Bản Đồ Các Điểm Đến Trong Chiến Lược Phát Triển Sản Phẩm Cho Tường Thành Hadrian


phục vụ các đoàn lớn;

- Thiếu cơ sở hạ tầng ăn uống và thực tế là các cửa hàng, cửa hàng thực phẩm và nước giải khát và các trạm xăng nói chung,… không phải lúc nào cũng giao dịch tại thời gian thuận tiện cho khách du lịch;

- Yếu kém về số lượng và chất lượng trong lĩnh vực bán lẻ và phục vụ;

- Nhà tắm và nhà vệ sinh công cộng; và

- Khả năng đỗ xe thuận tiện cho khách (Elida Cirikovíc, 2004) [28].

Sau những thất bại trong việc phát triển du lịch, chính quyền địa phương đã thực hiện chiến lược phát triển sản phẩm cho Tường thành Hadrian và đã từng bước cải thiện chất lượng dịch vụ phục vụ du lịch của địa phương, tăng cường thu hút khách du lịch, tăng lợi ích kinh tế và nâng cao hình ảnh điểm đến cho địa phương (Hình 1.7).

Hình 1 7 Bản đồ các điểm đến trong Chiến lược phát triển sản phẩm cho 1

Hình 1.7. Bản đồ các điểm đến trong Chiến lược phát triển sản phẩm cho Tường thành Hadrian

Nguồn: (Elida Cirikovíc, 2004) [28]

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 211 trang tài liệu này.

Có thể thấy, việc được công nhận là di sản thế giới của Hadrian Wall không


bảo đảm cho năng lực phát triển du lịch của tuyến đường này. Chất lượng của các trung tâm du lịch đóng vai trò quan trọng trong sự hấp dẫn của khu vực. Ngoài ra, sự đa dạng của các sản phẩm cung cấp bao gồm đi bộ đường dài và đi xe đạp trên những con đường mòn đã làm gia tăng giá trị đáng kể về số lượng khách đến thăm quan. Để du lịch đường bộ ở Hadrian thành công, khả năng nhận biết và thay đổi theo xu hướng của các bên liên quan cũng như năng lực quản lý của chính quyền trong việc tiến hành nghiên cứu thích hợp và đảm bảo kinh phí đầu tư sẽ đảm bảo sự tăng trưởng và lợi ích kinh tế của khu vực trong tương lai.

1.3.4. Một số nội dung rút ra từ kinh nghiệm phát triển du lịch đường bộ trên thế giới

Bằng việc lựa chọn phân tích kinh nghiệm phát triển 3 tuyến du lịch đường bộ điển hình trên thế giới ở trên, có thể rút ra một số nội dung sau:

- Tuyến du lịch cần được hình thành để cung cấp cho du khách một trải nghiệm hấp dẫn với thiên nhiên và văn hóa và cho phép các vùng lãnh thổ và tạo điều kiện để những vùng đất này tham gia vào thị trường du lịch toàn cầu.

- Việc khai thác tuyến du lịch đa quốc gia là rất khó khăn, thông thường tính mùa vụ rất cao, cần tạo ra chuỗi sự kiện quanh năm, khai thác thêm các yếu tố văn hóa bản địa, kết nối các địa phương trong chuỗi sự kiện, tạo các sản phẩm kích cầu… mới đem lại sự thành công cho tuyến đường.

- Sự tham gia của chính quyền, đặc biệt là ở cấp địa phương và khu vực, cùng với sự hợp tác của khối tư nhân, đóng một vai trò rất quan trọng trong việc quyết định các chiến lược xúc tiến du lịch và quy hoạch đô thị

- Tuyến đường nên được thiết kế để phát triển và giới thiệu một cách có chọn lọc các điểm tham quan, trong đó di sản văn hóa là nổi bật nhất, trải dài trong một khu vực cụ thể mà không thực hiện thông qua đầu tư khu vực tư nhân.

- Cần xây dựng thương hiệu điểm đến chung toàn tuyến và hệ thống bảng chỉ dẫn của từng quốc gia trên tuyến. Bên cạnh đó, sự phát triển của tuyến du lịch có liên hệ mật thiết với đặc điểm nguồn khách và tài nguyên du lịch trên tuyến.

- Phải đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ và tiện ích trên tuyến, đặc biệt là


các dịch vụ riêng có cho du lịch đường bộ như: Trạm xăng, điểm dừng chân, hệ thống bán lẻ, nhà tắm, nhà vệ sinh cộng cộng…

1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch đường bộ

Trên cơ sở phân tích tổng quan tài liệu, phân tích cơ sở lý thuyết và kinh nghiệm phát triển du lịch đường bộ trên thế giới, luận án rút ra các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch đường bộ như sau:

1.4.1. Đặc tính của du khách

Giới tính, quốc tịch, độ tuổi; mức thu nhập bình quân; thị hiếu, thói quen tiêu dùng, mức chi tiêu bình quân; đi theo đoàn/ khách lẻ; khả năng tiếp cận công nghệ, internet; mục đích du lịch (nghỉ dưỡng/khám phá văn hóa lịch sử/MICE…)

1.4.2. Xu hướng du lịch

Tốc độ tăng trưởng lượt khách du lịch toàn cầu; tốc độ tăng trưởng doanh thu du lịch toàn cầu; tốc độ tăng trưởng khách du lịch đến khu vực ASEAN; tốc độ tăng trưởng khách du lịch đến khu vực hành lang kinh tế Đông Tây; tốc độ tăng trưởng khách du lịch sử dụng du lịch đường bộ; xu hướng tăng khách ở các thị trường chính (Trung quốc, Ấn độ, Châu Âu); xu hướng sử dụng công nghệ trong tìm kiếm thông tin; xu hướng khách đi lẻ, đi gia đình

1.4.3. Điều kiện kinh tế xã hội

Số giờ nắng trong năm; diện tích rừng, đồi núi, bờ biển; số lượng dân tộc và ngôn ngữ; chỉ số giá tiêu dùng; chỉ số an toàn/tỉ lệ tội phạm; tỷ lệ thất nghiệp

1.4.4. Tài nguyên du lịch

Tổng số lượng điểm đến du lịch tại HLKTĐT; số lượng di sản văn hoá/thiên nhiên thế giới được UNESCO công nhận; sự có mặt của các loại hình du lịch đa dạng (du lịch văn hoá, thiên nhiên đồi núi, biển đảo, đồng bằng, ẩm thực, lịch sử, tâm linh, thành phố, làng quê làng nghề) và hình thức du lịch khác nhau (nghỉ dưỡng, khám phá, MICE, khám bệnh, thể thao, ngắn ngày – dài ngày, du lịch một mình hoặc với gia đình) tại HLKTĐT

1.4.5. Cơ sở hạ tầng

Cơ sở hạ tầng du lịch là toàn bộ các phương tiện vật chất kỹ thuật được huy


động tham gia vào việc khai thác các tài nguyên du lịch nhằm tạo ra và thực hiện các dịch vụ và hàng hóa thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch trong các chuyến hành trình của du khách. Theo đó, cơ sở hạ tầng du lịch bao gồm cả cơ sở vật chất kỹ thuật thuộc bản thân ngành du lịch và cơ sở vật chất kỹ thuật của các ngành khác của cả nền kinh tế quốc dân tham gia vào việc khai thác tiềm năng du lịch. Đối với du lịch đường bộ, các yêu cầu về cơ sở hạ tầng sau đây được nhấn mạnh: Giao thông, thông tin liên lạc, vệ sinh môi trường

1.4.6. Nguồn nhân lực

Tỷ lệ dân số nói tiếng Anh và một số ngoại ngữ khác; số nhân lực trong độ tuổi lao động/Tỷ lệ thất nghiệp; trình độ đào tạo của lực lượng lao động; tỷ lệ lao động làm đúng chuyên ngành đào tạo; số cơ sở đào tạo chuyên ngành quản trị kinh doanh, du lịch, ngoại ngữ…; số lượng sinh viên/học sinh ngành du lịch tốt nghiệp/năm; số lao động người nước ngoài trên địa bàn

1.4.7. Số lượng, chất lượng dịch vụ

Dịch vụ lưu trú và ẩm thực: Số lượng đơn vị lưu trú và tăng trưởng khách sạn/nhà hàng; số lượng đợn vị lưu trú phân theo sao và tăng trưởng chất lượng dịch vụ lưu trú /Mức độ hài lòng của du khách khi sử dụng dịch vụ lưu trú và ẩm thực.

Dịch vụ vận chuyển, hướng dẫn: Số lượng, đời xe, tàu phục vụ khách du lịch, đặc biệt là xe 35, 45 chỗ ngồi; số lượng hướng dẫn viên các thứ tiếng, trong đó quan tâm tiếng Anh, Trung, Hàn, Nhật.

Dịch vụ tham quan, giải trí, mua sắm: Số lượng các khu điểm tham quan, các điểm vui chơi giải trí, các hoạt động về đêm (Chợ đêm, show diễn nghệ thuật, phố đi bộ…), các trung tâm mua sắm

Dịch vụ khác: Số cơ sở cung cấp dịch vụ khác như ngân hàng, bệnh viện, mạng internet.

1.4.8. Cơ chế chính sách

Chính sách đầu tư: Tổng ngân sách đầu tư cho phát triển du lịch.

Chính sách liên kết: Số lượng hiệp hội du lịch; sự khác biệt trong pháp lý của mỗi quốc gia; số lượng hội nghị về du lịch cấp vùng/năm.


Chính sách về thủ tục hành chính: Thời gian chờ đợi để được cấp visa; chi phí visa; số ngày cần để được nhận cấp phép đầu tư.

Chính sách về nhân lực: Số lượng trường và chương trình đào tạo về du lịch.

1.4.9. Liên kết hợp tác phát triển du lịch đường bộ

Liên kết xác định tài nguyên điểm đến : Xác định tài nguyên cốt lõi từng

địa phương, các tài nguyên tạo sự khác biệt cho điểm đến, các tài nguyên có thể phối hợp để tạo sản phẩm chung trên tuyến.

Liên kết xác định nguồn khách : Tùy thuộc vào đặc điểm tài nguyên và

thế mạnh về cơ sở hạ tầng, dịch vụ mà mỗi địa phương nhắm đến một số nguồn khách riêng. Khi hợp tác cùng khai thác trên tuyến đường bộ thì cần có hoạt động liên kết để xác định nguồn khách tiềm năng lâu dài phù hợp với tài nguyên và hạ tầng trên toàn tuyến.

Liên kết xây dựng sản phẩm chung : Ngoài những sản phẩm du lịch riêng

của từng điểm đến thì du lịch đường bộ xuyên quốc gia đòi hỏi phải có sự liên kết tạo sản phẩm chung, đặc biệt là các sản phẩm trọn gói trên toàn tuyến nhằm tăng sức hấp dẫn đối với thị trường khách.

Liên kết trong hoạt động quảng bá, xúc tiến : Cần có sự hợp tác liên kết

phối hợp nguồn lực chung trong hoạt động xúc tiến quảng bá vào các thị trường khách chính, hơn là các nỗ lực riêng lẻ của từng địa phương.

1.5. Nội dung chính về phát triển du lịch đường bộ

1.5.1. Phát triển sản phẩm, dịch vụ du lịch đường bộ

Về cơ bản, sản phẩm du lịch đường bộ cũng là một sản phẩm du lịch, do đó sẽ tuân thủ các tiêu chí về phát triển sản phẩm, đó là:

- Sản phẩm, dịch vụ du lịch được phát triển theo hướng bền vững và có trách nhiệm, đảm bảo (i) Bền vững về mặt tài nguyên và môi trường, (ii) bền vững về văn hóa, (iii) bền vững về kinh tế (Dự án Chương trình Phát triển Năng lực Du lịch có Trách nhiệm với Môi trường và Xã hội do Liên minh Châu Âu tài trợ, 2015) [02]. Theo đó, để đảm bảo được 3 mục tiêu cơ bản trên, trong quá trình phát triển sản phẩm cần sử dụng các nguồn tài nguyên hợp lý, giảm thiểu chất thải ra môi trường,


phát triển phải gắn liền với nỗ lực bảo tồn đa dạng hệ sinh thái. Bên cạnh đó, cần khuyến khích sự tham gia của cộng đồng địa phương và việc phát triển và khai thác sản phẩm, dịch vụ du lịch. Thường xuyên trao đổi tham khảo ý kiến với cộng đồng địa phương trong quá trình phát triển sản phẩm, dịch vụ du lịch.

- Sản phẩm, dịch vụ du lịch cần đảm bảo tính đặc thù và đặc sắc để tạo nét khác biệt so với vùng miền khác. Phát triển sản phẩm, dịch vụ du lịch dựa trên cách hệ thống nguồn tài nguyên vốn có để tạo dựng sản phẩm có tính đặc biệt theo hình thái đặc biệt.

- Sản phẩm, dịch vụ du lịch được phát triển phải phù hợp với không gian của tuyến đường du lịch đường bộ và xem xét đến sự hợp nhất giữa các tài nguyên du lịch và bố trí không gian trên tuyến đường du lịch đường bộ. Ví dụ như, các sản phẩm trên “Con đường di sản miền Trung” phải đảm bảo là các sản phẩm chính hoặc bổ trợ về du lịch di sản, du lịch văn hóa để tạo tính xuyên suốt trên tuyến đường.

- Sản phẩm, dịch vụ du lịch có tính liên kết trên toàn tuyến du lịch đường bộ: Liên kết và phát triển sản phẩm du lịch chính là liên kết tài nguyên du lịch để xâu chuỗi thành con đường du lịch cho một sản phẩm du lịch (Pyo Won-Jeung, 2008) [74]. Sản phẩm du lịch liên kết không chỉ đơn thuần là đi ngang qua điểm đến có tài nguyên du lịch mà phải liên kết tài nguyên và cơ sở hạ tầng có tại điểm đến để thỏa mãn được mục đích du lịch của khách du lịch và nâng cao tính tiện ích của chuyến du lịch. Cần lưu ý đến mục đích du lịch, thời gian sử dụng, đoạn đường di chuyển, nguồn tài nguyên du lịch.

1.5.2. Phát triển thị trường khách du lịch đường bộ

Việc phân khúc thị trường sẽ giúp người cung ứng có thể lựa chọn ra một/một số thị trường nhất định gọi là thị trường mục tiêu để việc cung ứng hàng hóa du lịch thỏa mãn tối đa nhu cầu của khách hàng thuộc đoạn thị trường đã chọn (Frochot & Morison, 2000) [33]. Có nhiều tiêu chí được dùng để phân khúc thị trường, mà sử dụng nhiều nhất là các tiêu chí về nhân khẩu học (tuổi, giới tính, thu nhập, gia đình…), địa lý, hành vi (lợi ích, tính thường xuyên, sự trung thành…), và tâm lý tiêu dùng (phong cách sống, đặc tính cá nhân) (Kotler, 2000) [54]. Bên cạnh


đó, có thể phân khúc thị trường khách du lịch là thời gian của chuyến du lịch. Neal (2003) [64] có thể phân loại du khách thành nhóm khách ngắn ngày (có khuynh hướng đi du lịch từ 1 – 6 đêm) và nhóm khách dài ngày (có khuynh hướng đi du lịch từ 7 đêm trở lên). Khách đi du lịch ngắn ngày được nghiên cứu cho thấy họ ít thỏa mãn với chất lượng dịch vụ có thể cảm nhận được và tính hợp lý của chi phí chuyến đi hơn so với khách đi du lịch dài ngày. Đối với khách du lịch lặp lại thì mức độ hài lòng cũng cao hơn so với khách du lịch đi lần đầu. Thêm nữa, sự hài lòng nhìn chung khác nhau tùy thuộc vào thời gian của chuyến đi, giới tính và phạm vi quyết định (Huh & Uysal, 2004) [45].

Về đối tượng khách du lịch đường bộ, thị trường khách du lịch đường bộ chủ yếu là các khách trẻ, có sức khỏe tốt và ưa thích các loại hình du lịch khám phá, thám hiểm (adventure tourism), đồng thời chủ yếu cũng là các đối tượng khách có thu nhập trung bình hoặc thấp bởi du lịch đường bộ tương đối rẻ, các chi tiêu cho dịch vụ lưu trú, ăn uống và đi lại không cao như các loại hình du lịch khác. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn của du khách sử dụng du lịch đường bộ gồm: yếu tố bên ngoài và yếu tố bên trong. Yếu tố bên ngoài bao gồm điều kiện kinh tế, thu nhập của du khách, thậm chí là yếu tố thời tiết đã được chứng minh là có tác động trực tiếp vào mô hình du lịch và sự lựa chọn của du khách (Dermott và cộng sự, 2000) [25]. Trong thực tế, các yếu tố bên ngoài như thu nhập và điều kiện kinh tế là yếu tố quan trọng tác động đến du khách để lựa chọn các chuyến du lịch đường bộ (Taylor và cộng sự, 2001; Dermott và cộng sự, 2001) [88] [25]. Bên cạnh đó, các yếu tố bên ngoài có ảnh hưởng tiêu cực đến sự chọn lựa của du khách là: mức giá tương đối của các loại hình du lịch khác, sự thiếu các tiện ích cần thiết của các điểm đến du lịch đường bộ, sự thiếu thông tin hoặc thông tin sai lệch của điểm đến (Taylor và cộng sự, 2001) [88]. Các yếu tố bên trong ảnh hưởng đến sự chọn lựa của du khách bao gồm: mong muốn của du khách và động cơ của du khách. Cụ thể, du khách lựa chọn du lịch đường bộ vì thích cảm giác tự do và độc lập hoặc vì muốn trải nghiệm cảm giác gần gũi với địa phương (Trimble, 1999) [93]. Phân đoạn thị trường du lịch đường bộ thường dựa vào các tiêu chí: (i) chiều dài của chuyến đi


(Hình 1.9); (ii) sự khác biệt lứa tuổi; và (iii) du lịch hướng đến một hay nhiều điểm đến (Centre for Regional Tourism Research, 2002)[18]

Hình 1 9 Phân đoạn thị trường du lịch đường bộ dựa vào chiều dài chuyến 2

Hình 1.9. Phân đoạn thị trường du lịch đường bộ dựa vào chiều dài chuyến đi

Nguồn: Centre for Regional Tourism Research, 2002[18]

1.5.3. Xúc tiến, quảng bá sản phẩm du lịch

Xúc tiến, quảng bá sản phẩm, dịch vụ là một trong những nội dung cơ bản của marketing hỗn hợp (Marketing - Mix) (Phillip Kotler, 2000) [54]. Quảng bá sản phẩm du lịch là nỗ lực của một doanh nghiệp, một địa phương, một vùng, một miền hay ngành kinh tế của một quốc gia nhằm tạo ra và duy trì hình ảnh sản phẩm của một ngành có lợi cho việc kinh doanh trước công chúng ở thị trường mục tiêu. Quảng bá du lịch thực chất là những hoạt động có tính chất tuyên truyền, khuyếch trương một cách trực tiếp và gián tiếp các ưu thế vốn có và sẽ có để khai thác tối đa tiềm năng của ngành du lịch, doanh nghiệp du lịch nhằm mang lại hiệu quả kinh doanh cao nhất theo mục tiêu chiến lược đề ra bằng các biện pháp và các công cụ lựa chọn cụ thể, mà công cụ chính của nó là quảng cáo, xúc tiến bán,, quang hệ công chúng, bán hàng cá nhân và marketing trực tiếp

Trong các hoạt động quảng bá đều có chung một yêu cầu lấy nhu cầu của khách hàng làm mục tiêu kích thích, qua việc sử dụng các phương tiện, hình thức

Xem tất cả 211 trang.

Ngày đăng: 09/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí