Lịch Sử Hình Thành Và Phát Triển Của Chế Độ Dạy Và Học Nghề.


khi tiếp thu giáo dục trung học bắt buộc phải học nghề. Tại Nhật, một học sinh tốt nghiệp phải có chứng chỉ: chứng chỉ hàn lâm, chứng chỉ nghề, chứng chỉ về cách làm ăn buôn bán. ở Đức, gần 2/3 thanh niên Đức từ 16 đến 19 tuổi sau khi học xong lớp 10 đều tham gia chương trình học nghề 3 năm. Trong những năm 90, hàng năm các ngành kinh tế của nước này đã chi khoảng 15 tỷ USD cho học nghề và nâng cao tay nghề cho lực lượng

lao động[24]. Không chỉ có hai nước Trung Quốc và Pháp coi trọng vấn đề

đào tạo nghề mà rất nhiều nước cũng có đạo luật, bộ luật quy định về đào tạo nghề. Nhiều nước còn quy định thành một nội dung thương lượng, thỏa thuận trong thỏa ước lao động tập thể về những chi phí cho vận hành việc học nghề, nâng cao trình độ nghề nghiệp, chế độ tiền lương và đảm phụ xã hội trong thời gian này.

Tóm lại, trong xu thế hội nhập toàn cầu cùng với sự phát triển nhanh, mạnh về công nghệ tiên tiến, thì không chỉ Việt Nam mà đa số các nước trên thế giới đều nhận thức được ý nghĩa, tầm quan trọng, vị trí của công tác dạy nghề và đã điều chỉnh chúng bằng công cụ pháp luật. Các nước đều cho rằng đây là một bộ phận quan trọng của chế độ giáo dục hiện đại, dạy nghề phải luôn hướng vào thế giới lao động, dạy nghề phải gắn với giải quyết việc làm. Bên cạnh đó, việc dạy nghề trong đó các trung tâm dạy nghề được đánh giá là tổ chức có tính linh hoạt, thích ứng cao hơn so với học tập tại trường, hơn cả về đối tượng, bố trí ngành nghề, thời gian, nội dung và phương pháp học tập.

Với ý nghĩa và tầm quan trọng của hoạt động dạy nghề, đa số các nước đã có đạo luật về đào tạo nghề trong hệ thống pháp luật lao động hoặc học nghề được quy định thành một chế định trong Bộ luật lao động và nhiều nước còn quy định trong thỏa ước lao động tập thể. Việt Nam cũng


nằm trong xu thế chung giống các nước trên thế giới, đã quy định dạy và học nghề thành một chế định riêng trong Bộ luật lao động.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.


Chế độ dạy và học nghề theo pháp luật lao động Việt Nam - 5

CHƯƠNG 2

CHẾ ĐỘ DẠY VÀ HỌC NGHỀ VÀ‌

THỰC TIỄN THỰC HIỆN Ở VIỆT NAM

***


2.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CHẾ ĐỘ DẠY VÀ HỌC NGHỀ.

2.1.1. Chế độ dạy và học nghề giai đoạn 1945-1954.


2.1.1.1. Cơ sở pháp lý.


Giai đoạn 1945-1954 là giai đoạn pháp luật lao động Việt Nam ra đời phục vụ cho việc củng cố chính quyền cách mạng và công cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Thời kỳ này là thời kỳ đầu của nước Việt Nam non trẻ khi cách mạng tháng 8 thành công, Chính phủ quản lý, điều hành đất nước trong điều kiện các văn bản pháp luật chưa có nhiều. Trên cơ sở kế thừa các luật lệ hiện hành của chế độ cũ, chính phủ cũng xúc tiến ban hành các văn bản pháp luật lao động, như Nghị định ngày 1/10/1945 buộc các xưởng kỹ nghệ, nhà thương mại phải báo trước một tháng cho người lao động khi sa thải họ, Sắc lệnh 55/SL ngày 20/11/1945 quy định về việc hưởng lương của người lao động khi nghỉ ngày 1/5, Sắc lệnh 64/SL ngày 8/5/1946 ban hành hệ thống cơ quan lao động trên lãnh thổ Việt Nam. Đặc biệt hơn cả, là việc ra đời Hiến pháp đầu tiên vào ngày 9/11/1946, trong đó có Điều 9, 13, 14 quy định về lao động. Đây là sự kiện trọng đại đánh dấu một mốc lớn trong lịch sử lập hiến của nước ta. Năm 1947, Chính phủ ban hành tiếp Sắc lệnh 29/SL ngày 12/3/1947 quy định về các chế độ lao động trong khi làm công giữa các chủ nhân Việt Nam làm tại các xưởng kỹ nghệ, hầm mỏ, thương điếm và các nhà làm nghề tự do trong toàn quốc. Bên cạnh đó, tháng 5/1950 Chính phủ cũng đã ban hành các Sắc lệnh quan trọng như


