Chế độ dạy và học nghề theo pháp luật lao động Việt Nam - 1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT

***

ĐÀO MỘNG ĐIỆP

ĐỀ TÀI:

CHẾ ĐỘ DẠY VÀ HỌC NGHỀ THEO PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI - 2002


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.

***


Chế độ dạy và học nghề theo pháp luật lao động Việt Nam - 1

ĐÀO MỘNG ĐIỆP


ĐỀ TÀI:

CHẾ ĐỘ DẠY VÀ HỌC NGHỀ THEO PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG VIỆT NAM


CHUYÊN NGÀNH: LUẬT KINH TẾ


MÃ SỐ: 6.01.05


LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC


Người hướng dẫn:

TS: PHẠM CÔNG TRỨ


Hà Nội - 2002



Lời nói đầu.

MỤC LỤC

***

1. Tính cấp thiết và tình hình nghiên cứu đề tài 3

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 5

3. Phương pháp nghiên cứu 6

4. Những đóng góp chính của luận văn 7

5. Kết cấu của luận văn 7

Chương 1: Khái quát chung về dạy và học nghề và sự điều chỉnh

của pháp luật9

1.1. Quyền học và dạy nghề 9

1.1.1. Quyền học nghề 9

1.1.2. Quyền dạy nghề 11

1.2. Quan hệ pháp luật về học nghề 12

1.2.1. Quan hệ học nghề là một trong những quan hệ liên quan trực tiếp với quan hệ lao động 12

1.2. Hợp đồng học nghề-cơ sở phát sinh quan hệ pháp luật về học

nghề 16

1.3. Ý nghĩa của việc dạy và học nghề 18

1.3.1. Ý nghĩa về kinh tế xã hội 19

1.3.2. Ý nghĩa pháp lý 23

1.4. Pháp luật quốc tế và nước ngoài trong lĩnh vực dạy và học nghề .. 25

1.4.1. Các công ước của tổ chức lao động quốc tế (ILO) 25

1.4.2. Pháp luật của một số quốc gia khác 27

Chương 2: Chế độ dạy và học nghề và thực tiễn thực hiện ở

Việt Nam 31

2.1. Lịch sử hình thành và phát triển của chế độ dạy và học nghề 31

2.1.1 Chế độ dạy và học nghề giai đoạn 1945-1954 31

2.1.2. Chế độ dạy và học nghề giai đoạn 1954-1985 34

2.1.3. Chế độ dạy và học nghề giai đoạn 1986-1994 40

2.1.4. Chế độ dạy và học nghề giai đoạn 1994 đến nay 43

2.2. Nội dung cơ bản của chế độ dạy và học nghề theo pháp luật lao động hiện hành 47

2.2.1. Những quy định của pháp luật đối với người học nghề 47

2.2.2. Những quy định của pháp luật đối với cơ sở dạy nghề 51

2.2.3. Hợp đồng học nghề 60

2.2.4. Giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực học nghề 69

2.2.5. Trách nhiệm của Nhà nước và doanh nghiệp trong việc dạy và học nghề cho người lao động 69

2.3. Thực tiễn thực hiện chế độ dạy và học nghề trong giai đoạn

hiện nay 76

2.3.1. Những kết quả bước đầu về dạy và học nghề 76

2.3.2. Những tồn tại 81

Chương 3: Sự cần thiết và phương hướng hoàn thiện pháp luật về dạy và học nghề 91

3.1. Sự cần thiết của việc hoàn thiện pháp luật về dạy và học nghề 91

3.1.1. Những lý do chủ quan 91

3.1.2. Những lý do khách quan 94

3.2. Phương hướng hoàn thiện và áp dụng pháp luật về dạy và học nghề 99

3.2.1. Những phương hướng cơ bản 99

3.2.2. Những kiến nghị cụ thể 101

Kết luận 111

Danh mục tài liệu tham khảo 113


LỜI NÓI ĐẦU

***


1. Tính cấp thiết và tình hình nghiên cứu đề tài.


Cổ nhân đã có câu: “Nhất nghệ nhân, nhất thân vinh”, tinh thông một nghề thì vẻ vang suốt đời. Nếu giỏi một nghề, biết nhiều nghề thì càng vẻ vang hơn. Muốn tinh thông, giỏi nghề thì phải học, học để làm nghề, vừa làm nghề vừa học. V.I.Lê Nin đã nói: “Học, học nữa, học mãi”. Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế Châu Âu cũng nêu khái niệm về chính sách học tập suốt đời, học tập thường xuyên, cho rằng đời người là một quá trình không ngừng giao nhau, kết hợp giữa học tập và làm việc. Các nước phát triển đều thiết lập rất sớm các trung tâm dạy nghề, thời gian học ngắn, thực hành là chính, nhằm vào những nghề mà thị trường đang cần.

Ở Việt Nam, công tác dạy và học nghề có vai trò quan trọng được Đảng và Nhà nước đặc biệt coi trọng, nhất là trong giai đoạn hiện nay-giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa-hiện đại hóa đất nước. Sự nghhiệp công nghiệp hóa-hiện đại hóa đòi hỏi một lực lượng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật vững vàng, đặc biệt là đội ngũ công nhân, kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ lành nghề. Trong văn kiện Đại hội Đảng IX về phát triển giáo dục, đào tạo, khoa học và công nghệ đã chỉ rõ: “Giáo dục và đào tạo cùng với khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu. Đẩy mạnh phong trào học tập trong nhân dân bằng những hình thức chính quy và không chính quy, thực hiện “Giáo dục cho mọi người”, “cả nước trở thành một xã hội học tập” ”. Thực hiện phương châm “Học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn với đời sống xã hội”. Hiện đại hóa một số trường dạy nghề, tăng nhanh tỷ lệ lao động được đào tạo trong toàn


bộ lao động xã hội. Khuyến khích phát triển hệ thống các trường, lớp dạy nghề dân lập và tư thục”. [28, 35-36]

Như vậy, vấn đề dạy và học nghề không chỉ có ý nghĩa đối với bản thân người lao động, mà hơn thế nữa, nó còn là mục tiêu thúc đẩy sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. Dạy và học nghề góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực có trình độ, có khả năng thích ứng với nhu cầu hiện tại của đất nước và xu thế chung của toàn cầu.

Trong hệ thống pháp luật lao động, học nghề là một chế định chiếm vị trí quan trọng. Có thể nói, Sắc lệnh 29/SL ban hành ngày 12/3/1947, là cơ sở pháp lý đầu tiên quy định cho việc thiết lập quan hệ lao động nói chung và chế độ học nghề nói riêng của nước ta. Qua quá trình phát triển, đặc biệt là khi Nhà nước ta chuyển sang cơ chế thị trường thì nhu cầu dạy và học nghề đã trở thành nhu cầu cấp thiết đối với người lao động. Đáp ứng với xu thế chung, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Khóa IX đã thông qua Bộ luật lao động ngày 23/06/1994, trong đó Bộ luật dành hẳn chương IV quy định về học nghề. Đặc biệt, mới đây Chính phủ ban hành Nghị định 02/2001/NĐ-CP ngày 09/01/2001 quy định chi tiết thi hành Bộ luật lao động và Luật giáo dục về dạy nghề. Có thể nói, đây là một bước tiến quan trọng trong lịch sử phát triển pháp luật lao động nói chung và pháp luật về dạy, học nghề nói riêng.

Tuy nhiên, qua quá trình thực hiện pháp luật về dạy và học nghề, bên cạnh những mặt tích cực không thể phủ nhận được, như: các bên tham gia quan hệ học nghề đã được pháp luật tạo một hành lang pháp lý vững chắc để thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình, mở rộng mô hình đào tạo để người học tham gia lựa chọn, dạy nghề ngắn hạn đã phát triển mạnh, tạo cơ hội cho người lao động có việc làm, các điều kiện đảm bảo chất lượng đào


tạo bước đầu được cải thiện, thì pháp luật về dạy và học nghề vẫn còn bộc lộ những điểm chưa hợp lý. Thực tế, việc thực hiện chế độ dạy và học nghề vẫn còn gặp những vướng mắc, khó khăn, vẫn còn một khoảng cách khá lớn giữa việc ghi nhận trên văn bản và thực tế áp dụng, nhiều quy định cần phải có hướng dẫn cụ thể. Chính vì vậy, chúng tôi chọn đề tài: “Chế độ dạy và học nghề theo pháp luật lao động Việt Nam” để viết luận văn, với mong muốn góp phần vào quá trình nghiên cứu, xây dựng, hoàn thiện pháp luật lao động nói chung và pháp luật về dạy, học nghề nói riêng.

Từ trước đến nay, trong lĩnh vực dạy và học nghề đã được đề cập ở các mức độ khác nhau trong các bài viết, trong các tạp chí, trong các hội thảo khoa học và các công trình nghiên cứu như: Đào tạo nghề đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội những năm đầu thế kỷ XXI của Bộ trưởng Bộ lao động-thương binh xã hội Nguyễn Thị Hằng; Đào tạo nghề là việc làm- quốc sách hàng đầu thế kỷ của GS-TSKH Vũ Đình Cự; Về chiến lược phát triển sự nghiệp dạy và truyền nghề của GS Viện sĩ Phạm Minh Hạc; Ngành dạy nghề những chuyển biến tích cực và định hướng phát triển của PGS-TS Đỗ Minh Cương..., nhưng nhìn chung các công trình, các bài viết nghiên cứu này chỉ tập trung nghiên cứu, tiếp cận lĩnh vực dạy và học nghề dưới góc độ kinh tế xã hội hoặc chỉ quan tâm ở một khía cạnh, một phương diện về dạy và học nghề mà chưa có một công trình tổng hợp nào đánh giá một cách tổng quan về chế độ dạy và học nghề theo pháp luật lao động Việt Nam. Lần này, luận văn nghiên cứu đề tài: “Chế độ dạy và học nghề theo pháp luật lao động Việt Nam” sẽ là công trình đầu tiên xem xét một cách có hệ thống việc dạy và học nghề dưới góc độ pháp lý.

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài.


Nhằm làm rõ những vấn đề lý luận của sự điều chỉnh pháp luật đối với việc dạy và học nghề. Trên cơ sở của việc nghiên cứu hệ thống chế độ dạy và học nghề, đối chiếu với những vấn đề lý luận, rút ra những kết luận, đánh giá cần thiết. Từ đó đề xuất những giải pháp hoàn thiện hệ thống pháp luật về dạy và học nghề, cũng như cơ chế áp dụng chúng có hiệu quả trong thực tiễn.

Phù hợp với mục đích nghiên cứu nói trên, luận văn giải quyết rõ những nhiệm vụ chủ yếu sau:

Một là, nghiên cứu những vấn đề thuộc về lý luận của việc dạy và học nghề dưới góc độ pháp luật như: quyền học nghề, khái niệm dạy và học nghề, quan hệ pháp luật về dạy và học nghề, ý nghĩa của việc điều chỉnh pháp luật đối với dạy và học nghề...

Hai là, nghiên cứu những công ước của ILO cũng như kinh nghiệm điều chỉnh pháp luật của một số nước đối với việc dạy và học nghề, có so sánh, đối chiếu với pháp luật Việt Nam trong lĩnh vực này.

Ba là, nghiên cứu hệ thống các quy phạm của pháp luật Việt Nam trong lĩnh vực dạy và học nghề, từ đó rút ra những nhận xét, đánh giá cần thiết.

Bốn là, phác thảo phương hướng hoàn thiện hệ thống pháp luật về dạy và học nghề, đưa ra những kiến nghị có tính chất giải pháp cụ thể.

3. Phương pháp nghiên cứu.


Để thực hiện đề tài, chúng tôi dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác-Lê Nin và những quan điểm, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng-Nhà nước ta về vấn đề lao động và các vấn đề xã hội liên quan. Phương pháp luận của triết học biện chứng duy vật Mác-Lê Nin được kết

Xem tất cả 129 trang.

Ngày đăng: 26/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí