng đội ngũ giáo viên dạy nghề hiện nay, đặc biệt là tình trạng thiếu trầm trọng giáo viên đào tạo công nhân kỹ thuật trong các lĩnh vực công nghệ cao. Ngoài ra, mặt bằng trình độ của đội ngũ giáo viên dạy nghề không đồng đều, chưa đạt chuẩn trình độ theo Luật giáo dục quy định, trình độ tay nghề còn thấp, trình độ sư phạm còn hạn chế, kinh nghiệm thực tế sản xuất còn ít, nhất là tiếp cận với công

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 26/10/2023