a. Đối với người lao động
Chế độ TNLĐ, BNN quy định tất cả những vấn đề liên quan đến TNLĐ và BNN như đối tượng áp dụng, điều kiện hưởng, mức bồi thường, trợ cấp, đặc biệt là trách nhiệm của người sử dụng lao động và cơ quan BHXH đối với người lao động bị TNLĐ, BNN. Qua đó giúp người lao động biết được những quyền lợi nào họ sẽ được hưởng nếu xảy ra TNLĐ, BNN, mức hưởng là bao nhiêu và ai là chủ thể bồi thường hay trợ cấp cho họ; biết được người sử dụng lao động có thực hiện đúng những quy định của pháp luật hay không, nếu không thì kịp thời tiến hành các thủ tục pháp lý để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình; chế độ TNLĐ, BNN giúp người lao động bị TNLĐ, BNN có một khoản tài chính để khắc phục hậu quả do tai nạn gây ra, củng cố tinh thần cũng như niềm tin của họ vào Nhà nước.
b. Đối với người sử dụng lao động và cơ quan bảo hiểm xã hội
Việc quy định cụ thể chế độ TNLĐ, BNN sẽ giúp họ xác định được chính xác trách nhiệm của mình đến đâu khi người lao động bị TNLĐ, BNN.
Ví dụ trường hợp người sử dụng lao động có tham gia đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động thì khi xảy ra TNLĐ, BNN, người sử dụng lao động chỉ phải chi trả chi phí y tế khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị xong cho người lao động, còn chi phí bồi thường sẽ do cơ quan bảo hiểm xã hội nơi họ tham gia bảo hiểm chi trả.
c. Đối với cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
Những quy định cụ thể, rõ ràng về chế độ TNLĐ, BNN sẽ là cơ sở pháp lý quan trọng để họ sử dụng làm căn cứ giải quyết các tranh chấp phát sinh một cách chính xác, hợp tình hợp lý; đảm bảo quyền và nghĩa vụ của các bên liên quan, qua đó góp phần duy trì ổn định xã hội.
1.4. Lược sử pháp luật về chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp ở Việt Nam
a. Giai đoạn từ 1945-1960
Trong giai đoạn này, chính phủ đã ban hành một số Sắc lệnh như: Sắc lệnh 29/SL ngày 12/3/1947 quy định về các quan hệ làm công giữa các chủ nhân việt nam và người ngoại quốc với các công dân Việt Nam; Sắc lệnh số 76/SL ngày 20/5/1950 của Chính phủ về quy chế công chức; Sắc lệnh số 77/SL ngày 22/5/2950 của Chính phủ về quy chế công nhân… quy định về các chế độ bảo hiểm cho người lao động, trong đó có chế độ TNLĐ, BNN. Tuy nhiên, đối tượng hưởng chế độ này chỉ bao gồm cán bộ, công chức.
Có thể bạn quan tâm!
- Chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong Luật Bảo hiểm xã hội Việt Nam - 1
- Chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong Luật Bảo hiểm xã hội Việt Nam - 2
- Thực Trạng Chế Độ Tai Nạn Lao Động, Bệnh Nghề Nghiệp Và Việc Thực Thi Ở Việt Nam
- Chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong Luật Bảo hiểm xã hội Việt Nam - 5
- Đánh Giá Về Các Hạn Chế Trong Pháp Luật Về Chế Độ Tai Nạn Lao Động, Bệnh Nghề Nghiệp
Xem toàn bộ 97 trang tài liệu này.
Giai đoạn 1945- 1960, Nhà nước vẫn chưa quy định về việc đóng bảo hiểm TNLĐ, BNN. Vì vậy, các đơn vị sử dụng lao động phải chịu toàn bộ các chi phí liên quan đến người lao động bị TNLĐ, BNN như chi phí y tế, chi phí bồi thường…
Nhìn chung trong giai đoạn này chế độ bảo hiểm TNLĐ, BNN chưa được quy định một cách toàn diện, quỹ bảo hiểm xã hội chưa được hình thành.
b. Giai đoạn từ 1960 đến 1986
Giai đoạn này pháp luật đã quy định cụ thể hơn về chế độ bảo hiểm TNLĐ, BNN.
Ngày 27/12/1961, Nhà nước ta đã ban hành Nghị định số 218/CP quy định việc đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động. Trước khi có Nghị định số 218/CP ngày 27/12/1961 ban hành Điều lệ tạm thời về các chế độ bảo hiểm xã hội đối với công nhân, viên chức Nhà nước, việc đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động chưa được thực hiện ở nước ta. Vì vậy, các đơn vị sử dụng lao động phải chịu toàn bộ phí tổn có liên quan tới người bị TNLĐ, như: chi phí y tế, bồi thường, trợ cấp. Giai đoạn này, Nhà nước là chủ sử dụng lao động của
toàn bộ lực lượng xã hội, vì vậy Nhà nước phải chịu toàn bộ trách nhiệm khi người lao động bị TNLĐ, BNN.
Pháp luật đã quy định khá rộng về các trường hợp được coi là TNLĐ. Không chỉ những người lao động bị TNLĐ trong khi đang thực hiện nghĩa vụ lao động được giao mà cả những người tham gia vào việc cứu tài sản của Nhà nước mà bị tai nạn cũng được coi là TNLĐ. Theo Nghị định số 218/CP, người lao động bị TNLĐ, BNN được trợ cấp từ 01 đến 04 tháng lương chính đối với trường hợp trợ cấp một lần, từ 7% đến 70% lương chính đối với trường hợp trợ cấp hang tháng tùy vào tỷ lệ thương tật, bệnh tật.
Trong cơ chế kinh tế kế hoạch hoá tập trung, về thực chất, trách nhiệm bồi thường cho người lao động bị TNLĐ, BNN được chuyển sang Nhà nước. Nhà nước thực hiện trách nhiệm của mình đối với người lao động bị TNLĐ, BNN với tư cách một người sử dụng lao động và với tư cách là người thực hiện BHXH đồng thời là chủ thể quản lý xã hội. Đối tượng tham gia bảo hiểm TNLĐ, BNN trong giai đoạn này chỉ ở trong phạm vi công nhân viên chức và lực lượng vũ trang. Quỹ BHXH trong thời kỳ này vẫn còn phụ thuộc vào ngân sách nhà nước, việc quản lý quỹ chưa có sự thống nhất chặt chẽ.
Ngày 18/9/1985, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 236/HĐBT về việc sửa đổi, bổ sung chính sách và chế độ BHXH đối với người lao động, trong đó quy định mọi người lao động đều có quyền được hưởng chế độ bảo hiểm TNLĐ, BNN.
Ở giai đoạn này, chế độ bảo hiểm TNLĐ, BNN đã được quy định. Tuy nhiên phạm vi, đối tượng được hưởng BHXH vẫn còn hạn chế, điều kiện hưởng bảo hiểm tai nạn còn khá rộng.
c. Giai đoạn từ 1986 đến nay Giai đoạn từ 1986 – 1994:
Kể từ năm 1986, nước ta chuyển từ nền kinh tế tập trung, quan liêu, bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thì BHXH đã mở rộng đối tượng và thành lập quỹ BHXH độc lập với ngân sách nhà nước so dự đóng góp của người lao động, chủ sử dụng lao động và sự hỗ trợ của Nhà nước. Nếu trong giai đoạn trước Nhà nước ta phải chịu trách nhiệm chi trả chế độ bảo hiểm TNLĐ, BNN cho người lao động thì trong giai đoạn này, nền kinh tế thị trường với sự tồn tại và phát triển của nhiều thành phần kinh tế là cơ sở quan trọng để tách bạch các quan hệ xã hội. Lúc này, tư cách của người sử dụng lao động và người thực hiện BHXH đã được phân định rõ ràng. Trách nhiệm đối với người lao động bị TNLĐ, BNN được chia sẻ cho người sử dụng lao động, BHXH, Nhà nước và cộng đồng xã hội. Như vậy, người sử dụng lao động không phải trực tiếp chịu trách nhiệm về toàn bộ những chi phí có liên quan đối với bản thân và gia đình của người lao động như các giai đoạn trước đây mà một phần trách nhiệm đã được chuyển dịch cho cơ quan BHXH. Đây là quy định mới thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước ta đối với người lao động, đồng thời cũng giảm bớt gánh nặng cho người sử dụng lao động.
TNLĐ lần đầu tiên được xác định cụ thể tại Thông tư liên tịch của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Bộ Tài chính số 21/TTLT-BLĐTBXH- BTC ngày 18/6/1994, theo đó có 04 trường hợp bị coi là bị TNLĐ, bao gồm: TNLĐ trong giờ làm việc, tại nơi làm việc, kể cả làm việc ngoài giờ do yêu cầu của người sử dụng lao động; tai nạn khi đi công vụ được giao; tai nạn trên đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc; tai nạn trong những trường hợp cứu người, cứu tài sản của Nhà nước, của nhân dân.
Kể từ 1994 đến nay:
Năm 1994 là năm đánh dấu mốc quan trọng trong sự phát triển của chế độ TNLĐ, BNN với sự ra đời của Bộ luật Lao động. Sau đó, thi hành những
quy định trong Bộ luật Lao động 1994 về BHXH, Chính phủ đã ban hành Điều lệ Bảo hiểm xã hội kèm theo Nghị định số 12/CP ngày 26/1/1995, theo đó phạm vi những trường hợp bị coi là TNLĐ, BNN có sự nhìn nhận mới. Trường hợp người bị TNLĐ ngoài nơi làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động cũng được coi là bị TNLĐ. Những trường hợp người sử dụng lao động bị tai nạn khi cứu người, cứu tài sản của nhà nước, của nhân dân không được coi là TNLĐ mà được hưởng chính sách ưu đãi của Nhà nước. Quy định này đã phần nào khắc phục được những hạn chế của các giai đoạn trước.
Chế độ trợ cấp mà người lao động bị TNLĐ, BNN được hưởng cũng có những thay đổi phù hợp với sự phát triển của xã hội. Khi người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 30% thì được hưởng trợ cấp một lần 4, 8 hoặc 12 tháng lương tối thiểu chung tùy khung suy giảm khả năng lao động. Khi người lao động bị suy giảm từ 31% trở lên thì được hưởng trợ cấp hàng tháng từ 0,4 đến 1,6 tháng lương tối thiểu chung tùy vào khung suy giảm khả năng lao động. Khi người lao động bị tái phát theo Điều 21 Nghị định số 12/CP ngày 26/01/1995 thì được cơ quan bảo hiểm xã hội giới thiệu đi giám định lại mức độ suy giảm khả năng lao động để làm căn cứ xác định lại mức trợ cấp. Ngoài ra, Nhà nước còn quy định chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe cho người lao động sau thời gian điều trị TNLĐ, BNN; chế độ bảo hiểm hưu trí cho người bị TNLĐ, BNN mà đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí; chế độ bảo hiểm y tế cho người lao động nghỉ việc; chế độ đối với gia đình của người lao động bị chết do TNLĐ, BNN.
Nhìn chung pháp luật giai đoạn này đã có những bước tiến đáng kể, có những sự thay đổi cơ bản về vấn đề TNLĐ, BNN. Có những cách nhìn mới, quan điểm mới phù hợp hơn với sự phát triển của xã hội.
Hiện nay, theo Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006 và các văn bản hướng dẫn thi hành, chế độ bảo hiểm TNLĐ, BNN đã có những thay đổi khá toàn diện. Tuy vậy, với tốc độ phát triển nhanh chóng của nền kinh tế - xã hội và nhu cầu ngày càng cao của con người thì việc nghiên cứu để tiếp tục hoàn thiện chế độ bảo hiểm này vẫn đang được đặt ra ở nước ta.
1.5. Các quy định của Tổ chức Lao động quốc tế và một số quốc gia trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
Quy định của Tổ chức Lao động quốc tế và của các quốc gia trên thế giới hiện nay chủ yếu quy định về chế độ TNLĐ. Chế độ TNLĐ được quy định khá đầy đủ về đối tượng áp dụng, nguồn hình thành quỹ bảo hiểm TNLĐ, bệnh nghề nghiệp và chế độ trợ cấp cho các đối tượng được hưởng. Các quy định về BNN vẫn còn tương đối hạn chế là ít được quan tâm. Thái Lan và Nhật Bản là hai trong số các quốc gia có hệ thống các quy định về TNLĐ khá hoàn thiện, hơn nữa đây là hai quốc gia thuộc khu vực châu Á, có một số điều kiện địa lý, dân cư tương đối giống Việt Nam, vì vậy có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm bổ ích cho Việt Nam thông qua việc phân tích chế độ TNLĐ, BNN của hai quốc gia này.
1.5.1. Quy định của Tổ chức Lao động quốc tế về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
Chế độ TNLĐ, BNN là chế độ có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ người lao động trước những rủi ro nghề nghiệp, không chỉ được nhiều quốc gia quan tâm thực hiện mà ILO cũng đã đưa ra nhiều khuyến nghị và công ước nhằm đảm bảo an toàn tại nơi làm việc và đảm bảo những khoản trợ cấp cho người lao động sau khi bị TNLĐ, BNN.
Ngày 04/6/1952, tại kỳ họp thứ 35, ILO đã thông qua Công ước về An toàn xã hội (quy phạm tối thiểu). Trợ cấp TNLĐ, BNN theo quy định của Công ước 102 về An toàn xã hội được quy định như sau:
* Những trường hợp cần bảo vệ nếu do TNLĐ, BNN gây ra:
- Tình trạng đau ốm;
- Mất khả năng lao động do tình trạng đau ốm gây ra và dẫn đến gián đoạn thu nhập;
- Mất hoàn toàn khả năng thu nhập hoặc mất một phần khả năng thu nhập vượt quá mức quy định (nếu tình trạng này có thể trở thành thường xuyên hoặc có sự giảm sút tương ứng về thể lực).
- Người vợ goá hoặc con cái bị mất phương tiện sinh sống do người trụ cột gia đình chết (người vợ goá chỉ được bảo vệ khi người đó không thể đài thọ cho những nhu cầu chính mình).
* Chế độ trợ cấp:
- Tình trạng ốm đau: phải được bảo đảm việc chăm sóc y tế như điều trị, điều dưỡng, thuốc men…
- Trường hợp bị mất khả năng lao động hoặc mất hoàn toàn thu nhập (nếu tình trạng này có thể trở thành thường xuyên hoặc bị giảm sút tương ứng về thể lực hoặc mất người trụ cột gia đình) thì việc trợ cấp được chi trả định kỳ ít nhất bằng 50% thu nhập trước đó của đối tượng (đối tượng được hưởng có thêm 1 vợ và 2 con).
- Trường hợp mất một phần khả năng thu nhập (nếu tình trạng này có thể trở thành thường xuyên hoặc có sự giảm sút tương ứng về thể lực) thì trợ cấp sẽ là việc chi trả định kỳ được ấn định một tỷ lệ thích hợp so với tỷ lệ quy định cho trường hợp trên.
Việc chi trả định kỳ có thể chuyển thành một số vốn chi trả một lần khi mức độ mất khả năng là không đáng kể hoặc khi các nhà chức trách có thầm quyền được bảo đảm rằng số vốn đó sẽ được sử dụng đích đáng.
- Người bị TNLĐ, BNN được đào tạo lại nghề nghiệp để cho họ tái thích ứng được với một công việc thích hợp.
Công ước 102 chỉ là những quy phạm tối thiểu về an toàn xã hội. Các nước khi tham gia công ước phải đảm bảo cho các quy định về bảo hiểm xã hội nước mình tối thiểu phải đáp ứng được các yêu cầu như công ước quy định. Nhìn chung, các quy định của Tổ chức Lao động quốc tế về chế độ TNLĐ, BNN chủ yếu tập trung ở Công ước 102 về an toàn xã hội.
Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đã phê chuẩn Công ước Quốc tế 155 - Công ước về an toàn lao động - sức khoẻ và môi trường làm việc (1981). Đây là Công ước có ý nghĩa vô cũng quan trọng đối với chế độ TNLĐ, BNN, vì an toàn lao động là vấn đề có ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình TNLĐ, BNN. Gia nhập Công ước 155 về an toàn lao động, sức khoẻ và môi trường làm việc giúp cho việc phòng ngừa TNLĐ, BNN trở nên hiệu quả và thiết thực hơn.
Ngoài ra, ILO cũng đã ban hành Công ước 187 về tăng cường cơ chế an toàn vệ sinh lao động. Việt Nam hiện nay vẫn đang trong quá trình nghiên cứu gia nhập Công ước này.
1.5.2. Quy định của một số quốc gia về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
a. Chế độ bảo hiểm tai nạn lao động ở Thái Lan
Hiện nay ở Thái Lan, cơ quan An sinh xã hội Thái Lan chịu trách nhiệm thực hiện các chế độ BHXH cho người lao động, bao gồm cả chế độ TNLĐ, BNN.
- Đối tượng áp dụng:
Chế độ này áp dụng cho tất cả người lao động làm việc trong lĩnh vực công nghiệp và thương mại, loại trừ người làm việc trong lĩnh vực nông, lâm,