Sắc lệnh 76/SL ngày 20/5/1950 quy định về “Chế độ công chức”, Sắc lệnh 77/SL ngày 22/5/1950 quy định chế độ công nhân giúp việc Chính phủ trong thời kỳ kháng chiến. Ngoài ram còn có các Sắc lệnh khác, như Sắc lệnh 81/SL, Sắc lệnh 91/SL, Sắc lệnh 92/SL, Sắc lệnh 94/SL, Sắc lệnh 95/SL...

Có thể nói, tiến độ xây dựng các văn bản pháp luật thời kỳ này rất nhanh, khối lượng văn bản nhiều, đã kế thừa những ưu điểm của các văn bản cũ và đã nâng lên một bước về chất lượng để phù hợp với điều kiện lúc bấy giờ. Nói chung, các văn bản trên đã bao quát được hầu hết các chế định của Luật lao động. Tuy nhiên, cũng phải ghi nhận rằng trong thời kỳ này chưa có một văn bản nào quy định riêng biệt về chế độ học nghề mà lĩnh vực này được điều chỉnh lồng ghép vào với lĩnh vực việc làm thông qua Sắc lệnh 29/SL ngày 12/3/1947.

Sắc lệnh 29/SL là cơ sở pháp lý quan trọng đầu tiên đặt nền móng cho việc ghi nhận chế độ học nghề. Mặc dù trong Sắc lệnh này chưa quy định cụ thể về nội dung đề án, quy mô phát triển công tác đào tạo nghề nhưng thông qua Sắc lệnh này bước đầu chế độ học nghề được ghi nhận. Sắc lệnh 29/SL ngày 12/3/1947 đã quy định từ Điều 11 đến Điều 17 về sự học nghề. Theo đó, khái niệm thợ học nghề cũng được định nghĩa một cách cụ thể, đây là “người mà chủ đã nhận dạy cho biết nghề và đã cam đoan làm cho chủ, tùy theo những điều kiện và thời hạn mà đôi bên đã thỏa thuận”. Bên cạnh đó, Sắc lệnh cũng quy định rõ độ tuổi được học nghề, độ tuổi là thợ chính thức. Theo Điều 12 Sắc lệnh. “Không được dùng trẻ con dưới 12 tuổi (tính theo dương lịch) làm thợ học nghề. Đến 18 tuổi phải kể là thợ chính thức”. Những người học nghề mặc dầu quá 18 tuổi mà chưa học hết thời hạn đã định trong khế ước, cũng chưa được kể là thợ. Những người quá 18 tuổi muốn học nghề và được chủ thuận nhận, cũng phải xin


phép hội đồng khảo xét (Điều 14). Khi đề cập đến vấn đề học nghề, Sắc lệnh còn quy định cụ thể trách nhiệm của các doanh nghiệp đối với việc đào tạo nghề, ràng buộc chặt chẽ nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với người học nghề: “Bắt buộc các hãng kỹ nghệ hầm mỏ hay thương điếm dùng từ 30 thợ chuyên nghiệp trở lên phải dạy một số thợ học nghề bằng 1/10 số thợ chuyên nghiệp. Nếu muốn xin miễn, phải làm đơn trình bày lý lẽ với cơ

quan lao động và do Bộ trưởng Bộ lao động định đoạt” [8,81]. Ngoài ra, Sắc

lệnh cũng ghi nhận nguyên tắc điều chỉnh mối quan hệ giữa các hãng kỹ nghệ, hầm mỏ, thương điếm (người dạy nghề) phải dựa trên “sự tự nguyện” và thợ học nghề phải dựa trên “sự thuận nhận” (Điều 11 Sắc lệnh 29/SL).

2.1.1.2. Thực tiễn thực hiện.


Do hoàn cảnh lịch sử, nước ta đang trong thời kỳ kháng chiến và củng cố giữ vững chính quyền, cùng một lúc Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa còn rất non trẻ phải gánh vác những nhiệm vụ trọng đại: bảo vệ nền độc lập dân tộc non trẻ, đồng thời xóa bỏ những ràng buộc phong kiến, đem lại ruộng đất cho dân cày, tự do dân chủ cho nhân dân và kiến thiết đất nước. Chính vì điều kiện, hoàn cảnh như vậy, mặc dù hệ thống pháp luật về lao động thời kỳ này được ban hành đã điều chỉnh hầu hết các chế định của luật lao động nhưng những văn bản đó mới chỉ được thi hành trong một phạm vi hẹp hoặc trong một thời gian rất ngắn. Trong các chế định của Luật lao động, vấn đề học nghề, đào tạo nghề cũng nằm trong xu thế chung lúc bấy giờ.

Hoạt động dạy và học nghề giai đoạn này không đạt được các kết quả khả quan. Điều cốt lõi và cơ bản nhất là do tình hình thực tế lúc bấy giờ nước ta vừa giành được chính quyền và đang tiến hành củng cố chính


quyền. Chính vì vậy, trong xã hội nhu cầu về học nghề, dạy nghề chưa đòi hỏi tính cấp thiết. Người lao động chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc dạy và học nghề đối với bản thân họ. Hơn thế nữa, Nhà nước chưa đặt vấn đề giáo dục đào tạo, trong đó bao gồm cả dạy, học nghề là vấn đề quốc sách. Mặt khác, các cấp, các ngành chưa chú trọng đến quy mô của đào tạo nghề, tiêu chuẩn mở các cơ sở dạy nghề, chưa có hệ thống pháp luật đủ về số lượng và chất lượng điều chỉnh lĩnh vực này. Bên cạnh đó, bộ máy tổ chức hoạt động đào tạo nghề và bổ túc nghề nghiệp ở các cấp thực hiện chưa chu đáo, nhiệm vụ chưa rõ ràng, chưa có sự phối hợp, liên hệ chặt chẽ giữa đơn vị có liên quan, do vậy công tác bổ túc và đào tạo công nhân còn thiếu tập trung, mang tính riêng lẻ, tản mạn, gặp nhiều điểm không hợp lý. Hơn nữa, chúng ta chưa có một hệ thống máy móc hiện đại, công nghệ tiên tiến, kỹ thuật cao, do đó cũng chưa cần có đội ngũ công nhân kỹ thuật bậc cao, lành nghề. Tất cả những yếu tố trên đã kìm hãm việc dạy và học nghề phát triển. Có thể nói, trong thời kỳ này, môi trường cho việc dạy và học nghề gặp những trở ngại nhất định, làm cản trở công tác dạy và học nghề đặt nền móng cho tương lai.

2.1.2. Chế độ dạy và học nghề giai đoạn 1954-1985.


2.1.2.1. Cơ sở pháp lý.


Đây là thời kỳ mà pháp luật lao động tập trung vào việc thực hiện: xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh giải phóng miền Nam và xây dựng đất nước tiến lên xã hội chủ nghĩa. Giai đoạn này Nhà nước ta ban hành Hiến pháp ngày 31/12/1959 và Hiến pháp ngày 18/12/1980, trong đó có các điều quy định nguyên tắc cơ bản trong lĩnh vực lao động và quản lý lao động. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng nhất để Chính phủ ban hành các văn bản pháp luật quy định về bảo hộ lao động, tuyển dụng lao động,


