Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh - 11

nghiệm trong đấu tranh phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao nói chung, tội phạm này nói riêng trên địa bàn thành phố thời gian tới.

- Thứ ba, tăng cường quan hệ phối hợp trong điều tra, truy tố, xét xử

Thời gian qua, quan hệ phối hợp giữa các cơ quan tiến hành tố tụng và các đơn vị có liên quan trên địa bàn thành phố chưa được nhịp nhàng, chặt chẽ, đây là một trong những nguyên nhân gây khó khăn trong công tác điều tra, truy tố và xét xử vụ án. Để hoạt động điều tra, truy tố và xét xử đối với tội phạm này đạt hiệu quả cao trong thời gian tới, cần thực hiện tốt một số nội dung sau đây:

- Một là, từng bước nâng cao chất lượng, mối quan hệ phối hợp giữa Cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát, Tòa án các cấp trên địa bàn thành phố trong công tác giải quyết các vụ án hình sự nói chung và các vụ án chiếm đoạt tài sản bằng hình thức công nghệ cao nói riêng. Đặc biệt là quan hệ phối hợp trong hoạt động thu thập, bảo quản, kiểm tra, đánh giá chứng cứ, tài liệu, xác định bị hại, xác định thiệt hại, phạm vi hoạt động phạm tội của các đối tượng có liên quan của các cơ quan tư pháp để đảm bảo quá trình điều tra, truy tố, xét xử đúng người, đúng tội, tránh bỏ lọt tội phạm hoặc oan sai trong quá trình tố tụng.

- Hai là, các cơ quan tiến hành tố tụng các cấp trên địa bàn cần xây dựng mối quan hệ phối hợp, trao đổi thông tin trong nội bộ hệ thống giữa các cơ quan tư pháp đủ mạnh, nhanh, có sự kết nối thông tin giữa các tổ chức có liên quan đến hoạt động đấu tranh phòng chống loại tội phạm này để thu thập, phân tích, đánh giá dữ liệu, làm rò thủ đoạn, kịp thời ngăn chặn, đề ra các giải pháp hạn chế thiệt hại ngay từ đầu.

- Ba là, phối hợp với Ngân hàng Nhà nước xây dựng văn bản quy phạm pháp luật liên ngành để ngăn chặn ngay tất cả các tài khoản có liên quan đến việc nhận chuyển, chuyển đi tiền có nguồn gốc do phạm tội mà có, phục vụ công tác phòng ngừa, đấu tranh với loại tội phạm này.

- Thứ tư, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, sơ kết, tổng kết thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự đối với loại tội phạm này;

Trong thời gian tới, Lãnh đạo Cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát, Tòa án cần chủ động tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, sơ kết, tổng kết thực tiễn áp dụng pháp luật đối với Tội phạm sử dụng công nghệ cao nói chung, Tội phạm sử dụng

mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử để chiếm đoạt tài sản trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng, cả nước nói chung. Cụ thể:

- Lãnh đạo Cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát các cấp cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đối với các hoạt động điều tra, truy tố đối với tội phạm vi phạm tội danh này trên địa bàn và thuộc thẩm quyền được giao.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 97 trang tài liệu này.

- Thường xuyên nhắc nhỡ cán bộ, nhân viên chú trọng công tác điều tra, xác minh, thu thập chứng cứ trong chứng minh, rò tội phạm, tránh để xảy ra oan sai trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử tội phạm sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản.

- Định kỳ hàng tháng hoặc đột xuất phải duy trì giao ban giữa các ngành, các đơn vị có liên quan nhằm đánh giá những khó khăn, vướng mắc để kịp thời thống nhất khắc phục, tháo gỡ trong công tác điều tra, truy tố, xét xử tội phạm.

Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh - 11

- Đặc biệt, hàng quý hoặc 06 tháng, các cơ quan có liên quan cần tổ chức công tác sơ kết, tổng kết đối với hoạt động điều tra, truy tố, xét xử đối với loại tội phạm này để tìm ra được những khó khăn, vướng mắc cần tháo gỡ, những quan điểm khác nhau về định tội danh giữa các ngành hoặc giải quyết tranh chấp về thẩm quyền xử lý tội phạm của các lực lượng nhằm đảm bảo áp dụng đúng pháp luật, nâng cao chất lượng điều tra, truy tố, xét xử tội phạm, hạn chế các thiếu sót, oan sai.

- Kịp thời động viên, khen thưởng những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong đấu tranh chống tội phạm sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản trên địa bàn.

- Thứ năm, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế và tương trợ tư pháp trong phòng ngừa, đấu tranh đối với loại tội phạm này

Thực tiễn cho thấy, trong rất nhiều vụ án, hành vi phạm tội được thực hiện trên lãnh thổ của Việt Nam mà người phạm tội là người nước ngoài, sử dụng phương tiện điện tử, mạng máy tính, mạng viễn thông để xâm nhập bất hợp pháp vào tài khoản cá nhân, tổ chức ở Việt Nam để chiếm đoạt tài sản nên việc điều tra, xử lý, ủy thác tư pháp, tương trợ tư pháp gặp nhiều khó khăn. Do đó, trong thời gian tới, ngành tư pháp Việt Nam cần mở rộng hợp tác quốc tế và tương trợ tư pháp trong lĩnh vực đấu tranh phòng chống loại tội phạm này để học hỏi kinh nghiệm

thực tiễn và pháp lý, tận dụng khoa học kỹ thuật nhằm mở rộng phạm vi đấu tranh với loại tội phạm này.

Bên cạnh đó, hiện nay một số vụ án các đối tượng chủ mưu cầm đầu đều là người nước ngoài, sau khi phạm tội đã bỏ về nước việc xử lý các đối tượng này rất khó khăn vì công tác ủy thác tư pháp không có kết quả, có vụ đề nghị dẫn độ nhưng không thực hiện được vì giữa 02 nước không ký kết hiệp định tương trợ tư pháp. Do đó, với tính chất là loại tội phạm xuyên quốc gia, thời gian tới cần tăng cường mối quan hệ hợp tác với các nước, ký kết các điều ước Quốc tế, hiệp định tương trợ tư pháp để việc xử lý tội phạm đạt hiệu quả cao hơn.



sau:

Tiểu kết Chương 3

Kết quả nghiên cứu Chương 3 của Luận văn được thể hiện qua các nội dung


1. Chương 3 đã xây dựng được các yêu cầu và giải pháp bảo đảo áp dụng đúng

pháp luật hình sự về tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản như: (1) Xác định đúng, khách quan các tình tiết thực tế của vụ án; (2) Nhận thức đúng nội dung của các quy định trong BLHS;

(3) Lựa chọn đúng quy phạm pháp luật hình sự tương ứng để đối chiếu chính xác, đầy đủ các dấu hiệu cấu thành tội phạm được quy định trong quy phạm đó với các tình tiết của hành vi được thực hiện trong thực tế.

2. Trên cơ sở các vướng mắc đã phân tích tại Chương 2, Chương 3 của Luận văn cũng đưa ra các giải pháp khác nhằm bảo đảm áp dụng đúng pháp luật hình sự về tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản gồm 2 nhóm giải pháp: (1) Các giải pháp về pháp luật hình sự; (2) Các giải pháp khác.

KẾT LUẬN

Tội phạm sử dụng công nghệ cao nói chung, tội phạm sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản là loại tội phạm mới phát sinh và diễn biến ngày càng phức tạp trong thời gian gần đây và tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn trong cả nước, trong đó có Thành phố Hồ Chí Minh. Số lượng các vụ án được phát hiện ngày càng nhiều và có chiều hướng gia tăng theo từng năm; cùng với đó là tính chất, quy mô hoạt động của loại tội phạm này ngày càng mở rộng, không chỉ giới hạn trong phạm vi quốc gia mà có tính toàn cầu. Trong khi đó việc phát hiện, điều tra, truy tố, xét xử hiện nay còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc như các vấn đề đã được nêu trong luận văn.

Mặc dù Điều 290 BLHS đã khắc phục được tương đối các điểm hạn chế của BLHS năm 1999 về tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản nhưng trên thực tế, việc xử lý, áp dụng pháp luật về tội phạm này còn có nhiều hạn chế về mặt quy định của pháp luật, do đó bỏ lọt nhiều tội phạm trong lĩnh vực này. Nguyên nhân một phần xuất phát từ việc pháp luật về tội phạm này còn chưa hoàn thiện, chậm trễ ban hành văn bản hướng dẫn áp dụng điều luật và thực tế, còn cần phải nhìn nhận năng lực và đội ngũ của các cơ quan tiến hành tố tụng còn nhiều điểm hạn chế trong quá trình tham gia tố tụng. Đặc biệt, quan hệ phối hợp trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử của các cơ quan có liên quan chưa được nhịp nhàng và hiệu quả; bên cạnh đó cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động đấu tranh với tội phạm này chưa được quan tâm đúng đắn, thiếu sự đầu tư cần thiết về trang thiết bị hiện đại để phòng chống tội phạm tinh vi và phức tạp này. Do đó, trong thời gian tới công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao nói chung, tội phạm sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh cần được cơ quan tiến hành tố tụng 2 cấp quan tâm hơn nữa nhằm đấu tranh có hiệu quả đối với loại tội phạm này, đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm, giữ vững trật tự an toàn xã hội trên địa bàn thành phố.

Những kết quả đã đạt được trong luận văn cho thấy có sự nỗ lực, cố gắng của bản thân tác giả; sự giúp đỡ nghiêm túc và tinh thần đầy trách nhiệm của các thầy

cô, các nhà khoa học, các đồng chí cán bộ điều tra có kinh nghiệm trong đấu tranh phòng chống tội phạm công nghệ cao thuộc Công an Thành phố Hồ Chí Minh, các đồng chí cán bộ, Kiểm sát viên, Thẩm phán Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh và đặc biệt là sự giúp đỡ của Người hướng dẫn khoa học cho tôi hoàn thành luận văn này. Tuy nhiên, do điều kiện nghiên cứu và khả năng, kinh nghiệm nghiên cứu khoa học của bản thân tác giả còn hạn chế nên luận văn không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót nhất định. Tác giả luận văn mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các nhà khoa học, các thầy giáo, cô giáo và các đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


A. Văn bản quy phạm pháp luật

1. Bộ luật Hình sự (Bộ luật số 15/1999/QH10) ngày 21/12/1999 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

2. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự (Luật số 37/2009/QH12) ngày 19/6/2009 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

3. Bộ luật Hình sự (Bộ luật số 100/2015/QH13) ngày 27/11/2015 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

4. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 (Luật số 12/2017/QH14) ngày 20/6/2017 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

5. Bộ luật Tố tụng hình sự (Luật số 19/2003/QH13) ngày 26 tháng 11 năm 2003 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

6. Bộ luật Tố tụng hình sự (Luật số 101/2015/QH13) ngày 27 tháng 11 năm 2015 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

7. Luật Giao dịch điện tử (Luật số 51/2005/QH11) ngày 29/11/2005 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

8. Luật Công nghệ thông tin (Luật số 67/2006/QH11) ngày 29/6/2006 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

9. Luật Viễn thông (Luật số 41/2009/QH12) ngày 23/11/2009 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

10. Nghị định số 70/2000/NĐ-CP ngày 21/11/2000 của Chính phủ quy định về việc giữ bí mật, lưu giữ và cung cấp thông tin liên quan đến tiền gửi và tài sản của khách hàng

11. Nghị định số 117/2018/NĐ-CP ngày 11/9/2018 của Chính phủ quy định về việc giữ bí mật, lưu giữ và cung cấp thông tin liên quan đến tiền gửi và tài sản của khách hàng (thay thế Nghị định 70/2000)

12. Nghị định số 72/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 15/7/2013 quy định về việc quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng.

13. Thông tư số 02/2001/TT-NHNN ngày 04/4/2001 của Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn thực hiện Nghị định 70/2000/NĐ-CP.

14. Thông tư liên tịch số 01/2011/TTLT-VKSTC-TANDTC-BCA-BTP- BLĐTBXH của Bộ Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Tư pháp, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội hướng dẫn thi hành một số quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự đối với người tham gia tố tụng là người chưa thành niên ngày 12/7/2011.

15. Thông tư liên tịch số 10/2012/TTLT-BCA-BQP-BTP-BTT&TT- VKSNDTC-TANDTC, ngày 10/9/2012 của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tư pháp, Bộ Thông tin và Truyền thông, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao về việc hướng dẫn áp dụng quy định của BLHS về một số tội phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin và viễn thông.

B. Tài liệu tham khảo

16. Lê Đăng Doanh (2006), "Thực trạng tình hình tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản có sử dụng công nghệ cao và một số giải pháp đấu tranh phòng chống tội phạm nay ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập WTO”, Tòa án nhân dân số 24/2006;

17. Lê Đăng Doanh (2006), “Về định tội danh đối với hành vi làm, sử dụng thẻ tín dụng giả hay các loại thẻ khác để mua hàng hóa hoặc rút tiền tại các máy trả tiền tự động của ngân hàng”, Tạp chí Tòa án nhân dân số 17/2006;

18. Nguyễn Minh Đức (2016), “Viện Kiểm sát nhân dân trước những khó khăn, thách thức của các tội phạm về công nghệ thông tin”, Tạp chí Kiểm Sát, Số 6/2016.

19. Đặng Trung Hà (2009), “Tội phạm công nghệ thông tin và sự khác biệt giữa tội phạm công nghệ thông tin với tội phạm thông thường”, Tạp chí Dân chủ & Pháp luật số 3/2009, bài viết so sánh các tội phạm công nghệ cao với các tội phạm thông thường.

20. Nguyễn Văn Hoàn (2010), “Cần sớm có văn bản hướng dẫn thực hiện Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự về các tội phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin”, Tạp chí Kiểm Sát, Số 4.

21. Học viện Tư pháp (2011) “Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam”, Nbx Tư pháp;

22. Trần Minh Hưởng và đồng tác giả (2009), “Bình luận khoa học Bộ luật hình sự đã được sửa đổi, bổ sung năm 2009 tập I” , Nxb Lao động;

23. Phạm Văn Lợi và các đồng tác giả (2007),“Tội phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin”, Nxb Tư pháp, Hà Nội. Công trình này nghiên cứu chủ yếu một số đặc điểm của tội phạm Công nghệ thông tin (CNTT) nói chung.

24. Nguyễn Đức Mai và các đồng tác giả (2010), “Bình luận khoa học BLHS năm 1999, sửa đổi, bổ sung năm 2009, phần các tội phạm”, Nxb Chính trị quốc gia;

25. Nguyễn Văn Nhựt (2018), “Dấu hiệu định tội của tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản theo Luật Hình sự Việt Nam”, Luận văn Thạc sĩ luật học, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh.

26. Đào Anh Tới (2014), “Hoàn thiện cơ sở pháp lý về chứng cứ điện tử trong phòng, chống tội phạm công nghệ cao”, Tạp chí Kiểm Sát, Số Xuân (01/2014);

27. Đỗ Huyền Trang (2015), “Giải pháp xử lý, ngăn chặn và phòng ngừa tội phạm công nghệ cao ở Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế và Dự báo - Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Số 22 (11/2015);

28. Nguyễn Đình Trung (2016), “Cảnh báo một số hành vi lừa đảo qua mạng máy tính, mạng internet hoặc sử dụng các phương tiện điện tử để lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, Tạp chí Kiểm Sát, Số 10/2016;

29. Trường Đại học luật Hà Nội (2015), “Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam tập II”, Nxb Công an nhân dân;

30. Trường Đại học Luật Hà Nội (2015), “Giáo trình phòng chống và điều tra tội phạm máy tính”, Nxb Thông tin và Truyền thông;

31. Trường Đại học luật Thành phố Hồ Chí Minh (2016), “Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam (Phần các tội phạm - Quyển 2)”, Nxb Hồng Đức - Hội luật gia Việt Nam

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 25/06/2022