kỷ luật lao động, bảo hiểm xã hội...Nói chung, pháp luật lao động trong giai đoạn này chủ yếu tập trung điều chỉnh mối quan hệ lao động trong khu vực kinh tế quốc doanh với nội dung mang nặng tính tập trung bao cấp. Để điều tiết các quan hệ lao động, Nhà nước sử dụng biện pháp hành chính là chủ yếu nhằm xác lập, điều chỉnh các quan hệ kinh tế lao động, ít chú ý đến nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng của người lao động, người sử dụng lao động và cả quyền tự chủ của các đơn vị kinh tế cơ sở. Riêng về vấn đề dạy nghề cho người lao động, Nhà nước ta đã ban hành một loạt các loại văn bản sau:

- Thông tư 29/LĐ-TT ngày 20/01/1958 quy định tạm thời về chế độ học nghề.

-Thông tư 20/LĐ-TT ngày 10/06/1959 quy định những nguyên tắc và biện pháp tuyển chọn công nhân vào bổ túc và đào tạo thợ mới tại các cơ sở sản xuất quốc doanh, các công trường kiến thiết cơ bản và đi học nghề ở nước bạn.

- Thông tư 15/LĐ-TT ngày 10/8/1961 hướng dẫn việc xây dựng và tổng hợp kế hoạch bổ sung nhân công và kế hoạch tuyển sinh, đào tạo công nhân kỹ thuật.

- Thông tư 60/TTg ngày 01/06/1962 của Thủ tướng Chính phủ quy định chế độ học nghề, đào tạo công nhân kỹ thuật.

- Thông tư 15/LĐ-TT ngày 15/08/1962 giải thích và hướng dẫn thi hành TT 60/TTg.

- Thông 03/TTg ngày 11/1/1964 của Thủ tướng Chính phủ quy định tiêu chuẩn lựa chọn giáo viên giảng dạy và làm công tác kèm cặp.


- Nghị quyết 109/CP ngày 12/3/1981 quy định nhiệm vụ, phương hướng, chủ trương và biện pháp pháp phát triển công tác dạy nghề.

- Nghị định 129/HĐBT ngày 08/10/1984 quy định nhiệm vụ, quyền hạn và bộ máy của Tổng cục dạy nghề.

- Quyết định 328-DN/DT ngày 19/11/1984 về ban hành quy chế trường dạy nghề Nhà nước.

- Quyết định 194/DN-BD ngày 21/8/1985 ban hành quy chế đào tạo và bồi dưỡng nghề trong sản xuất.

Những quy định cụ thể về học nghề trong thời kỳ này bao gồm các nội dung sau:

* Về tiêu chuẩn người học nghề:


+ Độ tuổi nói chung của người học nghề từ 17 đến 22 tuổi đối với người ngoài biên chế. Những nghề ít nặng nhọc và trong công nghệ nhẹ có thể chọn người 16 tuổi. Đối với người trong biên chế thì tối đa là 30 tuổi.

- Đối với người học nghề theo lối kèm cặp nói chung tuổi từ 17 đến 25 tuổi đối với người ngoài biên chế, những nghề ít nặng nhọc trong công nghệ nhẹ có thể chọn người 16 tuổi. Đối với người trong biên chế thì không giới hạn tuổi nhưng phải đảm bảo các điều kiện cần thiết về sức khỏe.

- Đối với trường dạy nghề Nhà nước tuyển công dân có độ tuổi từ 15 đến 25 tuổi có giấy chứng nhận học hết phổ thông cơ sở, phổ thông trung học hoặc tương đương, có sức khỏe, giới tính thích hợp với từng nghề theo quy định của Danh mục nghề đào tạo.

+ Về sức khỏe của người học nghề phải có đủ sức khỏe theo yêu cầu của từng nghề, không mắc bệnh kinh niên và truyền nhiễm, do giấy của y sĩ hoặc bác sĩ chứng nhận.

Xem tất cả 129 trang.

Ngày đăng: 26/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí